ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNBỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG NĂM 2011 TÊN ĐỀ TÀI KHÓ KH
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2011 TÊN ĐỀ TÀI
KHÓ KHĂN CỦA TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TRƯỚC KHI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG(Điển cứu tại nhà tình thương Diệu Giác: 6/10, Đường Trần Não,
Phường Bình An, Quận 2, Tp Hồ Chí Minh) Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Đinh Văn Mãi Lớp K3 CTXH, Khóa học: 2009 – 2013 Thành viên: Bùi Thị Anh Lớp K3 CTXH, Khóa học: 2009 – 2013
Nguyễn Thị Trường Giang Lớp K3 CTXH, Khóa học: 2009 – 2013Nguyễn Thị Thanh Lớp K3 CTXH, Khóa học: 2009 – 2013Lưu Thị Thu Lớp K3 CTXH, Khóa học: 2009 – 2013
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Tùng – Bộ môn Công tác xã hội
TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 3 NĂM 2012
MỤC LỤC
Trang 2TÓM TẮT ĐỀ TÀI - 01
PHẦN MỞ ĐẦU - 03
1 Lý do chọn đề tài - 03
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu - 05
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - 08
3.1 Mục đích nghiên cứu - 08
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - 08
4 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn - 09
4.1 Ý nghĩa lý luận - 09
4.2 Ý nghĩa thực tiễn - 09
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu - 09
5.1 Đối tượng nghiên cứu - 09
5.2 Khách thể nghiên cứu - 09
6 Phạm vi nghiên cứu - 10
7 Phương pháp nghiên cứu - 10
8 Câu hỏi nghiên cứu - 10
9 Khung nghiên cứu - 11
10 Kết cấu của đề tài - 12
PHẦN NỘI DUNG - 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI - 13
1.1 Lý thuyết tiếp cận - 13
1.1.1 Lý thuyết hệ thống sinh thái - 13
1.1.2 Lý thuyết xã hội hóa - 14
1.2 Các khái niệm liên quan - 16
1.2.1 Trẻ em - 16
1.2.2 Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt - 17
1.2.3 Trẻ em đường phố - 18
1.2.4 Trẻ em mồ côi - 20
Trang 31.2.5 Cộng đồng - 21
1.2.6 Hòa nhập cộng đồng - 22
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU - 23
2.1 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội - 23
2.1.1 Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - 23
2.1.2 Những thành tựu của Tp Hồ Chí Minh khi hội nhập kinh tế quốc tế - 24
2.1.3 Hậu quả của việc phát triển kinh tế - xã hội - 25
2.2 Trẻ em có hòa cảnh đặc biệt tại Việt Nam - 27
2.2.1 Tình hình trẻ em có hòa cảnh đặc biệt tại Việt Nam - 27
2.2.2 Tình hình trẻ em đường phố tại Tp Hồ Chí Minh - 29
2.2.3 Tình hình trẻ em mồ côi tại Tp Hồ Chí Minh - 32
2.3 Tổng quan về nhà tình thương Diệu Giác - 33
CHƯƠNG 3: KHÓ KHĂN CỦA TRẺ EM CÓ HÒAN CẢNH ĐẶC BIỆT TRƯỚC KHI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
35 3.1 Khó khăn của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trước khi hòa nhập cộng đồng - 35
3.1.1 Trình độ học vấn thấp - 35
3.1.2 Thiếu kĩ năng sống - 37
3.1.3 Tâm lý, tình cảm - 39
3.2 Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trước khi hòa nhập cộng đồng - 40
3.2.1 Nguyên nhân khách quan - 40
3.2.2 Nguyên nhân chủ quan - 42
3.3 Mong muốn của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt - 45
3.3.1 Mong muốn của trẻ đối với nhà tình thương - 45
3.3.2 Mong muốn của trẻ đối với cộng đồng - 46
Trang 4PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ - 48
1 Kết luận - 48
2 Kiến nghị - 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 51 CHXHCNVN -Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
14 UBND -Uỷ ban nhân dân
15 UNICEF -Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trang 6Theo Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội, trẻ mồ côi là một trong mười nhómtrẻ có hoàn cảnh đặc biệt (Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em năm 2004 thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàncảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiệnquyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng Từ định nghĩa này, Điều 40 đã quyđịnh: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em
bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ emnhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại;trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ emnghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật”.) Theo một nghiên cứu mới đây, Việt Nam cókhoảng trên 150.000 trẻ em mồ côi nhưng chỉ có gần 12.000 em được nuôi dưỡng tại cáctrung tâm bảo trợ xã hội (chiếm tỷ lệ chưa đến 10%) Còn rất nhiều địa phương có sốlượng trẻ mồ côi rất đông và Nhà nước hầu như không đủ sức thực hiện công tác chămsóc trẻ em mồ côi, nên họ cần phải kêu gọi sự hảo tâm của các cơ quan, cá nhân, tổ chứctrong và ngoài nước hỗ trợ trong lĩnh vực này Nhiều địa phương đã có những hoạt độngquan tâm đến các trại trẻ mồ côi như xây dựng nhà tình bạn, tủ sách thiếu nhi cho mái
ấm, khám chữa bệnh Nhiều tổ chức tôn giáo cũng thành lập các cô nhi viện và nhậnnuôi các trẻ mồ côi Tuy nhiên những trung tâm này chủ yếu mới chỉ đáp ứng được đầy
đủ vật chất cho các em như về chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ sinh hoạt…còn hỗ trợ, cung cấp kỹnăng để giúp các em sau khi ra khỏi trung tâm có thể hòa nhập tốt với cộng đồng thìkhông được chú trọng nhiều, điều này dẫn tới những khó khăn trong cuộc sống sau khirời khỏi mái ấm, trung tâm của các em Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điển cứu tại nhàtình thương Diệu Giác 6/10, Đường Trần Não, Phường Bình An, Quận 2, Tp Hồ ChíMinhvà nhận thấy vấn đề này hiện vẫn còn tồn tại Hiện nay, số lượng trẻ thiếu may mắnđến với nhà tình thương chùa Diệu Giác là 166 cháu, nhỏ nhất là 01 tháng tuổi, lớn nhất
là 16 tuổi Có 53 nam và 63 nữ Tất cả các cháu đều được tới trường học, trừ các cháu sơsinh đến 4 tuổi Tổng số lượng trẻ đang theo học các trường là 86 cháu Trong đó, trẻ họccấp I là 47 cháu ,trẻ học cấp II là 28 cháu,trẻ học cấp III là 11 cháu Tổng số trẻ chưa đếntuổi đi học là 24 cháu
Trang 7Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, chúng tôi muốn tìm hiểu những khókhăn của trẻ trước khi hòa nhập với cộng đồng và nguyên nhân dẫn đến khó khăn đó Từ
đó, nhóm sẽ đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết những khó khăn để các trẻhòa nhập tốt với cộng đồng
Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả: khó khăn của trẻ trước khihòa nhập cộng đồng là thiếu tình thương gia đình, tâm lý mặc cảm, thiếu kĩ năng sống,trình độ học vấn thấp Nguyên nhân là do ở trong nhà tình thương, trẻ được nhà tìnhthương đáp ứng đầy đủ điều kiện vật chất cho trẻ học tập vui chơi, vì thế đã tạo cho trẻtâm lý ỷ lại Mặt khác, là do nhà tình thương thiếu đội ngũ nhân lực Nhân sự trong nhàtình tương là các Ni Cô và bảm mẫu Mỗi bảo mẫu trong nhà tình thương chăm sóc 10 trẻtrong đó có 1-2 trẻ nhỏ còn lại là trẻ lớn Số bảo mẫu này đến với nhà tình thương chủyếu là bằng tình cảm của mình dành cho trẻ mồ côi chứ không được qua trường lớp đàotạo chuyên môn nào Bên cạnh đó, xã hội luôn có thái độ xem thường trẻ nên dẫn đến tâm
lý của trẻ ngày càng mặc cảm Trẻ sống thiếu tình thương yêu, giáo dục của gia đình nêntâm lý trẻ mặc cảm tự ti Ở trong nhà tình thương, trẻ rất năng động nhưng khi ra bênngoài, trẻ sống một cách khép kín, ít giao tiếp với mọi người xung quanh Chính tâm lýmặc cảm cộng thêm sự quản lý thiếu nghiêm khắc ở nhà tình thương đã khiến trẻ lườibiếng trong học tập, lao động và có suy nghĩ ngắn, hờ hợt, không biết quý trong những gìmình đang có Điều đó dẫn đến trẻ có trình độ học vấn thấp Tuy nhiên, cũng có một số
em y thức tốt nên tích cực học tập và rèn luyện kĩ năng trước khi hòa nhập cộng đồng.Nhưng số lượng trẻ có ý thức như vậy không nhiều Từ những khó khăn trên chúng tôitìm hiểu được những mong muốn của trẻ đối với cơ sở nuôi dưỡng và từ phía xã hội Trẻmong muốn đươc nhận sự yêu thương và quan tâm chăm sóc nhiều hơn tại nhà tìnhthương, tạo điều kiện tốt hơn cho các em tới trường và nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từphía cộng đồng, xã hội Từ đó, chúng tôi đưa kiến nghị về mô hình hỗ trợ trẻ cò hoàncảnh đặc biệt nhằm giúp trẻ chuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi hòa nhập cộng đồng
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trang 8Trong thời gian gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.Nhờ có chính sách đổi mới nên đời sống người dân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể
từ cuối những năm 1990 Theo thống kê Quốc Gia, GDP bình quân đầu người của ViệtNam tăng từ 156 USD vào năm 1992 lên 482 USD năm 2002, năm 2005 là 636 USD.Theo thống kê vào cuối năm 2010, GDP bình quân đầu người của nước ta là khoảng 1200USD Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo đói có xu hướng giảm mạnh Vào năm 1993, tỷ
lệ dân số sống dưới mức nghèo đói là 58%, nhưng đến năm 1998 chỉ còn 37,4%, năm
2002 còn 28,9%, và đến năm 2008 tỷ lệ này chỉ còn 14,5% Chỉ trong vòng 15 năm đã có
25 triệu người dân Việt Nam thoát nghèo Năm 2008, tại các khu vực thành thị, chỉ có3,5% số dân thuộc diện nghèo đói mặc dù giá sinh hoạt tiếp tục tăng Tỷ lệ người giàutăng mạnh do Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế đáng kể trong 20 năm qua và là mộttrong số các nước có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới1 Với những thành tựu
đã đạt được, Việt Nam là một nước có thành tích tốt trong công cuộc xóa đói, giảmnghèo Mặc dù vậy, chính sự phát triển và hội nhập nhanh chóng đó đã gây nên không ítnhững hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, trong đó phải kể đến sự phân hóa giàu nghèo, didân từ nông thôn lên thành thị ngày càng nhiều kéo theo vấn đề người già và trẻ em cóhoàn cảnh khó khăn, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội
Hiện nay, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là một trong những vấn đề mà xã hội cầnphải quan tâm đúng mức Chúng ta không còn quá xa lạ đối với những hình ảnh trẻ emđường phố bán kẹo cao su, bán vé số, đánh giày, ăn xin, lượm ve chai Qúa trình đô thịhóa diễn ra mạnh mẽ tạo điều kiện cho các luồng di dân từ nông thôn lên thành thị kiếmsống trong đó có trẻ em Tình trạng trẻ em lang thang ngày càng nhiều ở Hà Nội và Tp
Hồ Chí Minh Do đó, các em dễ trở thành nạn nhân của các hình thức bóc lột như bóc lộtsức lao động, xâm hại tình dục, vướng vào các tệ nạn xã hội Trước thực trạng này, nhiều
tổ chức xã hội trong và ngoài nước đã có những dự án hỗ trợ các em và đạt được nhiềukết quả khả quan Các tổ chức xã hội, mái ấm, nhà mở trong việc chăm sóc các trẻ cóhoàn cảnh đặc biệt thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích giúp các em hòa nhập
1 Trích: http://tuyengiao.vn/Home/kinhte/2010/11/26383.aspx
Trang 9với cuộc sống Trong các cơ sở xã hội đó, nhà tình thương Diệu Giác không phải trườnghợp ngoại lệ Ngoài việc tạo điều kiện cho các em đến trường để học kiến thức, nhà tìnhthương còn tạo ra các cơ sở dạy nghề như gỗ, may, thêu; tập huấn các kĩ năng sống, họctiếng anh ở Trường Quốc Tế để giúp các em hòa nhập cộng đồng và đạt được nhữngthành công nhất định Tuy nhiên, những khó khăn nào tác động đến trẻ trước khi hòanhập cộng đồng? Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó xuất phát từ đâu?
