1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm Sự tác động của gia đình và ý thức tự học của học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của học sinh lớp 1

29 517 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 167,5 KB

Nội dung

Theo nghiên cứu của nhà tâm lí học thì độ tuổi của trẻ học sinh Tiểu học, cụ thể là học sinh lớp 1 với độ tuổi 6 đến 7 tuổi, ở độ tuổi này tính tích cực tưduy của các em chưa có, các em

Trang 1

PHẦN I

MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài:

Hiện nay ở nước ta có trên 12 triệu trẻ em ở độ tuổi học sinh tiểu học, đa

số trẻ em này có sự phát triển bình thường về thể chất và tâm lí, một bộ phậnnhỏ thể chất còn yếu Nhìn chung, ở mỗi trẻ em đều tiềm tàng khả năng pháttriển Tuy các nhà khoa học, giáo viên và các bậc cha mẹ không lượng hóa đượckhả năng phát triển của con trẻ, nhưng bằng kinh nghiệm và bằng định tính tađều thống nhất nhận định là học sinh tiểu học của ngày hôm nay thông minh hơn

và có sự phát triển tâm lí tốt hơn học sinh tiểu học cách đây 10 năm về trước

Năm học 2010-2011 là năm học với nhiều sự kiện trọng đại:Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ XI, bầu Quốc hội khóa13.Ngàn năm Thăng Long Hà Nội.Nămthứ 4 thưc hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh” ,và cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học vàsáng tạo’’và là năm thứ 3 triển khai phong trào “Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực ”

Thực hiện chủ đề năm học 2010-2011 là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lương giáo dục”.Tập trung theo chuẩn kiến thức kĩ năng, kĩ năng sống.Tăng cương giáo dục an toàn giao thông Hội thảo dạy lớp một theo hướng

cá thể hóa để phát huy năng lực học tập của học sinh

Lồng ghép giáo dục môi trường,tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Chính vì vậy mà những gì ta đưa đến cho trẻ phải được chọn lọc, bảo đảm sựđúng đắn và lành mạnh Phương pháp giáo dục trẻ cũng phải đúng, phải phù hợpvới đặc điểm tâm sinh lí ở trẻ em Có như vậy, học sinh tiểu học mới phát triểntheo hướng hình thành nhân cách định hình và hoàn thiện dần con người mìnhtheo hướng mục tiêu giáo dục Trên cơ sở đó ngành Giáo dục đã không ngừng

Trang 2

tìm tòi, cải thiện phương pháp giáo dục để tạo ra nguồn nhân lực đầy tài năng,trí tuệ cho đất nước.

Người ta ví quá trình giáo dục như một công trình xây dựng Đặc biệt làquá trình giáo dục ở bậc tiểu học Đây là nền móng đầu tiên, nếu móng mà vữngchắc thì ngôi nhà sẽ thành công và bền vững Muốn như vậy thì ta cần phải kếthợp chặt chẽ việc giáo dục giữa gia đình và nhà trường để các em có cách tự họchợp lí đạt kết quả tốt

Theo nghiên cứu của nhà tâm lí học thì độ tuổi của trẻ học sinh Tiểu học,

cụ thể là học sinh lớp 1 với độ tuổi 6 đến 7 tuổi, ở độ tuổi này tính tích cực tưduy của các em chưa có, các em thường khó tập trung chú ý, nhất là các đốitượng trừu tượng ít hấp dẫn, mà phương pháp hiện nay là học sinh họat độngnhiều hơn giáo viên Vì vậy nếu các em chỉ được tiếp thu bài học trên lớp mà vềnhà các em không xem lại bài và tái hiện lại các kiến thức đã học thì các em sẽ “

