Quản lý nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng lúa chất lượng cao tại phường mỹ hòa – long xuyên – an giang (Trang 51 - 60)

- Bón phân theo màu lá dùng bảng so màu là cách bón khoa học dựa vào nhu cầu đạm trong cây, đơn giản, tiện lợi, dễ áp dụng đối với nhà nông Dựa trên cơ sở nhu

4.2.4.Quản lý nước.

Quản lý nước theo kỹ thuật tưới “ướt khô xen kẻ” (Alternative Wet and Dry) do viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI.

Nguyên tắc chung “cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước, chỉ cần bơm nước vào ruộng cao tối đa 5cm”

Ruộng phải có mặt bằng tốt và chủ động nước để thực hiện quy trình quản lý nước tiết kiệm như sau:

•Ngay khi gieo (sạ lan, sạ hàng) cần chắt nước cho thật ráo, chỉ để đủ độ ẩm (tránh chết vũng).

•Khi xử lý thuốc trừ cỏ phải bảo đảm điều kiện độ ẩm đất và nước theo yêu cầu. Sau khi phun xịt thuốc trừ cỏ từ 1 – 2 ngày phải đưa nước vào ruộng mới phát huy tác dụng tốt.

•Đủ nước cho việc bón phân đợt 1 thật sớm (7 – 10 ngày sau sạ).

•Từ 10 đến 18 ngày sau sạ giữ nước trong ruộng lúa từ 1 đến 3 cm.

•Từ 18 đến 22 ngày sau sạ bơm nước để bón phân đợt 2, giữ nước cao tối đa 5 cm.

•Giai đoạn từ 25 đến 40 ngày sau sạ, là giai đoạn cây lúa đẻ nhánh rộ, đẻ nhánh tối đa và phần lớn các chồi vô hiệu thường phát triển trong giai đoạn này, vì thế nhu cầu nước chỉ cần vừa đủ. Giữ nước trong ruộng từ bằng đến thấp hơn mặt đất 15cm (đặt ống nhựa có đục lỗ bên hông, bên trong có chia vạch 5cm để theo dõi mục nước bên

trong ống). Cách điều tiết nước này gọi là kỹ thuật tưới “ướt khô xen kẽ”. Đây là giai đoạn cây lúa rất dễ bị bệnh khô vằn tấn công, mực nước không cao hạch nấm khô vằn sẽ không theo nước phát tán trên đồng ruộng, bệnh ít bị lây lan.

•Giai đoạn từ 40 – 45 ngày sau sạ, đây là giai đoạn bón phân lần 3 (bón đón đòng), cần bơm nước vào khoảng 1 đến 3 cm trước khi bón phân nhằm để tránh phân bị ánh sáng phân hủy và phân bị bốc hơi (phân đạm).

•Giai đoạn từ 60 đến 70 ngày sau sạ đây là giai đoạn lúa trổ do vậy cần giữ mực nước trong ruộng (cao 3 – 5 cm) liên tục trong vòng khoảng 10 ngày để đủ nước cho cây lúa trổ và thụ phấn, vì có nước trong ruộng sẽ tạo nhiệt độ trong ruộng không quá nóng, thụ phấn dễ dàng hạt lúa sẽ không bị lép, lửng.

•Giai đoạn từ 70 ngày sau sạ đến khi thu hoạch đây là giai đoạn lúa ngậm sữa, chắc xanh và chín. Chỉ cần giữ mực nước từ bằng mặt đất đến thấp hơn 15cm. Đặc biệt phải “xiết nước” trước khi thu hoạch 10 ngày để mặt ruộng được khô, dễ ứng dụng cho việc thu hoạch bằng cơ giới hóa.

