Một số giải pháp phát triển sản xuất cam ở Bắc Quang

63 733 1
Một số giải pháp phát triển sản xuất cam ở Bắc Quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU. Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa và Triều Tiên. Chỉ mãi gần đây Việt Nam mới xuất khẩu trái cây sang châu Âu và Mỹ. Các nước láng giềng đã xuất khẩu trái cây nhiều năm, trồng được những trái cây chất lượng tốt hơn Việt Nam và cũng bán được sản phẩm của mình hơn. Quan trọng hơn là họ được hỗ trợ nhiều hơn trong việc hạ giá thành sản phẩm và sản phẩm sản xuất ra với khối lượng lớn. Hơn nữa, công nghệ sau thu hoạch cao cấp cho phép họ bảo quản quả lâu hơn và duy trì được thị trường. ậ Việt Nam vẫn đề cải tiến công nghệ sau thu hoạch từng được bàn đến, tuy nhiên cho đến nay vẫn không mấy tiến triển. Chỉ có khoảng 5-7% lượng quả nhà trồng được chế biến. Cả nước có khoảng 60 nhà máy và cơ sở chế biến với tổng công suất 150.000 tấn / năm nhưng hầu hết các nhà máy và cơ sở này sử dụng công nghệ. 1 Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về SẢN XUẤT – KINH DOANH CAM. I.VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT CAM TRONG NỀN KINH TẾ XÃ HỘI 1.Cam là loại cây ăn quả cung cấp nguồn thực phẩm giàu vitamin rất tốt cho cơ thể con người. Từ xa xưa, cam là một trong những trái cây được con người sử dụng làm một thứ thực phẩm bổ dưỡng. Nó phù hợp với khẩu vị của hầu hết mọi người, đặc biệt rất tốt cho cơ thể người già và trẻ em. Ngày nay, khi đời sống của con người ngày càng tăng thì cam trở thành loạ trái cây thiết yếu hàng ngày. Người ta có thể dùng cam tươi để ăn hoặc vắt lấy nước để uống. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì chúng ta có thể dùng nước cam Ðp, bét cam đã được chế biến, rất tiện dụng. 2. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu. Do nhu cầu của con người ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm cam nên ngành công nghiệp chế biến đã và đang không ngừng đa dạng sản phẩm nhằm thoả mãn những nhu cầu đó. Để có thể thoả mãn ngày càng tốt hơn những nhu cầu về sản phẩm của người tiêu dùng, ngành công nghiệp chế biến cần có được một nguồn nguyên liệu ổn đinh, có chất lượng cao. Do vậy, phát triển sản xuất cam là cần thiết nhằm cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. 3. Vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Cam là loại cây dài ngày, chịu hạn tốt, thích nghi tốt với điều kiện đất đai khô hạn nh các vùng đồi núi, có thể trồng trên đất không thể canh tác cây lương thực hoặc trồng nhưng không có hiệu quả. Với tính chất nh vậy, cây cam có vai trò trong việc phủ xanh các vùng đồi trọc, chống xói mòn đất, điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. 2 4. Là cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người sản xuất - kinh doanh cam. Tuy cây cam có vai trò bảo vệ, cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái, nhưng cam được trồng mục đích không phải vì tính hiệu quả về môi trường mà vì tính hiệu quả về kinh tế của nó. Đối với các vùng núi, đời sống của người dân rất thấp, trong khi đó thu nhập của họ lại chủ yếu là nhờ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện đất đai, trình độ của người dân thấp, vốn Ýt thì cây cam là cây ăn quả được chọn lùa đúng đắn nhất nhằm đem lại mức thu nhập nhất địnhcho người dân. trên thực tế nhiều vùng