tác 67% Câu lạc bộ nông dân 20% Tổ liên kết sản xuất 13%
3.5. Hiện trạng về thị trường tiêu thụ.
Bảng 3.20. Tình trạng bán lúa của nông dân sau thu hoạch
Tần số Phần trăm (%)
Đối tượng bán
Công ty lương thực 2 6,7
Thương lái 27 90,0
Hợp đồng với tổ chức thu mua khác 1 3,3
Tổng mẫu 30 100,0
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)
Hiện trạng tự canh tác của nông dân (66,7%) điều đó sẽ là khó khăn cơ bản của nông dân trong việc ký kết hợp đồng với các công ty lương thực hay các tổ chức thu mua khác, nông dân không trực tiếp ký kết các hợp đồng mà có đến 90% số hộ gia đình thường bán qua trung gian là thương lái và thường bán ngay sau khi phơi khô, bên cạnh đó do không tham gia vào các tổ liên kết sản xuất hay các câu lạc bộ nông dân, do vậy không có nhóm người đại diện trong quá trình thương lượng giá với thương lái, điều này dễ dẫn đến việc ép giá của thương lái đối với bà con là điều không thể tránh khỏi.
Bên cạnh khó khăn cơ bản đó thì kèm theo đó là thiệt hại của bà con: Thiệt hại về giá bán (thường thấp hơn so với giá hợp đồng với các công ty), thiệt hại về chi phí trong lúc bán (hầu như mọi chi phí về bốc xếp, vận chuyển đều thuộc về nông dân).
Thương lái 90% Hợp đồng với tổ chức thu mua khác 3% Công ty lương thực 7%
Nông dân thường bán lúa ngay sau khi phơi khô với nhiều lý do: Bán để chi trả chi phí vật tư nông nghiệp, chi trả các khoản chi phí khác trong quá trình sản xuất… bán vì không có nơi dự trữ. Điều đáng quan tâm là ở chổ trong lúc bán thì người đưa giá lại là người mua và như vậy một lần nữa người mua lại giành quyền ưu tiên, thiệt hại vẫn thuộc về người bán (nông dân).
Bảng 3.21. Thời điểm nông dân bán lúa
Tần số Phần trăm (%)
Thời điểm bán
Bán ngay sau khi phơi khô 18 60,0
Dựa lại chờ thời điểm thích hợp (giá cao) 12 40,0
Tổng mẫu 30 100,0
Bảng 3.22. Đối tượng đưa giá trong mua bán lúa
Tần số Phần trăm (%) Đối tượng Người bán 5 16,7 Người mua 17 56,7 Thương lượng 8 26,7 Tổng mẫu 30 100,0
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)
Người mua mua 56% Người bán 17% Thương lượng 27%
Với tình trạng sản xuất đơn lẻ, không tham gia vào các tổ nhóm liên kết sản xuất, các câu lạc bộ nông dân… Như vậy sẽ gây khó khăn cho bà con. Cần phải vận động nông dân tham gia vào các tổ liên kết sản xuất nhằm hướng đến sự kết hợp sản xuất cộng đồng, tạo sản phẩm tương đối đồng nhất sẵn sàng cho hội nhập.
Hiện trạng trên sẽ được khắc phục, chi phí trong bán lúa sẽ giảm đáng kể, giá bán sẽ được cao hơn so với hiện tại và lợi nhuận thu lại của bà con nông dân sẽ được cải thiện và nâng cao thông qua giải pháp 4.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ trang 48 Tôi đưa ra trong chương 4.
3.6. Diễn biến sâu bệnh trong vụ hè thu 2007.
Dự báo tình hình sinh vật hại trên lúa vụ Hè thu 2007(9)
Qua giám định mẫu rầy nâu thu thập ở các huyện Tri Tôn, Châu Thành, Tịnh Biên, Long Xuyên, Thoại Sơn, Phú Tân cho kết quả các mẫu rầy đều có mang virus của bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá từ 67 % đến 100%. Điều này nói lên rằng trên lúa hè thu 2007 còn đứng trước nguy cơ bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn là rất lớn. Vì thế bà con nông dân hết sức thận trọng trong việc xuống giống lúa vụ hè thu tới bằng cách xuống giống né các đợt rầy cánh dài vào đèn rộ và phải xuống giống đồng loạt trên một khu vực rộng lớn. Không được xuống giống khi khu vực xung quanh còn lúa đang và chưa thu hoạch vì nếu xuống giống thì rầy sẽ di trú đến để sinh sống khi cây lúa còn rất nhỏ và tất yếu sẽ bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
Bà con nông dân nên tuân thủ lịch xuống giống theo chính quyền địa phương hướng dẫn và né rầy khi rầy vừa hết vào đèn. Dự báo sẽ có đợt rầy trưởng thành vào đèn rộ trong khoảng thời gian từ 27 tháng 3 đến 10 tháng 4 năm 2007.
Lịch xuống giống chung cho cả tỉnh trong vụ hè thu 2007 trong khoảng thời gian từ 10 tháng 4 đến 10 tháng 5 dương lịch.
