XÁC ĐỊNH DIỄN BIẾN MỘT SỐ HORMONE SINH SẢN NHẰM ỨNG DỤNG TRONG CHẨN ĐOÁN, PHÒNG, TRỊ HIỆN TƯỢNG CHẬM THÀNH THỤC TÍNH VÀ CHẬM ĐỘNG DỤC LẠI SAU ĐẺ Ở BÒ SỮA DO NGUYÊN NHÂN BỆNH LÝ BUỒNG TRỨNG
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-NGUYỄN LINH
XÁC ĐỊNH DIỄN BIẾN MỘT SỐ HORMONE SINH SẢN NHẰM ỨNG DỤNG TRONG CHẨN ĐOÁN, PHÒNG, TRỊ HIỆN TƯỢNG CHẬM THÀNH THỤC TÍNH VÀ CHẬM ĐỘNG DỤC LẠI SAU ĐẺ Ở BÒ SỮA DO NGUYÊN NHÂN BỆNH LÝ BUỒNG
Trang 2HÀ NỘI - 2010
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan vàchưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà nội, tháng 12 năm 2010 Tác giả luận văn
Nguyễn Linh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt hai năm học tập và hoàn thành luận văn, với nỗ lực của bảnthân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân vàtập thể, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, ban lãnh đạo việnĐào tạo Sau đại học, ban chủ nhiệm khoa Thú y đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuậnlợi để tôi học tập, tiếp thu kiến thức của chương trình học
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học
PGS.TS Trần Tiến Dũng đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên
cứu và xây dựng luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Phòng công nghệ tế bào động vật
-Viện công nghệ sinh học, đặc biệt là TS Đỗ Thị Thảo.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viênTrung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì
Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ kỹ thuật, công nhân Nông trườngPhù Đổng
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâusắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt quamọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Linh
Trang 52.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh sản của bò cái
32.2 Tình hình nghiên cứu về đề tài trong và ngoài nước 27
3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
4.1 Kết quả điều tra thực trạng khả năng sinh sản của đàn bò lai
4.1.1 Tuổi phối giống lần đầu và khối lượng cơ thể của đàn bò lai
Trang 64.1.2 Tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng cơ thể của đàn bò cái lai hướng sữa 464.1.3 Thời gian động dục lại sau khi đẻ của bò lai hướng sữa 48
4.4 Kết quả ứng dụng một số hormone và chế phẩm hormone sinh
dục để điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản ở bò sữa do
4.4.1 Kết quả ứng dụng chế phẩm prostaglandin (PGF2α) điều trị bò có
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cs: Cộng sự
ELISA: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay
KN: Kháng nguyên
RIA: Radio Immuno Assay
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
4.1 Cơ cấu đàn bò sữa của Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì
434.2 Tuổi phối giống lần đầu và khối lượng cơ thể của bò cái lai
hướng sữa nuôi tại Ba Vì và Nông trường Phù Đổng 454.3 Khối lượng cơ thể và tuổi đẻ lứa đầu của bò cái lai hướng sữa
4.4 Thời gian động dục lại sau khi đẻ của bò cái lai hướng sữa 484.5 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của bò cái lai hướng sữa 504.6 Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai trên đàn bò lai hướng sữa 524.7 Phân loại nguyên nhân bệnh lý buồng trứng gây hiện tượng rối
4.8 Hàm lượng FSH trong một chu kỳ động dục bình thường của bò sữa
564.9 Hàm lượng FSH trong các trường hợp chậm sinh do bệnh lý
4.10 Kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn sinh sản ở bò sữa
bằng định lượng FSH kết hợp khám buồng trứng qua trực tràng
614.11 Hàm lượng Progesterone trong một chu kỳ động dục bình thường
4.12 Hàm lượng Progesterone trong các trường hợp chậm sinh do
4.13 Kết quả chẩn đoán rối loạn sinh sản ở bò sữa bằng định lượng
Progesterone kết hợp khám buồng trứng qua trực tràng 694.14 Hiệu quả ứng dụng PGF2α gây động dục ở bò lai hướng sữa 71
Trang 94.15 Hiệu quả sử dụng GnRH kết hợp PGF2α gây động dục ở bò lai
Trang 10DANH MỤC HÌNH
ơ
2.3 Cơ chế thần kinh thể dịch điều hoà chu kỳ động dục của bò cái 163.1 Sơ đồ bố trí mẫu vào các giếng trong phản ứng ELISA 353.2 Mối tương quan giữa mật độ quang học (OD) và nồng độ FSH
36
3.6 Mối tương quan giữa mật độ quang học (OD) và nồng độ
Trang 111 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta có những bướcphát triển đáng kể Đặc biệt việc ra đời của nhiều nhà máy sản xuất thức ănchăn nuôi, nhiều công ty phân phối thuốc thú y, nhiều trang trại chăn nuôi vớiquy mô lớn đáp ứng một lượng thực phẩm lớn cho nhu cầu thực phẩm trongnước và một phần xuất khẩu Nhiều hình thức chăn nuôi kỹ thuật cao xuấthiện ở Việt Nam Đây là những tín hiệu đáng mừng đối với ngành chăn nuôi
Cùng với sự phát triển đó, một ngành chăn nuôi luôn đòi hỏi kỹ thuậtcao là chăn nuôi bò sữa cũng phát triển đáng kể Được sự quan tâm của Đảng
và nhà nước cuộc “cách mạng trắng” ở nước ta đã có những thành công banđầu Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam có thể nói là non trẻ, cácgiống bò sữa cao sản thường không thích nghi với khí hậu nước ta, kỹ thuậtchăn nuôi thấp …đã mang lại không ít khó khăn cho người chăn nuôi Sựnóng vội khi nhập bò ngoại cộng với công tác chuẩn bị không tốt đã làm chomột số dự án về bò sữa của nhà nước mất trắng, còn với người dân khôngnhững không thể xóa đói giảm nghèo nhờ chăn nuôi bò sữa mà còn vỡ nợ từnhững dự án này Tuy chưa có những báo cáo cụ thể nhưng phần lớn nguyênnhân dẫn tới những trường hợp thất bại của người dân là do bò mua về mắccác bệnh sinh sản ở buồng trứng như vô sinh, chậm thành thục về tính, chậmđộng dục lại sau đẻ, … ngoài ra bò sữa con mắc phải một số bệnh khác ở cơquan sinh sản
Như chúng ta đã biết quá trình thành thục về tính và sự rụng trứng chủyếu do sự điều khiển của các hormone sinh sản như FSH, LH, Oestrogene,Progesterone, … do vậy việc bò chậm thành thục về tính, hay chậm động dụclại sau khi đẻ chủ yếu là do rối loạn các hormone này Ở Việt Nam, nhữngnghiên cứu về hormone trên gia súc chưa nhiều, chưa có công bố cụ thể và
Trang 12toàn diện nào về bản đồ hormone trong trường hợp sinh lý bình thường vàđịnh lượng hormone trong quá trình bệnh lý buồng trứng ở gia súc
Vì vậy, để mở đầu trong việc góp phần xây dựng bản đồ hormone, ứngdụng trong chẩn đoán, phòng và trị một số hiện tượng rối loạn sinh sản ở đàn
bò sữa nuôi tại Việt Nam chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định
diễn biến một số hormone sinh sản nhằm ứng dụng trong chẩn đoán, phòng, trị hiện tượng chậm thành thục tính và chậm động dục lại sau đẻ ở
bò sữa do nguyên nhân bệnh lý buồng trứng”
1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Xác định diễn biến hormone FSH và Progesterone trên bò sữa có chu
kỳ sinh dục bình thường góp phần xây dựng bản đồ diễn biến hormone dùngtrong chẩn đoán bệnh
- Xác định diễn biến hormone FSH và Progestrone trên bò sữa bệnh lý,
do yếu tố nội tiết từ nguyên nhân buồng trứng
- Ứng dụng đưa ra một số phác đồ điều trị bằng hormone
- Đưa ra những khuyến cáo trong điều trị bằng hormone
Trang 132 TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh sản của bò cái
2.1.1 Đặc điểm cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục cái
Trong chăn nuôi gia súc, biết tác động và đầu tư đúng mức vào sinh sảnthì đó là con đường nhanh nhất, tốt nhất và kinh tế nhất để góp phần nâng caonăng suất vật nuôi
Cơ quan sinh dục bò cái gồm những bộ phận chủ yếu: Buồng trứng,ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo và âm hộ
* Buồng trứng (Ovarium)
Buồng trứng của bò gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng, gầnmút sừng tử cung và nằm trong xoang chậu, hình dáng buồng trứng rất đadạng nhưng phần lớn có hình bầu dục hoặc ô van dẹt, khi mới sinh buồngtrứng có khối lượng khoảng 0,3 gram, khi trưởng thành có khối lượng khoảng
10 – 20 gram, kích thước dài 1 – 2 cm, rộng 1 – 1,5 cm (Nguyễn Tấn Anh,
1995 [2]) Theo Kunitado Sato (1992) [48], kích thước của buồng trứng là: 35
x 25 x 15 mm, kích thước này có biến động giữa các bò cái và buồng trứng cóhoạt động thì lớn hơn bình thường không hoạt động Buồng trứng của gia súc
có chức năng sinh ra trứng và tiết dịch nội tiết (Lưu Công Khánh, 1995 [15])
Cấu tạo của buồng trứng gồm lớp trong và lớp vỏ được bao bọc bởi lớpbiểu mô mầm Lớp trong có nhân mạch máu, tổ chức liên kết Trên buồngtrứng có từ 70.000 – 100.000 noãn bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau.Tầng ngoài là những noãn bào sơ cấp phân bố tương đối đều Tầng trong lànhững noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi noãn bào chín được nổi lên bềmặt buồng trứng Noãn bào sơ cấp có trứng ở giữa, xung quanh là tế bào noãnbào Tế bào noãn bào lúc đầu hình dẹt, sau hình khối và hình trụ Noãn bàothứ cấp do tế bào noãn bào tăng sinh thành nhiều tầng và tiết ra dịch noãn bàongày càng nhiều và hình thành xoang noãn bào, ép trứng về một phía, khi
Trang 14noãn bào chín là quá trình sinh trưởng đã hoàn thành, dịch noãn bào nhiều,noãn bào nổi lên bề mặt buồng trứng Đến một giai đoạn xác định, noãn bào
vỡ ra, tế bào trứng theo dịch noãn bào đi vào loa kèn và đi vào ống dẫn trứng.Nơi noãn bào vỡ sẽ hình thành thể vàng Thể vàng được hình thành sau khitrứng rụng do sự nở to và sự lutein hoá của các tế bào kết hạt được bắt đầu từ
đó (Trần Tiến Dũng, 2002 [7] Mô lutein lớn lên chủ yếu do sự nở to của các
tế bào lutein gọi là thể vàng: thể vàng là một thể rắn màu vàng
* Ống dẫn trứng (Ovidustus)
Ống dẫn trứng treo trên màng treo ống dẫn trứng Có thể chia ống dẫntrứng thành 4 đoạn chức năng: Đoạn tua diềm - phễu - phồng ống dẫn trứng
và đoạn eo của ống dẫn trứng (Nguyễn Tấn Anh 1995 [2])
Chức năng của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng theo chiềungược nhau và đồng thời một lúc Cấu tạo của ống dẫn trứng thích hợp tốt vớichức năng phức tạp đó Một đầu của ống dẫn trứng thông với xoang bụng gầnsát buồng trứng và có hình loa kèn, loa kèn là màng mỏng tạo thành 1 cái tánrộng, vàng tán có các tua diềm lô nhô không đều ôm lấy buồng trứng Đối với bòdiện tích của loa kèn thường rộng 20 - 30 cm2 và phủ toàn bộ buồng trứng(Hoàng Kim Giao 1997 [13]) Bộ phận nhô tua diềm vận chuyển trứngrụng từ bề mặt buồng trứng tới phễu Trứng được chuyển qua lớp nhầy đi đếnphồng ống dẫn trứng (nơi xảy ra sự thụ tinh và phân chia sóm của phôi) Phôiđược lưu lại trong ống dẫn trứng vài ngày trước khi về tử cung Dịch ống dẫntrứng cung cấp điều kiện thích hợp cho sự thụ tinh và phân chia của phôi baogồm chất dinh dưỡng và bảo vệ cho tinh trùng, noãn bào và hợp tử - phôi sau đó
* Tử cung (Uterus)
Tử cung của các loài có vú đều gồm 2 sừng, 1 thân và 1 cổ tử cung Đốivới bò cái tơ thì toàn bộ tử cung nằm trong xoang chậu, khi đã đẻ nhiều lứathì tử cung nằm trong xoang bụng Tử cung dài 35 - 50 cm, tử cung là nơi làm
tổ của hợp tử, ở đây hợp tử sau này là thai phát triển được là nhờ chất dinh
Trang 15dưỡng từ cơ thể mẹ thông qua lớp nội mạc tử cung cung cấp Giai đoạn đầuhợp tử sống được một phần dựa vào noãn hoàng, một phần dựa vào “sữa tửcung” thông qua cơ chế thẩm thấu, sau này giữa mẹ và con hình thành hệthống nhau thai.
Nội mạc tử cung và dịch tử cung giữ một vai trò chủ chốt trong quátrình sinh sản như vận chuyển tinh trùng và trứng, tham gia điều hoà chứcnăng của thể vàng, đảm nhận sự làm tổ, mang thai và đẻ
Tử cung của bò có 3 phần từ ngoài vào trong là: Cổ tử cung, thân tửcung và sừng tử cung
a Sừng tử cung: ở gia súc cái sừng tử cung gồm 2 sừng trái và phải, độdài của sừng 20 - 35 cm, đường kính phần dưới sừng tử cung 3 - 4 cm, phầnngọn chỉ khoảng 5- 8 mm Khác với gia súc khác, 2 sừng tử cung ở phần gầnvới thân tử cung dính lại với nhau tạo thành một lõm hình lòng máng phíatrên của tử cung gọi là rãnh đầu tử cung 3 - 5 cm ta dễ dàng nhận thấy khikhám qua trực tràng
b Thân tử cung: ở bò thân tử cung rất ngắn, chỉ khoảng 2 – 4 cm, thân
tử cung nối giữa cổ tử cung với sừng tử cung Cấu tạo bằng những lớp cơ trơndày, cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài có khả năng đàn hồi tốt, trong cùng làcác tuyến sinh dục có khả năng tiết ra những chất giúp cho sự vận động củatinh trùng cũng như sự phát triển của thai
c Cổ tử cung: Cổ tử cung là phần cuối cùng của tử cung, cổ tử cungtròn thông với âm đạo, luôn luôn đóng, chỉ mở khi nào hưng phấn cao độ,hoặc lúc sinh đẻ hay khi bị bệnh lý Cổ tử cung dài khoảng 5 - 10 cm, đườngkính 2 - 5 cm (Tăng Xuân Lưu và Cs, 2003 Tr 14 [22])
Niêm mạc cổ tử cung gấp nhiều lần làm cho thành tử cung không đồngđều nhau tạo thành những thuỳ, gọi là thuỳ hoa nở Thuỳ ngoài cùng nhô vào âmđạo 0,5 - 1,0 cm nhìn bên ngoài tựa như hoa cúc đại Khám qua trực tràng cầmvào cổ tử cung tựa như cầm vào một đoạn cổ gà Cổ tử cung có khác biệt ít
Trang 16nhiều giữa bò già, bò trẻ, giữa bò đẻ nhiều, bò đẻ ít, giữa các giống, giữa bò đẻbình thường và bò đẻ không bình thường Oestrogen làm cho tế bào biểu mô cổ
tử cung tiết niêm dịch, niêm dịch này có đặc điểm kháng khuẩn, do đó bảo vệcho tử cung (Trần Tiến Dũng và Cs, 2002 [7])
* Âm đạo (Vagina)
Âm đạo của bò có dạng hình ống, vách mỏng và rất đàn hồi, dài khoảng
30 – 40 cm (Siphilop R.M, 1967 [50]), âm đạo của bò Việt Nam dài khoảng 22 –
25 cm (Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, 1997 [13]; Trần Tiến Dũng và
Cs, 2002 [7]), âm đạo là cơ quan giao cấu nơi tinh dịch được phóng ra đọng lại ở
đó và chuyển tiếp vào tử cung qua các đại phân tử của các cột nhầy ở cổ tử cung,tinh thanh không được chuyển tiếp vào cổ tử cung, phần lớn chúng được thải rangoài và hấp thu qua âm đạo Ngoài ra âm đạo còn là ống thải các chất dịch cổ
tử cung, dịch nội mạc tử cung và là đường cho thai đi qua khi sinh đẻ
* Âm hộ (Vulva)
Âm hộ là bộ phận sinh dục bên ngoài, gồm phần tiền đình và phần liênquan của âm môn Tiền đình là bộ phận của hệ thống đường sinh dục cái, nóchung cho hệ thống sinh dục và hệ tiết niệu, nó dài 10 - 12 cm Âm môn gồm
có tiểu âm môn (nếp gấp trong, môi trong của âm hộ) và đại âm môn (nếp gấpngoài, môi ngoài của âm hộ) Môi ngoài được phủ một lớp lông mịn cho đếnniêm mạc (Trần Tiến Dũng và Cs, 2002 [7])
2.1.2 Đặc tính sinh lý sinh sản của bò cái
* Sự thành thục về tính và tuổi phối giống lần đầu
Khi cơ quan sinh dục của gia súc cái phát triển đến mức độ hoàn thiện,buồng trứng có noãn bào chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tửcung cũng biến đổi theo và đủ điều kiện cho thai phát triển trong tử cung.Những dấu hiệu động dục xuất hiện đối với gia súc ở tuổi như vậy gọi là thànhthục về tính Trong thực tế, thành thục về tính thường đến sớm hơn thành thục
Trang 17về thể vóc Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, gia súc, ngoại cảnh vàmức độ nuôi dưỡng quản lý Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt thì sự sinh trưởngđược thúc đẩy và thành thục về tính sẽ đến sớm hơn Bò sữa thành thục tínhdục khi thể trọng đạt từ 30 – 40 % thể trọng lúc trưởng thành, còn bò thịt thìmức độ cao hơn 45 – 50 % (Nguyễn Quốc Đạt và Cs, 1998 [11])
Bò cái nếu nuôi dưỡng tốt thì thành thục lúc 12 tháng tuổi, còn tầm vóc đểbảo đảm cho sự phối giống phải từ 18 tháng tuổi trở lên (Siphilop R.M, 1967[50]) Đối với bò lang trắng đen Hà Lan cho ăn đầy đủ chăm sóc tốt thì thànhthục lúc 10 – 12 tháng tuổi, chăm sóc kém có thể kéo dài tới 16 – 18 tháng tuổi.Tuổi phối giống lứa đầu đối với bò sữa theo V.S Mikhakop (1974) cho rằng vào
độ tuổi 12 - 24 tháng tuổi, còn theo S Mirnop (1980) lại cho rằng phối giống lầnđầu tốt nhất vào lúc 15 - 18 tháng tuổi (trích theo Tăng Xuân Lưu, 1999 [20])
Trong điều kiện nước ta do ảnh hưởng của khí hậu và chế độ dinh dưỡngkhông thích hợp cho nên tuổi đẻ lứa đầu thường là cao: bò vàng Việt Nam đẻ lứađầu từ 33 – 48 tháng tuổi (Nguyễn Văn Thưởng và Cs, 1992 [29]) Bò sữa Hà Ấn
F2 (75 % máu bò Hà Lan) là 46 tháng (Nguyễn Kim Ninh, 1994 [24])
* Dậy thì (Puberty)
Dậy thì ở bò cái được xác định ở độ tuổi động dục lần đầu có rụngtrứng (dậy thì chưa phải là thành thục về tính (Cexual maturity) Dậy thì củacon vật được kiểm soát bởi nhiều yếu tố và cơ chế nhất định về sinh lý kể cảcác tuyến sinh dục thuỳ trước tuyến yên: ảnh hưởng cả di truyền và ngoạicảnh (mùa vụ, nhiệt độ, dinh dưỡng, môi trường, yếu tố di truyền.v.v ) tácđộng đến các cơ quan này Trung bình tuổi dậy thì là 8 - 11 tháng, bò Jerseylúc 8 tháng với thể trọng 160 kg, còn bò HF trung bình là 11 tháng tuổi vớitrọng lượng 270 kg Nếu nuôi kém thì dậy thì ở 20 tháng tuổi KunitadoSato, 1992 [48])
* Chu kỳ động dục
Trang 18Từ khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của bò được diễn raliên tục và có tính chu kỳ Các noãn bào trên buồng trứng phát triển lớn dầnđến độ chín nổi cộm lên trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf Khi nangGraaf vỡ trứng rụng gọi là sự rụng trứng Mỗi lần rụng trứng con vật cónhững biểu hiện tính dục bên ngoài gọi là động dục Trứng rụng có chu kỳnên động dục cũng có chu kỳ, 1 chu kỳ động dục của bò và lợn thông thường
là 21 ngày (dao động 17 – 24 ngày), của trâu là 25 ngày (tính trung bình) Quátrình trứng phát triển chín và rụng đều chịu sự điều hoà chặt chẽ của hormone(Trần Tiến Dũng, 2002 [7]) Trên cơ sở đó nhiều tác giả đã phân chia chu kỳđộng dục thành 2 pha:
- Pha Folliculin: Gồm toàn bộ biểu hiện trước khi rụng trứng
- Pha Lutein: Là những biểu hiện sau khi trứng rụng và hình thành thểvàng.Trong chu kỳ động dục của bò nhiều tác giả đã đề cập đến các đợt sóngnang (Foliculas Wave)
Sóng nang là sự phát triển đồng loạt của một số bao noãn ở cùng một thờigian Các công trình nghiên cứu, theo dõi sự phát triển của buồng trứng Invivo bằngphương pháp nội soi và siêu âm được nhiều tác giả công bố Các tác giả cho thấy ở
bò trong một chu kỳ thường có 2 - 3 đợt sóng nang phát triển (một số ít có 4 đợt) Đợt
1 bắt đầu diễn ra sau khi rụng trứng, vào ngày thứ 3 - 9 của chu kỳ Đợt 2 vào ngày
11 - 17 và đợt 3 vào ngày 18 - 20 Mỗi đợt sóng nang có thể huy động tới 15 nangkích thước từ 5 - 7mm phát triển Sau này có 1 số nang phát triển mạnh hơn gọi lànang trội (nang khống chế), kích thước của nang khống chế ở đợt 1, 2, 3 có thể đạttới 12 - 15 mm và các kích thước nang tương ứng quan sát thấy vào các ngày 6,
13, 21 (Salin, 1987; trích theo Nguyễn Đức Lâm Nghiệp, 2008 [23])
Trang 19Hình 2.1 Đồ thị sóng nang trong chu kỳ (trích theo Đào Thị Thúy
Hồng, 2009 [15])
Đặc điểm quan trọng trong các đợt phát triển nang là sự phát triển có tính
tự điều khiển và cạnh tranh giữa các nang Một đợt có 1 - 2 nang trội, vài nanglớn phát triển và sự phát triển của các nang còn lại bị kìm hãm, Tuy vậy khi thểvàng còn tồn tại, nang khống chế và nang lớn sẽ bị thoái hoá, chỉ có đợt cuốicùng khi thể vàng không còn thì nang khống chế mới phát triển tới chín và rụngtrứng mới được xẩy ra Do đặc điểm này các đợt phát triển nang gọi là sóng pháttriển Trong mỗi đợt sóng như vậy sự tồn tại của các nang không phải nangkhống chế dao động 5 - 6 ngày Riêng nang khống chế có thể phát triển nhanhsau ngày 18 của chu kỳ, tốc độ phát triển của nang khống chế ở thời điểm này cóthể đạt 1,6 mm/ngày (Fortune và Cs, 1988; Savio và Cs, 1988, trích theo HoàngKim Giao và Cs, 1997 [13])
Ở bò chu kỳ động dục thường kéo dài 21 ngày, thời gian động dục
Trang 20thường kéo dài 25 – 36 giờ Theo Siphilop R.M (1967) [50], chu kỳ động dụccủa gia súc mang tính đặc trưng theo loài.
Chu kỳ động dục của bò được chia làm 4 giai đoạn (4 pha riêng biệt)nhưng liên tiếp nhau:
- Giai đoạn trước động dục: Là giai đoạn thời kỳ thoái hoá thể vàng củachu kỳ trước cho đến giai đoạn động dục kỳ này
- Giai đoạn động dục: Kéo dài 8 - 30 giờ là giai đoạn trong đó bò chấpnhận sự phối giống Trong giai đoạn này xảy ra quá trình cuối cùng của sựchín muồi tế bào trứng và nang trứng
- Giai đoạn sau động dục: Đầu giai đoạn sau động dục xảy ra là hiệntượng nang trứng rách ra và vách của nang trứng rách phát triển thành thể vàngtrong vòng 3 ngày
Giai đoạn cân bằng sinh học (An, Dioestrus): giai đoạn này kéo dài 12
-15 ngày và là thể vàng sản sinh mạnh Progesterone (Kunitado Sato, 1992 [48])
Đặc điểm của từng giai đoạn động dục là những thay đổi về nội tiết,buồng trứng và cơ quan sinh dục được mô tả chi tiết qua bảng sau:
Trang 21Bảng 2.1 Các giai đoạn của pha động dục
(trích theo Nguyễn Đức Lâm Nghiệp, 2008 [23])
Băn khoăn, ngơ ngác
không yên, đi lại, đái rắt
– kêu (không cho con
khác nhảy, bỏ đi rong
Tìm đực hoặc đến gần con khác, chịu cho nhảy, mê ì.
Còn chịu cho nhảy và phối giống (một thời gian ngắn).
Có thể vàng nhô lên
Trương lực bớt căng
Hẹp dần, niêm dịch đặc, giảm
độ keo dính, màu đục bã đậu dễ đứt
Khép kín bình thường, không có niêm dịch
đỉnh cao trước chịu đực
5 ngày, kéo dài 3 – 4
ngày rồi giảm.
Oestradiol 17
đỉnh cao
LH đạt đỉnh cao ở ngày chịu đực rồi tụt xuống đột ngột.
thấp nhất
Oestradiol giảm đột ngột sau đó tăng dần để tạo một đỉnh thấp vào ngày thứ 5-6 của chu kỳ sau;
đến ngày 9-10 đạt đỉnh cao quãng 5-6 ngày.
Trang 232.1.3 Sự điều hoà hoạt động sinh dục của tuyến nội tiết
Hoạt động sinh dục chịu sự điều tiết của hệ thần kinh thể dịch Hệthần kinh thông qua các thụ quan nhậy cảm là nơi tiếp nhận tất cả cácxung động của ngoại cảnh vào cơ thể, đầu tiên là đại não và vỏ não màtrực tiếp là Hypothalamus tiết ra các chất kích thích (yếu tố giải phóng)GH-RF kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH, LH, các hormone đótheo máu tác động tới buồng trứng làm nang trứng phát triển đến mức độchín và tiết ra oestrogen
Trong quá trình sinh lý bình thường, gia súc đến tuổi trưởng thành, buồngtrứng đã có nang trứng phát triển ở các giai đoạn khác nhau, trong cơ thể con vật
đã có sẵn một lượng nhất định về oestrogen, chính oestrogen tác động lên trungkhu vỏ đại não và ảnh hưởng đến Hypothalamus tạo điều kiện cho sự xuất hiện
và lan truyền các xung động thần kinh gây tiết GnRH chu kỳ (GonadotropinRealising hormone hay là hormone giải phóng F.RH và L.RH)
F.RH (Folliculin Realeasing hormone) P-RH (Prolactin realeasinghormone)
L.RH (lutein Realeasing hormone)
(F.RH và L.RH gọi chung là GnRH)
F.RH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết Follicules simulatinghormone (FSH) kích tố này kích thích sự phát triển noãn nang của buồngtrứng, noãn nang phát triển trứng chín, lượng oestrogen tiết ra nhiều hơn.Oestrogen tác động vào các bộ phận sinh dục thứ cấp đồng thời tác động lêntrung tâm hypolathamus, vỏ đại não gây nên hiện tượng động dục LRH kíchthích thuỳ trước tuyến yên tiết ra hormone kích thích sinh hoàng tố (luteinstumulin hormone) LH, LH tác động vào buồng trứng, làm trứng chín muồi.Kết hợp với FSH làm noãn bào vỡ ra và gây nên hiện tượng thải trứng, hìnhthành thể vàng và LRH kích thích thuỳ trước tuyến yên phân tiết LTH(luteino trofic hormone) LTH tác động vào buồng trứng duy trì sự tồn tại của
Trang 24thể vàng kích thích thể vàng phân tiết progesterone Progesterone tác động lêntuyến yên ức chế phân tiết FSH, LH Quá trình động dục chấm dứt.
Progesterone tác động vào tử cung làm cho tử cung dày lên tạo cơ sởtốt cho việc làm tổ của hợp tử - phôi lúc ban đầu (tạo sữa tử cung), nên convật có chửa thể vàng tồn tại suốt thời gian mang thai, có nghĩa là lượngprogesterone được duy trì với nồng độ cao trong máu Nếu không có chửa thểvàng tồn tại đến ngày thứ 15 - 17 của chu kỳ sau đó teo dần cũng có nghĩa làhàm lượng progesterone cũng giảm dần, giảm đến một mức độ nhất định nólại cùng với một số nhân tố khác kích thích vỏ đại não Hypothalamus tuyếnyên, lúc này tuyến yên ngừng phân tiết LTH, tăng cường phân tiết FSH, LH.Chu kỳ sinh dục mới lại hình thành
Hình 2.2 Hypothalamus điều khiển hoạt động hệ nội tiết
(1) sự điều khiển ngược vòng dài (Long feedback)
(2) sự điều khiển ngược vòng ngắn (Short feedback)
(3) sự điều khiển ngược cực ngắn (Ultra-Short feedback)
Hypothalamus
Tuyến yên
Tuyến đích
Tổ chức ngoại vi
Trang 25* Vai trò của vùng dưới đồi (Hypolathamus)
Vùng dưới đồi là nơi nhận những xung đột thần kinh rồi chuyển dịch vàphát ra các hormone điều hoà hoạt động nội tiết Trung khu điều tiết sinh dụccấp cao của vùng dưới đồi sinh ra các chất kích thích, các chất này đi đến vàkích thích các tế bào trung khu cấp thấp đồng thời chúng trực tiếp đi đến hoạthoá tuyến yên, kích thích tuyến yên tiết ra một lượng hormone để duy trì sựrụng trứng và phát triển thể vàng Như vậy ta có thể xem trung khu cấp cao lànơi điều tiết sự rụng trứng ở gia súc cái
Các tế bào trung khu cấp thấp (nhân bụng giữa và nhân Acruate) tạo ranhững chất thần kinh tiết, đây chính là các yếu tố giải phóng hormone kíchdục tố (Gonadotropin Realeasing hormone - GnRH) bao gồm: FolliculeRealeasing Factors (FRF) - Yếu tố giải phóng hormone Follicule StimulatingHormone (FSH) và Lutein Releasing Factors (LRF) - yếu tố giải phónghormone Luteine hormone (LH) FRF và LRF về bản chất là các polipeptit cókhối lượng phân tử thấp, sau khi tiết ra, chúng được đổ vào mao quản gò giữa
và đi vào hoạt hoá tuyến yên theo hướng tạo và tiết kích tố
Theo Xưxoep AA, 1985 [37]) những yếu tố giải phóng hormone sinhdục của vùng dưới đồi này đều được gọi là yếu tố hoạt hoá chức năng sinhdục Để hoạt hoá chức năng kích noãn tố và tiết một ít LH cần yếu tố này vớinồng độ không cao, còn để cho rụng trứng thì phải có số lượng lớn LH vànồng độ rất cao của yếu tố giải phóng kích dục tố
* Kích dục tố tuyến yên và vai trò của chúng trong sinh sản
Hai hormone từ tuyến yên có tác dụng kích thích sinh dục: Mộthormone kích thích sự sinh trưởng và phát dục của nang trứng được gọi làkích noãn tố (FSH) Kích tố kia có tác dụng lutein hoá nang trứng gọi là kíchthể vàng tố (LH) Tác dụng sinh lý của FSH (Foliculostimulating hormone)gắn liền với chức năng kích thích trứng chín không gây trứng rụng Muốn gâyđược trứng rụng phải có LH (Luteinizing hormone) Để đảm bảo tốt quá trình
Trang 26chín và rụng trứng thì hàm lượng hai loại hormone này phải đạt một tỷ lệ nhấtđịnh và tỷ lệ đó theo đa số các nhà khoa học là: FSHLH 13 (Lê Văn Thọ và Cs,
tử cung không có thai thì tuyến yên không tiết ra prolactin
* Vai trò của buồng trứng và kích tố nhau thai
● Vai trò của buồng trứng
Buồng trứng là nơi tiết ra các hormone: Oestrogen, progesterone vàhormone ức chế inhibin Các hormone này trực tiếp tham gia điều hoà toàn
bộ hoạt động sinh sản của gia súc thông qua tác dụng kích thích hay ức chế
tiết các hormone sinh dục của tuyến yên Khi nồng độ progesterone trong
máu giảm (cũng như giảm các kích thích ngoại cảnh) sẽ kích thích trung khusinh sản vùng dưới đồi hypothalamus tiết các yếu tố giải phóng hormone sinhdục FRF và LRF (Gonandotropin Releasing hormone - GnRH) GnRH làmcho tuyến yên tiết hormone kích nang trứng FSH (Follicule Stimulatinghormone) và hormone tạo thể vàng LH (Luteinizing hormone) Cuối cùngFSH và LH kích thích buồng trứng tổng hợp và tiết hormone Steroid giới tínhoestrogen (E) progesterone (P)
FSH làm cho các nang trứng nguyên thuỷ (primodial follicles) trongbuồng trứng phát triển Oestrogen được tiết bởi các tế bào hạt của nang trứng
và các tế bào kẽ Nồng độ oestrogen cao trong máu sẽ kích thích thuỳ trước
Trang 27tuyến yên ngừng tiết FSH và đột ngột tăng tiết LH gây hiện tượng rụng trứng.Sau khi trứng rụng do sự lutein hoá hình thành thể vàng và phát triển thànhthể vàng Thể vàng tiết progesterone, đây là hormone rất cần thiết có vai trò
ức chế biểu hiện động dục ở gia súc nhằm duy trì sự mang thai Khi nồng độFSH, LH và progesterone trong máu cao bản thân chúng tác động trở lại trungkhu sinh dục hypolathamus nhằm ức chế trung khu này tiết hormone sinh dục.Các hormone Steroid giới tính có tác dụng điều hoà các chức năng của các cơquan sinh dục phụ như: ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, các tuyến sinh dụcphụ ở con cái phát triển Thêm nữa chúng được coi như có tác động ngược(Feedback) (Quá trình điều tiết này diễn ra hết sức phức tạp, được mô tả ởhình 2.4 Vai trò của buồng trứng trong điều hoà hoạt động sinh dục bò cái)
Hình 2.3 Cơ chế thần kinh thể dịch điều hoà chu kỳ động dục của bò cái
(trích theo Nguyễn Đức Lâm Nghiệp, 2008 [23])
Khí hậu, ánh sáng Thức ăn, nước
Tử cungProgesterol
Hạ khấu não(Hypothalamus)
Phần trước tuyến yên
ức chế tiết FSH
Trang 28● Kích tố nhau thai
Ngay sau khi hợp tử bắt đầu làm tổ ở tử cung, túi phôi được hình thành
và phát triển Khi túi phôi lớn lên tuyến nhau thai được hình thành Hệ thốngnhau thai ở bò có cấu tạo dạng múi Núm nhau thai con và mẹ kết hợp vớinhau theo hệ thống cài răng lược Chúng chiếm gần hết tử cung Nhau thai tiết
ra hormone prolan A và prolan B
- Prolan A: Có tác dụng tương tự FSH và oestrozen
- Prolan B: Có tác dụng tương tự LH và progesteron
Ở ngựa có chửa nhau thai tiết khá nhiều prolan A (huyết thanh ngựachửa - HTNC) và 1 ít prolan B Hoạt tính sinh học gần giống FSH
2.1.4 Hiện tượng rối loạn sinh sản, các phương pháp khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản ở gia súc cái
* Nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn sinh sản
Khi gia súc cái đến tuổi sinh sản hoặc sau khi đẻ xong, đến thời kỳ hưngphấn và động dục nhưng không thấy xuất hiện chu kỳ động dục hoặc xuất hiệncác trạng thái bệnh lý trong quá trình sinh lý sinh dục được gọi là hiện tượng rốiloạn sinh sản Đây là một nguyên nhân chủ yếu làm giảm tỷ lệ sinh đẻ ở đàn giasúc, hạn chế tốc độ gia tăng đàn gia súc, gây tổn thất về kinh tế trong chăn nuôi
Biểu hiện của hiện tượng chậm sinh, vô sinh ở trâu bò cái thường làchậm thành thục về tính, chậm động dục lại sau đẻ, phối giống nhiều lầnkhông thụ thai hay là động dục liên tục, mất chu kỳ sinh dục
Theo Kunitado Sato (1992) [48] nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạisinh sản bao gồm:
+ Các yếu tố liên quan đến độ tuổi, hệ nội tiết, hệ thần kinh hoạt độngtuyến sữa, các bệnh ký sinh trùng và truyền nhiễm
+ Các trường hợp rối loạn chức năng, thoái hoá các bộ phận của cơquan sinh dục đặc biệt ở buồng trứng, tồn lưu thể vàng, rối loạn chu kỳ sinhdục, những dị tật về tử cung và các bộ phận sinh dục khác
Trang 29+ Các trường hợp do thức ăn, dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc, cáctrường hợp này chủ yếu gây rối loạn trao đổi chất đặc biệt là vitamin, khoáng
đa lượng và vi lượng
* Các phương pháp khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản
Có nhiều phương pháp để khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản,nguyên tắc điều trị của bất kỳ phương pháp nào cũng đảm bảo hai yêu cầu:
- Hồi phục được khả năng sinh sản cho gia súc
- Bảo toàn đàn gia súc về khả năng khắc phục và sử dụng chúng
Để đảm bảo việc điều trị có kết quả khâu chẩn đoán phải chính xác, canthiệp kịp thời cũng như việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp có ýnghĩa quan trọng Có thể dùng các biện pháp sau để khắc phục hiện tượng rốiloạn sinh sản:
● Vitamin liệu pháp: kích thích các phản ứng miễn dịch của cơ thể,thúc đẩy quá trình tái sinh, hồi phục tử cung, buồng trứng Các vitaminthường dùng là các vitamin thuộc nhóm A, D, E
● Phương pháp điều trị ngoại khoa
Có thể dùng một số thủ thuật ngoại khoa để phá vỡ thể vàng, phá vỡhoặc chọc dò u nang buồng trứng, cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần đối vớitrường hợp u nang buồng trứng
● Hormone liệu pháp: là biện pháp sử dụng các chế phẩm hormone tựnhiên hay tổng hợp Cơ chế tác dụng của hormone liệu pháp dựa trên cơ sởthay thế kích thích và triệu chứng liệu pháp Nhiều hormone có thể sử dụng
để khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản như những chế phẩm hormonethuộc nhóm Oestrogene (Syoestrol, Folicullin, Estrograndon, Estroginol ).Các chế phẩm thuộc thuỳ sau tuyến yên như Oxytoxin, Gipotoxin Các chếphẩm Oestrogene dùng điều trị các bệnh sát nhau, xơ hoá tử cung, giảm hoặcmất trương lực cơ tử cung và một số trường hợp thiểu năng buồng trứng
Trang 30a) Khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản bằng chế phẩm gonadotropin
Dựa trên nguyên lý kích thích trực tiếp đến hoạt động của buồng trứngcũng như kích thích gián tiếp thông qua hoạt động tiết gonadotropin của tuyếnyên các chế phẩm gonadotropin được sử dụng rộng rãi để khắc phục vô sinh ởtrâu, bò cái Các chế phẩm thường dùng là PMSG (Pregnant Mare SerumGonadotropin), Gravohormone, HCG (Human Chorionic Gonadotropin), v.v
- PMSG là loại dung dịch màu vàng nhạt, trong một số trường hợp cómàu hơi đỏ có khi hơi lắng cặn do sự kết tủa của các protein khi lắc tạo hỗndịch màu vàng nhạt
Hoạt tính: được tính theo đơn vị chuột (đvc), mỗi đơn vị chuột đượcxác định bởi số lượng huyết thanh tiêm dưới da cho chuột bạch ở độ tuổi chưathành thục (20 – 28 ngày, trọng lượng 6 – 8 gram) gây hiện tượng phát phì dạcon, cổ tử cung mở, âm đạo có những phản ứng của động dục với tỷ lệ 50%
Tác dụng: nhờ có hai loại hormone FSH và LH, chủ yếu là FSH sẽ kíchthích sinh trưởng và phát triển của noãn bao, gây rụng trứng và hình thành thểvàng PMSG làm tăng nhanh sự sinh trưởng, chín của tế bào trứng và rụngtrứng, làm tăng biểu hiện động dục, tạo điều kiện cho sự thụ tinh, PMSG cóhiệu quả nhất đối với trâu, bò cái bị nhược năng buồng trứng, mất tính dục, cóchu kỳ động dục nhưng không rụng trứng (Nguyễn Xuân Trạch, 1996 [35])
- HCG là kích tố nhau thai người
Chế phẩm này được thu từ nước tiểu của người phụ nữ có thai HCGđược sinh ra từ tế bào Langerhans tiết dịch và được bài tiết qua nước tiểu Do
tỷ lệ LH trong kích tố này cao hơn FSH và nó có tác dụng như LH ở thuỳtrước tuyến yên do đó thúc đẩy sự rụng trứng và phát triển thể vàng
HCG được sử dụng trong trường hợp nhược năng buồng trứng, đa nangbuồng trứng, động dục liên tục ở trâu bò Kích thích rụng trứng, tăng sinh sản.HCG được sản xuất dưới dạng đông khô hoặc bột kết tinh màu trắng nhạt, ởnước ta chế phẩm HCG được viện quân y 103 sản xuất ở dạng đông khô chứa
Trang 315000 – 10.000 UI/lọ Công ty nuôi trồng thuỷ sản trung ương cũng sản xuấtHCG dưới dạng đông khô chứa từ 2000 – 20.000 UI/lọ.
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu sử dụng PMSG và HCG trên đàn trâucái, bò cái chậm sinh
Lê Văn Thọ và Cs (1979) [30] đã nghiên cứu sử dụng PMSG và HCGtrên đàn bò chậm sinh ở nông trường Phù Đổng PMSG được tiêm với liều 15đvc/kg thể trọng Một số bò cái khác được tiêm thêm HCG với liều 1500UI/con, kết quả là nhóm bò cái tơ cơ bản có tỷ lệ động dục 88,10%, thụ thai67,50% Bò cái tơ động dục 86,60% và thụ thai 61,10% Ở số bò được tiêmkết hợp PMSG với HCG cho kết quả cao hơn, tỷ lệ động dục từ 89 – 95%, tỷ
lệ thụ thai đạt 70,70 – 77,70% Các tác giả cho biết chu kỳ sinh dục của bòđược tiêm PMSG và HCG thể hiện như sinh lý bình thường, thời gian bắt đầuđộng dục sau khi xử lý trung bình là 5,1 ngày (dao động 2 – 10 ngày)
Nguyễn Tấn Anh và Cs (1995) [2] đã sử dụng huyết thanh ngựa chửacho bò sữa sinh sản và bò tơ đạt tỷ lệ động dục tương ứng là 76,75%, 72,94%,
ở dạng dung dịch dầu nồng độ 1% và 2,5% (10 và 25 mg/ml, 1 mg = 1 UI)
Nguyên lý của phương pháp là khi tiêm Progesterone sẽ làm teo nhỏ thểvàng, kích thích tuyến yên tiết FSH, làm phát triển noãn bao Sau khiProgesterone hết tác dụng, tuyến yên sẽ tiết Gonadotropin với số lượng lớn.Kết hợp với việc thêm chế phẩm Gonadotropin bổ sung sẽ làm cho noãn baochín và rụng trứng, con vật sẽ động dục và thụ thai Phương pháp này rất hiệuquả khi điều trị thể vàng tồn lưu, u nang buồng trứng, nhược năng buồng trứng
Perez Garcia (1994) đã tiêm ba lần Progesterone cho 40 bò cái hướng
Trang 32thịt vào các ngày 1; 4; 7 mỗi lần 100 mg, ngày thứ 9 tiêm PMSG 1500đvc/con Kết quả sau khi tiêm bốn ngày có 90% số bò động dục (36 con), tỷ lệthụ thai sau 2 kỳ phối giống là 80% (trích theo Tăng Xuân Lưu, 2003 [22]).
Sử dụng Progesterone gây động dục ở bò có nhiều phác đồ điều trị vàliều lượng khác nhau Có thể dùng riêng biệt hoặc kết hợp với PMSG vàHCG Theo Hoàng Kim Giao và Cs (1997) [13] đã sử dụng phác đồ sau đạthiệu quả cao:
- Tiêm cho bò Progesterone vào các ngày 1; 3 và 5 với liều lượng tươngứng là 30 mg, 50 mg, 75 mg Ngày thứ 7 tiêm PMSG 1500 – 1800 đvc/con,ngày 9 và ngày 10 bò động dục và phối giống
- Tiêm Progesterone vào các ngày 1; 4 và 7 với liều tương ứng là: 30
mg, 60 mg và 90 mg, ngày thứ 9 tiêm PMSG liều 1500 – 1800 đvc/con, ngàythứ 11 – 12 bò động dục và phối giống
c) Khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản bằng các chế phẩm PGF 2 α
Prostaglandin có tác dụng phân hủy thể vàng kích thích sinh trưởng,phát triển bao noãn, kích thích tiết GnRH, FSH, LH gây rụng trứng, vì vậycác chế phẩm PGF2α được sử dụng rộng rãi trong điều trị vô sinh và chậmsinh do thể vàng tồn lưu, điều trị u nang buồng trứng, động dục ngầm, phốigiống nhiều lần không chửa
Do PGF2α tự nhiên bị phân huỷ rất nhanh và giá thành sản xuất cao chonên các nhà sản xuất đã làm ra các chế phẩm có tác dụng tương tự PGF2α tựnhiên nhưng có tác dụng mạnh hơn, thời gian phân huỷ lâu hơn PGF2α tự nhiên
Có rất nhiều chế phẩm PGF2α tổng hợp, các chế phẩm PGF2α hay dùng
là Oestrophan, Enzaprost, Estrumate, Lutalyse sau khi xử lý bằng chế phẩmPGF2α thì thể vàng chức năng nhanh chóng bị phân huỷ dẫn tới hàm lượngProgesterone trong máu giảm nhanh so với trong điều kiện tự nhiên (hàmlượng Progesterone trong điều kiện tự nhiên bắt đầu giảm sau khiProstaglandin được phân tiết từ 3 – 6 giờ và thể vàng bị phân huỷ hoàn toàn
Trang 33trong vòng 24 – 48 giờ) Nồng độ Progesterone trong máu giảm đi làm trungtâm điều khiển sinh học ở Hypothalamus được giải phóng sẽ tiết GnRH,hormone này kích thích tuyến yên phân tiết gonadotropin (FSH, LH) làm baonoãn chín và rụng trứng Nếu cùng lúc xử lý trên nhiều gia súc cái, chúng sẽđộng dục đồng loạt
Sử dụng Prostaglandin điều khiển sinh sản đã được ứng dụng rộng rãi
và được tổng kết bởi các tác giả Gnaves (1974) [44], Henricks (1978) [45],Louis T.M (1972) [49] Liều lượng của PGF2α và cách sử dụng theo các tácgiả trên, phụ thuộc vào bản thân hoá học của PGF2α, trạng thái sinh lý của giasúc cái và giai đoạn của chu kỳ động dục
Agarwal (1987) [38] nghiên cứu trên bò lai cho biết: sau khi tiêmPGF2αbò động dục 100% Thời gian từ khi tiêm đến khi xuất hiện động dục
là 48 – 96 giờ, kể cả tiêm một lần hay tiêm hai lần cách nhau 11 ngày Tác giảcho rằng phương pháp này gây động dục đồng loạt phù hợp cho việc chủđộng thực hiện kế hoạch phối giống Tương tự như vậy, Busse T (1995) [40]dùng chất tương đương PGF2αtiêm cho bò hai lần cách nhau 11 ngày, sau khitiêm lần thứ hai 60 giờ đã có 87,20 % bò động dục
Đối với bò cái tơ, Bor T.C (1986) [39] cho biết chỉ cần tiêm một liềuPGF2α đã có kết quả rất tốt về động dục và khoảng cách từ khi tiêm đến khiđộng dục là 48 – 72 giờ với tỷ lệ có chửa đạt 70% Kết quả tương tự như vậy
đã được các tác giả Dhoble và Gupta (1987) [42] khẳng định Các tác giả nàycho biết sử dụng PGF2α và các chất đồng dạng của nó có tác dụng rất tốt tronggây động dục đồng loạt, gây rụng trứng, làm giảm khoảng cách lứa đẻ vànâng cao hiệu quả sinh sản của bò cái
Theo Hoàng Kim Giao và Cs (1997) [13] đối với những bò sinh sảnbình thường có thể rút ngắn khoảng cách lứa đẻ bằng cách tiêm PGF2α Nhiềutác giả đã sử dụng PGF2α tiêm cho bò cái có thể vàng bệnh lý tồn lưu.Nguyễn Tấn Anh và Cs (1995) [2] đã sử dụng PGF2α tiêm cho bò lai Sind
Trang 34chậm sinh đạt tỷ lệ động dục 85,80% tỷ lệ thụ thai đạt 65,21% Tăng XuânLưu và Cs (2001) [21] cho biết khi tiêm cho 68 bò của hai giống bò F1 và F2
có thể vàng bệnh lý tồn lưu, kết quả đã có 59 con bò động dục trở lại đạt85,71% ở nhóm F1 và 87,50% ở nhóm bò F2 Tỷ lệ phối giống có chửa tươngứng là 70,83% ở nhóm F1 và 68,57% ở nhóm bò F2 Nguyễn Kim Ninh (1994)[24] tiêm PGF2α cho bò lai hướng sữa F1 cho tỷ lệ động dục 81,50% và phốigiống có chửa là 77,40% Theo Hoàng Kim Giao và Cs (1997) [13] đối vớinhững bò động dục yếu, rụng trứng kém, sau khi động dục 5 – 10 ngày có thểtiêm PGF2α, bò sẽ động dục sớm hơn, phối giống đạt hiệu quả cao hơn.Những bò động dục thầm lặng cũng có thể tiêm PGF2α kích thích để biểu hiệnđộng dục rõ, mạnh hơn
Tăng Xuân Lưu và Cs (2003) [22] cho biết: khi dùng PGF2αđiều trị 45
bò cái có u thể vàng kéo dài đã thu được tỷ lệ động dục là 88,90% và tỷ lệ thụthai là 65% sau hai lần phối giống Cũng có thể dùng PGF2αđiều trị viêm tửcung nhờ tác dụng tăng co bóp tử cung, tống chất bẩn trong tử cung ra ngoàiđồng thời giúp cho sự bình thường hoá hoạt động của bộ máy sinh dục củaPGF2α Nhìn chung tỷ lệ khỏi viêm đạt 70 – 90% Nhiều tác giả đã kết hợp sửdụng PGF2αvới Lugol hoặc Iodine để điều trị viêm tử cung đạt tỷ lệ cao
Theo Tăng Xuân Lưu và Cs (2003) [22] kết hợp PGF2α , Iodine vàOxytoxin điều trị bò có u nang thể vàng đã thu được tỷ lệ động dục là100%, tỷ lệ thụ thai sau hai lần phối giống là 79,41%, cao hơn so với chỉdùng riêng PGF2α(đạt tỷ lệ động dục 88,90% và tỷ lệ thụ thai là 65% sauhai lần phối giống)
d) Khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản bằng hormone GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone = hormone giải phóng kích dục tố)
Đây là chế phẩm tổng hợp tương tự như hormone do trung khuHypothalamus tiết ra, có tác dụng kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và
LH Trong một số trường hợp, do một số nguyên nhân nào đó lượng GnRH
Trang 35tiết không đủ, chức năng của tuyến yên hoạt động không bình thường nên rấtcần được bổ sung hormone này GnRH thường được sử dụng trong trườnghợp buồng trứng bò kém phát triển hoặc bị u nang hoặc đối với bò động dụcthầm lặng, không rõ động dục nhưng phối giống nhiều lần không có chửa.
Theo Thatcher và Cs (1993), khi tiêm GnRH 12 – 14 ngày sau đẻ cóthể giảm nguy cơ u nang buồng trứng và giảm khoảng cách từ lúc đẻ đến lúc
có chửa (trích theo Khuất Văn Dũng, 2005 [9])
Theo các tác giả Tăng Xuân Lưu và Cs (2003) [22] đối với bò động dụckhông rõ hoặc động dục không rụng trứng dùng GnRH tiêm liều 100 mg/conkết hợp thụt lugol 0,1 – 0,2%, tiêm oxytoxin 40 UI/lần Cho tỷ lệ động dục100% và tỷ lệ có chửa qua hai kỳ phối giống đạt 78,50%
* Hormone và các phương pháp định lượng hormone
Để định lượng được nồng độ hormone trong dịch thể, các phương phápđòi hỏi phải có độ chính xác cao
Hormone sinh dục do tuyến sinh dục tiết ra tham gia vào quá trình điềutiết đảm bảo chức năng sinh sản Chúng điều tiết các phản ứng sinh hoá họcảnh hưởng tới sự thành thục trứng, sự phát triển của tế bào trứng, tế bào tinhtrùng, sự thụ tinh hormone sinh dục gồm có bốn nhóm: nhóm hormoneprotein, nhóm hormone steroid, nhóm hormone chứa amin, nhóm hormoneEicosanoid (Lê Đức Trình, 2003 [33])
● Phương pháp định lượng sinh học (bioassay)
Định lượng hormone theo phương pháp sinh học (bioassay) được ápdụng sớm nhất Đây là phương pháp rất nhạy tuy nhiên độ chính xác khôngcao so với các phương pháp hoá học hay vật lý
● Nguyên lý phương pháp ELISA
ELISA là phương pháp định lượng miễn dịch enzyme dựa trên nguyên
lý của sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng thể - kháng nguyên Khi cho tiếp xúcgiữa kháng thể và kháng nguyên đã kích thích sinh ra chúng thì phản ứng giữa
Trang 36kháng thể – kháng nguyên sẽ xảy ra một cách đặc hiệu Về bản chất, sự kếthợp giữa kháng thể – kháng nguyên chính là sự liên kết giữa các nhóm chứckhác nhau của kháng nguyên với trung tâm hoạt động của kháng thể nhờ cáclực liên kết đặc trưng là lực Wander – Wals, lực liên kết Hydro và lực liên kếttĩnh điện (Vũ Triệu An, 1998 [1]).
Trong mỗi phân tử kháng thể (IgG) có hai trung tâm hoạt động nêncùng lúc nó có thể liên kết với hai phân tử kháng nguyên cùng loại, còn mỗiphân tử kháng nguyên lại có nhiều nhóm chức (epitop) quyết định tính chấtkháng nguyên nên nó có thể kết hợp cùng lúc với nhiều phân tử kháng thể
ELISA là một phương pháp định lượng miễn dịch enzyme không gâytổn thương đến tính miễn dịch của kháng nguyên, kháng thể, kháng kháng thểkhi sử dụng enzyme để gắn trong quá trình tạo phản ứng miễn dịch Phươngpháp này có ưu điểm là làm tăng độ nhạy của phản ứng miễn dịch cạnh tranhthông qua việc sử dụng các phản ứng miễn dịch đặc biệt, sử dụng nhiều chấtkhác nhau để đánh dấu kháng nguyên, kháng thể
Các enzyme được sử dụng trong phương pháp ELISA có hoạt tính caonhư peroxydase (chế từ củ cải đen), glucose - oxydase (chế từ nấm mốc) hoặc
galacto-oxydase (chế từ vi khuẩn E.coli) để gắn hormone giống nhau, trong
đó peroxydase được sử dụng một cách thông dụng nhất Trong quá trình địnhlượng hormone, người ta sử dụng cơ chất 3.3’ diaminobenzidin để phát hiệnphức hợp kháng thể - kháng nguyên gắn enzyme Dưới tác dụng củaperoxydase cơ chất nói trên sẽ tạo thành sản phẩm có màu nâu thẫm có thểnhìn thấy bằng mắt thường
● Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật EIA trong chăn nuôi
Hiện nay các nghiên cứu và ứng dụng của kỹ thuật EIA đối với ngựasinh sản chưa nhiều và mới bắt đầu tiến hành nghiên cứu bởi các tác giả PhanVăn Kiểm, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Hữu Tra … năm 2004-2005 đã đưa ramột số kết quả nhất định bằng kỹ thuật EIA và đã được áp dụng để:
Trang 37Xác định động thái hormone LH trong chu kỳ động dục để xác địnhthời gian động dục, thời điểm rụng trứng nhằm xây dựng quy trình phối giốngđạt tỷ lệ thụ thai cao góp phần nâng cao năng suất sinh sản của ngựa(Hausel.,et al, 2000 [46]).
● Những nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật nâng cao khả năng sinh sản
Từ những năm 1930 trở lại đây đặc biệt là sau những năm 1970, khi
đã hiểu rõ vai trò, bản chất và cơ chế tác động của hormone hướng sinh dục,
cơ chế điều hoà hoạt động sinh dục được nghiên cứu một cách đầy đủ trên cơ
sở hoạt động qua lại (cơ chế xuôi và ngược), giữa hypothalamus - tuyến yên
- tuyến sinh dục Các nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng hiểu biết đó đểnâng cao khả năng sinh sản của gia súc cái
● Nghiên cứu chế tạo hormone hướng sinh dục
Để có nguồn hormone sử dụng trong thực tiễn sản xuất, các nhà khoahọc một mặt chiết suất và làm tinh khiết các hormone lấy từ tuyến nội tiết.Mặt khác nghiên cứu chế ra các chất có hoạt tính tương tự hormone tự nhiên
Đó là các chế phẩm hormone được chế tạo từ con đường tổng hợp hoá học
a Kích tố tổng hợp hoá học:
Các oestrogen hoá học: Việc chiết xuất các oestrogen tự nhiên là mộtkhó khăn lớn Gần đây bằng con đường tổng hợp, người ta đã điều chế đượcnhững chất có tác dụng đối với cơ thể gia súc cái giống như oestrogen củabuồng trứng gồm những chất: ostron, stinbestron, Hexutron, Dietinstinbestron
và Dieneston, trong đó chất Dietinstinbestron được sử dụng nhiều nhất trongchăn nuôi
- Các prosgtaglandin:
Prosgtaglandin đã được sản xuất trong các xí nghiệp bào chế thuốc từnăm 1966 ở Nhật sản xuất panxelian F2, một chế phẩm của Công ty ICI(Anh) là Estrumate có tác dụng tương tự prostaglandin để điều hoà chức năngsinh sản của bò, hiệu lực của nó mạnh gấp 100 lần plostaglaudin tự nhiên ở
Trang 38Hunggari đã tổng hợp PGF2 mang tên Enoprost Mỹ sản xuất chế phẩmLutalyse hoàn toàn giống prostaglandin tự nhiên.
b Kích dục tố nguồn gốc sinh vật:
Huyết thanh ngựa chửa (H.T.N.C):
Từ năm 1930 H.Cole và G.Harf đã phát hiện trong huyết thanh ngựa chửa
có một chất có hoạt tính hướng sinh dục rất cao HTNC vừa có hoạt tính giốngFSH vừa giống LH, được tiết ra bởi tế bào chín của nội mạc tử cung ngựa cái
HTNC có hoạt tính cao trong khoảng 90 - 120 ngày có chửa rồi giảmdần và mất hẳn hoạt tính khi đạt 150 ngày có chửa
2.2 Tình hình nghiên cứu về đề tài trong và ngoài nước
2.2.1 Tình hình nghiên cứu về đề tài trên thế giới
Trong chăn nuôi người ta ứng dụng phương pháp ELISA để xác địnhhàm lượng FSH, Progesterone trong sữa, trong huyết thanh, trong nước tiểucủa gia súc cái với mục đích :
Sử dụng kỹ thuật EIA định lượng FSH, Progesterone trong sữa để chẩnđoán các bệnh u nang buồng trứng, thể vàng tồn lưu và u nang thể vàng đốivới bò ở Nhật Bản (Tăng Xuân Lưu, 1999 [20])
Phát triển kỹ thuật EIA định lượng FSH, Progesterone trong huyếtthanh và sữa bò ở Hà Lan (Tăng Xuân Lưu và Cs, 2003 [22])
* Sử dụng huyết thanh ngựa chửa
Trên thế giới Kostov (1982) sử dụng HTNC kết hợp với PGF2α thuđược tỷ lệ sinh đôi là 34% Các nhà chăn nuôi Bắc Ailen (Thexenkov,1987)
đã dùng HTNC + PGF2α tiêm cho bò thu được tỷ lệ bò sinh đôi là 40%.Zavaropxki (1944) sử dụng HTNC tiêm vào ngày thứ 156 - 158 của chu kỳđộng dục gây bò đẻ sinh đôi thu được 135 bê /100 bò cái, (Hoàng Kim Giao
và Nguyễn Thanh Dương, 1997) [13]
Trang 39* Sử dụng Progesterone hoặc chế phẩm tương đương.
Progesterone và chế phẩm tương đương đã được Parez Gacia (Tây Ban Nha,1994) sử dụng Tác giả đã tiêm 3 lần progesterone vào các ngày 1; 4; 7; mỗi lần100mg, ngày thứ 9 tiêm 1500đvc HTNC cho 40 bò cái hướng thịt Sau khi tiêm 4ngày có 36 bò động dục (90%), tỷ lệ thụ thai ở chu kỳ 1 và 2 là 80%
Sử dụng prostaglandine dưới dạng tổng hợp PGF2α để điều khiển sinhsản đã được ứng dụng rộng rãi và tổng kết nhiều tác giả như Louis và cộng sự(1972) [49] Những nghiên cứu trên đã đưa ra liều lượng và cách sử dụngPGF2α Liều lượng và cách sử dụng phụ thuộc vào bản chất hoá học của nó,trạng thái sinh lý của con cái và giai đoạn của chu kỳ động dục
Theo Tervit H R và cộng sự (1973) [51] đã tiêm PGF2α vào nhữngngày thứ nhất đến ngày thứ 4 của chu kỳ động dục cho thấy không ảnh hưởng
gì đến thể vàng Nhưng tiêm vào ngày thứ 5 đến ngày 17 của chu kỳ thấy cótác dụng tốt cho việc thoái hoá thể vàng Busse T (1995) [40] dùng chấttương đương của PGF2αtiêm cho bò tơ 2 lần cách nhau 11 ngày khi tiêm lầnhai 60 giờ đã có 87,2% bò động dục
Theo Coper M J (1987) [42] đã cho rằng gây động dục đồng loạt cho bò
tơ bằng PGF2αtiêm hai lần khoảng cách 12 ngày (giai đoạn từ ngày 5 và ngày 17của chu kỳ động dục) thấy bò động dục lại sau khi tiêm lần hai từ 48 - 96 giờ
Tervit H.R và cộng sự [51] (1973) nhận xét rằng hầu hết các thí nghiệm,gia súc đều động dục sau khi tiêm PGF2α từ 48 - 96 giờ thì bò động dục 100%.Tác giả cho rằng phương pháp này tạo động dục đồng loạt phù hợp cho việc chủđộng thực hiện kế hoạch phối giống Ứng dụng kết quả đó các nhà chăn nuôi cóthể sử dụng PGF2α kết hợp HTNC gây siêu bài noãn và tạo động dục đồng phatrong kỹ thuật cấy truyền hợp tử
Theo tác giả Bor T.C và cộng sự (1986) [39] chỉ cần tiêm PGF 2α cho
bò tơ đã có kết quả tốt về động dục, sau khi tiêm 48 - 72 giờ thì gia súc cóhiện tượng động dục và tỷ lệ có chửa là 70%
Trang 402.2.2 Tình hình nghiên cứu về đề tài ở Việt Nam
Có một số tác giả như: Phan Văn Kiểm và cộng sự, 1998 [17], 2003[18]; Trần Tiến Dũng 2003 [8]; Khuất Văn Dũng, 2005 [9]; Tăng Xuân Lưu
và cộng sự, 1999 [20] và 2003 [22]; Nguyễn Đức Lâm Nghiệp, 2008 [23];Đào Thị Thúy Hồng, 2009 [15] đã nghiên cứu và đưa ra các kết luận Cụ thể:
- Xác định động thái hormone LH tiền rụng trứng ở bò lai hướng sữa F1
(Holstein Frisan x Lai sind): Hàm lượng hormone LH trong máu bò tăng dần
kể từ khi bắt đầu xuất hiện động dục (lúc 0 giờ đạt 4,65 0,28 ng/ml), đạt caonhất lúc 12 giờ kể từ khi bắt đầu xuất hiện động dục (9,16 0,18 ng/ml) sau
đó đột ngột giảm xuống lúc 16 giờ (đạt 6,88 0m22 ng/ml) và đạt thấp nhấtlúc 24 giờ (đạt 2,87 0,35 ng/ml) Phối giống cho bò bằng thụ tinh nhân tạosau 14-16 giờ kể từ khi bắt đầu xuất hiện động dục cho kết quả thụ thai81,08%, kết quả đẻ con 78,37% cao hơn so với kết quả phối giống theo phươngpháp cũ (dựa theo quy luật sáng – chiều) chỉ đạt 75% và kết quả đẻ con 66,6%
- Xác định hàm lượng FSH, LH trong chu kỳ động dục ở bò lai hướngsữa: Trong chu kỳ động dục bình thường, hàm lượng FSH, LH tương đối thấpvào ngày động dục (<0,21 ng/ml), bắt đầu tăng nhanh từ ngày thứ 6, đến ngàythứ 15 đạt cao nhất (bình quân 2,43 ng/ml), sau đó giảm dần và thấp nhất vàongày động dục ở chu kỳ tiếp theo
- Xác định hàm lượng FSH, LH dể chẩn đoán có thai sớm: Nếu sau 21ngày kể từ khi phối giống, hàm lượng FSH, LH trong máu > 2 ng/ml thì cóthể kết luận bò đã có chửa (chính xác tới 84,84%)
- Xác định hàm lượng FSH, LH để chẩn đoán nguyên nhân gây rốiloạn sinh sản ở bò sữa từ đó có biện pháp điều trị thích hợp
+ Đối với bò buồng trứng có thể vàng tồn lưu điều trị bằng PGF2,liều 25 mg/ con
+ Đối với bò bị đa nang buồng trứng điều trị bằng HCG, liều 3500UI/ con
3000-+ Đối với bò thiểu năng buồng trứng sử dụng PSMG kết hợp vơiprogesteron Kết quả điều trị đạt khá cao Với bò có thể vàng tồn lưu tỷ lệ động