cao, đời sống người dân ngày càng được nâng lên là nhờ vào cây cam. Vì đó là loại cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhiều loại cây khác. II.NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – KỸ THUẬT CỦA CÂY CAM. 1.Nguồn gốc của cây cam. Camlà loại cây lâu năm có diệnphân bố rộng, từ xích đạo lên tới vĩ tuyến 43đọ , từ mặt nước biển lên tới núi cao 2500m. Vì vậy rất khó có thể xác định nguồn gốc của cây cam. Các loài, thậm chí các chi, lai hữu tính với nhau một cách dễ dàng, luôn sản sinh ra các loài mới và có những loài người ta không xác định được loài bố mẹ. Ví dụ trong nước ta có những giống nh chấp, cam bù, cam ngô, thậm chí ngay giống cam sành trồng rất phổ biến ở miền Nam còng nh miền Bắc - các chuyên gia gọi là quýt, cũng không ai biết lai giữa các giống nào. Có lẽ đây cũng là một lý do vì sao có thể ghép các giống cam quýt dễ dàng với nhau và cũng gián tiếp có thể thấy: cam quýt có lẽ thuộc những giống cây ăn quả thuần dưỡng sớm nhất. Đa số các tác giả đều cho rằng nguồn gốc phần lớn các cây có mói ở vùng giáp ranh giữa Ên Độ - Trung Quốc và vùng nhiệt đới Đông Nam Á, và sự thuần hoá các giống cây có mói dại đã bắt đầu vài thế kỷ trước Công nguyên, nhưng nay đã trồng rộng rãi ở vùng á nhiệt đới cũng như nhiệt đới. 2.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây cam. 3 a. Là loại cây ăn quả phổ biến được sử dụng nhiều nhất trong các loại cây ăn quả. b. Là loại cây có nhiều sâu bệnh hại. c. Cam là loại cây ăn quả có mói phổ biến và quan trọng của nhiều nước trên thế giới còng nh ở nước ta trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên việc phát triển trồng cam gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp do hai nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, cây ăn quả có mói là loại cây trồng ưa thâm canh hơn các cây ăn quả khác, do vậy nếu đầu tư thường, hoặc chỉ dùa vào độ phì nhiêu của đất thì hiệu quả kinh tế sẽ thấp và chu kỳ kinh tế sẽ ngắn. Thứ ha, đối tượng hại sâu bệnh cây cam có nhiều, có những bệnh siêu vi khuẩn hoặc vi rút dễ dàng trở thành dịch huỷ diệt hàng loạt như bệnh vàng lá như bệnh vàng lá greening, tristeza đã và đang là những thách thức lớn đối với sản xuất quả có mói ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bởi vậy, việc tạo ra những giống tốt, sạch bệnh và quản lý chăm sóc vườn cây từ khi trồng đến khi thu hoạch hàng năm là các vấn đề kỹ thuật phải được nghiên cứu và thực hiện một cách nghiêm túc mới có thể phát triển loại cây này một cách ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các giống cam phổ biến ở nước ta gồm cam Vân Du, cam Sông Con, cam Xã Đoài, cam Valencia. Cam quýt có thể trồng ở nhiệt độ từ 12 –39 độ. Chúng không ưa ánh sáng mạnh mà ưa ánh sáng tán xạ có cường độ 10.000 đến 15.000 lux, ứngvới 0,6 cal/cm khối và tương ứng với ánh sáng lúc 8 h. Cam quýt là loại cây ưa Èm nhưng không chịu được úng. Lượng nước cần hàng năm đối với một ha cam quýt từ 9000 – 1000mkhối, đặc biệt cần nước trong các thời kỳ bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa và phảt triển quả. Cam quýt có thể trồng trên nhiềuloại đất, tuy nhiên việc trồng trên đất xấu việc đầu tư sẽ cao hơnvà hiệu quả kinh tế sẽ thấp hơn. 4 III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT – KINH DOANH CAM. 1.Điều kiện tự nhiên. a.