Trong vụ hè thu năm 2007, cần lưu ý một số sinh vật hại chủ yếu sau đây:
•Rầy nâu: Sẽ có 3 đợt rầy cám chính phát sinh trong vụ như sau:
- Đợt 1: Sẽ có đợt rầy cám nở vào khoảng giữa đến cuối tháng 5, với mức độ nhẹ cục bộ trên trà lúa sớm đang đẻ nhánh đến làm đòng.
- Đợt 2: Sẽ có đợt rầy cám nở vào khoảng giữa đến cuối tháng 6 với mức độ từ nhẹ đến trung bình.
- Đợt 3: Sẽ có đợt rầy cám nở vào khoảng giữa cuối tháng 7 với mức độ nhẹ.
Chú ý: Bà con nông dân nên chú ý hơn và thăm đồng thường xuyên để có giải pháp khắc phục kịp thời.
•Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá: bệnh có khả năng phát sinh mạnh trên trà lúa hè thu sớm với mức độ thiệt hại từ trung bình đến nặng, tập trung ở các huyện Chợ Mới, Phường Mỹ Hòa (Thành Phố Long Xuyên), Thoại Sơn, Phú Tân và cục bộ một số huyện còn lại.
•Bù lạch: Có khả năng gây hại từ trung bình đến nặng trên lúa hè thu sớm. (Sạ trong cuối tháng 3 đến khoảng cuối tháng 4) nếu thời tiết khô hạn và không mưa.
•Chuột: Do thời tiết khô hạn chuột có điều kiện sinh sôi phát triển và gây hại mạnh trên trà lúa sớm ở những nơi đất gò, gần vườn tạp, gần bờ đê hoặc bờ kinh lớn, gần khu dân cư...)
•Sâu cuốn lá nhỏ: Có 3 đợt sâu xuất hiện
- Đợt 1: Trong khoảng giữa đến cuối tháng 5 có đợt sâu non nở trên trà lúa sớm đang đẻ nhánh với mức độ nhẹ.
- Đợt 2: Trong khoảng giữa đến cuối tháng 6 có đợt sâu non nở trên trà lúa đại trà đang đẻ nhánh đến làm đòng, đây là đợt sâu chính trong vụ với mức độ từ nhẹ đến trung bình.
- Đợt 3: Trong khoảng giữa đến cuối tháng 7 có đợt sâu non nở trên trà lúa muộn đang làm đòng trổ với mức độ nhẹ.
•Bệnh đạo ôn: Bệnh sẽ phát sinh ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, cục bộ trung bình trong khoảng thời gian từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7.
•Bệnh vàng lá: Bệnh có khả năng phát triển từ nhẹ đến trung bình từ tháng 5 đến tháng 7, cục bộ nặng nhất là đối với những ruộng sạ dày và bón thừa đạm.
•Bệnh lem lép hạt và nhện gié: Bệnh sẽ phát triển mạnh nếu thời tiết khô hạn trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 7 với mức độ từ trung bình đến nặng.
•Bệnh cháy bìa lá và bệnh sọc lá vi khuẩn: Bệnh có khả năng phát triển mạnh trong điều kiện môi trường có ẩm độ cao như mưa giông, bão nhiều trong khoảng từ cuối tháng 5 đến tháng 8 trên lúa làm đòng đến trổ, ngậm sữa.
Tóm lại: Phường Mỹ Hòa cũng nằm trong tình trạng trên gặp nhiều điều kiện không thuận lợi như: giá vật tư gia tăng, sâu bệnh phát triển mạnh, mưa nhiều ngay lúc khi thu hoạch đã ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của nông dân. Để từng bước hạn chế tình hình dịch hại, giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí trong canh tác lúa, góp phần nâng cao năng suất và từng bước nâng cao lợi nhuận sẽ được trình bày rõ trong chương 4. Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận.
Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN
Qua quá trình phân tích, thấy được hiện trạng sản xuất lúa trên Phường. Đồng thời tham khảo ý kiến của cán bộ nông nghiệp Phường, tham khảo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn để đưa ra các giải pháp cụ thể góp phần giảm chi phí trong canh tác nhằm tăng lợi nhuận duy trì nền nông nghiệp truyền thống và sẵn sàng cho hội nhập.
Các nội dung được trình bày trong chương 4
4.1. Giải Pháp Về Giống.
4.2. Giải Pháp Về Kỹ Thuật Canh Tác.4.3. Giải Pháp Về Tổ Chức Sản Xuất. 4.3. Giải Pháp Về Tổ Chức Sản Xuất. 4.4. Giải Pháp Về Thị Trường Tiêu Thụ.
4.1. Giải pháp về Giống.
4.1.1. Sự cần thiết của giống lúa tốt trong sản xuất.
4.1.1.1. Vai trò của giống lúa.
Giống lúa vừa là mục tiêu vừa là biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và phẩm chất hạt gạo trong sản xuất lương thực cho tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu hiện nay nói chung và ở Phường Mỹ Hòa nói riêng.
Chính vì sự cần thiết ấy mà trong nhiều năm qua việc lai tạo và chọn giống theo 3 hướng chính:
•Chọn tạo giống có chất lượng tốt (gạo ngon) phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
•Chọn tạo giống có năng suất cao và ổn định cho vùng thâm canh.