Bên cạnh việc quản lý nước theo kỹ thuật tưới “ướt khô xen kẻ” (Alternative Wet and Dry) có một chương trình nữa cũng nhằm tiết kiệm nước trong sản xuất lúa đó chính là chương trình 1 phải 5 giảm, thực chất chương trình này không phải là một cái gì quá mới mẻ, xa lạ, chủ yếu nó kế thừa và nâng cao hơn từ mô hình “3 giảm, 3 tăng”. 1 phải là phải dùng giống xác nhận, còn 5 giảm gồm giảm nước, giảm thất thóat sau thu hoạch và cộng với ba giảm trước đây của “3 giảm 3 tăng” là giảm lượng giống gieo sạ; giảm phân đạm và giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... Trong điều kiện tự nhiên hiện nay, thời tiết khí hậu thay đổi nhiều, sản xuất lúa cần nước nhưng hạn hán và xăng dầu liên tục tăng giá, việc áp dụng giảm nước vừa đủ và đảm bảo hệ thống kênh mương tưới tiêu vừa đủ, không bị thất thóat và lãng phí nước là điều rất quan trọng trong đảm bảo cây lúa tăng trưởng bình thường. Theo kinh nghiệm của nông

dân, cứ một ha lúa biết giảm nước vừa đủ một cách tiết kiệm, nông dân có thể được lợi thêm trung bình khoảng 500.000 đồng (nhờ giảm được tiền mua xăng dầu, tiền công phục vụ bơm tưới trong mỗi vụ) giảm thất thóat sau thu hoạch, một việc rất cần thiết để tăng thu nhập cho nông dân và chất lượng lúa gạo phục vụ xuất khẩu.

Về hiệu quả của chương trình:

Ðiều đầu tiên là nó sẽ thay đổi thói quen cũ trong sản xuất lúa, thay đổi nhận thức của người nông dân. Ðây là chương trình sản xuất lúa khoa học, tiên tiến, cải thiện môi trường làm việc, môi trường sinh thái và tăng thu nhập cho nông dân. Nếu áp dụng thành công chương trình này, Giảm được 2 lần bơm nước vào ruộng, lúa chắc cây, rễ mọc khỏe, ít đổ ngã, nhiều hạt chắc hơn, năng suất lại trúng. Trung bình mỗi hecta

lúa nông dân có thể lãi được 1,5 - 2 triệu đồng/vụ. Quan trọng hơn, khi áp dụng chương trình này sẽ giảm lượng lúa giống từ 200kg xuống còn 100kg/ha/vụ; tiết kiệm xăng dầu bơm tưới, tiết kiệm được phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... nhờ sử dụng đúng cách; góp phần cải thiện môi trường đồng ruộng và sức khỏe cho nông dân. Với vai trò là nước xuất

Ống nước được dặt vào ruộng để theo dõi mực nước.

Hình 4.3. Ống nước đặt vào ruộng để theo dõi mực nước

khẩu gạo của thế giới, chương trình này cũng sẽ góp phần làm cho chất lượng hạt gạo Việt Nam được nâng cao nhờ chúng ta giảm được phân bón, thuốc trừ sâu. Nhờ đó, hạt “gạo sạch” của Việt Nam sẽ có điều kiện vào được nhiều thị trường tiêu thụ gạo khó tính của thế giới. Tóm lại, rất nhiều điểm lợi khi áp dụng chương trình “1 phải, 5 giảm” trong sản xuất lúa.

Bảng 4.8. Hiệu quả áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng kết hợp tiết kiệm nước Chỉ tiêu Ruộng 3 giảm 3 tăng + tiết

kiệm nước Ruộng đối chứng

Số hạt chắc/bông 74,2 62,4

Số lần bơm nước 4,2 7

Tỉ lệ ngả đỗ (%) 4,2 12,6

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) 9,9 9,7

Lãi so đối chứng (đồng/ha) 1.200.000

(Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang) 4.2.5. Phòng trừ cỏ dại.