Đất đai, địa hình. Trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đất đai là yếu tố quan trọng nhất. Nó được coi là tư liệu sản xuất không thể thiếu và không thể thay thế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng đất và sự phù hợp của đất đối với từng loại cây trồng cụ thể. Đất có 2 chức năng quan trọng nhất là cung cấp nước và cung cấp chất dinh dưỡng. Có thể bổ sung chất dinh dưỡng bằng phân bón, còn nước chủ yếu chỉ trông vào nước giữ trong đất và trông vào nước tưới. Vì vậy đất nào giữ được hàm lượng nước ổn định là những đất thích hợp cho cam quýt. Đó là những loại đất có kết cấu tốt. Sở dĩ cam quýt cần đất có kết cấu tốt vì rễ của chúng hết sức mẫn cảm với sự thay đổi nhiệt độ liên tục trong đất. Nếu nhiệt độ đất lúc cao lúc thấp dễ làm cho cam quýt ra qủa trái vụ, lãng phí chất dinh dưỡng, sinh trưởng không bình thường, đồng thời sự thay đổi nhiệt độ trong đất còn làm cho quả cam quýt chín khi chưa đủ ngày hoặc không chín được, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả cam. Cam quýt cần đủ các yếu tố đa lượng (như N, P, K, Ca) và vi lượng như Fe, Cu, Zn, Bo, … Mỗi nguyên tố có những tác động riêng đến năng suất sản phẩm chất lượng quả và sinh trưởng phát triển của cây, ảnh hưởng rõ đến năng suất như: thiếu đạm, thân cành kém phát triển, Ýt ra lá non do vậy ra hoa kết quả kém. Người ta có thể trồng cam trên nhiều loại đất như phù sa ven sông, đồi, phù sa cổ, thung lũng ở các vùng núi Nói chung, các chuyên gia nhấn mạnh rằng cam quýt không nên trồng trên đất nặng, vì ở đất nặng chất lượng giảm, quả nhỏ, Ýt nước. Đất đỏ vàng trên Mác ma bazơ trung tính, đá vôi, biến chất, đất vàng nâu xám trên phù sa cổ, độ bão hoà bazơ còn khá, thoát nước để trồng cam quýt là tốt nhất vì có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ, tơi 5 và xốp. Rất Ýt khi người ta trồng cam trên đất quá nhiều cát vì ở đất cát rất khó giữ cho độ Èm ổn định. Đất cam phải sâu, tầng đất sét hay đá - nước không thấm qua được phải ở độ sâu 1,5 m trở lên, có tầng dầy >80 cm. Về độ pH, người ta đã trồng được cam quýt với kết quả tương đối tốt từ pH = 5 đến pH = 8,5, nhưng độ pH từ 5 – 6,5 là lý tưởng nhất. Độ dốc đất không quá 20 - 25%, độ mùn >2% b.Khí hậu. - Nhiệt độ: Cam quýt là loại cây thích hợp với các vùng á nhiệt đới giữa các vĩ tuyến 30 và 40. Cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nên có khả năng thích ứng rộng với các điều kiện khí hậu khác nhau. Ở Việt Nam, không có nhiệt độ tối thấp có thể làm chết cam quýt, vì thế cam quýt có thể trồng được rất nhiều vùng trong cả nước. Ở Việt Nam điều kiện khí hậu ở miền Bắc thích hợp hơn ở miền Nam. Quýt là cây có thể chịu nóng tốt hơn chịu lạnh. Ở nhiệt độ quá thấp, cam quýt sinh trưởng không thuận lợi, đặc biệt là ở những nơi núi cao có sương muối và giá rét. Nếu trồng ở những nơi có điều kiện nhiệt độ càng thấp thì cam quýt sinh trưởng chậm lại và thời gian từ khi hoa nở đến khi quả chín dài ra. Ước tính cứ tăng độ cao 100m thì thời gian từ hoa đến quả chín dài thêm một tuần lễ. Do vậy nhiệt độ nơi trồng cam càng thấp thì hiệu quả sản xuất cam càng giảm. Cam quýt cũng không phù hợp với những nơi có độ Èm cao vì ở đó dễ phát sinh nấm bệnh rất khó phòng trừ. Nhiệt độ sinh trưởng và phát triển của cam quýt từ 12-35 độ, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23-29 