•Chọn tạo giống có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh và chống chịu điều kiện khó khăn.
Ngày nay giống được xem là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì ước tính khoảng 30% - 50% mức tăng năng suất hạt của cây lương thực trên thế giới là nhờ vào sản xuất những giống tốt mới(10).
Để tránh gây hại của gầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa ngoài các biện pháp canh tác như: Áp dụng IPM, ba giảm ba tăng, vệ sinh đồng ruộng, chuyển đổi mùa vụ, áp dụng kỹ thuật sạ hàng… Thì công tác giống càng phải được chú trọng hơn. Thực tiễn sản xuất đang đòi hỏi cấp bách phải nghiên cứu tìm ra những giống lúa có năng suất cao, chất lượng đảm bảo xuất khẩu, nhưng đồng thời phải kháng sâu bệnh, tạo ra hạt giống lúa khỏe phục vụ sản xuất, có như vậy mới tạo cho sản xuất lúa an toàn, bền vững lâu dài, giữ vững an toàn lương thực, đảm bảo xuất khẩu, từng bước nâng cao đời sống người nông dân Việt Nam nói chung và nông dân trên Phường Mỹ Hòa nói riêng.
Những giống lúa cao sản đưa vào canh tác đã từng bước đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. Tuy nhiên từ vụ lúa đông xuân, hè thu, thu đông và vụ mùa năm 2006 – 2007 ở các tỉnh phía Nam đã bị rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá gây hại với mức độ càng lúc càng nghiêm trọng làm cho 10(() Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
hàng trăm ngàn hecta lúa bị giảm năng suất, nhiều nơi phải huỷ bỏ. Đa số các giống lúa đang sử dụng hiện nay ở Phường Mỹ Hòa đều từ nhiễm nhẹ đến nhiễm nặng các bệnh như: Rầy nâu, đạo ôn, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Thêm vào đó, trên Phường Mỹ Hòa hiện nay việc chỉ có 23,3% số hộ nông dân sử dụng giống xác nhận (Bảng 3.9. Nguồn giống phổ biến trên Phường, Trang 14) còn lại có hơn 70% số hộ nông dân đã để lại giống từ vụ trước hoặc trao đổi với các nông dân khác trên Phường.
Tóm lại: Lúa giống có vai trò rất quan trọng và cần thiết trong quá trình sản xuất, chính vì vậy để nâng cao năng suất và giảm chi phí trong canh tác lúa thì khâu chọn giống cần phải được quan tâm đúng mức và phải được tiến hành chọn lựa thật kỹ.
4.1.1.2. Hạt giống khỏe và sử dụng hạt giống phải đạt tiêu chuẩn.
Hạt giống khỏe
Muốn có cây lúa khỏe thì phải có hạt giống tốt và khỏe mạnh. Gieo trồng hạt giống khỏe có chất lượng cao là điều kiện cần thiết để cây lúa gieo trồng chịu đựng và vượt qua được biến động của điều kiện thời tiết bất lợi và những điều kiện bất thuận bên ngoài từ đó mới có thể cho năng suất cao và gia tăng chất lượng gạo, nhất là gạo xuất khẩu.
Sử dụng hạt giống phải đạt tiêu chuẩn
•Hạt giống phải thuần, đúng giống, đồng nhất về kích cỡ, không bị lẫn những giống khác, không được lẫn các hạt cỏ và lúa cỏ, tạp chất, không có hạt lem, lép và không bị dị dạng.
•Tỷ lệ nẩy mầm cao từ 85% trở lên và cây mạ phải có sức sống mạnh.
•Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không lẫn hạch nấm hoặc không mang mầm bệnh nguy hiểm.
•Chất lượng hạt giống phải đạt hoặc tương đương cấp giống xác nhận(11): - Độ sạch (% khối lượng) > 99,0%
- Tạp chất (% khối lượng) < 1,0%
- Hạt khác giống phân biệt được (% hạt) < 0,25% - Hạt cỏ (số hạt /kg) < 10 hạt
- Tỷ lệ nẩy mầm (% số hạt) > 85,0% - Độ ẩm (%) < 13,5 % .
4.1.2. Lượng giống cần thiết khi gieo sạ.
Nên sạ thưa để giảm áp lực sâu bệnh, giảm đổ ngã. Nên sạ hàng với lượng giống 80 – 100kg/ha, nếu sạ lan (sạ tay) thì cũng chỉ nên 100 – 120kg/ha, tối đa 150kg/ha(12).
Sạ thưa áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng sẽ giảm được rất lớn chi phí so với hiện tại mà nông dân ta đang canh tác như: Lượng giống tiết kiệm khoảng 7kg – 9kg/công từ đó chi phí giống sẽ giảm từ 20.300đồng – 49.500đồng tuỳ theo hình thức sạ tay hay sạ hàng và sử dụng giống xác nhậ hay giống trao đổi hoặc tự để lại giống.
Bảng 4.1. Áp dụng 3 giảm 3 tăng tiết kiệm chi phí về giống