Cần có biện pháp phòng trừ tổng hợp để đạt hiệu quả cao

Loại bỏ hạt cỏ trong nguồn giống gieo sạ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dùng giống xác nhận, giống không có lẫn hạt cỏ, loại bỏ hạt cỏ còn sót lại trước khi gieo sạ….Trước khi ngâm ủ, cần sàng sảy lại để loại bỏ hạt cỏ… hoặc đãi trong nước để loại hạt cỏ hoặc hạt lép, lửng…

Áp dụng biện pháp làm đất diệt cỏ và dùng nước ém cỏ

Cày vùi toàn bộ cỏ sau đó bừa trục kỹ mới gieo sạ.

Ở ruộng cấy sau khi cấy xong đưa nước vào ngập ruộng 5 cm để ém cỏ.

Biện pháp thủ công

Kết hợp dặm tỉa lúa và nhổ cỏ ngay trên đồng ruộng khi thấy cỏ xuất hiện, điều này rất tốt cho lúa vì không sử dụng thuốc hóa học. Tuy nhiên tốn nhiều công sức và thời gian.

Cắt các bông cỏ còn sót trên ruộng khi lúa đã cao và cây cỏ đã ra bông.

Áp dụng biện pháp hóa học

Cần xịt 2 đợt:

+ Đợt 1: Nên dùng các loại thuốc trừ cỏ sớm (tiền nẩy mầm, hậu nẩy mầm sớm) để diệt cỏ trong vòng 10 ngày đầu, đây là đợt phun xịt diệt cỏ quan trọng nhất.

+ Đợt 2: Từ 10 đến 16 ngày sau sạ, quan sát trên ruộng nếu còn cỏ (do xịt sót) thì tiến hành xịt đợt 2 bằng một số loại thuốc hậu nẩy mầm.

Quản lý dịch hại tổng hợp “IPM” (Intergrated Pest Managerment) để quản lý các loại dịch hại chủ yếu như: Rầy nâu, bệnh lúa cỏ, vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn và các loài sâu chính khác: Bù lạch, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít hôi…Và theo ngyên tắc chung “lợi dụng tính phong phú, đa dạng của thiên địch ký sinh trong tự nhiên như: ếch nhái, nhện, bọ rùa, dế nhảy, muỗm muỗm, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, kiến ba khoang, ong mắt đỏ, ong kén trắng, ong đen, ong xanh, ong đùi, nấm tua, nấm xanh, nấm phấn trắng, …. xuất hiện rất sớm trên ruộng lúa để khống chế dịch hại; sử dụng hoặc hạn chế sử dụng thuốc hóa học khi trên ruộng xuất hiện nhiều loài thiên địch. Nếu bắt buộc phải phun thuốc khi có dịch thì phải chọn loại thuốc chọn lọc ít độc đến thiên địch và nhất thiết phải tuân thủ theo khuyến cáo của cơ quan bảo vệ thực vật Phường và theo nguyên tắc 4 đúng”.

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bao gồm 5 biện pháp cơ bản sau:

Biện pháp canh tác kỹ thuật

Sử dụng thực tiễn canh tác có liên quan tới sản xuất cây trồng, hạn chế tối đa môi trường sống và sinh sản của các loài dịch hại, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng phát triển khỏe, có sức chống dịch hại cao.

Biện pháp sử dụng giống

Sử dụng các loại giống mà khi dịch hại tấn công thường ít hay không gây ảnh hưởng thiệt hại về mặt kinh tế.

Ðấu tranh sinh học và cách phòng trừ sinh học

Trong hệ sinh thái luôn có mối quan hệ dinh dưỡng, các thành phần trong chuỗi dinh dưỡng luôn khống chế lẫn nhau để chúng hài hòa về số lượng, đó là sự đấu tranh sinh học trong tự nhiên. Trong sản xuất nên lợi dụng đặc tính này để hạn chế sự can thiệp của con người.

Biện pháp điều Hòa

Tổ chức việc kiểm dịch, khử trùng nhằm ngăn chặn dịch hại.

Biện pháp sử dụng hóa chất khi cần thiết và hợp lý

Ðây là biện pháp cuối cùng sau khi áp dụng các biện pháp trên không có hiệu quả, khi mật độ dịch hại phát triển đến ngưỡng gây thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.

Các nguyên tắc cơ bản của chương trình IPM đó là:

- Trồng cây khỏe: Cây có sức chống chịu cao.

- Làm giàu thiên địch, tạo điều kiện cho thiên địch phát triển và nhân giống. - Thường xuyên thăm vườn để có biện pháp cụ thể, kịp thời.

Chú ý: Không phun thuốc trừ sâu trong vòng 40 ngày đầu sau sạ để bảo vệ hệ thiên địch, chỉ phun thuốc hóa học khi mật số tới ngưỡng phòng trừ quy định và phải tuân thủ kỹ thuật 4 đúng:

•Đúng liều lượng: Tuân thủ theo đúng quy dịnh về liều lượng thuốc cần sử dụng trên một đơn vị diện tích, ghi trên nhãn thuốc. Cần chú ý đến giai đoạn sinh trưởng của cây lúa (lúa còn non hay che tán) để pha đủ lượng nước cần phun.

•Đúng lúc: Phun thuốc vào đúng giai đoạn phát dục của sâu, rầy hoặc khi bệnh chớm xuất hiện, có ghi rõ trên nhãn thuốc.

•Đúng cách: Phải phun trúng vào nơi có sâu rầy sinh sống như rầy ở gốc lúa, sâu ở trên lá hay trên thân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý rầy nâu: Rầy nâu là môi giới làm lây lan bệnh từ ruộng lúa bị nhiễm bệnh sang ruộng không bị bệnh. Để phòng trừ được bệnh này chúng ta cần quản lý quần thể rầy nâu, vì khi rầy nâu chích hút lúa thì khoảng 15 ngày mới thể hiện triệu chứng, chính vì vậy khi đó nếu phun thuốc thì chỉ diệt được rầy nâu mà bệnh vẫn còn. Để quản lý rầy nâu hiệu quả thì cần phải giữ cân bằng hệ sinh thái có nghĩa là giữ lại mật độ thiên địch trên đồng ruộng, khi đó mật số rầy ít thì chúng sẽ ít di chuyển. Những cây lúa bị nhiễm bệnh nên nhổ bỏ, đồng thời nếu mật số rầy cao, thiên địch không kìm hãm được luác này bà con nông dân có thể sử dụng thuốc hóa học để phòng trị, khi sử dụng thuốc phải áp dụng nguyên tắc “4 đúng”, trong đó hết sức chú ý đến kỹ thuật phun thuốc đúng cách do rầy nâu thường cư trú dưới gốc lúa vì vậy khi phun thuốc phải hướng vòi phun vào dưới tán lá, gần gốc lúa thì thuốc mới tiếp xúc và diệt được rầy nâu.

Quản lý các loài sâu hại khác

•Bù lạch: Thời điểm xuất hiện từ 5 – 20 ngày sau sạ, khi nhiễm toàn ruộng sẽ ngã vàng chóp lá cuốn lại. Có thể xử lý nước và bón phân để cây lúa có sức vượt thoát và phục hồi. Khi để cây lúa qua khoản 14 – 15 ngày thì vòng đời của bọ trĩ qua rồi, vài ngày sau cây lúa sẽ phục hồi màu xanh trở lại, lúc này nên bón phân đạm để cây lúa hấp thu. Không nên bón phân trong giai đoạn lúa bị bọ trĩ hoành hành vì lá lúa còn màu vàng sẽ không hấp thụ được phân, lúc đó lúa sẽ chết vì phân chứ không phải vì bọ trĩ. Tuy nhiên nếu cần thiết có thể sử dụng thuốc hóa học.

•Sâu cuốn lá: thời điểm xuất hiện 20 ngày sau sạ, lá lúa bị cuốn lại và bị cắn hết phần thịt lá lúa. Biện pháp quản lý sâu cuốn lá hiệu quả thì cần phải chăm sóc tốt cho cây lúa bằng việc sạ mật độ vừa phải, bón phân cân đối hợp lý và không nên bón thừa đạm, kết hợp với việc duy trì tốt chế độ nước cho lúa, tuy nhiên điều đáng chú ý là cần tránh phun thuốc trong giai đoạn đầu nhằm bảo tồn thiên địch và cần tránh trồng cây rập mát gần bờ ruộng. Biện pháp phun thuốc hóa học trong giai đoạn lúa trước 40 ngày thì thường không mang lại hiệu quả kinh tế và lúc này cây lúa có khả năng phục hồi tốt. Có thể phun thuốc trừ sâu cuốn lá khi thấy sâu hại nặng trong giai đoạn lúa 40 ngày và sau 40 ngày và đặc biệt phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc.

•Sâu đục thân: 25 ngày sau sạ đến trổ, vài chồi trong bụi bị vàng khô, nắm chồi kéo lên được, bông khô trắng và dẫn đến lép hoàn toàn.

Khi thật cần thiết, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ:

• Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin 25BHN và Trebon 10ND.

• Bù lạch: Actara 25WG, Bassa 50ND, Fastac 5ND, Regent 300WDG và Trebon 10ND.

• Sâu phao: Fastac 5ND, Padan 95SP và Regent hai lúa xanh 300WDG.

• Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG và Regent 10H.

• Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H.

Bệnh cháy lá

Bệnh cháy lá là do nấm gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại trong cả 2 vụ Đông Xuân và hè thu và ở tất cả các giai đoạn của cây lúa. Bệnh thường tấn công trên lá, đốt thân, cổ lá và cổ gié. Bệnh đặc biệt thích hợp với điều kiện thời tiết khí hậu mát lạnh, có sương mù như trong vụ đông xuân. Sử dụng biện pháp sau đây để phòng trị:

Thăm đồng thường xuyên 5 – 7 ngày/lần để phát hiện bệnh kịp thời.

Khi thấy có một vài vết bệnh xuất hiện, sử dụng thuốc hóa học Tricyclazole hay Probenazole để phun.

Bệnh khô vằn

Bệnh khô vằn do nấm gây ra và phát triển mạnh ở vụ hè thu vào giai đoạn sau khi đẻ nhánh tối đa, hoặc khi tán lúa vừa phủ kín mặt ruộng (35 – 40 ngày sau sạ).

Để phòng trừ bệnh này cần áp dụng các biện pháp sau đây:

Vệ sinh đồng ruộng như làm sạch cỏ và các tồn dư của vụ trước.

Xử lý đất bằng biện pháp cày phơi ải hoặc cho đất ngập nước trong thời gian 15 – 30 ngày để diệt mầm bệnh.

Sử dụng thuốc hóa học: không cần phải phun hết cả ruộng mà chỉ phun cục bộ ở từng điểm có bệnh. Sử dụng các loại thuốc sau để phòng trị bệnh: Hexaconazol, Iprodione.

Bệnh Bạc lá

Bệnh Bạc lá do vi khuẩn gây ra, bệnh thường phát triển và gây hại nặng vụ Hè thu trong giai đoạn 40 ngày sau sạ trở đi. Bệnh lây lan qua con đường hạt giống. Để phòng trị bệnh chủ yếu sử dụng giống kháng kết hợp với xử lý hạt giống như đã khuyến cáo.

Bên cạnh các loại sâu, bệnh kể trên thì còn hai loài động vật phổ biến gây hại hiện nay, chúng cũng là nguyên nhân góp phần vào việc làm giảm năng suất lúa của bà con trên Phường là chuột và ốc bươu vàng.

Đối với chuột để phòng trừ hữu hiệu nên kết hợp nhiều biện pháp cùng một lúc như: Thời vụ tập trung, vệ sinh đồng ruộng, đặt bẩy, đào hang, bỏ khí đá vào hang, bơm nước vào hang hoặc dùng chó để săn bắt.

Đối với ốc bươu vàng: Cần thực hiện các biện pháp quản lý phòng trừ ốc bươu vàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng lúa chất lượng cao tại phường mỹ hòa – long xuyên – an giang (Trang 51 - 60)