Số liệu từ trung tâm giống Bình Đức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng lúa chất lượng cao tại phường mỹ hòa – long xuyên – an giang (Trang 37 - 40)

Sạ hàng Sạ tay

Lượng giống hiện tại nông dân đang sử dụng (kg/công) 16 20

Áp dụng 3 giảm 3 tăng (kg/công) 9 11

Tiết kiệm (kg/công) 7 9

Giá (đồng/công) Giống trao đổi hoặc tự để giống 2.900 2.900

Giống xác nhận 5.500 5.500

Thành tiền (đồng/công) Giống trao đổi hoặc tự để giống 20.300 26.100

Giống xác nhận 38.500 49.500

4.1.3. Những giống lúa phù hợp trên địa bàn Phường Mỹ Hòa. Bảng 4.2. Các loại giống phù hợp trên địa bàn Phường Mỹ Hòa

(Nguồn: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn An Giang)

Ghi chú: Thông tin về một số loại giống được trình bày trong phần phụ lục.

Nên sử dụng giống xác nhận và cố gắng duy trì việc sản xuất một giống lúa trong nhiều vụ bằng các biện pháp, kỹ thuật canh tác thích hợp để gia tăng tính ổn định và khai thác hết tiềm năng về năng suất của giống, tuy nhiên điều đáng lo ngại hiện nay một số giống trên Phường chỉ tồn tại trong khoảng 3 năm và sau đó bị áp lực của các loại sâu hại đã không thể phát huy hết những đặc tính tốt của giống.

Tuy nhiên một vùng mà có nhiều bộ giống là không nên vì sẽ làm đa dạng hóa chủng loại gạo thành phẩm, không tạo được vùng nguyên liệu chuyên. Do vậy về lâu dài cơ cấu giống lúa trên Phường Mỹ Hòa nên được hoạch định theo những hướng sau:

Chỉ đưa vào canh tác từ 3 đến 4 bộ giống chủ lực đồng thời cần quy hoạch sản xuất 1 đến 2 giống có những đặc tính tương đồng trong cùng một cánh đồng để thuận tiện cho việc áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến, phù hợp và dễ dàng hình thành vùng

Giống chủ lực Giống bổ sung Giống triển vọng

OM 4498 OM 3536 OM 5930 OMCS 2000 AS 996 MTL 384 IR 50404 OM 2717 HD 1 VND 95-20 OM 2718 OM 5239 OM 2395 IR 64 MTL 392 OM 576 OM 4495 MTL 4668 OM 2517 JASMINE 85

lúa đồng nhất. Qua khảo trao đổi cùng các cán bộ nông nghiệp Phường và khảo sát sự phù gợp của giống từ đó đưa ra 4 loại giống phù hợp với Phường Mỹ Hòa: IR 50404, OMCS 2000, OM 4498, VD 95-20.

Trong khi bố trí cơ cấu giống cho từng vụ nên chú ý một số loại dịch hại phổ biến và những yếu tố bất lợi trong vụ đó để dùng giống có tính kháng hoặc có thể chống chịu với dịch hại hoặc chịu đựng được điều kiện bất thuận.

Song song với các tiến trình trên cũng nên chuẩn bị 1 đến 2 loại giống lúa mới để sản xuất thử và đánh giá thích nghi của giống trên địa bàn Phường để chủ động thay thế khi có những diễn biến bất lợi. Cán bộ nông nghiệp Phường thường xuyên trao đổi và nắm các thông tin về giống mới với trại giống Bình Đức hay Định Thành để canh tác thử nghiệm nhằm cung cấp kịp thời cho nông dân khi có nhu cầu.

Kết hợp những định hướng trên với việc khảo sát các giống hiện tại trên địa bàn Phường về chi phí, năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh, đồng thời tham khảo ý kiến với cán bộ nông nghiệp Phường và thông tin về đặc tính sinh trưởng, tính chất về chất lượng gạo, thời gian sinh trưởng,…Từ đó chọn lọc ra một vài bộ giống thích hợp cho Phường Mỹ Hòa.

Bảng 4.3. Giá lúa giống Tại Trại sản xuất lúa giống Bình Đức (Số liệu của năm 2006) Số thứ tự Tên giống Đơn vị tính

Giá thanh toán - không tính thuế giá trị gia tăng (đồng) Nguyên chủng Xác nhận 1 OM 1490 kg 6.800 5.300 2 OMCS 2000 kg 7.000 5.500 3 OMCS 21 (OM 3536) kg 7.000 5.500 4 OM 2514 kg 7.000 5.500 5 OM 2517 kg 6.800 5.300 6 OM 3242-49 kg 6.800 5.300 7 AG 24 kg 6.500 5.000 8 IR 50404 kg 7.800 5.800 9 VND 95-20 kg 7.800 5.800 10 VD 20 kg 7.800 6.200 11 Jasmine kg 8.800 7.500

Số thứ tự Tên giống

1 IR 504042 OMCS 2000 2 OMCS 2000

3 OM 4498

4 VD 95-20

(Nguồn: Sở nông nghiệp Tỉnh An Giang và Phòng nông nghiệp Phường Mỹ Hòa) Đây là những giống hiện đang được canh tác rộng rãi trên phường với năng suất khá cao (48 – 52 giạ/công), kết hợp với đặc tính sinh trưởng cúa các loại giống này rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ những của Phường đã được Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang khuyến cáo sử dụng làm giống chủ lực tại Phường Mỹ Hòa và Thành Phố Long Xuyên.

- Giống VND 95 – 20: Có nguồn gốc từ IR 64 đột biến, thời gian sinh trưởng 85 - 95 ngày, tương đối cứng cây, nẩy chồi khỏe, kháng bệnh cháy lá và rầy nâu trung bình, hơi nhiễm vàng lá, chịu phèn tốt, hạt gạo dài, ít bạc bụng, cơm mềm ngon.

- Giống OMCS 2000: Thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày, chiều cao cây 95 – 100 cm, năng suất bình quân đạt 6 – 8 tấn/ha, hơi kháng rầy nâu, cứng rạ, nẩy chồi tốt.

- Giống OM 1490: Thời gian sinh trưởng từ 87 – 92 ngày, chiều cao cây 85 – 90 cm đẻ nhánh trung bình, hạt thon nhỏ, ít bạc bụng và hàm lượng amylose đạt 25,8%, tỉ lệ hạt chắc/bông cao, cho năng suất 6 – 7 tấn/ha. Giống OM 1490 phản ứng với rầy nâu cấp 5 và kháng ổn định bệnh đạo ôn, có khả năng chịu phèn tốt, ít bị sâu bệnh gây hại.

4.1.4. Giải pháp đổi dần bộ giống và thay giống mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đổi mới hạt giống là một khâu thiết yếu để duy trì phẩm chất hạt giống trong sản xuất. Việc sử dụng hạt giống trong sản xuất qua nhiều vụ theo bảng 3.11 trang 15 có đến 36,7% số hộ nông dân để giống lại từ 3 vụ trở lên) sẽ dẫn đến giống bị lẫn tạp, thóai hóa, không cho năng suất cao và giảm tính chống chịu với điều kiện bất lợi. Do vậy, khi bà con nông dân vẫn còn muốn canh tác giống lúa này trong sản xuất thì việc đổi mới hạt giống là cần thiết.

Giải pháp để đổi dần bộ giống và thay giống mới sẽ được tiến hành theo 2 hướng chủ yếu là từ tổ nhân giống và trên ruộng của bà con nông dân.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng lúa chất lượng cao tại phường mỹ hòa – long xuyên – an giang (Trang 37 - 40)