Bán hết kiến thức cho thời gian” Như chúng ta đã biết thời gian học trên lớp

trong một tuần chỉ bằng xấp xỉ 1/2 thời gian cả tuần Vả lại một buổi học ở lớptrung bình các em học đến bốn, năm phân môn khác nhau Do đó thời gian học ởnhà chiếm một phần rất lớn, và nếu như các em không biết sử dụng thời gian đómột cách hợp lí thì kết quả học tập của các em sẽ ảnh hưởng như thế nào? Vànhư vậy thì hiệu quả giáo dục có đạt được chất lượng không ? Đây là vấn đề mà

ta cần phải quan tâm đến

Để giúp cho việc hiểu sâu hơn về việc tổ chức tự học ở nhà của các emnhư thế nào ? Sự giúp đỡ của gia đình đối với các em ra sao ? Tổ chức sắp xếpthời gian biểu, phương pháp dạy học của phụ huynh, những thuận lợi và khókhăn mà các em đang gặp phải trong việc tổ chức giờ tự học ở nhà như thế nào ?Biện pháp giải quyết vấn đề ra sao ? Đây là điều kiện khách quan cơ bản, chủ

Trang 3

quan và quan trọng là rút ra cho bản thân tôi được những kinh nghiệm 17 nămgiảng dạy lớp 1 để việc dạy được tốt hơn

Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Sự tác động của gia đình và ý thức tự học

của học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của học sinh lớp 1”

II.Đăc điểm tình hình lớp:

1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Học sinh lớp 1/2 trường Tiểu học Tân Hiệp với độ tuổi 6 tuổi

Nghiên cứu cả ba đối tượng học sinh: khá giỏi - trung bình - yếu kém

Trang 4

+ Đề xuất biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng học tập của họcsinh.

* Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu nhận thức của học sinh, tác động của gia đình về hoạt độnghọc tập ở nhà trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả học tập của học sinh lớp1/2 Trường Tiểu học Taân Hiệp

+ Nghiên cứu chương trình tự học tập ngoài giờ lên lớp của học sinh.+ Nghiên cứu kết quả của hoạt động học tập ở nhà

3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu:

Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học.Nhà trường phải chủ động phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, với các tổ chức và

cá nhân có tâm huyết và kinh nghiệm giáo dục trẻ em trong cộng đồng nhằmhuy động mọi lực lượng của cộng đồng nhằm góp phần xây dựng cơ sở vật chất,thiết bị dạy học và các điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện củanhà trường Đó là vấn đề mà Đảng đã đề ra cho những người làm giáo dụcchúng ta Ngoài ra, sự quan tâm giúp đỡ của các bậc phụ huynh thúc đẩy, tạođiều kiện cho con em nâng cao ý thức tự học ở nhà, đó cũng là những yếu tố cầnthiết để hình thành nhân cách và nâng cao chất lượng học tập

Về vấn đề ý thức tự học ở nhà của học sinh và tác động của gia đình đã cónhiều nhà nghiên cứu như tác giả Minh Đức nghiên cứu về “ Suy nghĩ, tráchnhiệm của gia đình đối với việc giáo dục Thanh Thiếu niên ” Ngoài ra tác giảTrần Đình Khương đã nghiên cứu công tác quản lý và hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp, Những tác giả này đều có chung một mục đích nghiên cứu Nộidung nghiên cứu rất phong phú và sát với thực tế Hiện nay vấn đề trên đã kết

Trang 5

thúc Riêng tôi nghiên cứu vấn đề này nhằm lấy chứng cứ thuyết phục để phốihợp với phụ huynh nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

4 Phương pháp nghiên cứu:

* Phương pháp phỏng vấn và đàm thoại:

- Phỏng vấn Ban Giám Hiệu, đồng nghiệp và học sinh

* Mục đích chủ yếu:

- Nghiên cứu nhận thức của đối tượng nghiên cứu

- Tìm hiểu nguyên nhân, kinh nghiệm về ý thức tự học ở nhà và yếu tố giađình trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả học tập của học sinh

* Phương pháp điều tra bằng phiếu trắc nghiệm:

Dùng phiếu ghi câu hỏi hoặc trắc nghiệm

- Với Ban Giám Hiệu

- Với các đồng nghiệp

- Với học sinh của trường

* Mục đích chủ yếu:

Nghiên cứu nhận thức và các biện pháp tổ chức hoạt động học tập ở nhà

và yếu tố gia đình trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả học tập của học sinh.Nghiên cứu các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của phụ huynh và họcsinh

* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:

- Nghiên cứu toàn bộ các bài tập thực hành ở nhà

- Nghiên cứu các kế hoạch hoạt động học tập ở nhà của học sinh

Trang 6

- Nghiên cứu các phương pháp, hình thức học tập ở nhà.