độ C. Cam quýt có thể chịu đựng được nhiệt độ cao lên đến 52 độ C trong thời gian ngắn nhưng ngay ở nhiệt độ 36 các hoạt động sinh lý của chúng đã bị ngừng hẳn. - Độ Èm. Cam sành là loại cây ưa Èm quanh năm nhưng không chịu được ngập úng. Tuy nhiên nếu độ Èm quá cao cũng không tốt cho cam vì dễ phát sinh nấm bệnh rất khó phòng trừ. Cam quýt không ưa độ Èm không khí quá thấp, 6 Èm độ không khí thích hợp nhất từ 75 - 85%. Quả ở ngoài đìa tán chất lượng thường không bằng ở giữa tán cây do độ Èm ở đó ổn định hơn, đủ Èm quả lớn đều, mã đẹp, vỏ mỏng, mói nhiều nước, Ýt rụng quả. Tất nhiên độ Èm quá cao tạo điều kiện cho bệnh phát triển nặng, nhất là bệnh chẩy gôm, ngoài ra địa y có thể phủ kín một phần thân cành ở thấp. Vườn cam ở nơi khô ráo, đủ ánh sáng nhưng bốn phía được chắn bằng các cây chắn gió thường phát triển tốt. c.Nguồn nước. Mặc dù cam là cây ăn quả nên chịu hạn tốt song muốn cây ra hoa kết quả tốt, đạt sản lượng cao, chất lượng quả tốt thì cần đảm bảo cung cấp đủ nước theo yêu cầu của cây, nhất là vào các thời kỳ phát triển của quả. Vì vậy, nguồn nước và chế độ thuỷ văn các dòng sông, suối là những điều kiện quan trọng phải được xác định cho từng mùa và từng tiểu vùng trong quy hoạch các vùng trồng cam quýt và bố trí các công trình tưới tiêu, phục vụ. Cam quýt là những cây ưa độ Èm trung bình. Có thể lấy điển hình là ở vùng trồng cam quýt lâu đời Triều Châu (Trung Quốc) lượng mưa 1 năm là 1200 mm nhưng rải đều trong mùa hạ là mùa sinh trưởng ra cành lá, đang nuôi cho quả lớn. ậ những vùng trồng cam quýt nếu nguồn nước tưới chỉ nhờ nước mưa tự nhiên thì giới hạn lượng mưa cần có là 1000 mmm – 2000 mm. Tuy nhiên, cam quýt được trồng ở nhiều nơi có chế độ mưa khác nhau. Ở những vùng lượng mưa không đủ cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây thì kết hợp với chế độ tưới tiêu. Ở miền Bắc Việt Nam lượng mưa là 1500 mm, mưa chủ yếu vào mùa hạ là mùa sinh trưởng của cam quýt nên đa số các nông trường trồng cam quýt không tưới cho cam quýt. Nhưng với những giống chín muộn cần thiết phải tưới vào mùa đông (tháng 11,12) để tránh rụng quả, chất lượng cam tốt, nhiều nước và ngọt. Lượng mưa thích hợp cho vùng trồng cam quýt là 1900 – 2400mm/năm. Cần chú ý cam quýt không chịu được úng ngập (khi ngập úng rễ thối, lá rụng cây chết). 2.Thị trường. 7 a.Thị trường đầu vào. Thị trường các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến mặt cung sản phẩm cam trái cây và đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh cam. Thị trường các yếu tố đầu vào như lao động, vốn, vật tư (giống, phân bón, hoá chất, dịch vô, ) càng phát triển và hoạt động có hiệu quả thì không những có thể đáp ứng tốt nhu cầu đầu vào của sản xuất - kinh doanh cây cam cả về số lượng, thời gian, mà còn cả về góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên thị trường. b.Thị trường đầu ra. Thị trường là yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định đến mọi hoạt động sản xuất hàng hóa nói chung và sản xuất kinh doanh cây ăn quả nói riêng, trong đó có cây cam. Trong thị trường cây ăn quả, cam được xem là cây ăn quả phổ biến nhất, bổ dưỡng nhất. Người tiêu dùng luôn coi cam là thứ quả thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Vì vậy lượng cầu của cam có hệ số co giãn gần bằng 1, có nghĩa là lượng cầu về cam nói chung không