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “ Khó khăn của trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt trước khi hòa nhập cộng đồng” (Điển cứu tại nhà tình thương Diệu Giác: 6/10,Đường Trần Não, Phường Bình An, Quận 2, TP Hồ Chí Minh) để làm nghiên cứu.Thông qua nghiên cứu này, nhóm mong muốn đưa ra một số khuyến nghị và giải phápnhằm xây dựng một mô hình giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hòa nhập tốt hơn vớicộng đồng
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là một đối tượng nhận được nhiều sự quan tâm của
xã hội Trong thời gian qua, đã có rất nhiều công trình, đề tài, bài báo trên nhiều lĩnh vực
Trang 10khác nhau hướng đến đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đặc biệt là lĩnh vực khoahọc xã hội.
“Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hòa cảnh đặc biệt ở Việt Nam” do Bộ Lao Động
Thương Binh Xã Hội Việt Nam được sự giúp đỡ của UNICEF tổ chức biên soạn năm
2009 Bài báo cáo đã nêu ra tổng quan về tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ dễ bịtổn thương trên thế giới và ở Việt Nam Đồng thời, báo cáo còn cho chúng ta thấy cáchoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em theo Công ước Quốc Tế về quyền trẻ em ở Việt Nam,các dịch vụ hỗ trợ cho tất cả các đối tượng trẻ em như trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị lạmdụng và bóc lột tình dục, trẻ đường phố…dựa trên luật pháp, chính sách của Việt Nam
“Khả năng tái hội nhập với gia đình của trẻ lang thang và trẻ em lao động” do
Viện Nghiên cứu thanh niên thực hiện, biên soạn Đỗ Ngọc Hà và Barabara Franklin,NXB chính trị Quốc Gia Hà Nội 1999 Nghiên cứu được thực hiện tại một xã nghèo nhấtcủa huyện Ninh Thanh – Hải Dương, nơi mà 70% trẻ bỏ nhà ra đi Nghiên cứu nêu lênnhững giá trị cổ truyền, chuẩn mực, quan niệm, thái độ của trẻ về đời sống gia đình Tuynhiên, nghiên cứu chưa đưa ra những giải pháp cụ thể để giúp đỡ trẻ lang thang, trẻ laođộng sớm hội nhập với gia đình
“Nghiên cứu tình hình học nghề của trẻ em đường phố tại TP Hồ Chí Minh” do
Đỗ Văn Bình, Trần Thị Vân , Nguyễn Thị Nhật, Tống Thanh Vân (Trung tâm nghiên cứu
xã hội/ hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, SCF/UK phòng nghiên cứu tư vấn phát triển
xã hội 1995) tiến hành Nghiên cứu đã cho thấy những thuận lợi và khó khăn trong việchọc nghề của trẻ đường phố cũng như việc dạy nghề cho các em Đồng thời, qua nghiêncứu, chúng ta nắm được tình hình học nghề của trẻ em đường phố tại Tp Hồ Chí Minh.Những chính sách hỗ trợ để trẻ đường phố có được công việc phù hợp với khả năng củamình để trẻ có thể tự chăm lo cho cuộc sống của bản thân
Dương Kim Hồng và Kenichi Ohno Trẻ đường phố Việt Nam những nguyên nhân
truyền thống và nguyên nhân mới, mối quan hệ giữa các nguyên nhân này trong nền kinh
Trang 11tế đang phát triển, Diễn đàn phát triển Việt Nam tháng 7 năm 2005 Bài viết đã nêu lên
khái niệm về trẻ em đường phố Từ đó, tác giả đã phân loại trẻ đường phố Bên cạnh đó,tác giả còn điểm lại những hoạt động nghiên cứu về trẻ đường phố tại hai thành phố lớnnhất nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh Qua bài viết, tác giả đã cho chúng ta thấy đượctình hình chung của trẻ đường phố, phân tích nguyên nhân và làm rõ mối quan hệ qua lạigiữa nguyên nhân và tình trạng của trẻ đường phố Đề tài đã giúp chúng tôi có được cáinhìn tổng quan về tình hình trẻ đường phố ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh Đồng thời, đềtài đã cung cấp khá cụ thể các định nghĩa về trẻ đường phố của các tổ chức quốc tế
Nghiên cứu “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng
– những cơ sở xã hội và thách thức” của Nguyễn Hồng Thái và Phạm Đỗ Nhật Minh,
công trình đã góp phần tìm hiểu những cơ sở xã hội và thách thức của việc chăm sóc trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng Đề tài giúp chúng tôi hiểu rõ hơn nhữngkhó khăn, thách thức mà các cơ sở xã hội phải đối mặt trong quá trình chăm sóc trẻ cóhoàn cảnh đặc biệt dựa vào nguồn lực từ cộng đồng
“Nghiên cứu về trẻ em đường phố ở TP Hồ Chí Minh” NXB chính trị Quốc Gia
Hà Nội 2004, công trình đã khảo sát và phân loại trẻ em đường phố, hoàn cảnh sống củatrẻ em đường phố…Đề tài đã giúp chúng tôi biết được tình hình trẻ đường phố ở Tp HồChí Minh Thông qua đề tài, chúng tôi hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sống và những nguy cơ
mà trẻ đường phố phải đối mặt trong cuộc sống của trẻ Tuy nhiên, đề tài chưa tìm hiểumong muốn của trẻ đối với cộng đồng xã hội Vì vậy, đề tài chưa đưa ra được những giảipháp hỗ trợ cho trẻ để khắc phục những khó khăn trong cuộc sống hiện tại
“ Vai trò của nhân viên xã hội trong việc giúp các trẻ em đường phố tái hòa nhập cộng đồng” do Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội TP Hồ Chí Minh thực hiện Bài
viết cho chúng ta thấy được thực trạng trẻ đường phố tại TP Hồ Chí Minh và những khókhăn khi hòa nhập cộng đồng của trẻ đường phố Từ những khó khăn đó, chúng ta thấyđược vai trò của nhân viên xã hội trong việc giúp các em đường phố hòa nhập cộng đồng.Bài viết đã hỗ trợ cho chúng tôi trong việc tìm hiểu những khó khăn khi hòa nhập cộng
Trang 12đồng của trẻ đường phố - một trong những đối tượng thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt Bài viết giúp chúng tôi nhận thấy được vai trò của nhân viên xã hội khi làm việcvới trẻ đường phố Từ đó, chúng tôi có thể đưa ra những hoạt động phù hợp để hỗ trợ trẻđường phố nói riêng và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt nói chung trước khi hòa nhập cộngđồng Tuy nhiên, đây chỉ là bài viết ngắn, chưa lột tả hết được vai trò của nhân viên xãhội chuyên nghiên trong việc giúp đỡ trẻ em đường phố.