- Nghiên cứu về hình thức thái độ, hành vi, kết quả học tập ở nhà của họcsinh đang diễn ra trong thực tế

- Nghiên cứu những điều kiện phương tiện, cơ sở vật chất, điều kiện kinh

tế phục vụ cho học sinh trong việc học tập ở nhà

5 Kế hoạch nghiên cứu:

- Chọn đề tài

- Đi thực tế tìm hiểu

- Chọn phương pháp

- Thực nghiệm, thu kết quả

- Phân tích tổng hợp, đề xuất ý kiến rút kinh nghiệm

Trang 7

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I Cơ sở lí luận:

Để nâng cao chất lượng học tập của các em, ngoài việc tiếp thu kiến thứctruyền thụ của thầy cô trên lớp, các em còn có những hoạt động học tập ở nhà và

sự quan tâm giúp đỡ của gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn Học tập của học sinh

đó chính là quá trình vận dụng nhiều con đường, nhiều môi trường và nhiều lựclượng Công tác giáo dục chịu sự ảnh hưởng rất lớn của môi trường, xã hội vàcủa gia đình

Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhưng sự quan tâm giúp đỡ của gia đình

và ý thức tự phấn đấu trong học tập của học sinh cũng là yếu tố không thể thiếutrong việc nâng cao chất lượng hiệu quả học tập của học sinh

Giáo dục ngoài nhà trường là trách nhiệm của xã hội nói chung và của giađình nói riêng Mặt khác có nhiều lực lượng tham gia giáo dục, trong đó nhàtrường đóng vai trò cố vấn sư phạm và tổ chức phối hợp

II Nội dung - Phương pháp - Kết quả nghiên cứu:

1 Nội dung nghiên cứu:

- Tìm hiểu tác động của gia đình và ý thức tự học của học sinh ngoài giờlên lớp ( ở nhà )

- Xác định phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

- Phân tích nguyên nhân

- Vấn đề tìm hiểu gia đình

Trang 8

* Tìm hiểu tác động của gia đình và ý thức tự học của học sinh ngoài giờ lên

lớp ( ở nhà ):

- Cha mẹ em làm nghề gì ?

- Ở nhà có ai hướng dẫn em học bài hay không? Nếu có thì người đó là ai?

- Em có thời gian biểu của riêng em hay không?

- Ở nhà em thường tự giác học bài hay đợi ba mẹ nhắc nhở rồi mới học?

- Ở nhà em thường học bài vào lúc nào? Học mấy tiếng trong một ngày?

- Ngoài việc học và ôn bài trong sách giáo khoa, em có xem hoặc đọc thêmsách nào không?

* Tìm hiểu thực tế của trường: Trường Tiểu học Tân Hiệp xã Tân Hiệp huyện Phú - tỉnh Bình Dương

Về cơ sở vật chất: khá đầy đủ, tốt, đáp ứng điều kiện phục vụ dạy và họcgiúp cho các bậc phụ huynh yên tâm và tin tưởng

- Trường gồm 30 phòng, trong đó phòng học: 15 lớp; Thư viện - Thiết bị:2; Đoàn - Đội: 1; Văn phòng: 1… Trường thực hiện học 2 ca: sáng và chiều

- Đội ngũ cán bộ - giáo viên - công nhân viên gồm 32 người / 22 nữ.