tăng lên khi giá cả tăng lên. Đó là đặc điểm khác với các loại trái cây khác của cam mà người sản xuất kinh doanh cam cần phải lưu ý. 3.Cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật. Nền kinh tế hàng hoá luôn cần đến một hạ tầng kinh tế kỹ thuật tiên tiến nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi và có hiệu quả. Đối với sản xuất kinh doanh nông nghiệp, cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật cũng quan trọng không kém các ngành khác. các hệ thống giao thông, thuỷ lợi, thông tin liên lạc, trung tâm thương mại, cơ sở công nghiệp chế biến tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất, chế biến, giao lưu hàng hoá nói chung và sản phẩm quả nói riêng. Hệ thống cơ sở hạ tầng có phát triển mới tạo tiền đề cho việc thực hiện thâm canh cây cam, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong bảo quản, chế biến sản phẩm, tăng cường hoạt động thông thương buôn bán hàng hóa và khuyến khích đầu tư nước ngoài. Đồng thời nó cho phép tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, góp phần 8 nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm quả Việt Nam trên thị trường thế giới. 4.Tiến bé khoa học công nghệ. Trong điều kiện hội nhập, bất cứ ngành sản xuất hàng hóa nào cũng luôn luôn chú ý đến nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm mình làm ra trên thị trường, cả thị trường nội địa lẫn thị trường thế giới. Để có khả năng cạnh tranh cao trong sản xuất kinh doanh cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng, việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến và bảo quản quả tươi mang tính quyết định. a. Công nghệ về giống. Công nghệ giống có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng, chất lượng và giá thành cây con sản xuất ra. Công nghệ nhân giống, lai giống còn cho phép tạo ra các giống cây cam cho năng suất cao, thời vụ thu hoạch đa dạng và chất lượng tốt đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Hiện nay, trong công nghệ nhân giống cây ăn quả đã và đang áp dụng các phương pháp như nhân giống bằng hạt; nhân giống vô tính bằng cách chiết cành, giâm cành; nhân giống vô tính bằng cách ghép (ghép mắt, ghép cành, ghép chồi). Mỗi phương pháp nhân giống sử dụng có hệ số nhân giống khác nhau, tạo ra các cây con có các ưu, nhược điểm riêng và giá thành cây con cũng không giống nhau. Công nghệ về giống cây ăn quả trong tương lai sẽ còn phát triển và sẽ mang lại những kết quả lớn cho ngành sản xuất kinh doanh cây ăn quả. b. Công nghệ sản xuất cam. Công nghệ sản xuất cam là hệ thống quy trình và các biện pháp kỹ thuật trong khâu trồng (làm đất, chọn mật độ trồng, kỹ thuật trồng); tạo tán; chăm sóc (tưới nước, bón phân, kích thích sinh trưởng, thụ phấn, tỉa thưa quả, khoanh cành, phòng trừ dịch bệnh) và thu hoạch ngày càng được nghiên cứu, cải tiến và hoàn thiện hơn cho phù hợp với các điều kiện sinh thái khác nhau, đã cho phép tạo dựng được các vườn trồng có năng suất, chất lượng sản phẩm 9 cao và thời vụ thu hoạch dài, đáp ứng ngày càng tăng của thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất cam quýt. c. Công nghệ bảo quản quả tươi. Công nghệ này giúp cho người sản xuất và kinh doanh cam giảm tổn thất sau khi thu hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành này. Sự tổn thất này là do hao hụt do các quá trình vật