SKKN Bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả môn Hóa học khối 9 Trường THCS An Phú

56 1.6K 2
SKKN Bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả môn Hóa học khối 9 Trường THCS An Phú

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐẠT HIỆU QUẢ MÔN HÓA HỌC – KHỐI 9" Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài : Trong những năm gần đây, vấn đề bồi dưỡng và dự thi HSG đã được sự quan tâm của các cấp quản lý, quý phụ huynh và các em học sinh. Giáo viên tham gia bồi dưỡng đã có nhiều cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhờ vậy mà chất lượng đội tuyển dự thi ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn cho cả thầy và trò: + Đối với thầy: không có điểm mở đầu và kết thúc trong nội dung bồi dưỡng, phạm vi kiến thức rộng, dạy như thế nào để không thừa mà cũng không thiếu, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đề thi, đây là vấn đề khó. + Đối với trò: vấn đề học bồi dưỡng chưa thực sự đi vào chiều sâu, vẫn còn một số em học bồi dưỡng theo phong trào, cùng lúc tham gia bồi dưỡng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (HSG văn hóa, HSG giải toán bằng máy tính bỏ túi, Giải tin học trẻ không chuyên, HSG thực hành thí nghiệm, . . .), ngoài ra các em còn học thêm nhiều môn, từ đó dẫn đến quỹ thời gian không đủ để các em tự học, tự nghiên cứu nhằm trang bị thêm kiến thức vững chắc cho bản thân. Để giải quyết những khó khăn trên đòi hỏi người giáo viên phải tự nghiên cứu đưa ra nội dung, chương trình, tự phân bố thời gian bồi dưỡng cho phù hợp. II. Lý do chọn đề tài : Qua tham khảo nhiều sách bài tập, sách nâng cao kiến thức, các chuyên đề bồi dưỡng HSG, . . . tôi thấy rằng các sách biên soạn không theo một trình tự nhất định nào, do đó Trang 2 học sinh phải cùng lúc tham khảo hay tự học trên nhiều quyển sách khác nhau (không đủ thời gian) Bên cạnh đó hiện nay chưa có chương trình chính thức trong bồi dưỡng HSG (chỉ có hướng dẫn chung chung), người giáo viên khi nhận nhiệm vụ này phải tự mình đề ra nội dung bồi dưỡng cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu của đề thi nhằm đạt kết quả tốt nhất. Bản thân đã qua nhiều năm bồi dưỡng HSG, tôi thấy cần phải có một hệ thống kiến thức đáp ứng được yêu cầu dự thi HSG để học sinh dễ dàng nghiên cứu; Tuy nhiên do đội tuyển tham gia bồi dưỡng gồm nhiều đối tượng khác nhau, do đó mà nội dung nghiên cứu trong đề tài này gần như bao hàm đầy đủ kiến thức lý thuyết cũng như các dạng bài tập thường xuất hiện trong các đề thi. Trong đề tài này không tập trung nghiên cứu chuyên sâu về một chủ đề nào, mà gần như đưa ra đầy đủ các dạng bài tập cũng như phần lý thuyết, chủ yếu là trang bị cho học sinh có đủ kiến thức cơ bản, từ đó các em có đủ tự tin để nghiên cứu thêm qua các tài liệu tham khảo được. Nội dung nghiên cứu trong đề tài đã được tôi áp dụng qua nhiều năm trong quá trình bồi dưỡng, hằng năm tùy theo đối tượng học sinh mà có thể điều chỉnh một số dạng bài tập cho phù hợp (thêm, bớt, hay tập trung vào 1 số dạng bài tập cơ bản cũng như chọn lọc 1 số đề thi phù hợp khả năng của học sinh để rèn luyện kỹ năng cho các em) III. Phạm Vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu : - HS khối 9 tham gia vào đội tuyển dự thi HSG môn Hóa (HSG văn hóa và HSG thực hành thí nghiệm). Trang 3 - Tuy