Là giáo viên hầu hết đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm đứng lớp, giảngdạy và quản lý Nhà trường luôn quan tâm, động viên và khuyến khích giáo viêncải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập của họcsinh.Trong từng giao đoạn học tập tiếp tục quan sát,khám phá đặc điểm tâm sinhlí,biểu hiện thái độ,thao tác học tập từng học sinh.Giáo viên phải hết sức tâmhuyết,có nhiều kinh nghiệm,có tinh thần trách nhiệm cao và thương yêu họcsinh,quan tâm đổi mới phương pháp, sâu sát và am hiểu đặc điểm hoàn cảnh vàsức học từng em trong lớp.Nên dành thời gian tiếp xúc với học sinh khi dạy nêndành thời gian đến với từng học sinh (lúc luyện tập,thảo luận nhóm…) để quansát giúp đỡ học sinh nhất là học sinh yếu kém.Ngoài ra,cũng nên tận dụng thời

Trang 9

gian trước và sau giờ học để thương xuyên gặp gỡ phụ huynh học sinh để traođổi, nắm bắt những thơng tin cần thiết.

Đặc biệt là đội ngũ giáo viên rất yêu nghề Luơn tham gia các lớp bồi

dưỡng nâng cao chuyên mơn nghiệp vụ, luơn thi đua trong giảng dạy, thi giáoviên giỏi trường, huyện, … học hỏi nâng cao kinh nghiệm giảng dạy

Nhìn chung đời sống giáo viên hiện nay vẫn cịn gặp nhiều khĩ khăn,nhưng với lịng yêu nghề, niềm say mê cơng việc, địi hỏi mỗi người chung taphải thật sự “tận tâm,tận tụy,tận lực,hết lịng vì học sinh thân yêu” Bản thân tơiluơn hồn thành tốt nhiệm vụ nhà trường giao cho

Tuy trường cịn nhiều khĩ khăn nhưng Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viêncủa nhà trường luơn tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập Thường xuyên bồidưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém

* Xác định phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phỏng vấn và đàm thoại

- Phương pháp điều tra bằng phiếu trắc nghiệm

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

- Phương pháp quan sát

Ngồi các phương pháp nêu trên, thơng qua các tiết dự giờ, thao giảng,đứng lớp và qua các cuộc họp Phụ huynh học sinh tơi đã nắm bắt tình hình họctập của các em

* Đối tượng nghiên cứu:

Là sự tác động từ phía gia đình và ý thức tự học ở nhà của học sinh lớp 1/2trường Tiểu học Tân Hiệp

Gần sáu tháng chủ nhiệm giảng dạy, trong năm học này, qua tình hình vàkết quả học tập cĩ một số em đạt học lực khá giỏi Trong đĩ cĩ em Nguyễn ThịYến Vy

Trang 10

Lý lịch của em Nguyễn Thị Yến Vy

Họ và tên: Nguyễn Thị Yến Vy

Ngày, tháng, năm sinh: 15 - 01 - 2004

Họ tên cha : Nguyễn Văn Cường

Nghề nghiệp : Làm rẫy

Họ tên mẹ : Trần Thị Mai

Nghề nghiệp : Làm rẫy

Địa chỉ: Ấp 3 Xã Tân Hiệp-Huyện Phú Giáo - Tỉnh Bình Dương, gia đình

em gồm 4 người

Về kinh tế gia đình tương đối khá nên đã tạo điều kiện cho em học đầy đủvới tất cả thời gian và dụng cụ học tập Ở nhà em cĩ thời gian biểu và cĩ gĩchọc tập riêng Ngồi ra em cịn dành thời gian giải trí và phụ giúp gia đìnhnhững cơng việc phù hợp với sức khỏe của mình

Trao đổi với ba mẹ em được biết anh chị luơn tạo điều kiện thuận lợi để emhọc tập, với mong muốn con cái được thành đạt, trở thành cơng dân cĩ ích cho

xã hội, đất nước Tuy cơng việc bận rộn nhưng anh chị vẫn luơn dành thời gianquan tâm chăm sĩc con cái, luơn định hướng tương lai cho con cái học hành

* Phân tích nguyên nhân:

- Nguyên nhân chủ quan: Lớp 1/2 là lớp tơi trực tiếp giảng dạy, chủnhiệm Tơi nhận thấy các em rất ngoan ngỗn Tuy nhiên sức học của nhiều emchưa đạt như tơi mong muốn

Em Yến Vy là một trong những em đạt thành tích tốt trong học tập củalớp 1/2 Trong giờ học em luơn chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến,luơn suy nghĩ, sáng tạo và thường hay giúp đỡ bạn bè Hơn nữa, em nhận thứcđược ích lợi của việc học tập nên em khơng ngừng học hỏi, trao đổi và tìm raphương pháp học cho riêng em Song song với việc học ở trường, ở nhà em đã

Trang 11

biết tự phân bổ thời gian biểu một cách hợp lí cho giờ học cũng như giờ vuichơi, phụ giúp gia đình Trong học tập những vấn đề chưa hiểu, chưa biết emluôn trao đổi với bạn bè, anh chị, thầy cô Đặc biệt em nắm bắt rất nhanh nhữngkiến thức mà giáo viên truyền thụ và có nhiều sáng kiến hay trong học tập.

Tóm lại: Đối với học sinh, ngoài vấn đề kiến thức ra các em còn phải có

phương pháp trong học tập, biết phân bổ thời gian biểu hợp lí, cần siêng năngchăm chỉ, các yếu tố trên luôn hỗ trợ cho nhau

- Nguyên nhân khách quan: Gia đình là một tế bào của xã hội, là tổ ấm đểhình thành con người, là nơi phản ảnh trực tiếp những thành tựu của xã hội Giađình là niềm an ủi, động viên lớn nhất của học sinh Qua đó, chúng ta đều thấyrằng sự quan tâm, chăm sóc của gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập củacác em

Đa số cha mẹ các em đều là làm rẫy nên thời gian của cha mẹ giúp đỡcác em trong việc học còn gặp nhiều khó khăn Do đó các em cần có ý thức tựgiác trong học tập thì việc học mới đạt kết quả cao

Nhìn chung, những em được sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình thì kết quảhọc tập của các em sẽ được nâng cao Như trường hợp của em Yến Vy

Thời gian biểu hằng ngày của em Nguyễn Thị Yến Vy

5giờ 30 Thức dậy, làm vệ sinh cá nhân, tập thể dục

6 giờ Ăn sáng

6 giờ 30 Chuẩn bị sách vở đi học

11 giờ Ăn cơm trưa

12 giờ Ngủ trưa

13 giờ30 Thức dậy, làm vệ sinh cá nhân

14 giờ 20 Học buổi chiều

16 giờ 35 Ra về

17 giờ Giúp mẹ làm việc nhà

17 giờ 30 Tắm rửa, làm vệ sinh

Trang 12

18 giờ Ăn cơm tối.

18 giờ 30 Xem Tivi, trò chuyện cùng gia đình

19 giờ 30 Ôn lại bài

21 giờ Đi ngủ

Ngoài giờ học ở lớp, về nhà em cũng dành nhiều thời gian trong việc ônlại bài và chuẩn bị bài mới Tuy nhiên, em đã phân bổ thời gian hợp lý, như cógiờ học, giờ chơi, giờ phụ giúp gia đình

Nắm chắc tình hình học tập tâm sinh lý,hoàn cảnh gia đình và khả năngtiếp thu,thực hành bài tập của từng học sinh,thường xuyên gần gũi,quan sát họcsinh trong giờ học ,giờ chơi, giờ ngủ…lắng nghe học sinh trò chuyện với giáoviên, học sinh nhận xét trình bày của bạn trong giờ học.Tạo điều kiện cho họcsinh lớp 1 hứng thú tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp phát huy năng lựchọc tập của từng cá nhân học sinh thưc hiện tốt “Xây dựng trường học thân thiệnhọc sinh tích cực’’.Các em lớp 1 hưởng thụ được “Đi học là hạnh phúc ” và vớihọc sinh tiểu học “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui’’

Theo tôi, nhà trường là cái nôi để rèn luyện và đào tạo những thế hệ tươnglai có ích cho đất nước Có câu: “ Không thầy đố mày làm nên ” Đúng vậy,những nhà làm công tác giáo dục nói chung và những người làm công tác giảngdạy nói riêng, đã đem hết sức mình ra cống hiến cho thế hệ tương lai, họ đãkhông ngừng tìm tòi, sáng tạo để tìm ra những phương pháp tốt nhất, nhằmtruyền thụ kiến thức đến các em một cách lôgic và xúc tích

Ngoài ra, các em còn được học hỏi ở bạn bè, các anh chị lớp trên, noi theonhững gương tốt qua thực tế, qua sách báo … Có những cái đơn giản nhấtnhưng lại mang đến cho học sinh sự đồng cảm và nhất là niềm đam mê học hỏi

mà người lớn không thể đem lại cho các em được mà phải do chính các em traođổi học hỏi từ bạn bè Thế nên có câu “ Học thầy không tày học bạn ”

Trang 13

Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, ngoài nhà trường và xã hội

ra, sự tác động của gia đình cũng không kém phần quan trọng Các em cần sựquan tâm nhắc nhở của người thân Gia đình là tổ ấm, gia đình cũng là máitrường thứ hai, góp phần xây dựng sức sống và tương lai lành mạnh của các em.Gia đình cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường để giúp các em “ Học đi đôi vớihành ” Vì các em được học những kiến thực từ nhà trường mà các em khôngđược thực hành vận dụng thì cũng khó đạt hiệu quả cao

Gia đình là một tế bào của xã hội, là điều kiện tất yếu để bảo đảm sự tồntại đời sống lành mạnh của con người Đó là nơi thực hiện những nghĩa vụthiêng liêng, góp phần cho sự phát triển đất nước để có thể sánh vai được vớicác cường quốc năm châu như lời Bác Hồ đã viết trong bức thư gởi học sinhnhân ngày khai trường: “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dântộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, đó chính lànhờ công lao học tập của các cháu ”

Xã hội là cái nôi chung cho nhân loại, do đó mỗi người phải biết tự hoànthiện mình, phải biết thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, từ đó xã hội mớicông bằng, đất nước ngày càng văn minh giàu đẹp Có như vậy các em mới xemxét hành vi của mình, noi theo gương của gia đình, của xã hội Lớp lớp thế hệ trẻvươn lên, đất nước phồn vinh, nhân tài phát triển, xã hội ngày càng hiện đại hoá,nhân dân thoát khỏi nghèo nàn cơ cực

Nói tóm lại: Để hình thành nhân cách thế hệ tương lai đó chính là sự

hợp tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội: “ Vì lợi ích mười năm trồng

cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ”

Nhà trường nói riêng, ngành giáo dục nói chung, ra công tìm tòi phươngpháp dạy học mới Gia đình luôn quan tâm giúp đỡ con em mình khi ở nhà, tạomọi điều kiện để các em có cơ hội tiếp cận những khoa học, thông tin mới Xã

Trang 14

hội tập trung nhiều lực lượng trong đó có cơ quan, tổ chức nhà nước luôn quantâm giúp đỡ ngành giáo dục để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đi lên góp phầnđào tạo đội ngũ nhân tài cho đất nước.

* Vấn đề tìm hiểu gia đình được đưa vào các câu hỏi sau:

- Vai trò của gia đình đối với các em như thế nào ?

- Điều kiện kinh tế gia đình ra sao ?

- Có người cho rằng “ Chỉ có con em nhà giàu mới học giỏi ” có đúngkhông ?

- Nghề nghiệp của cha mẹ có ảnh hưởng đến con cái không ?

- Gia đình có tạo điều kiện cho việc học hành của các em không ?

- Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào ? Có ảnhhưởng gì đến tâm lí của các em hay không ?

- Việc giáo dục học tập cho các em có cần kết hợp giữa gia đình, nhàtrường và xã hội không ?

2 Phương pháp nghiên cứu:

* Phương pháp phỏng vấn và đàm thoại:

- Phỏng vấn Ban giám hiệu và các thầy cô đồng nghiệp

Dưới đây là một số ý kiến của 10 giáo viên được phỏng vấn:

Ngày đăng: 22/04/2015, 14:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w