Dự án “Tăng cường khả năng hòa nhập của trẻ em nhập cư” của UNICEF Kết
quả nghiên cứu mới nhất được UNICEF công bố ngày 21/10/2009 cho thấy khả năng hòanhập xã hội của trẻ em và thanh niên các gia đình nhập cư là một trong những vấn đềmấu chốt đối với các nước phát triển trong suốt những năm sắp tới
Tại một số trang web như vietbao.vn hay vicongdong.vn đã nêu được các khó khăn của trẻ em mồ côi, trẻ em đường phố Trên trang diendan.bacgiangview.com đăng bài
Tìm trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ Các cơ quan, tổ chức đã tạo mọi điềukiện để giúp đỡ trẻ em về mặt vật chất và mang đến tính chất tạm thời Như trang
vietbao.vn có bài viết Tặng quà tết cho trẻ em mồ côi, đó cũng là một cách thể hiện sự
quan tâm của các tổ chức xã hội đối với các trẻ mồ côi, không gia đình người thân trongcác ngày lễ tết để chia sẻ tình thương với các em Trong khi đó, trang
binhdang.com/yeutre có bài viết Hãy yêu thương trẻ mồ côi như là lời kêu gọi mọi người hãy dành tình thương của mình đối với các trẻ em mồ côi, trẻ em đường phố Các bài viết
đã nêu lên được những khó khăn của trẻ mồ côi, trẻ đường phố và giải pháp như tặng quàcho các em vào ngày lễ tết, có những xuất học bổng cho các em vượt khó vươn lên tronghọc tập…Tuy nhiên những bài viết này chưa đưa ra tình hình của trẻ mồ côi, trẻ đườngphố ở Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến những khó khăn của trẻ trong cuộc sống, vànhững giải pháp chưa cụ thể, lâu dài để giúp các em nâng cao kĩ năng, kiến thức để các
em tự tin hơn trong việc hòa mình vào cuộc sống
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các công trình nghiên cứu trên đây đã cho thấy sựquan tâm, hỗ trợ của các cấp ban ngành đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt Tuy nhiên,
Trang 13những nghiên cứu này chỉ mới đế cập đến những nhu cầu của trẻ, hoạt động hỗ trợ chotrẻ mang tính chất thời vụ, không trọng tâm, việc học nghề của trẻ…mà chưa đề cập đếnnhững khó khăn mà trẻ gặp phải trước khi hòa nhập cộng đồng Do đó, đề tài của chúngtôi sẽ tìm hiểu và mô tả những khó khăn trẻ trước khi hòa nhập cộng đồng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những khó khăn của trẻ trước khi hòa nhập cộng đồng
- Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến khó khăn của trẻ trước khi hòa nhập vớicộng đồng
- Tìm hiểu mong muốn của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đối với cơ sở nuôidưỡng và cộng đồng – xã hội
- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệttrước khi hòa nhập cộng đồng
4 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
4.1 Ý nghĩa lý luận
- Tìm hiểu những khó khăn của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trước khi hòanhập cộng đồng Từ đó góp phần làm phong phú hệ thống lý luận, lý thuyết về vấn đềnày
- Kết quả nghiên cứu có thể làm tư liệu tham khảo thông tin học tập cho cácbạn sinh viên các khóa kế tiếp và những ai quan tâm đến đề tài này
Trang 14- Bổ sung những kiến thức cần thiết cho chuyên ngành công tác xã hội với trẻem.
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Qua đề tài này, nhóm chúng tôi mong đóng góp vào việc mô tả những khókhăn của có hoàn cảnh đặc biệt trước khi hòa nhập cộng đồng, để xã hội có cái nhìn tíchcực hơn về trẻ có hoàn cảnh đặc biệt
- Thông qua đề tài, chúng tôi hy vọng những nhà hoạt động trong lĩnh vựccông tác xã hội sẽ có những chính sách, chương trình phù hợp để giúp đỡ trẻ em có hoàncảnh đặc biệt trước khi ra hòa nhập với cộng đồng
- Từ những kết quả nghiên cứu trong đề tài, chúng tôi sẽ xác định được môhình giáo dục kỹ năng, nghề nghiệp phù hợp để giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trướckhi hòa nhập cộng đồng
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là khó khăn của trẻ có hoàn cảnh đặc biệt trước khi hòa nhập cộng đồng
7 Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: công cụ phỏng vấn sâu gồm: 14 cuộc trong đó 10 cuộc cho trẻ trong mái ấm, 1 cuộc cho người chăm sóc trẻ và 1
Trang 15cuộc cho người quản lý, 1 cuộc cho cơ sở dạy nghề, 1 cuộc cho giáo viên ở trường mà trẻđang theo học.
- Ngoài ra, đề tài còn kết hợp nghiên cứu tư liệu sẵn có và quan sát
8 Câu hỏi nghiên cứu
- Những khó khăn của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trước khi hòa nhập cộngđồng là gì?
- Những nguyên nhân tác động đến trẻ khiến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệtgặp khó khăn trước khi hòa nhập cộng đồng ?
- Mong muốn của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đối với cơ sở nuôi dưỡng vàcộng đồng – xã hội là gì?
9 Khung nghiên cứu
Khó khăn của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trước khi hoà nhập cộng đồng
Diệu Giác
Trang 1610 Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, kiến nghị
Phần nội dung gồm có ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
- Chương 2: Tổng quan về bối cảnh nghiên cứu
- Chương 3: Khó khăn của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trước khi hòa nhập cộng đồng
Trang 17PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lý thuyết tiếp cận
1.1.1 Lý thuyết hệ thống sinh thái
Lý thuyết hệ thống chỉ sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các cộng đồng
và các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân Cá nhân được xem như là bị lôi cuốn vào sự tươngtác không dứt với nhiều hệ thống khác nhau trong môi trường Theo Barker: “Hệ thống là
Trang 18một sự kết hợp các yếu tố có tính trao đổi, tương tác lẫn nhau và ranh giới dễ nhận biết”.
Hệ thống có thể mang tính vật chất, cơ học, sinh động và xã hội, hoặc kết hợp những yếu
tố này Lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ thống Có thể định nghĩa bacấp độ hệ thống như sau:
Cấp vi mô: Hệ thống này đề cập đến một cá nhân và kết hợp các hệ thống sinhhọc, tâm lý và xã hội tác động lên cá nhân ấy
Cấp trung mô: Hệ thống này đề cập đến các nhóm nhỏ ảnh hưởng đến cá nhânnhư gia đình, nhóm làm việc, và những nhóm xã hội khác
Cấp vĩ mô: Hệ thống này nói đến các nhóm và những hệ thống lớn hơn gia đình.Bốn hệ thống vĩ mô quan trọng tác động đến cá nhân là các tổ chức, các thiết chế cộngđồng và nền văn hóa
Đối với những cá nhân trong xã hội khi môi trường sống có đấy đủ tài nguyên cho
sự tăng trưởng và phát triển của họ, thì họ có xu hướng phát triển mạnh mẽ Đối vớinhững trẻ có hoàn cảnh đặc biệt thì môi trường sống lại thiếu thốn tài nguyên, từ đó sựphát triển thể chất, xã hội, tình cảm, và việc thực hiện chức năng sẽ bị ảnh hưởng Mạnglưới hỗ trợ xã hội sẽ bao gồm bạn bè, người thân, láng giềng, bạn đồng nghiệp có tácđộng rất quan trọng đến mỗi cá nhân Những trường hợp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt thiếumạng lưới hỗ trợ xã hội sẽ dẫn đến những căng thẳng cuộc sống, có hành vi đối phókhông phù hợp
Khái niệm “chỗ đứng” trong lý thuyết này nói đến địa vị hay vai trò của một thànhviên trong cộng đồng Những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khi trưởng thành cũng có nhiệm
vụ là tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội, để được mọi người nể trọng và đạt đượccảm giác ổn định về bản thân Để thực hiện được điều này bản thân những trẻ có hoàncảnh đặc biệt phải nỗ lực rất nhiều, bên cạnh đó họ cũng cần đến sự hỗ trợ của ngườikhác Lý thuyết hệ thống sinh thái đặt cá nhân vào vị trí tương tác liên tục với những
Trang 19người khác và với những hệ thống khác nhau trong môi trường và những con người và hệthống khác nhau này tác động hỗ tương với nhau.
Hơn nữa mỗi hệ thống là độc nhất, khác nhau về đặt tính và cách thức tương tác
Vì thế những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không phải là tác nhân phản ứng với các lựccủa môi trường Đúng ra họ tác động vào môi trường từ đó hình thành những đáp ứng củangười khác, nhóm khác và các thiết chế khác và của môi trường vật chất
Vì vậy việc đánh giá đúng những vấn đề của trẻ có hoàn cảnh đặc biệt để lên kếhoạch can thiệp cần xem xét tác động hỗ tương giữa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt với môitrường sống của trẻ để có những nhận định chính xác Từ đó những nhân viên xã hội cócác biện pháp phù hợp để giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hòa nhập cộng đồng
1.1.2 Lý thuyết xã hội hóa
Xã hội hóa là quá trình học tập văn hóa của một người và phong cách sống trongnền văn hóa đó Đối với cá nhân, xã hội hóa mang lại những động lực cần thiết cho hoạtđộng và tham gia xã hội Đối với xã hội, xã hội hóa là phương tiện để đạt sự tương tácvăn hóa của xã hội thông qua việc đưa các thành viên cá nhân vào các luật lệ, cách cư xử,giá trị, động lực của xã hội Đây là ý tưởng tập hợp của Clausen (1968) Từ nền tảng các
lý thuyết xã hội hóa vốn đã có từ Platon, Montaigne và Roussean, Clausen định nghĩa:
“Xã hội hóa là khiến cho con người có tính xã hội, thích hợp với xã hội”
Ely Chinoy (1961) xác định xã hội hóa gồm hai chức năng chủ yếu:
Chuẩn bị cho cá nhân những vai trò mà người ấy sẽ thực hiện, cung cấp nội dungcần thiết về thói quen tín ngưỡng, các giá trị, mẫu thức đúng về sự ứng dụng tình cảm,cách cảm nhận, các kỹ năng và kiến thức cơ bản
Truyền thông những nội dung văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác để duy trì sựbền vững và tương ứng về văn hóa
Trang 20Tự điển American Heritage đã định nghĩa xã hội hóa một cách tổng quát Xã hộihóa là “Một quá trình tương tác, nhờ đó một cá nhân đạt được sự nhận biết mình và cácchuẩn tắc, giá trị, cách cư xử và các kỹ năng xã hội thích hợp với vị trí xã hội của mình.Một hành động hoặc một quá trình hành động tạo tính xã hội”.
Xã hội hóa sẽ mang đến cho cá nhân các kỹ năng cần thiết mà xã hôi đòi hỏi, nhờcác kỹ năng đó có đủ khả năng hòa nhập vào trong xã hội mà chính anh ta đang sống vàlàm việc Qúa trình xã hội hóa có thể đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp , từ íttới nhiều Qúa trình xã hội hóa diễn ra ở ba giai đoạn đó là: giai đoạn gia đình, giai đoạnnhà trường, giai đoạn mà người ta phải thực sự bước vào đời Đây là ba tác nhân quantrọng giúp cá nhân hòa nhập vào xã hội Trong quá trình xã hội hóa của một cá nhânchúng ta cần chú ý đến việc đứt đoạn xã hội hóa thì phải “tái hóa nhập” cộng đồng mìnhđang sống, dù vậu ở đây xảy ra trường hợp nếu một cá nhân mà bị đứt đoạn quá trình xãhội hóa quá lâu thì việc tái hòa nhập thật sự là một khó khăn
Lý thuyết này cho phép chúng ta tìm hiểu và phân tích đề tài đối với trẻ có hoàncảnh đặc biệt dưới góc độ tìm hiểu những yếu tố tác động và ảnh hưởng của môi trườngsống lên trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như chúng tiếp xúc, dần dần học theo cách
cư xử của những người xung quanh, chúng học tập và làm quen để có thể thích nghi vớimôi trường sống Từ đó hình thành nên những nét đặc trưng của trẻ có hoàn cảnh đặcbiệt Có thể nói, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt do sống trong môi trường thiếu tình thương yêucủa gia đình nên trẻ cảm thấy mặc cảm tự ti về bản thân Qúa trình trước khi hòa nhập vớicộng đồng là một quá trình vô cùng quan trọng Trẻ phải trang bị cho mình những kiếnthức, kĩ năng, nghề nghiệp để khi hòa nhập với cộng đồng trẻ sẽ có cuộc sống tốt đephơn Tuy nhiên, quá trình trước khi trẻ hòa nhập với cộng đồng cũng gặp không ít khókhăn vì bản thân trẻ thiếu tình yêu thương của gia đình, trẻ mặc cảm, ỷ lại vào mọi ngườixung quanh, không có thái độ tích cực trong học tập, lao động Vì vậy, sự hỗ trợ của các
tổ chức xã hội, mái ấm, dự án… và đặc biệt là các nhân viên xã hội có vai trò và vị trí vôcùng quan trọng đối với trẻ trước khi hòa nhập cộng đồng
Trang 211.2 Các khái niệm liên quan
1.2.1 Trẻ em
Là thành viên trong xã hội nhưng khác với người lớn, trẻ đang phát triển và cần cóđược điều kiện tối ưu để phát triển Điều kiện này thay đổi theo mỗi hoàn cảnh, có mặtmạnh mặt yếu, mặt mạnh sẽ giảm bớt thiệt hại do mặt yếu gây ra Thí dụ: Con nhà nghèokhông được cha mẹ thương yêu quan tâm, mồ côi nhưng được cha mẹ nuôi hết lòng chămsóc, khuyết tật nhưng được nhà nước, cộng đồng và gia đình kết hợp tốt nên cuộc sốngđược an ủi thoải mái2
Có nhiều định nghĩa về trẻ em Theo định nghĩa của Luật Bảo Vệ Bà mẹ và Trẻ
em thì trẻ em là những công dân dưới 16 tuổi Theo Công ước Quốc Tế: trẻ em là ngườidưới 18 tuổi
Theo định nghĩa sinh học, trẻ em là con người ở giai đoạn phát triển, từ khi còntrong trứng nước tới tuổi trưởng thành
Nhìn dưới góc độ xã hội học thì trẻ em là giai đoạn con người đang học cách tiếpnhận những chuẩn mực của xã hội và đóng vai trò xã hội của mình Đây là giai đoạn xãhội hóa mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cáchcủa mỗi con người Trong đề tài, khái niệm trẻ em được hiểu là con người ở giai đoạnphát triển, từ khi còn trong trứng nước tới tuổi trưởng thành (18 tuổi)
1.2.2 Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
2004 thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn cảnh không bìnhthường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoànhập với gia đình, cộng đồng Từ định nghĩa này, Điều 40 của Luật bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em năm 2004 đã quy định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em
mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn
2 Trích: An sinh xã hội và các vấn đề xã hội Chủ biên: Nguyễn Thị Oanh, 1997, Trang 29
Trang 22nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc,nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang;trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật” Theo đó:
Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi
cư trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang
Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mấtnguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (Ông, bà nội ngoại; bố mẹnuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa Trẻ em mồ côi còn được hiểu bao gồm cả trẻ emdưới 16 tuổi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theoquy định của Bộ luật dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàntật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại), không có nguồn nuôi dưỡng
và không có người thân thích để nương tựa
Trẻ em khuyết tật là trẻ em bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặcchức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động,khiến cho sinh hoạt, học tập và lao động gặp nhiều khó khăn
Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học: Là trẻ em bị dị dạng, dị tật do hậu quảchất độc hóa học
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS: Là trẻ em đã được cơ quan y tế có thẩm quyền kết luận
bị nhiễm HIV/AIDS
1.2.3 Trẻ em đường phố
Trẻ đường phố là một trong những thuật ngữ phổ biến nhất được các tổ chức quốc
tế và các cơ quan có liên quan sử dụng cho nhóm trẻ được đề cập đến trong nghiên cứunày của chúng tôi Thuật ngữ này cũng được chấp nhận ở Việt Nam và được sử dụngchính thức trong các bộ và các cơ quan trực thuộc chính phủ Tuy nhiên, gần đây, một sốnhà nghiên cứu trong các cơ quan nhà nước của Việt Nam chuyển sang dùng thuật ngữtrẻ lang thang và kiếm sống trên đường phố Trong đề tài này, thuật ngữ trẻ đường phố
Trang 23vẫn được sử dụng vì đây vẫn là thuật ngữ đã và đang được dùng rộng rãi và phổ biến trênthế giới.
Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa trẻ đường phố Phần này sẽ giới thiệu vềmột số định nghĩa được sử dụng rộng rãi hiện nay, đó là định nghĩa của Bộ LĐTB&XH,định nghĩa của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF)
Theo Bộ LĐTB&XH, trẻ đường phố là một trong mười nhóm trẻ có hoàn cảnh đặcbiệt (Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
2004 thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn cảnh không bìnhthường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoànhập với gia đình, cộng đồng Từ định nghĩa này, Điều 40 của Luật bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em năm 2004 đã quy định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em
mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạnnhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc,nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang;trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật”) Trẻ emlang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổnđịnh, hoặc là trẻ em cùng với gia đình đi lang thang (Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dụctrẻ em, QH nước CHXHCNVN khóa XI thông qua, kỳ họp lần thứ 5 thông qua ngày 15tháng 6 năm 2004, trang 2)
UNICEF định nghĩa trẻ em đường phố là những trẻ dưới 18 tuổi dành phần lớnthời gian của mình trên đường phố Theo UNICEF, trẻ em đường phố có thể được chialàm 3 nhóm khác nhau: Trẻ sống trên đường phố, trẻ lao động trên đường phố và trẻ langthang sống cùng gia đình trên đường phố Trẻ sống trên đường phố là những trẻ đã mấtmối liên hệ cùng gia đình và phải sống một mình trên đường phố Trẻ lao động trênđường phố là những trẻ dành toàn bộ hoăc một phần thời gian trên đường phố để laođộng kiếm sống cho gia đình hoặc cho bản thân trẻ Trẻ lang thang sống cùng gia đình
Trang 24trên đường phố là những trẻ sinh sống cùng gia đình và lang thang kiếm sống trên đườngphố.
Hiện nay có hai khái niệm về trẻ đường phố được đưa ra như sau:
Thứ nhất là trẻ đường phố do chương trình mà các tổ chức phi chính phủ dành chotrẻ em và thanh niên đường phố đưa ra trong thập niên 1980: “trẻ đường phố là những trẻ
em mà đường phố ( nhà hoang, đất hoang, góc phố…) chứ không phải gia đình đã trởthành nhà thật sự của chúng, một cảnh ngộ trong đó không có sự bảo vệ, chăm sóc hayhướng dẫn của người lớn”.3
Thứ hai là sau đó UNICEF đề nghị phân biệt “trẻ em trên đường phố” (children onthe street) với “trẻ em cuả đường phố” ( children of the street) dựa trên kinh nghiệm củaChâu Mỹ La Tinh Trẻ em trên đường phố là những trẻ em mà nến móng nuôi dưỡngchúng trong gia đình ngày càng suy yếu đi khiến chúng phải chia sẻ trách nhiệm để giađình sống bằng cách làm lụng trên các đường phố và những nơi hộp họp tại đô thị Đốivới các em này, nhà không còn là trung tâm vui chơi, trao đổi và sinh hoạt hàng ngày.Tuy nhiên, dù đường phố trở nên hoạt động ban ngày của chúng, hầu như các em này đềutrở về nhà vào buổi tối Dù rằng các quan hệ gia đình của chúng có thể đang xấu dần đi,nhưng vẫn còn tồn tại và các em này vẫn sống theo quan điểm của gia đình” Còn trẻ emcủa đường phố “có một số lượng ít hơn nhiều, là những trẻ hàng ngày kiếm sống đơnđộc, không được gia đình nâng đỡ Tuy thường gọi là bị bỏ rơi, nhưng có thể chính chúng
từ bỏ gia đình do chán ngán cảnh bất an, sự ngược đãi hay đau khổ vì bạo hành, nhữngmối dây liên hệ với gia đình đã tan nát, chúng là những kẻ thật sự vô gia đình”.4
Trong đề tài, khái niệm trẻ em đường phố được hiểu là trẻ lang thang kiếm sốngtrên đường phố, không có nơi ở ổn định nên được chính quyền đưa vào cơ sở xã hội đểchăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục
3 Judith Ennnew ( 1996), “Trẻ em đường phố và trẻ em lao động” NXB Đại học Mở-Bán Công TP Hồ Chí Minh, Khoa Phụ Nữ học, Trang 29.
4 Trích: Judith Ennnew ( 1996), “Trẻ em đường phố và trẻ em lao động” NXB Đại học Mở-Bán Công TP Hồ Chí Minh, Khoa Phụ Nữ học, Trang 29.
Trang 251.2.4 Trẻ em mồ côi
Theo Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội, trẻ mồ côi là một trong mười nhómtrẻ có hoàn cảnh đặc biệt (Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em năm 2004 thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàncảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiệnquyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng Từ định nghĩa này, Điều 40 đã quyđịnh: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em
bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ emnhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại;trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ emnghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật”.)
Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mấtnguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (Ông, bà nội ngoại; bố mẹnuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa.5 Trẻ em mồ côi còn được hiểu bao gồm cả trẻ emdưới 16 tuổi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theoquy định của Bộ luật dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàntật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại), không có nguồn nuôi dưỡng
và không có người thân thích để nương tựa.6
Trong đề tài, khái niệm trẻ em mồ côi là trẻ dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹhoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt đểnương tựa Trẻ em trong nhà tình thương Diệu Giác đều là những trẻ em mồ côi bị giađình bỏ rơi trước Chùa Diệu Giác, hoặc cơ quan chính quyền đưa vào nhà tình thươngnhớ nuôi dưỡng, chăm sóc
1.2.5 Cộng đồng
5 Trích: khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
6 Trích: khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
Trang 26Khái niệm cộng đồng là một khái niệm được hình thành và phát triển trong quátrình lịch sử Fesdinant Tonnies, nhà xã hội học người Đức (1887) đã đưa ra khái niệmcộng đồng truyền thống và mối quan hệ giữa xã hội và cộng đồng Theo F.M.Charton(1989) (Sociology Aconceptual approach, second edition – Allyn anh Bason): cộng đồng
là một thuật ngữ dùng để mô tả một tổ chức xã hội có trình độ cao trong tổ chức và hoạtđộng Nó là một nơi, một thực thể địa lý, giống như một làng, một thành phố, hay mộttrung tâm Một cộng đồng là một tổ chức xã hội có quan tâm đến những như cầu cơ bảnnhư kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, chính trị… của các thành viên của mình…
F.H.Fichter khi nói về cộng đồng hoàn chỉnh, cho rằng cộng đồng có 4 yếu tố :Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác, tương quan mặt đối mặt,tương quan thân mật
Có sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc nơi cá nhân trong những nhiệm vụ và côngtác xã hội của tập thể
Có sự hiến dâng trong tinh thần hoặc dấn thân đối với những giá trị được tập thểcoi là cao cả và có ý nghĩa
Một ý thức đoàn kết với những người trong tập thể
Như vậy khái niệm cộng đồng là một thuật ngữ đa nghĩa Chẳng hạn, xét về phạm
vi không gian, các loại hình cộng đồng có thể co dãn từ cộng đồng nhân loại/ thế giớinhỏ, dẫn đến cộng đồng quốc gia Về mặt lĩnh vực, có thể cộng đồng tôn giáo, cộng đồngdân tộc, cộng đồng kinh tế, cộng đồng nông thôn…xong, dù khác nhau bao nhiêu đi nữathì cộng đồng cũng có một điểm chung Cộng đồng là một từ dùng để chỉ một nhómngười có cùng sở thích hoặc cùng cư trú trong một vùng lãnh thổ nhất định Trong cộngđồng thường có những quy tắc chung được mọi người thống nhất thực hiện Một cáchtổng quát nhất, cộng đồng xã hội là một quần thể người mà trong đó các thành viên liên
hệ với nhau và liên hệ với quần thể, tạo thành một cấu trúc xã hội nhất định Nói khác đi,cộng đồng là một nhóm người sống cùng với nhau như một đơn vị xã hội nhỏ trong một
Trang 27đơn vị xã hội lớn hơn, chia sẻ những tập quán, lợi ích, đặc điểm hoặc niềm tin giốngnhau Như vậy, thuật ngữ cộng đồng xã hội thường bao hàm khái niệm cộng đồng dân cư(cùng sinh sống trong một đơn vi nhất định) lẫn cộng đồng chức năng ( cùng có chungnhững mối quan tâm cơ bản) Trong đề tài này, khái niệm cộng đồng được hiểu là cộngđồng xã hội có cùng sinh sống trong một đơn vị nhất định và có chung những mối quantâm như giáo dục, văn hóa, y tế, việc làm, lao động.
1.2.6 Hòa nhập cộng đồng
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ, NXB Đà Nẵng 2005:
Hoà nhập là tham gia hòa vào để không có sự tách biệt
Tái hòa nhập là tham gia hòa vào để không có sự tách biệt nhưng trước đó đã có
sự tách biệt
Hòa nhập xã hội là một quá trình trong đó các phần tử mới được tiếp nhận vào một
hệ thống sao cho sau đó chúng không khác gì những phần tử cũ
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 2.1 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
2.1.1 Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển nền kinh tế cùng với các nước trongkhu vực và trên toàn thế giới Với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ViệtNam đã và đang phấn đấu trở thành một nước cong nghiệp vào năm 2020 Việt nam lànền kinh tế lớn thứ 60 trong nền kinh tế thành viên của Quỹ tiền tệ Quốc tế xét theo quy
mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng thứ 133 xét theo tổng sảm phẩmnội địa danh nghĩa bình quân đầu người Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào
Trang 28xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng
ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam làquốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, Tổ chức thương mại thế giới WTO(7/2007),Quỹ tiền tệ quốc tế IMF… Đất nước ta thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội năm 2010 trong bối cảnh kinh tế thế giới vừa ra khỏi giai đoạn khó khăn nhất trongcuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái, bước đầu phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều khókhăn thử thách Mặc dù sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu phục hồi chậm nhưng kinh tếnước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy thoái và có mức tăng trưởng khá cao Sản xuấtnông nghiệp trong tháng 2/2011 tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa và rau màu
vụ đông xuân trên cả nước Tính đến trung tuần tháng 2/2011, cả nước đã gieo cấy được2580,7 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 94,1% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phươngphía Bắc gieo cấy 673,9 nghìn ha, bằng 76,2%; các địa phương phía Nam gieo cấy1906,8 nghìn ha, bằng 102,6% Tính chung hai tháng đầu năm 2011, giá trị sản xuất côngnghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 130,9 nghìn tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng
kỳ năm 2010, bao gồm: Khu vực kinh tế Nhà nước đạt 26,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7%(Trung ương quản lý đạt 21,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4%; địa phương quản lý đạt 5 nghìn
tỷ đồng, tăng 5,2%); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt 48,7 nghìn tỷ đồng, tăng 17%;khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 55,5 nghìn tỷ đồng, tăng 16,6% Thu hút đầu tưtrực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 22/02/2011 đạt 1558 triệu USD, bằng 68% cùng
kỳ năm 20107 Nhờ vậy nên nền kinh tế Việt nam trong những năm gần đây đã phát triểnmột cách nhanh chóng Trong những năm trở lại đây sự phát triển về kinh tế của nước ta
đã kéo theo nhiều cơ hội việc làm cho người dân, tạo thu nhập ổn định cho đại bộ phậndân số nước ta GDP tăng mạnh, đến năm 2010 khoảng 1200 USD Đời sống người dânđược nâng cao rõ rệt, đặc biệt là người dân sống ở các thành phố lớn Bên cạnh sự pháttriển kinh tế thì văn hóa nước ta cũng có sự phát triển sâu sắc Một mặt tiếp thu nền vănhóa hội nhập của thế giới nhưng mặt khác cũng phát huy và kế thừa nền văn hóa truyềnthống Nước ta còn đẩy mạnh phát triển và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc,tạo điều kiện cho nền văn hóa nước nhà hội nhập một cách dễ dàng và có chỗ đứng trong
7 Trích: Tổng cục thống kê năm 2010.
Trang 29nền văn hóa thế giới Chỉ mới trong vài năm trở lại đây, với quá trình công nghiệp hóahiện đại hóa, nước ta đã đạt được những thành quả to lớn đưa Việt Nam trở thành mộtnước phát triển8.
2.1.2 Những thành tựu của TP Hồ Chí Minh khi hòa nhập kinh tế quốc tế
Hòa chung với sự phát triển của cả nước, TP Hồ Chí Minh trong những năm gầnđây cũng đạt rất nhiều thành quả to lớn đưa Việt Nam thành một nước có nền kinh tế pháttriển mạnh Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn của nước ta hiện nay đã vàđang có sự chuyển biến mạnh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội
Kết quả kinh tế - xã hội thành phố trong năm 2010 đã đạt được những thành tíchđáng kể, phần lớn các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Tổngsản phẩm (GDP) trên địa bàn cả năm 2010 ước đạt 414.068 tỷ đồng, tăng 11,8% so năm
2009 Tăng trưởng công nghiệp năm 2010 đạt 10,6 % so với năm 2009 Giá trị sản xuấtnông lâm, thủy sản năm 2010 đạt 8.911,5 tỷ đồng, tăng 5,7% so năm trước; trong đó giá trịsản xuất nông nghiệp chiếm 77%, tăng 3,9%, lâm nghiệp tăng 5,8%, thủy sản tăng 9,7% Giátrị sản xuất nông nghiệp đạt 6.927,3 tỷ đồng trong năm 2010, tăng 3,9% so năm trước.Ngành trồng trọt chiếm 33,7% trong tổng số, tăng 2,8%, Ngành chăn nuôi chiếm 57,5%,tăng 5,2% Năm 2010, tổng vốn đầu tư trên địa bàn ước thực hiện 173.492 tỷ đồng, so vớicùng kỳ tăng 20,8%; vượt 0,9% so kế hoạch năm và bằng 41,5% GDP9 Các thị trường lớnnhư: Mỹ, Đông Âu, Nhật Bản, nước ta còn mở rộng và phát triển mạnh ở thị trườngASEAN, EU,…Mặt khác, TP HCM là cửa ngõ trọng yếu của khu vực và đó cũng là cầunối trọng yếu để giao thương nước ta ra thị trường khu vực và thế giới
Trong nhiều năm trở lại đây, bên cạnh phát triển mạnh mẽ về kinh tế, thì TP.HCMcũng có một nền giáo dục phát triển không kém Tỷ lệ lao động có trình độ cao chiếm tỷ
lệ lớn trong ngành công nghiệp, chỉ số phát triển con người (HDI) cũng tăng nhanh và
8 Trích: Tổng cục thống kê năm 2010.
9 Trích: Tổng cục thống kê năm 2010.
Trang 30cao hơn chỉ số HDI trung bình của cả nước Tỷ lệ phổ cập giáo dục chiếm tỷ lệ cao của cảnước, đời sống người dân được nâng cao rõ rệt10.
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế nên TP HCM đã thu hút được một lượngdân cư từ các vùng khác di cư đến góp phần làm phong phú thị trường lao động của thànhphố Với tốc độ phát triển như vũ bão của nền kinh tế TP HCM đã kéo theo sự di cư ồ ạtcủa một khối lượng dân lớn, bên cạnh làm cho lực lượng lao động phong phú thì điều đócòn làm nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết
2.1.3 Hậu quả của việc phát triển kinh tế - xã hội
Bên cạnh những kết quả đạt được,trong những năm qua KT - XH của Việt Namnói chung và ở Tp HCM vẫn còn nhiều tồn tại và yếu kém Cùng với công cuộc đổi mớiđất nước, những vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng tăng Sự phát triển kinh tế thị trường điđôi với khủng hoảng, thất nghiệp, phân hóa bất bình đẳng đặt ra yêu cầu đảm bảo đờisống cho những người yếu thế có được cuộc sống bình thường trong xã hội ngày càngtăng lên Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, có những thành phầnkinh tế đã thể hiện tốt vai trò của mình, song cũng có những thành phần kinh tế còn bộc
lộ những hạn chế, yếu kém Cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể được coi là mộtthành phần kinh tế của chủ nghĩa xã hội mặc dù được xác định là cùng với kinh tế nhànước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, song sự pháttriển của kinh tế tập thể còn nhiều hạn chế: hoạt động chưa có hiệu quả, cơ sở vật chất –
kỹ thuật còn lạc hậu, tỷ trọng GDP liên tục giảm
Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượtqua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia Điều này sẽ dẫn đến nhiềutiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia Bêncạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giángày càng leo thang
10 Trích: Tổng cục thống kê năm 2010.
Trang 31Hiện nay giáo dục đang lao đao trước quy mô đào tạo mở rộng và tác động tiêucực của làn sóng thương mại hoá Dạy thêm học thêm tràn lan, thi cử nặng nề, mua bằngbán điểm, lạm phát tiến sĩ, giáo sư, càng làm cho “tập hồ sơ” giáo dục mỗi ngày một dàythêm.
Về văn hóa: hiện nay nhiều nền văn hóa khác nhau được du nhập vào Việt Nammột cách không chọn lọc nên tạo ra nhiều lối sống không lành mạnh,suy thoái đạo đứcdiễn ra ngày càng nhiều, làm cho nền văn hóa truyền thống tốt đẹp ngày càng mất dần và
tệ nạn xã hội thì gia tăng Do lối sống thoáng hơn nên tình trạng quan hệ tình dục trướchôn nhân và nạo phá thai rất nhiều Rồi có thai ngoài ý muốn và bị phụ tình khiến ngườiphụ nữ không đủ can đảm để nuôi con va vứt bỏ chúng cho các trung tâm mái ấm chămsóc Điều này làm tăng tình trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở trong xã hội
Khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại làm tăng năng suất lao động, mang lại hiểuquả kinh tế cao, các khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên khắp nơi nhưng bên cạnh đó
là vấn đề ô nhiễm môi trường
Nguồn nhân lực thì trẻ nhưng thiếu kinh nghiệm và không có trình độ chuyênmôn Vì vậy, chất lượng sản phẩm làm ra không có tính cạnh tranh cao Dòng dân di cưlên thành thị quá lớn nhưng lại không có tay nghề nên thiếu việc làm và lương thấp Từ
đó nghèo khổ cứ vây bám và đó cũng là nguyên nhân làm cho gia đình xảy ra nhiều lụcđục vì cơm áo gạo tiền
Kinh tế phát triển, những ông bố, bà mẹ luôn phải bận rộn với công việc và không
có thời gian quan tâm tới con cái, lúc đó con cái dễ bị sa vào những cái xấu, sa vào tệ nạn
xã hội do thiếu sự quan tâm và định hướng từ bố mẹ
2.2 Trẻ em có hoàn cảnh đặc bệt tại Việt Nam
2.2.1 Tình hình trẻ em có hòa cảnh đặc biệt tại Việt Nam
Theo giáo sư - tiến sĩ khoa học Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáodục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: Theo báo cáo của các
Trang 32địa phương, cả nước hiện có khoảng 3,2 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ emnghèo Trong đó, số trẻ em khuyết tật khoảng 1,2 triệu, trẻ em mồ côi khoảng 147 ngàn,trẻ em lang thang khoảng 12 ngàn, trẻ em nhiễm HIV khoảng 12,5 ngàn, trẻ em lao độngsớm khoảng 27 ngàn, trẻ em nghiện ma túy khoảng 5,7 ngàn, có 247 trẻ em bị xâm hạitình dục"11.
Chính sách hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã được thay đổi nhiềulần để phù hợp với thực tế Tiến sĩ Nguyễn Hải Hữu, Vụ trưởng Vụ Bảo trợ xã hội, BộLĐTB&XH cho biết: "Theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP, hầu hết trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi,tàn tật nặng, bị HIV/AIDS đều được hưởng trợ cấp từ 120 - 360 nghìn đồng Hằng năm
có trên 3 triệu học sinh được miễn giảm học phí, cấp phát sách vở, hàng chục nghìn emđược cấp học bổng tổng trị giá 300 tỉ đồng, trên 1 triệu trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt được tiếp cận với dịch vụ y tế miễn phí, hàng ngàn trẻ em lang thang được tạoviệc làm, hỗ trợ hồi gia " 12
Tuy nhiên, cũng theo ông Nguyễn Hải Hữu, thì nguồn lực để thực hiện các chínhsách và chương trình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn hạn chế kể cả cấp trungương và địa phương, vì tổng nguồn lực dành cho trợ giúp xã hội của nước ta chỉ chiếm0,2 - 0,3% chi tiêu của Chính phủ (giai đoạn 2001 - 2006), trong khi đó các nước trongkhu vực đạt mức bình quân 2%, có nước đạt mức 3,5% Bà Lê Thị Thanh Nhã, đại diện
Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Tp HCM bức xúc: "Mức trợ cấp tối thiểu 120.000đồng/em/tháng là không thể xoay xở nổi trong điều kiện đắt đỏ hiện nay Tính trung bình
có vài nghìn đồng/ngày thì không thể ăn đủ no chứ đừng nói tới đủ chất ở Tp HCM" BàNhã đề nghị cần phải có mức trợ cấp phù hợp với từng địa phương Cũng cùng quan điểmtrên, đại diện trường Giáo dưỡng số 4 thuộc cục V26 Bộ Công an, nơi quản lý, giáo dục,dạy nghề cho trẻ em vi phạm pháp luật cho biết: "Các em học sinh ở trường đều đang tuổi
ăn tuổi lớn, nhưng hiện tại chế độ ăn của 1 học sinh quy ra giá thị trường tại địa phương
là 190.000đ/tháng thì chưa đáp ứng đủ" Chính sách đã là như thế, nhưng mỗi địa phương
11 Trích: http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Hon-3-trieu-tre-em-can-duoc-tro-giup/45266474/111/.
12 Trích: http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Hon-3-trieu-tre-em-can-duoc-tro-giup/45266474/111/.
Trang 33lại áp dụng theo cách hiểu riêng Bác sĩ Nguyễn Trọng An, Phó vụ trưởng Vụ Trẻ em (BộLĐTB&XH) cùng chia sẻ về một trường hợp mà ông chứng kiến khi làm việc ở tỉnh TháiNguyên: một bà cụ nuôi 2 cháu mồ côi do bố mẹ đều chết vì bệnh AIDS nhưng khôngđược nhận trợ cấp vì chính quyền nói là bà có 1 triệu tiền lương hưu, chia cho 3 người làhơn 300 ngàn rồi, không phải diện nghèo Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, Phó trưởng khoaGiáo dục đặc biệt trường ĐH Sư phạm TP HCM cho biết: "Hiện cơ sở vật chất của nhiềutrường chuyên biệt cho trẻ em khuyết tật xuống cấp, có nơi 1 lớp 20 em mà chỉ có 12m2.Nhà trường rất bức xúc, nhưng đưa ý kiến lên Sở Giáo dục thì Sở cũng chịu vì UBND
Tp HCM chưa có quyết định chính sách như thế nào để xây trường, phải đợi thôi Giáoviên dạy trẻ khuyết tật ngoài lương còn có thêm 70% trợ cấp, nhưng tổng số vẫn là rấtthấp Khi phỏng vấn trên 1.000 giáo viên đang dạy ở các trường chuyên biệt, trên 80%các thầy cô giáo nói là nếu lương còn thấp như thế này thì họ phải chuyển sang ngànhkhác thôi" Cũng theo bà Kim Anh, công tác nghiên cứu về giáo dục trẻ khuyết tật cũngchưa được quan tâm từ trung ương tới địa phương: "Trước đây, Viện Nghiên cứu giáodục phía Nam có trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật, sau đó trung tâm này giảitán, chuyển nhân sự về bộ môn giáo dục đặc biệt của trường ĐH Sư phạm Tp HCM.Chúng tôi vừa nghiên cứu, vừa giảng dạy, vừa tập huấn đào tạo giáo viên với kinh phí eohẹp" Ngoài ra, nhiều ý kiến khác cũng được đưa ra thảo luận như: chương trình học dànhriêng cho trẻ em khuyết tật chưa có; tình hình trẻ em bị buôn bán và xâm hại; chăm sóc,nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa Ông Đào Trọng Thi cho rằng chính sáchmang tính tổng quát, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ dành cho tất cả trẻ em có hoàn cảnh đặcbiệt, nhưng vì ngân sách chi có hạn, nên khi thực hiện cần đánh giá chính xác tình hìnhkinh tế của từng đối tượng để sự trợ cấp tới với người thực sự cần Ông cũng nhấn mạnhviệc cần huy động nhiều hơn nữa sự tham gia của xã hội vào hoạt động trợ giúp trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt; trợ cấp trực tiếp đến tay đối tượng thụ hưởng13
2.2.2 Tình hình trẻ em đường phố tại TP Hồ Chí Minh
13 Trích: http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Hon-3-trieu-tre-em-can-duoc-tro-giup/45266474/111/
Trang 34Theo khảo sát mới nhất của Sở LĐ-TB&XH, hiện TP có hơn 10.000 trẻ lang thangkiếm sống trên các đường phố, nhiều nhất vẫn là các em đến từ miền Trung, miền Bắc;trong đó hơn 5.000 em không biết chữ hoặc bỏ học Ông Lê Chu Giang, Trưởng phòngBảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB&XH) cho biết, trung bình mỗi năm TP thu gom khoảng 500trẻ lang thang xin ăn, phần lớn đến từ các tỉnh, thành khác Riêng từ đầu năm 2010 đếnnay, TP đã thu gom gần 300 trẻ lang thang xin ăn, sau đó các em được đưa về Trung tâm
Hỗ trợ xã hội TP để phân loại Những em nào được gia đình bảo lãnh sẽ trả về địaphương để gia đình tiếp tục nuôi dưỡng; còn những em không có gia đình, hoặc gia đìnhkhông bảo lãnh thì đưa về Trung tâm Giáo dục dạy nghề thanh, thiếu niên TP để đào tạonghề và giới thiệu nơi làm việc ổn định14 Những con số này cho thấy số trẻ đường phốmới xuất hiện hàng năm nhiều hơn số lượng trẻ từ bỏ cuộc sống trên hè phố hoặc nhữngđối tượng không còn được coi là trẻ đường phố nữa khi chúng đã trưởng thành hơn Báocáo thống kê hàng năm của Bộ LĐTB&XH cũng chỉ ra rằng trẻ đường phố thường tậptrung ở hai đô thị lớn là Hà Nội và TP HCM Mặc dù trải qua những sự kiện lớn của cảnước như Seagames 22, số lượng trẻ đường phố có tạm thời giảm xuống, Theo thống kêcủa Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em Việt Nam, tính đến tháng Sáu năm nay, cả nướccòn khoảng trên 9.000 trẻ em lang thang, giảm khoảng 10.000 trẻ so với tháng 8/2003 Sốliệu trên được đưa ra tại hội nghị sơ kết một năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng vềChương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạmtình dục và trẻ em phải lao động trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, tổ chức tại QuảngNgãi ngày 16/8 Nhằm tạo điều kiện cho trẻ em lang thang có điều kiện hòa nhập với đờisống cộng đồng, từ năm 2004 đến nay Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã vận động được
47 tỷ đồng để hỗ trợ cho nhiều hoạt động vì trẻ em lang thang, trong đó có các dự án dạynghề và giải quyết việc làm mang lại nhiều hiệu quả Để khắc phục tình trạng trẻ em táilang thang và trẻ em lang thang mới phát sinh, hội nghị đã đề ra một số chương trìnhhành động cụ thể cho thời gian tới như lồng ghép các chính sách phát triển kinh tế - xã
14 Trích: http: goc.htm
Trang 35hanoimoi.com.vn/newsdetail/Xa-hoi/372896/giai-quyet-tinh-trang-tre-lang-thang-phai-bat-dau-tu-hội để giải quyết có hiệu qủa tình trạng trẻ em lang thang; cập nhật những biến động đốivới trẻ em lang thang, trẻ em có nguy cơ lang thang; phân loại các nhóm đối tượng cầnđược can thiệp để có biện pháp trợ giúp kịp thời15
Trẻ đường phố hiện đang là vấn đề bức xúc của xã hội Việt Nam nói chung cũngnhư của Tp HCM nói riêng Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường đã đưa Tp.HCM trở thành một thành phố phát triển năng động nhất cả nhất cả nước Trong khoảngmột thập niên vừa qua Tp HCM đã có một tiến trình đô thị hóa nhanh và mạnh làm thayđổi nhiều đến đời sống vật chất và tinh của người dân cũng như cảnh quan đô thị Bêncạnh những thành tựu về kinh tế - xã hội, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều nhữngkhó khăn và thách thức nảy sinh từ mặt trái của quá trình phát triển kinh tế xã hội nhưphân tầng xã hội, quá trình đô thị hóa không đồng bộ, môi trường bị xuống cấp, thấtnghiệp, người già neo đơn, tệ nạn ma túy, sự gia tăng trẻ đường phố…Theo khảo sát mớiđây của Sở LĐTB&XH, Tp Hồ Chí Minh có trên 10.000 trẻ lang thang kiếm sống trêncác đường phố không nhà, không có nơi che chở hay được chăm sóc, nhiều nhất là các
em đến từ miền Trung, miền Bắc Trong đó, hơn 5.000 em không biết chữ hoặc bỏ học.Khoảng 28% số trẻ sống trên đường phố là bé gái Những trẻ em này dễ bị tổn thương và
là nạn nhân bị bóc lột lao động, HIV/AIDS, lạm dụng tình dục và bị đối xử tàn tệ Hằngnăm có gần 500 em được tổ chức hồi hương, nhưng số trẻ đó về thành phố vẫn gấp đôicon số này Mục đích cơ bản của trẻ đường phố là hoạt động tự kiếm tiền để nuôi sốngbản thân và điều này không hề dễ dàng đối với chúng Không nghề nghiệp, túng quẫn nêntrẻ dễ rơi vào các công việc phạm pháp Thực tế, đi giao ma túy, mại dâm, cướp vặt… lànhững “việc” mà nhiều trẻ đường phố làm nhất, hoặc tự nguyện, hoặc bị cưỡng ép Trẻcũng phải chịu áp lực, đe dọa từ nhiều đối tượng: là đối tượng thu gom của công an, bịkhống chế bởi các nhóm “anh chị” Cuộc sống vất vưởng, bấp bênh với thân phận yếuhèn cũng làm cho các em có cảm giác lo sợ, luôn sống trong trạng thái không được antoàn Các nhà khoa học, nhà quản lý đều cho rằng thời gian tới số trẻ lang thang kiếmsống trên đường phố tại Tp HCM rất khó giảm và cũng sẽ biến tướng sang các hoạt động
15 Trích: http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Hon-3-trieu-tre-em-can-duoc-tro-giup/45266474/111/
Trang 36khác Thực tế số trẻ lang thang chỉ giảm trong từng đợt tập trung của Tp, nhưng sau đó sẽtăng lại; hoặc có thể không giảm mà chạy dạt ra các quận ven Tại buổi nghiệm thu đề tàikhoa học “Nghiên cứu các giải pháp về tình trạng trẻ em lang thang đường phố tại Tp.HCM” chiều 11-10-2004, nhóm thực hiện nghiên cứu này cho biết Tp HCM có số lượngtrẻ lang thang kiếm sống nhiều nhất so với các tỉnh, Tp khác Chỉ số tăng cơ học trẻ langthang kiếm sống tại Tp từ năm 1997 đến nay tăng bình quân 6%/năm Tp HCM thựchiện hồi gia khoảng 500 em/năm, nhưng số trẻ em lang thang tới Tp luôn cao gấp đôi sốcác em hồi gia Theo thống kê, vào thời điểm năm 2003 Tp HCM có khoảng 8.500 trẻlang thang kiếm sống (70% là từ các tỉnh, thành khác đến) Nhóm nghiên cứu kiến nghị
TP HCM cần dành ngân sách cho việc miễn giảm phí dạy nghề; kiến nghị Thủ tướng chomiễn 100% học phí thay vì 50% như hiện nay; ưu đãi cho nhà đầu tư bỏ vốn vào các địaphương nghèo để tạo việc làm cho dân tại chỗ, giảm lượng lao động di chuyển về các Tplớn Ngoài ra, cần tạo cơ chế để tháo gỡ các khó khăn cho các cơ sở bảo trợ xã hội ngoàicông lập, các mái ấm, nhà mở16
2.2.3 Tình hình trẻ em mồ côi tại Tp Hồ Chí Minh
Hiện nước ta có khoảng 160.000 trẻ em mồ côi, trong đó có 88.000 em không cònnơi nương tựa, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn Trong số 88.000 em đó, Nhà nước đã giảiquyết trợ cấp xã hội thường xuyên khoảng 60.000 em, bao gồm: 10.000 em đang đượcnuôi dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở bảo trợ xã hội với mức trợ cấp thấp nhất 240.000đ/em/tháng; gần 50.000 em hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng, với mức trợcấp tối thiểu 120.000đ/em/tháng và số còn lại do họ hàng, cộng đồng cưu mang hoặcđược nhận làm con nuôi17
Nhận thức việc giải quyết vấn đề trẻ em mồ côi, trẻ lang thang vừa là nhiệm vụthường xuyên, lại vừa có tính chất lâu dài trong những năm qua, công tác này đã và đang
16 Trích : http://cenforchil.org.vn/vn/detail/?gid=30&tid=97&cid=599.
17 Trích: trang-va-giai-phap/language/vi-VN/Default.aspx
Trang 37http://www.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/38186/seo/Tre-em-mo-coi-va-tre-lang-thang-Thuc-được ngành LĐTB&XH đặc biệt quan tâm, giải quyết Trên giác độ quản lý Nhà nước,
Bộ đã tăng cường công tác xây dựng, trình ban hành nhiều chế độ chính sách để phòngngừa nhóm đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn phải đi kiếm sống như người tàn tật,người già cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (bao gồm cả trẻ em mồ côi), trẻ
em lang thang, người bị thiên tai bão lụt, người nghèo Đặc biệt, gần đây Bộ đã thammưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chínhsách trợ giúp các đối tượng xã hội; Nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 25/2001/NĐ-CPngày 31-5-2001 về ban hành quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội BộLĐTB&XH cũng đã xây dựng và đang thực hiện các đề án để trợ giúp trực tiếp các đốitượng trẻ em như: Đề án Chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật, trẻ em
bị nhiễm chất độc hoá học và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn2005-2010 ( Gọi tắt là Đề án 65); Xây dựng Đề án Ngăn ngừa và giải quyết vấn đề trẻ emlang thang kiếm sống để thực hiện Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg và chỉ đạo các địaphương xây dựng đề án, hoặc kế hoạch giải quyết vấn đề trẻ em lang thang tại địaphương Được sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chínhphủ , Bộ LĐTB&XH đã triển khai hàng loạt các hoạt động có tính chiến lược, tạo tiền
đề và cơ sở giải quyết vấn đề trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang một cách bền vững Đó làphối hợp với UNICEF nghiên cứu xây dựng các mô hình mới về chăm sóc trẻ em dựavào cộng đồng như: nhà xã hội, nhà bán trú, ngôi nhà nhỏ trong các Trung tâm bảo trợ xãhội, nhằm để chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS tạicác tỉnh như Bến Tre, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Gia Lai, Kon Tum, Hưng Yên,Yên Bái và Lào Cai; Phối hợp với Uỷ ban Châu Âu thực hiện dự án Hỗ trợ trẻ em langthang hồi gia, tái hoà nhập cộng đồng ở 10 tỉnh, thành trọng điểm về trẻ em lang thang là:
Tp HCM, Hà Nội, Khánh Hoà, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Thừa ThiênHuế, Quảng Ngãi, Phú Yên trong thời gian 3 năm từ 2005-2007; Xây dựng cơ sở dữ liệuquản lý đối tượng, chỉ đạo các Sở trong việc lập sổ quản lý đối tượng trẻ em lang thang,
mồ côi và bảo trợ xã hội ở cấp xã, phường; Nhờ nguồn trợ giúp của các tổ chức phiChính phủ quốc tế, việc phát triển kinh tế các gia đình có trẻ đi lang thang, trẻ em cónguy cơ được mở rộng Việc giữ chân các em không bỏ gia đình được thực hiện thông
Trang 38qua hàng loạt các dự án tại các địa phương có đông trẻ em đi lang thang như: Các dự ánngân hàng bò (Hưng Yên, Hà Nam, Hà giang, Đà Nẵng, Cần Thơ), Dự án dạy nghềtruyền thống cho các em (Hoài Đức, Hà Tây, Thanh Hoá…), Dự án nuôi dưỡng trẻ em tạicộng đồng (Đà Nẵng, Cần Thơ) 18
2.3 Tổng quan về nhà tình thương Diệu Giác
Nhà tình thương Diệu Giác được thành lập vào năm 1989 nằm trong khuôn viênchùa Diệu Giác, cách xa lộ Hà Nội 1000 mét, thời gian đầu mới thành lập, chưa một aibiết đến, những sư cô ở đây đã vất vả thật nhiều từ những công việc làm bánh, làmnhang, làm đồ cơm chay…tự túc nuôi dưỡng các cháu dưới mái nhà tranh dột nát Có lẽ
“tiếng lành đồn xa’’ từ từ cũng nhiều người biết đến, rồi cùng chia sẻ và giúp đỡ chùanuôi nấng và dạy dỗ các trẻ mồ côi hiện đang sống trong chùa Nhờ đó, chùa đã tồn tại vàphát triển hơn 20 năm nay Năm 1992, nhà tình thương được công nhận và chịu sự quản
lý của Sở LĐTB&XH, Thành hội Phật giáo, UBND Quận 2
Đối tượng chính trong nhà tình thương là trẻ em mồ côi Hiện nay, số lượng trẻthiếu may mắn đến với nhà tình thương chùa Diệu Giác là 166 cháu, nhỏ nhất là 01 thángtuổi, lớn nhất là 16 tuổi có 53 nam và 63 nữ Tất cả các cháu đều được tới trường học,trừ các cháu sơ sinh đến 4 tuổi Tổng số lượng trẻ đang theo học các trường là 86 cháu.Trong đó, trẻ học cấp I là 47 cháu, trẻ học cấp II là 28 cháu, trẻ học cấp III là 11 cháu.Tổng số trẻ chưa đến tuổi đi học là 24 cháu Cấp I học ở trường Tiểu học An Phú, cấp IIhọc ở trường Trung học cơ sở Lương Đình Của, trường Trung học cơ sở Bình An, cấp IIIhọc ở trường Trung học phổ thông Thủ Thiêm Kinh phí học tập của các trẻ do nhà tìnhthương tự lo, không có chính sách hỗ trợ Ngoài việc học trên trường, trẻ còn được họcthêm, phụ đạo những môn yếu, được đến trường Quốc Tế để học tiếng anh và kiến thức
xã hội Bên cạnh cho các em học phổ thông nhà tình thương còn tạo điều kiện cho cáccháu học nghề theo nguyện vọng để giúp các cháu có việc làm ổn định khi đến tuổi raviện Nhà tình thương còn mở các xưởng in, xưởng may, thêu để cho các em học nghề
18 Trích: trang-va-giai-phap/language/vi-VN/Default.aspx
Trang 39http://www.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/38186/seo/Tre-em-mo-coi-va-tre-lang-thang-Thuc-sau khi ra việc Tổng số lượng trẻ học nghề tại nhà tình thương là 20 cháu Tổng số trẻ raviện là 12 trẻ đã có gia đình và công việc ổn định.
Cơ sở vật chất đã hơn 20 năm qua có phát triển hơn so với ngày đầu thành lập, tuynhiên số lượng trẻ vào nhà tình thương Diệu Giác ngày càng tăng, nhu cầu về cơ sở vậtchất ngày càng cao Cơ sở vật chất của chùa còn một số hạn chế với số lượng trẻ là 132cháu nhưng chỉ có 2 phòng ăn, 4 phòng nam, 3 phòng nữ,1 phòng y tế để khám và chữabệnh định kỳ cho các cháu,3 phòng học ,1 phòng thư viện và một phòng truyền thống.với tổng số nhân viên là 21 người Trong đó, giáo dục viên 5 người, y tá 1 người, thư ký
1 người, bảo mẫu và tạp vụ 18 người
Kinh phí hoạt động của nhà tình thương tập trung chủ yếu vào quán cơm chay(chiếm 40%), phát hành sách, làm tăm, thêu, may chiếm 20%, còn lại là sự hổ trợ của cácmạnh thường quân, ân nhân trong và ngoài nước
CHƯƠNG 3 KHÓ KHĂN CỦA TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
TRƯỚC KHI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG 3.1 Khó khăn của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trước khi hòa nhập cộng đồng
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phải đối mặt với những khó khăn và thách thứctrong cuộc sống Các em là nhóm người thường phải đối mặt với tệ nạn xã hội, bất bìnhđẳng trong giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chăm sóc của gia đình
Những khó khăn chủ yếu mà các trẻ em có hòa cảnh đặc biệt thường gặp phảitrước khi hòa nhập cộng đồng:
3.1.1 Trình độ học vấn thấp
Trang 40Giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định và từng bước nâng cao đờisống cho người dân là nhu cầu bức thiết của toàn xã hội Đất nước đang trong thời kỳ hộinhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là cơ hội để tìm việclàm cho người lao động Nhưng không phải ai cũng tìm được cho mình một việc làm phùhợp Hơn lúc nào hết, trình độ học vấn, tay nghề đang trở thành yếu tố có tính quyết định,đảm bảo cho người lao động, nhất là lao động trẻ có việc làm Nhu cầu tuyển dụng laođộng trong và ngoài nước ngày càng cao Tuy nhiên, khả năng hoàn thành công việc,thước đo để tuyển dụng lao động lại là một vấn đề nan giải của nhiều người Liệu rằng trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt có đáp ứng được nhu cầu của thị trường khi trình độ học vấn,tay nghề quá thấp Tại nhà tình thương Diệu Giác, hiện nay các em đều được đến trườngtrừ 20 em chưa đến tuổi và bị bệnh Theo thống kê của nhà tình thương thì hiện nay có 31
em học cấp I, 26 em học cấp II, 27 em học cấp III, 11 em học Đại học, Cao đẳng, 32 em
đã ra viện Trong 32 em ra viện, có 6 em đi tu, 6 em đã lập gia đình, 20 em đang học
nghề Theo lời người quản lý cơ sở “20 em này học đến lớp 9 nhưng học tệ quá nên đã
ra viện để đi học nghề” Qua việc dạy và kiểm tra kiến thức của các em, chúng tôi nhận
thấy các em có nhiều lỗ hổng kiến thức, thiếu nhiều kiến thức về tự nhiên và xã hội Các
em học theo cách để đối phó, không có động lực để học tập Bên cạnh đó, vẫn có một số
em tích cực trong học tập và đạt được kết quả cao Tuy nhiên, số lượng đó khôngnhiều Cô giáo chủ nhiệm của trẻ tại trường Trung học phổ thông Thủ Thiên cho biết:
“Cũng tùy ý thức học tập của từng em, có em rất chăm học như em H bây giờ cô đang
chủ nhiệm Còn có những em không có ý thức như em T đã bỏ học, bỏ luôn chùa để đi ra ngoài sống.” “Như em H em có ý thức học tập tốt nên kết quả học tập của em rất tốt Nhưng với em T vì ý thức học tập kém nên kết quả là em đã bỏ học.” – PVS, nữ, giáo viên
chủ nhiệm, cuộc số 13 Nếu không có trình độ học vấn thì các em dễ bị người đời gắn chocái nhãn “kẻ vô học, kẻ thất học” thì sẽ không có điều kiện để làm việc, hòa nhập cộngđồng, sẽ bị người đời xem thường Ngoài ra, trình độ học vấn thấp sẽ khiến các em không
tự tin trước khi hòa nhập cộng đồng Chính vì vậy, trình độ học vấn thấp là một khó khăn,trở ngại của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trước khi hòa nhập cộng đồng