nhiên trong số học sinh được bồi dưỡng vẫn còn một số em chưa thực sự giỏi và chưa thực sự đam mê bộ môn, mà chỉ chạy theo phong trào (thấy bạn học bồi dưỡng, thì mình cũng học theo, có em cùng lúc học bồi dưỡng nhiều môn) và khi gặp các bài toán khó, nâng cao là các em dao động ngay, không đưa ra được lời giải. Từ đó làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ bồi dưỡng của giáo viên cũng như ảnh hưởng đến kết quả dự thi sau này. - Về quỹ thời gian cũng không đủ để các em tự học, tự nghiên cứu qua các tài liệu tham khảo. - Do đó giáo viên bồi dưỡng phải tìm ra cách dạy phù hợp với các đối tượng trên, nhằm làm cho các em nắm vững kiến thức cơ bản để từ đó phát triển lên các bài tập khó, nâng cao hơn. Nội dung kiến thức : - SGK môn Hóa khối 8, 9. - Sách bài tập , sách tham khảo môn Hóa cấp THCS. (mục tài liệu tham khảo) - Đề thi HSG môn Hóa của tỉnh An Giang các năm qua. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu : Cung cấp cho học sinh kiến thức lý thuyết từ cơ bản (theo chương trình SGK Hóa 8, 9) đến mở rộng, nâng cao. Mặt khác từ kiến thức cơ bản học sinh có thể vận dụng dễ dàng vào các bài tập cụ thể. Phân dạng bài tập (dạng lý thuyết và dạng toán), mỗi dạng có đưa ra hướng chung nhất để giải. Trang 4 Hệ thống bài tập cho từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao, sau cùng là các bài tập tổng hợp và các bài tập không theo khuôn mẫu buộc học sinh phải có khả năng tư duy sáng tạo kết hợp với kiến thức cơ bản đã biết để giải. Trong mỗi bài tập cụ thể chủ yếu là phân tích đề bài, chỉ ra hướng giải, mục đích chính là làm cho học sinh hiểu vấn đề, để từ đó các em có thể vận dụng vào các bài tập tương tự. Phân bố thời gian phù hợp để vừa dạy lý thuyết vừa hướng dẫn các bài tập dạng toán để khi dạy xong phần lý thuyết Hóa vô cơ cũng hoàn tất các dạng bài tập toán. Bắt đầu quay sang các dạng bài tập lý thuyết và trong quá trình thực hiện các dạng bài tập lý thuyết cũng là lúc học sinh tự củng cố lại các kiến thức lý thuyết (tính chất hóa học, các phản ứng đặc biệt, điều kiện để phản ứng xảy ra, . . . ) Phần Hóa học hữu cơ tách ra riêng và hướng dẫn học sinh khi đã xong phần Hóa vô cơ (lúc này học sinh vừa học phần hóa Hữu cơ vừa ôn lại phần Hóa vô cơ dưới dạng bài tập tổng hợp thông qua giải đề thi các năm qua) A. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận : Trong hệ thống các bài tập hoá học, tạm chia thành hai nhóm là bài tập lý thuyết và bài tập dạng toán. Trong mỗi dạng cụ thể đều có hướng chung cơ bản để giải. Là giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ không thể đạt được mục đích nếu như không chọn lọc, phân chia bài tập theo từng dạng cụ thể (phân chia theo kinh nghiệm bản thân), sau đó nêu đặc điểm của dạng bài tập và xây dựng hướng giải cho mỗi Trang 5 dạng. Đây là khâu có ý nghĩa quyết định trong công tác bồi dưỡng vì nó là nguồn tri thức giúp học sinh tìm ra được hướng giải một cách dễ dàng, hạn chế tối đa những sai lầm trong quá trình giải bài tập, đồng thời phát triển được khả năng tư duy của học sinh (thông qua các bài tập tương tự mẫu và các bài tập không theo khuôn mẫu mà học sinh tự nghiên cứu qua các tài liệu tham khảo). Trong phạm vi của đề tài này, tôi trình bày kinh nghiệm bồi dưỡng một số dạng bài tập (dạng lý thuyết và dạng toán) thường xuất hiện trong đề thi mà trong quá trình bồi dưỡng tôi đã đúc kết được qua nhiều năm. II. Thực trạng của vấn đề : Nội dung, kiến thức bồi dưỡng HSG không theo một giáo trình chung nào, buộc người giáo viên phải định hướng, tự đưa ra chương trình để tiến hành bồi dưỡng. Bản thân của học sinh không thể tự nghiên cứu mà không có người hướng dẫn. Cấu trúc đề thi cũng không cố định theo một hướng nào, từ đó gây khó khăn cho người dạy lẫn người học, do đó cần có một chương trình tương đối để bồi dưỡng cho học sinh là điều hết sức cần thiết và cần phải lấy đề thi các năm qua làm nền tảng nghiên cứu. Dựa trên cơ sở đề thi HSG môn Hóa các năm qua của tỉnh An Giang tôi đã phân các bài tập thành 2 nhóm: a. Bài tập lý thuyết gồm các dạng sau: - Bài tập về chuỗi phản ứng - Bài tập về nhận biết, phân biệt các chất - Bài tập về điều chế, tinh chế, tách rời các chất Trang 6 - Bài tập mô tả hiện tượng, giải thích thí nghiệm - Bài tập về bảng hệ thống tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử và các bài tập khác b. Bài tập tính toán gồm các dạng sau: - Bài toán nồng độ dung dịch (pha chế, pha loãng hay cô đặc dung dịch, độ tan) - Bài toán xác định 1 nguyên tố hóa học - Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối - Bài toán hiệu suất phản ứng - Bài toán hỗn hợp - Bài toán xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ c. Bài tập tổng hợp (thông qua giải đề thi): để bổ sung thêm các bài tập chưa được nêu ra trong các dạng trên, nhằm rèn luyện kỹ năng giải đề thi và làm phong phú thêm kiến thức cho học sinh. Từ đó tiến hành trang bị cho học sinh các kiến thức liên quan đến các dạng trên, phương pháp chung để giải. Nhằm giúp học sinh tự tin hơn bước vào các kỳ thi. III. Các biện pháp giải quyết vấn đề : Để giúp cho nhóm học sinh bồi dưỡng (với nhiều mức độ khác nhau) có đủ khả năng, đủ tự tin bước vào kỳ thi, trong quá trình bồi dưỡng tôi đã tiến hành như sau: 1. Trang bị kiến thức lý thuyết: Trang 7 Qua nội dung chương trình SGK, sách tham khảo cùng với các đề thi những năm qua của tỉnh An Giang, tôi đã chia lý thuyết gồm 5 phần (xem phụ lục 1) và được sắp xếp theo thứ tự sau: a. Cấu tạo nguyên tử và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học b. Sơ lược về sự phân loại chất c. Kim loại và phi kim d. Các loại hợp chất vô cơ e. Hóa học hữu cơ. Trong mỗi phần đều có kiến thức cơ bản theo chương trình SGK và phần bổ sung thêm (mở rộng, nâng cao để học sinh làm tư liệu tham khảo ). Trong kiến thức lý thuyết yêu cầu học sinh phải nắm thật vững kiến thức cơ bản (chương trình SGK Hóa 8, 9) theo các nội dung sau: a. Tính chất hóa học của kim loại và phi kim b. Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối c. Dãy hoạt động hóa học của kim loại d. Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi e. Tính chất hóa học của metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etilic, axit axetic. Ngoài kiến thức cơ bản trên, học sinh còn phải nắm các trường hợp đặc biệt sau: * Đối với kim loại cần lưu ý: - Sắt (Fe) có 2 hóa trị (II và III): Trang 8 + Thể hiện hóa trị II: khi phản ứng với dung dịch axit thường, dung dịch muối, phi kim yếu, . . . Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2  Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu Fe + S → O T FeS + Thể hiện hóa trị III khi phản ứng với phi kim mạnh, axit oxi hóa: 2Fe + 3Cl 2 → O T 2FeCl 3 2Fe + 6H 2 SO 4(đ) → O T Fe 2 (SO 4 ) 3 + 3SO 2  + 6H 2 O Fe + 6HNO 3(đ) → O T Fe(NO 3 ) 3 + 3NO 2  + 3H 2 O - Nhôm (Al) là kim loại lưỡng tính, nhôm cùng với oxit và hiđrôxit của nhôm đều phản ứng được với kiềm mạnh tạo thành muối: 2Al + 2NaOH + 2H 2 O → 2NaAlO 2 + 3H 2  Al 2 O 3 + 2NaOH → 2NaAlO 2 + H 2 O Al(OH) 3 + NaOH → NaAlO 2 + 2H 2 O (gốc – AlO 2 : aluminat, có hóa trị I) - Phản ứng của kim loại với muối (không tạo ra kim loại mới): Fe + 2FeCl 3 → 3FeCl 2 Cu + 2FeCl 3 → CuCl 2 + 2FeCl 2 * Trong phản ứng trao đổi: điều kiện để phản ứng xảy ra là trong sản phẩm có sinh ra chất khí, chất không tan, . . . tôi cho rằng đây chỉ là điều kiện đủ, học sinh Trang 9 cần phải nắm thêm điều kiện cần cho các trường hợp sau: - Muối tác dụng với muối và muối tác dụng với bazơ thì cả 2 chất tham gia phản ứng đều phải tan: NaCl + AgNO 3 → NaNO 3 + AgCl BaCl 2 + CaCO 3  → không phản ứng CuSO 4 + 2NaOH → Cu(OH) 2  + Na 2 SO 4 BaSO 4  + NaOH → không phản ứng (lưu ý: BaSO 4 không tan cả trong dung dịch axit) * Muối axit tác dụng với kiềm tạo ra muối trung hòa (số muối trung hòa ứng với số kim loại có trong chất phản ứng): NaHCO 3 + NaOH → Na 2 CO 3 + H 2 O 2NaHCO 3 + Ca(OH) 2 → Na 2 CO 3 + CaCO 3  + 2H 2 O * Muối axit tác dụng với muối axit thì muối của gốc axit mạnh hơn đóng vai trò như 1 axit sẽ đẩy axit yếu hơn ra khỏi muối còn lại: NaHSO 4 + NaHCO 3 → Na 2 SO 4 + CO 2  + H 2 O 2NaHSO 4 + Mg(HCO 3 ) 2 → MgSO 4 + Na 2 SO 4 + 2CO 2  + 2H 2 O * Phản ứng của axit oxi hóa (HNO 3 , H 2 SO 4 đặc) với kim loại, thì trong quá trình phản ứng nồng độ của axit giảm dần dẫn đến sinh ra các sản phẩm khử khác nhau theo thứ tự sau: Trang 10 [...]... sở phân loại ở mục B.II tiến hành trang bị cho học sinh kiến thức và phương pháp giải (chủ yếu là phân tích đề bài để học sinh khắc sâu kiến thức) 2.1.Bài tập lý thuyết: chủ yếu học sinh phải dựa vào kiến thức lý thuyết để giải là chính a Bài tập về chuỗi phản ứng: để làm bài tập loại này học sinh phải nắm vững tính chất hóa học và mối quan hệ giữa các chất, học sinh cần phải biết trong sơ đồ thì mỗi... thanh kim loại tăng lên 0,16 gam so với ban đầu Sau đó lại nhúng thanh kim loại vào dung dịch thủy ngân sunfat cho đến khi ngưng thay đổi khối lượng Lần này khối lượng của thanh kim loại lại tăng 2,74 gam Hãy xác định kim loại đem phủ lên thanh bạch kim ban đầu và tính khối lượng của nó trên thanh bạch kim (Trích đề thi HSG tỉnh An Giang – năm 2002) - Phân tích: + Tương tự VD1 và VD2, kim loại ban... - Thường là nhúng thanh kim loại vào dung dịch muối của kim loại yếu hơn, kim loại mới sinh ra sẽ bám lên thanh kim loại ban đầu - Sau phản ứng, khối lượng thanh kim loại ban đầu có sự tăng hay giảm khối lượng: mKL tăng thêm = mKL mới sinh ra - mKL phản ứng mKL giảm đi = mKL phản ứng - mKL mới sinh ra - Thường đặt ẩn số là số mol cho kim loại phản ứng * VD 1 : Ngâm 1 thanh kẽm có khối lượng 50 gam vào... (Trong đó M là kim loại có hóa trị n; Trong các phản ứng này học sinh rất khó cân bằng khi chưa biết phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa – khử, do đó tôi dành thời gian 1 buổi để hướng dẫn học sinh cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron, vì phương pháp này chỉ cần học sinh biết được cách tính số oxi hóa (có qui ước cách tính đơn giản) và các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa là dễ dàng áp dụng)... phản ứng khối lượng thanh kẽm là 49, 8 gam Tính khối lượng kẽm phản ứng và khối lượng đồng sinh ra - Phân tích: + Theo số liệu đề bài cho ta thấy khối lượng thanh kẽm sau phản ứng giảm (vì M của kim loại sinh ra nhỏ M của kim loại phản ứng) + Đặt ẩn số là số mol kẽm phản ứng Trang 28 - Giải: (tóm lược) + Gọi x (mol) là nZn phản ứng → + PTHH: Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu Tỉ lệ: x mol x mol + Ta có: 50 – 49, 8 =... 13 (g); mCu sinh ra = 12,8 (g) * VD 2 : Ngâm một thanh sắt trong dung dịch có chứa 2,8 gam muối sunfat của kim loại M Sau phản ứng khối lượng thanh sắt tăng thêm 0,14 gam Xác định công thức hóa học của muối sunfat - Phân tích: + Kim loại M chưa biết hóa trị, đặt ẩn số cho hóa trị của M, lập công thức muối của M + Trong trường hợp tác dụng với dung dịch muối thường sắt có hóa trị II + Đã có khối lượng... ta suy ra khối lượng kim loại phản ứng và khối lượng kim loại mới sinh ra từ PTHH + Từ khối lượng thanh sắt tăng thêm, lập biểu thức liên quan để tìm M, Tuy nhiên lúc này trong phương trình đại số có 2 ẩn số là NTK và hóa trị của M, do đó cần phải biện luận để tìm M theo hóa trị - Giải: (tóm lược) + Gọi n là hóa trị của M, suy ra công thức muối là: M2(SO4)n + PTHH: nFe + M2(SO4)n Trang 29 → nFeSO4... mol MSO4 + H2O 1 mol + Khối lượng dung dịch sau phản ứng: (1) Tổng khối lượng ban đầu : mMO + mddH 2 SO4 = ( M + 16) + 98 x100 = 2016 + M 4 ,9 (g) Trang 27 (2) Khối lượng dung dịch sau phản ứng : mddMSO4 = M + 96 x100 7, 69 + Theo định luật bảo toàn khối lượng : (1) = (2) , giải ra : M ≈ (g) 64 (Cu) (Với bài toán dạng này tôi hướng dẫn học sinh chỉ đi theo 1 hướng duy nhất là đặt ẩn số cho 1 trong 2 chất... quì tím hóa xanh NaCl HCl : quì tím hóa đỏ NaNO3 quì tím Na2SO4 : tạo được  trắng NaCl Na2SO4 NaNO3 HCl Na2SO4 BaCl2 NaCl NaNO3 AgNO3 NaCl: tạo được  trắng NaNO3: không dấu hiệu - Sau cùng nhìn vào sơ đồ trình bày lời giải (theo hướng dẫn ở phụ lục 2) * Với dạng 3 (không dùng thêm thuốc thử nào khác): vẽ bảng kết quả với giả sử là 1 chất bất kỳ phản ứng với các chất còn lại, chỉ ghi dấu hiệu đặc... các phân tích trên học sinh tự kết luận cho từng nhóm (nhóm 1 gồm các nguyên tố phi kim, nhóm 2 gồm các nguyên tố kim loại) 2.2 Bài tập tính toán: Cung cấp cho học sinh các công thức có liên quan, các bước chung nhất của bài toán tính theo phương trình hóa học, lấy đó làm nền tảng để phát triển cho các dạng bài toán còn lại 2.2.1 Các kiến thức cần nắm a Các công thức ban đầu học sinh cần phải nắm: . NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐẠT HIỆU QUẢ MÔN HÓA HỌC – KHỐI 9& quot; Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài : Trong những năm gần đây, vấn đề bồi dưỡng và dự thi HSG đã được sự quan tâm. thức : - SGK môn Hóa khối 8, 9. - Sách bài tập , sách tham khảo môn Hóa cấp THCS. (mục tài liệu tham khảo) - Đề thi HSG môn Hóa của tỉnh An Giang các năm qua. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên. Trang 3 - Tuy nhiên trong số học sinh được bồi dưỡng vẫn còn một số em chưa thực sự giỏi và chưa thực sự đam mê bộ môn, mà chỉ chạy theo phong trào (thấy bạn học bồi dưỡng, thì mình cũng học

Ngày đăng: 23/04/2015, 07:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan