MỤC LỤC
Sử dụng kỹ thuật EIA định lượng FSH, Progesterone trong sữa để chẩn đoán các bệnh u nang buồng trứng, thể vàng tồn lưu và u nang thể vàng đối với bò ở Nhật Bản (Tăng Xuân Lưu, 1999 [20]). Sử dụng prostaglandine dưới dạng tổng hợp PGF2α để điều khiển sinh sản đã được ứng dụng rộng rãi và tổng kết nhiều tác giả như Louis và cộng sự (1972) [49]. Liều lượng và cách sử dụng phụ thuộc vào bản chất hoá học của nó, trạng thái sinh lý của con cái và giai đoạn của chu kỳ động dục.
Ứng dụng kết quả đó các nhà chăn nuôi có thể sử dụng PGF2α kết hợp HTNC gây siêu bài noãn và tạo động dục đồng pha trong kỹ thuật cấy truyền hợp tử. - Xác định hàm lượng FSH, LH trong chu kỳ động dục ở bò lai hướng sữa: Trong chu kỳ động dục bình thường, hàm lượng FSH, LH tương đối thấp vào ngày động dục (<0,21 ng/ml), bắt đầu tăng nhanh từ ngày thứ 6, đến ngày thứ 15 đạt cao nhất (bình quân 2,43 ng/ml), sau đó giảm dần và thấp nhất vào ngày động dục ở chu kỳ tiếp theo. - Xác định hàm lượng progesterone trong chu kỳ động dục ở bò lai hướng sữa: Trong chu kỳ động dục bình thường, hàm lượng progesterone tương đối thấp vào ngày động dục (<0,21 ng/ml), bắt đầu tăng nhanh từ ngày thứ 6, đến ngày thứ 15 đạt cao nhất (bình quân 2,43 ng/ml), sau đó giảm dần và thấp nhất vào ngày động dục ở chu kỳ tiếp theo.
- Xác định hàm lượng progesterone dể chẩn đoán có thai sớm: Nếu sau 21 ngày kể từ khi phối giống, hàm lượng progesterone trong máu > 2 ng/ml thì có thể kết luận bò đã có chửa (chính xác tới 84,84%). - Xác định hàm lượng progesterone để chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn sinh sản đối với bò sữa: Đối với những bò có u buồng trứng nếu hàm lượng progesterone > 1,4ng/ml được xác định là u thể vàng, nếu hàm lượng progesterone< 0,6ng/ ml được xác định là u nang. Đối với bò có buồng trứng nhỏ và có hàm lượng progesterone < 0,2 ng/ml được xác định là buồng trứng kém hoạt động (Nguyễn Anh Cường,1996 [6]).
Về bản chất, sự kết hợp giữa kháng thể – kháng nguyên chính là sự liên kết giữa các nhóm chức khác nhau của kháng nguyên với trung tâm hoạt động của kháng thể nhờ các lực liên kết đặc trưng là lực Wander – Wals, lực liên kết Hydro và lực liên kết tĩnh điện. Trong mỗi phân tử kháng thể (IgG) có hai trung tâm hoạt động nên cùng lúc nó có thể liên kết với hai phân tử kháng nguyên cùng loại, còn mỗi phân tử kháng nguyên lại có nhiều nhóm chức quyết định tính chất kháng nguyên nên nó có thể kết hợp cùng lúc với nhiều phân tử kháng thể. ELISA là một phương pháp định lượng miễn dịch enzyme không gây tổn thương đến tính miễn dịch của kháng nguyên, kháng thể, kháng kháng thể khi sử dụng enzyme để gắn trong quá trình tạo phản ứng cạnh tranh.
Phương pháp này có u điểm làm tăng độ nhạy của phản ứng miễn dịch cạnh tranh thông qua việc sử dụng các phản ứng miễn dịch đặc biệt, sử dụng nhiều chất khác nhau để đánh dấu kháng nguyên, kháng thể. Phương pháp ELISA thường sử dụng các enzyme có hoạt tính cao như peroxydase (chế từ củ cải đen), glucose-oxydase (chế từ nấm mốc) hoặc βgalacto-oxydase (chế từ vi khuẩn E.coli) để gắn hormone giống nhau (Ag*) trong đó peroxydase được sử dụng một cách thông dụng nhất. - Để cho quá trình gắn giữa progesterone-kháng thể-kháng kháng thể xẩy ra, người ta đem ủ giếng trong một thời gian nhất định sau đó đổ bỏ dung dịch trong giếng và rửa để loại bỏ phần không gắn.
Căn cứ vào mức độ biểu hiện về màu của dung dịch cần định lượng so với màu của dãy dung dịch chuẩn, ngời ta có thể nhận biết nồng độ progesterone thông qua quan sát sự khác nhau về màu sắc của dung dịch trong giếng bằng mắt hoặc bằng máy so màu quang phổ. Nếu nồng độ progesterone trong mẫu cần phân tích càng cao thì càng có ít progesterone-enzyme được gắn vào kháng thể trong giếng do đó màu của phản ứng khi có cơ chất vào trong giếng sẽ nhạt thể hiện ở hình 3.4. Nếu nồng độ progesterone trong mẫu cần phân tích thấp sẽ có nhiều progesterone-enzyme được gắn vào kháng thể trong giếng do đó màu của phản ứng khi cho cơ chất vào trong giếng sẽ sẫm màu thể hiện ở hình 3.3.
Tuy nhiên với bò F2 cá biệt có những con động dục trở lại rất sớm chỉ với 30 ngày, với những bò này cán bộ kỹ thuật của nông trường Phù Đổng thường bỏ qua một chu kỳ rồi mới phối giống trở lại để bò có đủ thời gian hồi phục sức khỏe cũng như chức năng của cơ quan sinh dục sau khi đẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rối loạn sinh sản ở bò lai hướng sữa, nhưng ở đây chúng tôi chỉ quan tâm nghiên cứu nguyên nhân gây rối loạn sinh sản do bệnh lý buồng trứng thường có các trường hợp sau: thiểu năng buồng trứng, thể vàng tồn lưu hoặc đa nang buồng trứng. - Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu đã được rút ngắn hơn so với những năm trước đây, tuy nhiên với chế độ chăm sóc hợp lý và mức dinh dưỡng được cải thiện thỡ khối lượng cơ thể khi phối giống lần đầu đó được nõng lờn rừ rệt, thời gian động dục lại sau khi đẻ, khoảng cách giữa hai lứa đẻ được rút ngắn nhưng nhìn chung vẫn cao hơn so với đàn bò lai hướng sữa ở các khu vực khác trong nước hiện nay.
Để có cơ sở nhận biết được sự thay đổi về mặt sinh lý, sinh hoá trong cơ thể con vật, phát hiện được những bất thường về các chỉ tiêu sinh sản của bò, trước hết chúng tôi tiến hành thăm dò hàm lượng FSH trong một chu kỳ động dục của 5 bò sữa sinh sản bỡnh thường, những bũ này sau khi đẻ được theo dừi động dục trở lại và lấy mẫu. Để có cơ sở nhận biết được sự thay đổi về mặt sinh lý, sinh hoá trong cơ thể con vật, phát hiện được những bất thường về các chỉ tiêu sinh sản của bò, trước hết chúng tôi tiến hành thăm dò hàm lượng Progesterone trong một chu kỳ động dục của 5 bò sữa sinh sản bình thường, những bò này sau khi đẻ được theo dừi động dục trở lại và lấy mẫu. Việc xác định động thái Progesterone trong một chu kỳ động dục bình thường có ý nghĩa to lớn cả trong nghiên cứu và trong thực tiễn, kết hợp với phương pháp khám qua trực tràng, ta có thể biết được một cỏch rừ ràng và chớnh xỏc tỡnh trạng hoạt động của buồng trứng.
Buồng trứng có u nang thể vàng do nội mạc tử cung không tiết ra được PGF2α nên không phá vỡ được thể vàng ở chu kỳ trước đó, thể vàng vẫn tồn tại và tiết ra Progesterone làm ức chế sự phát triển của nang trứng nên cũng không có hiện tượng động dục và rụng trứng. Còn theo Nguyễn Quý Quỳnh Hoa (2003), khi nghiên cứu nguyên nhân gây rối loạn sinh sản ở bò tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì và Trung tâm giống bò Phù Đổng cho biết: các bò bị bệnh buồng trứng kém phát triển, u noãn nang có hàm lượng Progesterone thấp và dao động từ 0,1 – 0,64 ŋg/ml; bò bị bệnh u thể vàng có hàm lượng Progesterone cao và dao động từ 1,45 – 4,16 ŋg/ml. Mặt khác nếu chỉ chẩn đoán bằng phương pháp khám qua trực tràng thì độ chính xác không cao do cấu trúc bề mặt buồng trứng trong trường hợp u nang và u thể vàng tương đối giống nhau, hơn nữa khi khám qua trực tràng tay người khám bị ngăn cách với buồng trứng bởi găng tay và thành trực tràng nên việc nhận biết càng trở nên khó khăn hơn.
Qua bảng 4.13 chúng tôi thấy: có 8 bò có hàm lượng Progesterone luôn cao ở tất cả các thời điểm lấy mẫu, kết hợp với khám trực tràng có u, chúng tôi đi đến kết luận 8 con bò này có thể vàng tồn lưu chiếm tỷ lệ 27,59%; 9 bò có hàm lượng Progesterone thấp, có u nang được khẳng định là u nang buồng trứng chiếm tỷ lệ 31,03%; 8 bò có hàm lượng Progesterone thấp, không có u do buồng trứng kém hoạt động chiếm tỷ lệ 27,59% và 4 bò có buồng trứng hoạt động bình thường chiếm 13,79%, những con này chúng tôi không tiếp tục nghiờn cứu mà khuyến cỏo người chăn nuụi nờn theo dừi chặt chẽ hơn. Qua đây, chúng tôi có thể khẳng định: việc kết hợp giữa phương pháp ELISA định lượng Progesterone và khám buồng trứng qua trực tràng làm cho việc chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn sinh sản ở bò sữa trở nên dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn nhiều so với trước đây.
Nang trứng bình thường Ảnh 2: U nang thể vàng
Định lượng FSH Ảnh 4: Định lượng progesterone
Thao tác thực hiện ELISA Ảnh 6: Bộ kits ELISA
Kiểm tra buồng trứng qua trực tràng