lý (sự thoát hơi nước, sự sinh nhiệt); các quá trình sinh lý (sự hô hấp, sự chín) và quá trình thay đổi thành phần hoá học (sự thay đổi màu sắc, sự chuyển hoá các chất) xảy ra trong quả tươi khi tồn trữ. Ngoài các phương pháp bảo quản quả tươi truyền thống, khoa học ngày nay đã tìm ra nhiều phương pháp mới, hiệnđại nhằm bảo quản quả tươi được lâu hơn. Đó là các phương pháp: phương pháp làm lạnh sơ bộ, bảo quản lạnh, bảo quản trong môi trường khí quyển điều chỉnh và khí quyển cải biến, phương pháp loại trừ khí etilen, bảo quản trong môi trường áp suất thấp, bảo quản bằng màu tổng hợp, bảo quản bằng phương pháp xử lý hoá chất và bảo quản bằng chiếu xạ. d. Công nghệ chế biến sản phẩm cam. Ngày nay, một phần sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra là nhằm cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến. Vai trò to lớn của ngành này là cho phép đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp, trong đó có trái cây, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng, cho phép kéo dài thời gian tiêu thụ quả, cho phép vận chuyển đi xa và bảo quản dài ngày. Nhờ vai trò này mà nó tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm cam. 5.Phong tục tập quán sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, phong tục tập quán sản xuất cũng là một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động này. 6.Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. 10 [...]... nông sản quan trọng nhất của tỉnh Hà Giang 2.Tổ chức và bố trí sản xuất cam ở Bắc Quang Tổ chức sản xuất cây ăn quả: 29 Sản xuất cam ở Bắc Quang được tổ chức theo phương thức hộ gia đình Các hộ sản xuất tự tổ chức sản xuất theo phương thức phù hợp với quy mô diện tích đất hiện có và theo quy mô vốn, trình độ tổ chức sản xuất của chủ hộ Do đó hình thức tổ chức ở đây rất đa dạng Dưới đây là một số hình... còn tương đối thấp ảnh hưởng đếnkhả năng tiếp nhận các kiến thức về sản xuất kinh doanh nông nghiệp , trong đó có sản xuất cam quýt II THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CAM Ở BẮC QUANG 1.Lịch sử phát triển cam ở Bắc Quang Theo cố Giáo sư Vũ Công Hậu, chưa biết chính xác cam được trồng ở nước ta từ bao giê nhưng chắc chắn nó là một trong số các loại cây ăn quả được trồng sớm nhất ở nước ta và hiện nay cũng... CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAM Ở HÀ GIANG I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA BẮC QUANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT KINH DOANH CAM Bắc Quang là một huyện thuộc tỉnh Hà Giang Để tìm hiểu đặc điểm tự nhiên- kinh tế - xã hội của huyện Bắc Quang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cam, chóng ta sẽ tìm hiểu sơ qua một vài đặc điểm của tỉnh Hà Giang Hà Giang là tỉnh miền núi cực bắc của Tổ quốc được... và khó khăn cho sản xuất cam ở Bắc Quang a.Về thuận lợi Nhìn chung điều kiện khí hậu vùng Bắc Quang là phù hợp với cam quýt thể hiện ở lượng mưa cao, điều hoà, không có thời kì khô hạn và các ứng suất quá cao hoặc quá thấp về nhiệt độ Hiện nay thương hiệu cam Bắc Quang đã được xây dựng Đó là điều kiện rất tốt cho cam Bắc Quang vì có thể tiêu thụ cam ra thị trường b.Về khó khăn Cơ sở hạ tầng kinh tế... Braxin là nước có sản lượng cam quýt lớn nhất thế giới với gần 17 triệu tấn/ năm, nhưng Tây Ban Nha mới là nước có sản lượng cam xuất khẩu lớn nhất với Tây Ban Nha là nước có sản lượng cam xuất khẩu vượt trội so với các nước xuất khẩu đứng đầu khác với sản lượng 2.880 tấn năm 2003 3 .Ở Việt Nam a Về sản xuất Trong những năm gần đây diện tích cam quýt ở nước ta có xu hướng tăng với tốc độ phát triển diện tích... là trở ngại lớn nhất cho việc phát triển cam ở nước ta nói chung và ở Bắc Quang, nơi có truyền thống về sản xuất cam quýt nói riêng Theo báo cáo của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang thì đang có nguy cơ mất đi loại cây ăn quả truyền thống của tỉnh do bệnh vàng lá Greening ngày càng lan rộng Diện tích bị nhiễm tại huyện Bắc Quang và Vị Xuyên là 1922,42 ha, chiếm 42,05% diện tích cam. .. chức sản xuất cam quýt ở Bắc Quang: - Hộ có quy mô sản xuất cây ăn quả dưới 5000 m 2 gồm đất vườn, đất đồi, đất mua, thuê, đất thâm canh phương thức sản xuất tự lực, hoạt động mang tính tổng hợp tự cung tự cấp, sản xuất bao gồm cây lương thực, thực phẩm, cây lâu năm, chăn nuôi sản phẩm có thể bán tại vườn, bán buôn, bán lẻ tại chợ - Nhóm hộ có quy mô sản xuất CAQ từ 0,5 - trên 2ha: nhóm này tổ chức sản. .. châu lục nói riêng có xu hướng giảm nên sản lượng cũng giảm, trên TG giảm 0,47%/năm, châu Mỹ giảm 1,98%/năm, nhưng sản lượng cam quýt của châu Á lại tăng trung bình là 3,58%/năm b Một số nước sản xuất cam quýt chính của thế giới Sau đây, chúng tôi xin đưa ra 9 nước có diện tích cam lớn nhất Tg và Việt Nam năm 2003 Bảng 4 Diện tích cam quýt một số nước sản xuất cam quýt chính 15 độ của thế giới 1.Braxin... động trong khoảng Nhiệt độ ở khu vực Bắc Quang Ýt khi vượt ra ngoài giới hạn khả năng sinh trưởng của cây cam, tức là nhiệt độ xuống thấp hơn 5 độ C d Mưa, nước và Èm độ Khí hậu Bắc Quang có nhiều nét đặc biệt và rất phù hợp với yêu cầu điều kiện sinh thái của cây cam Bắc Quang nằm ở cuối thung lũnh hẹp và mở theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phía Tây Bắc của thung lũng bị chắn bởi dãy núi Tây Côn lĩnh,... rừng ở các xã khác, các lâm trường nhưng thực chất để kết hợp khai thác trồng cây ăn quả 3.Các biện pháp thâm canh cam quýt ở Bắc Quang a.Về giống Giống là yếu tố đầu tiên quyết định tới kết quả của sản xuất kinh doanh nông nghiệp Đối với những vùng có đầy đủ các điều kiện tự nhiên và kỹ thuậtcho cây sinh trưởng và phát triển tốt thì yếu tốt giống tốt cần được chú trọng hàng đầu Ở vùng cam quýt Bắc Quang, . hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm cam. 5.Phong tục tập quán sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, phong tục tập quán sản xuất cũng là một yếu tố có ảnh hưởng không. b. Một số nước sản xuất cam quýt chính của thế giới. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra 9 nước có diện tích cam lớn nhất Tg và Việt Nam năm 2003. Bảng 4. Diện tích cam quýt một số nước sản xuất cam. hiện một cách nghiêm túc mới có thể phát triển loại cây này một cách ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các giống cam phổ biến ở nước ta gồm cam Vân Du, cam Sông Con, cam Xã Đoài, cam

Ngày đăng: 21/04/2015, 22:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về

  • Bảng 1. Diện tích cam quýt các châu lục trong mấy năm gần đây

    • Nguồn: Niên giám thống kê

    • IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CAM Ở BẮC QUANG

      • I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan