THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CA MỞ BẮC QUANG 1.Lịch sử phát triển cam ở Bắc Quang.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển sản xuất cam ở Bắc Quang (Trang 29)

Theo cố Giáo sư Vũ Công Hậu, chưa biết chính xác cam được trồng ở nước ta từ bao giê nhưng chắc chắn nó là một trong số các loại cây ăn quả được trồng sớm nhất ở nước ta và hiện nay cũng là loại cây ăn quả phổ biến nhất. Cam sành nói chung và cam Bắc Quang nói riêng thuộc chi....Giống lai có đặc điểm nổi bật là quả to, vỏ dày, đáy hơi lõm, khi chín ruột đỏ vàng. Trước năm 1993, vùng cam đặc sản Bắc Quang có quy mô nhỏ, phân tán, tính chất hàng hoá chưa rõ nét. Tính đến hết năm 1992, diện tích toàn vùng này là 776ha cam quýt các loại với sản lượng hàng năm từ 11000 - 13000 tấn. Bắc Quang trở thành 1 vùng sản xuất hàng hoá nông sản quan trọng nhất của tỉnh Hà Giang

2.Tổ chức và bố trí sản xuất cam ở Bắc Quang.

Sản xuất cam ở Bắc Quang được tổ chức theo phương thức hộ gia đình. Các hộ sản xuất tự tổ chức sản xuất theo phương thức phù hợp với quy mô diện tích đất hiện có và theo quy mô vốn, trình độ tổ chức sản xuất của chủ hộ. Do đó hình thức tổ chức ở đây rất đa dạng. Dưới đây là một số hình thức tổ chức sản xuất cam quýt ở Bắc Quang:

- Hộ có quy mô sản xuất cây ăn quả dưới 5000 m2 gồm đất vườn, đất đồi, đất mua, thuê, đất thâm canh phương thức sản xuất tự lực, hoạt động mang tính tổng hợp tự cung tự cấp, sản xuất bao gồm cây lương thực, thực phẩm, cây lâu năm, chăn nuôi.. sản phẩm có thể bán tại vườn, bán buôn, bán lẻ tại chợ...

- Nhóm hộ có quy mô sản xuất CAQ từ 0,5 - trên 2ha: nhóm này tổ chức sản xuất theo kiểu trang trại, mang tính chất hàng hoá. Quy mô sản xuất càng lớn tính sản xuất hàng hoá càng cao. Chủ hộ thuê lao động tại chỗ, hoặc từ nơi khác thực hiện một hay nhiều công đoạn, khai hoang, làm đất, bón phân, trồng, chăm sóc vườn cây, trông coi, thu hoạch, sơ chế, bảo quản....

- Hộ sản xuất lớn thường có khả năng về vốn và biết cách huy động vốn, dám vay vốn đầu tư sản xuất, hiểu biết về khoa học kĩ thuật. Họ nhận vườn với quy mô lớn, tập trung, thuê quyền sử dụng đất, mua đất, nhận khoán trồng rừng ở các xã khác, các lâm trường... nhưng thực chất để kết hợp khai thác trồng cây ăn quả.

3.Các biện pháp thâm canh cam quýt ở Bắc Quang.

a.Về giống.

Giống là yếu tố đầu tiên quyết định tới kết quả của sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Đối với những vùng có đầy đủ các điều kiện tự nhiên và kỹ thuậtcho cây sinh trưởng và phát triển tốt thì yếu tốt giống tốt cần được chú trọng hàng đầu. Ở vùng cam quýt Bắc Quang, các hộ trồng cam lấy giống qua hình thức chiết cành. Đây là phương thức nhân giống có nhiều ưu điểm, dễ làm, thời gian nhanh, Ýt tốn kém, có thể thực hiện ở ngay vườn nhà và bất cứ

pháp tiên tiến ghép cây vừa mới được áp dụng tại vùng cam Bắc Quang, qua dự án sản xuất cam sạch bệnh được thực hiện từ năm 2000, người dân chưa được tiếp cận thực tế về kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là thử về chất lượng nên diện tích cam sạch bệnh chưa được mở rộng. Cam là cây dễ chiết cành nhân giống nên cam trồng chủ yếu được các hộ nông dân tự chiết. Tuy vậy do vẫn chưa có kiến thức về kỹ thuật trồng trọt và do yêu cầu giống nhiều (khi giá cam quả trên thị trường lúc đó còn cao), chưa khắt khe và chưa nhận thức được tầm quan trọng về giống nên các hộ trồng cam đã triết chưa đúng phương pháp khoa học đảm bảo chất lượng về giống như: chiết cả những cành già gần gốc, to bé không đều (chiết cành tận dụng) ngay cả những hộ có khả năng thâm canh cao cũng chiết cả trên những cây còn non, chưa thành thục, cây cho quả chất lượng không tốt cả về hình thức và chất lượng quả. Đây chính là nguyên nhân sâu xa cho nhiều biểu hiện kém sau này.

Về giống cam, qua điều tra ngẫu nhiên cho thấy giống được trồng chủ yếu là cam sành, Nhóm cây có mói gồm nhiều giống: Cam sành, cam tranh, quýt bưởi, chanh...trong đó:

- Cam chiếm khoảng 80% (giống cam sành chiếm 80 - 85%, còn lại cam tranh, cam sông con: 15 - 20%.

- Quýt chiếm 15% (Quýt vỏ rò: 40%; Quýt vá dai 40%; Quýt chum 20% vàd có xu hướng tăng nhanh.

- Các loại khác (bưởi, chanh..) chiếm khoảng 5%.

còng có một số hộ đang trồng thử nghiệm các giống cam khác nh cam Giấy (Hưng Yên), cam chanh, quýt… song còn Ýt, không đáng kể.

b.Thời vụ, mật độ và khoảng cách trồng.

Thời vụ trồng cam, cam thường được trồng vào thời vụ tháng 5-6, cành cam thường được chiết từ tháng 1-2, khi bắt đầu có mưa xuân, Ýt nhựa, thời tiết thuận lợi cho việc chiết cam, sau 70-90 ngày thì cành cam ra đủ rễ. Có hộ đem giâm cát, có hộ đem trồng ngay (đã chuẩn bị sẵn sàng hố trồng). Cam chiết sau khi trồng tới vụ sau là có quả, khi có quả ngay trên cành chiết,

nhưng người dân thường ngắt bỏ, đến năm thứ 3 mới để quả, để tạo khung tán cam phát triển.

Hiện nay, phần lớn ngườii dân trồng cây ăn quả đều có xu hướng thâm canh và trồng dày để nhanh cho thu hoạch quả và cho thu hồi vốn, tận dụng đất đai, khai thác được sản lượng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu không nắm vững kiến thức khoa học, không cân đối giữa thu hoạch và đầu tư, cơ chế sinh lý cây trồng thì việc trồng dày sẽ dẫn đến lợi bất cập hại, khó chăm sóc, dễ bị sâu bệnh, cây nhanh tàn lụi, vì vậy để có hiệu quả kinh tế cao, bền vững thì vẫn yêu cầu đảm bảo trồng cây với một mật độ thích hợp. ở Bắc Quang, cam được trồng trên đất dốc, khó xác định chính xác khoảng cách cây cho đều, vì đất dốc không đều, vướng đá… mà tuỳ vào đất đai, độ dốc, trình độ hiểu biết, thâm canh mà khoảng cách trồng cam có khác nhau cây cách cây từ 3,5x3,5m đến 5x5 m, nên mật độ cây là từ 400-800 cây/ha. Nh hé ông Lự trồng cam với mật độ rất dày, khoảng cách 3,5x3,5m, cây giao tán sớm, vươn thẳng, cành bé, sau trồng 6 năm ông Lự mới thấy mật độ đó là dày.

Trước khi trồng cây ăn quả, đào hố trước trồng là công việc quan trọng. Song đào hố đúng kỹ thuật còn quan trọng hơn, hố được đào trước trồng 1-2 tháng, có kích thước 60-60-60cm; vùng đồi núi đào hố to và sâu hơn 80-80- 80cm, phân chuồng hoai mục từ 40-50 kg, 0,2-0,5 kg lân, 0,1-0,2 kg kaly, 1kg vôi rắc xung quanh và đáy hố, bỏ hỗn hợp đất phân đã chộn xuống hố ủ 30 ngày trước trồng. Qua điều tra thực tế cho thấy, hố trồng cam đều đào kích thước 50-50-30cm đến 80-80-60cm, tuỳ thuộc vào tầng đất, nhân lực thời gian, sự hiểu biết kỹ thuật, nhưng không phải hộ nào cũng bón lót phân hữu cơ trước trồng, chất được bón lót có nhiều loại, xác thực vật hoai, phân chuồng hoai, tro, chấu… được trộn với phân lân, NPK.

Cây ăn quả ở miền Nam có thể cho quả trái vụ do thời tiết quanh năm không có sự thay đổi lớn. ở miền Bắc, do có mùa đông giá lạnh trùng với mùa khô nên cây có mói nói chung và cây cam nói riêng, thường rất khó áp dụng

lượng cũng không được tốt. Nếu tiêu thụ cam tươi thì việc rải vụ thu hoạch cam sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, khi trồng với diện tích lớn, nhân công Ýt, nhất là cam thu hái sớm hơn hay muộn hơn sẽ có giá bán cao hơn. Nhưng thực tế hiện nay 100% số hộ được điều tra đều chưa áp dụng biện pháp rải vụ cho cam, do giá cam rẻ đã không kích thích được người dân tìm hiểu những kĩ thuật đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, nên biện pháp rải vụ cho cam Ýt được người dân quan tâm.

Về tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng cam quýt.

Đối với các loại cây ăn quả, ngoài các hình thức trồng, chăm sóc, thì người nông dân còn phải chú ý các biện pháp kỹ thuật trong tỉa cành, làm cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh... Các biện pháp kỹ thuật này là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới số lượng, chất lượng quả.

Về kỹ thuật đốn tỉa cành, tỉa quả cho cam: Mục đích của công việc này là tạo tán khi cây còn đang nhỏ (lúc này người ta tỉa phần ngọn của thân chính), khi cây có quả thì người ta tỉa những cành không có quả, cành già yếu, cành bị sâu bệnh, cành sinh trưởng quá mạnh lâu ra quả để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả và những cành cho quả, kích thích tạo ra các cành to khoẻ, cho nhiều quả, quả to. Ở Bắc Quang, người dân đã có ý thức tỉa cành cho cam. Họ thường đốn tỉa cành vào tháng 1 là lúc sau khi thu hoạch quả và vào tháng 4 là lúc quả đã ổn định. Tuy nhiên, hầu hết các hộ tỉa cành chưa đúng kỹ thuật. Họ chỉ biết tỉa các cành già yếu, cành bị sâu bệnh, rất Ýt hộ biết cắt bỏ những cành sinh trưởng quá mạnh, tỉa tán cây.

Về tình hình tưới nước cho cam: Đây là một trong những biện pháp kỹ thuật rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và với ngành trồng cây ăn quả nói chung. Ở Hà Giang, cam được trồng trên các vùng đồi nên rất thiếu nước. Điều thuận lợi là vùng này lượng mưa khá phong phú. Lượng mưa bình quan năm ở đây lớn nhất cả nước nên Ýt phải tưới nước cho cam. Tuy nhiên, vào cuối năm, lượng mưa giảm kéo dài. Đây lại là lúc cam

sắp chín nên tưới nước cho cam là rất cần thiết. Các hộ có điều kiện gần các sông, suối, kênh nước thì tưới nước cho cam bằng bơm, hoặc giếng khoan.

Về tình hình làm cỏ: Do khí hậu vùng Bắc Quang mưa nhiều nên cỏ phát triển nhanh. Người dân để làm sạch cỏ phải làm thường xuyên, tốn rất nhiều thời gian. Những hộ có lao động thì làm cỏ trung bình 1 tháng 1 lần. Những hộ không có lao động thì phun thuốc trừ cỏ

Về tình hình áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh: Vùng cam quýt Bắc Quang hiện nay vẫn còn nhiều loại sâu bệnh phá hoại không những làm giảm chất lượng trái cây mà còn làm giảm đáng kể diện tích trồng cam trên toàn vùng. Hiện nay có thể thấy một số loài sâu bệnh chính nh: rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, nhện ống, bệnh vàng khảm lá Greening, bệnh ghẻ loét quả, ... Đặc biệt bệnh vàng lá Greening là rất nguy hiểm do virut gây ra. Triệu chứng bệnh được mô tả là : lá nhỏ. Gân lá có màu xanh, phiến lá màu vàng, sau một mùa sinh trưởng các lá này nhỏ đi rõ rệt rồi rụng đi để trơ ra các đọt non. Bệnh Greening đang là trở ngại lớn nhất cho việc phát triển cam ở nước ta nói chung và ở Bắc Quang, nơi có truyền thống về sản xuất cam quýt nói riêng. Theo báo cáo của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang thì đang có nguy cơ mất đi loại cây ăn quả truyền thống của tỉnh do bệnh vàng lá Greening ngày càng lan rộng. Diện tích bị nhiễm tại huyện Bắc Quang và Vị Xuyên là 1922,42 ha, chiếm 42,05% diện tích cam hiện có. Trong đó có một số diện tích hoàn toàn không có khả năng cho thu hoạch, diện tích còn lại là những vườn cam cho thu hoạch thấp, sản lượng giảm rất nhanh. Mét trong những nguyên nhân khiến cho bệnh này ngày càng phát triển và lây lan nhanh là do người dân thực hiện thâm canh chưa cao, không bón phân, không chăm sóc phòng chống sâu bệnh, một số nông dân còn chiết cả cành có sâu bệnh để nhân giống. Nghiên cứu các biện pháp nhằm hạn chế giảm bớt thiệt hại do bệnh Greening gây ra trên vườn cam quýt là việc làm cần thiết. Do vậy, người dân cần phải được tiếp cận với những biện pháp

ra sâu bệnh thường dùng thuốc trừ sâu để phun. Hầu hết người dân chưa được biết đến phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM.

c.Về tình hình bón phân

Bón phân là công việc của người trồng cam nhằm cung cấp, bổ sung cho đất lượng dinh dưỡng cần thiết mà cam đã lấy đi trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

Phân đạm là loại phân đa lượng thường được dùng bón vào thời kỳ đầu ra hoa, làm quả là chủ yếu, nên đạm thường bón từ tháng 2 đến tháng 6, với hình thức vãi rắc trên mặt đất, quanh tán cây cam. Song cũng có khi đạm được bón theo hố kết hợp với phân NPK vào tháng 6 hay kết hợp với phân hữu cơ, lân vào thời kỳ sau thu hoạch (nh hé anh Luyến, anh Hùng). Lượng đạm được bón cho cam <3 tuổi thường bón từ 0,1-0,2 kg/cây/năm, cam từ 3-5 tuổi bón 0,2-0,8 kg/cây/năm, cam từ 6-10 tuổi bón 0,3-1,2 kg/cây/năm, >10 tuổi bón > 0,4 kg/cây/năm. Lượng đạm bón cho cam trong cùng loại tuổi của các hộ là khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình, trình độ thâm canh (đây là điều kiện rất quan trọng), đất đai và những loại phân khác có chứa đạm như phân NPK, hữu cơ. Vì những lý do trên mà có những hộ trồng cam không bón đạm.

Phân lân rất quan trọng với cây ăn quả, nó tạo nhiều mầm hoa, quả đậu nhiều, kích thích hoóc môn trong hạt phát triển, tạo quả to. Qua điều tra đánh giá chúng tôi nhận thấy rằng, các hộ nông dân thường bón lân đơn cho cam từ khi cam cho nhiều quả (từ 4-5 tuổi trở đi), với lượng bón từ 0,4-1kg, cho cây 3-5 tuổi; từ 0,7-2kg cho cây 6-10 tuổi và từ 1-2kg cho cây >10 tuổi, song có nhiều hộ trồng cam cũng không bón lân đơn cho cam (từ 50-60%), với lý do như không bón đạm. Lân được bón 100% vào thời kỳ sau thu hoạch trong tất cả các hộ điều tra, theo phương pháp đào hố, rãnh, bón kết hợp với phân hữu cơ hay phân tổng hợp NPK.

Kaly là nguyên tố đa lượng vô cùng quan trọng cho cây ăn quả, làm quả chín đều, mã đẹp, chất lượng ngon, làm tăng giá bán cam. ý thức được

điều đó nên có 70-80% hộ điều tra bón kaly. Kaly là loại phân bón cho quả nên khi cam cho nhiều quả mới bón kaly, thường cây có độ tuổi từ 4 tuổi trở lên. Cây 4-5 tuổi thường được bón kaly với lượng 0,2 -0,6 kg/cây/năm, tuổi từ 6-10 và >10 bón với lượng từ 0,2-1 kg/cây/năm. Do các hộ dều bón phân tổng hợp NPK nên với lượng kaly này là phù hợp. Một điều đáng lưu ý rằng, kaly được bón tuỳ thuộc vào lượng quả trên cây khi bón, cây càng nhiều quả sẽ được bón nhiều kaly, do đó kaly được bón vào vụ thu từ 1-2 đợt là tháng 7- 8 và tháng 10, đây là thời kì quả tăng nhanh về kích thước và trưởng thành, bón với hình thức rắc quanh tán cây.

Ngày nay, với sự tiện Ých của việc sử dụng phân tổng hợp nên càng nhiều hộ nông dân sử dụng phân tổng hợp NPK cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Qua điều tra vùng cam Bắc Quang cho thấy 100% số hộ trồng cam được điều tra đều sử dụng phân tổng hợp NPK. Phân NPK sử dụng rộng rãi, được bón cho cam ở những độ tuổi khác nhau từ mới trồng, vào các thời vụ khác nhau trong năm, từ khi cam ra hoa tới khi thu hoạch. Tuổi cây khác nhau thì lượng phân được bón khác nhau: cam có độ tuổi <3 bón với lượng từ 1- 3kg/cây/năm, từ 3-5 tuổi bón với lượng 2-4kg, từ 6-10 tuổi bón với lượng 4- 7kg, từ 10 tuổi trở lên bón với lượng 6-10kg/cây/năm, nhưng trong cùng độ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển sản xuất cam ở Bắc Quang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w