Bài toán xác định nguyên tố hóa học: * Các lưu ý của dạng bài toán này:

Một phần của tài liệu SKKN Bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả môn Hóa học khối 9 Trường THCS An Phú (Trang 25)

- Cần tìm nguyên tử khối để suy ra nguyên tố cần tìm (có đối chiếu với hóa trị của nguyên tố)

- Nếu cần phải biện luận thì tìm nguyên tử khối theo hóa trị của nguyên tố (các kim loại thường có các hóa trị I, II, III)

* VD 1 : Hòa tan hoàn toàn 7,56 gam kim loại A vào dung dịch HCl (dư) thu được 9,408 lít hiđrô (ở ĐKTC). Xác định kim loại A

- Phân tích:

+ Kim loại A chưa biết hóa trị, cần đặt ẩn số là hóa trị + Khí hiđrô cho ở ĐKTC, tính được số mol H2

+ Bài toán có 2 ẩn số, nhưng chỉ lập được 1 phương trình đại số, cần phải biện luận để tìm NTK của A theo hóa trị.

- Giải: (tóm lược)

+ Gọi A là NTK của A, n là hóa trị của A + Số mol H2 tính được : 0,42 (mol)

+ PTHH : 2A + 2nHCl → 2ACln + nH2

Tỉ lệ: 2A (g) n (mol)

7,56 (g) 0,42 (mol)

+ Từ tỉ lệ suy ra : A = 9n + Chọn : n = 3 ; A = 27 (Al)

* VD 2 : Hòa tan vừa đủ oxit kim loại M có công thức MO vào dung dịch H2SO4 loãng có nồng độ 4,9% được dung dịch chỉ chứa một muối tan có nồng độ 7,69% . Cho biết tên kim loại M .

(Trích đề thi HSG tỉnh An Giang – năm 2005)

- Phân tích:

+ Từ công thức MO ta suy ra M có hóa trị II, bài toán chỉ cần tìm NTK của M + Dữ kiện đề bài cho chỉ là nồng độ % , phải dựa vào nồng độ % để lập các biểu thức có liên quan.

+ Cần đặt ẩn số cho 1 trong 2 chất phản ứng, để đơn giản ta đặt ẩn số đó là 1 mol MO phản ứng.

+ Từ tỉ lệ của PTHH cùng với các nồng độ % có được, suy ra được tổng khối lượng ban đầu và khối lượng dung dịch sau phản ứng, sau đó vận dụng định luật bảo toàn khối lượng để tìm NTK của M.

- Giải: (tóm lược)

+ Giả sử có 1 mol MO phản ứng

+ PTHH : MO + H2SO4 → MSO4 + H2O Tỉ lệ : 1 mol 1 mol 1 mol

+ Khối lượng dung dịch sau phản ứng: (1) Tổng khối lượng ban đầu :

=+ ddH2SO4 + ddH2SO4 MO m m M + + x100=2016+M 9 , 4 98 ) 16 ( (g)

(2) Khối lượng dung dịch sau phản ứng : 7,69 100 96

4 M x

mddMSO = +

(g) + Theo định luật bảo toàn khối lượng : (1) = (2) , giải ra : M ≈ 64 (Cu)

(Với bài toán dạng này tôi hướng dẫn học sinh chỉ đi theo 1 hướng duy nhất là đặt ẩn số cho 1 trong 2 chất phản ứng, cụ thể bài này là 1 mol cho MO)

Một phần của tài liệu SKKN Bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả môn Hóa học khối 9 Trường THCS An Phú (Trang 25)