Mục tiêu phát triển.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển sản xuất cam ở Bắc Quang (Trang 55)

I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 1.Một sè quan điểm phát triển.

3. Mục tiêu phát triển.

Trong những năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất quan tâm tới việc phát triển các cây đặc sản, đặc biệt ở các tỉnh Miền núi và trung du Bắc bộ và coi đây là một hướng quan trọng để tháo gỡ khó khăn ở khu vực này. Các mục tiêu cụ thể là:

- Khai thác triệt để các ưu thế đặc biệt về tự nhiên từng vùng phát triển các vùng đặc sản hàng hoá, góp phần giảm bớt nghèo nàn, nâng cao thu nhập của người dân.

- Góp phần phủ xanh đất trống đồi trọt, chống xói mòn, áp dụng canh tác bền vững, bảo vệ môi trường,.

- Góp phần ổn định dân cư.

- Góp phần phát triển kinh tế khu vực và đất nước.

II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP.1.Trong khâu sản xuất. 1.Trong khâu sản xuất.

a.Biện pháp giống và các dịch vụ cung ứng.

Để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm xuất ra bên ngoài vùng, chất lượng quả phải không ngừng được nâng lên. Trong số các giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu đó thì giải pháp về giống được xem là giải pháp hàng đầu vì giống quyết định chất lượng, thời điểm thu hoạch, năng suất sản phẩm quả và hiệu quả đầu tư sản xuất kinh doanh cam. Về giống, huyện Bắc Quang phải thực hiện một số giải pháp sau đây:

- Thực hiện đa dạng hoá giống cam quýt cho vùng cam đặc sản Bắc Quang.

Đa dạng hoá giống với mục đích là nhằm nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian cho thu hoạch sản phẩm. Để thực hiện đa dạng hoá giống, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ kỹ thuật và người dân trồng cam quýt, không để tình trạng như hiện nay, việc nhân giống hoàn toàn là do người dân thực hiện một cách đơn lẻ và tự phát.

- Áp dụng tiến bộ khoa học trong nhân giống và sản xuất giống cam quýt.

Giống cam quýt Bắc Quang là giống cam có chất lượng cao và cho sản lượng cao nếu được trồng, chăm bón đúng kỹ thuật. Tuy nhiên hiện nay năng suất hiện tại vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của giống. Một trong những nguyên nhân là do người dân nhân giống bằng cách chiết chưa đúng yêu cầu kỹ thuật như: chiết cả những cành già kém chất lượng, chiết cả trên những cây còn non, chưa thành thục, cây cho quả kém cả về chất lượng và hình thức quả. Do vậy, việc phổ biến kiến thức về kỹ thuật nhân giống cam cho người dân là việc làm rất cần thiết nhằm nâng cao năng suất, chất lượng vườn cam quýt.

Biện pháp về giống căn bản nhất để phát triển vùng cam quýt Bắc Quang hiện nay là:

- Nghiên cứu quy trình sản xuất giống sạch bệnh, có thể nhân giống cam bằng hạt sau đó dùng các biện pháp phòng trừ rầy chổng cánh.

- Nghiên cứu các biện pháp hạn chế việc lây bệnh.

- Kiểm soát việc sản xuất và phân phối giống cam, quản lý được giống đảm bảo chất lượng đủ tiêu chuẩn giống hạn chế được các loại bệnh do virút, đảm bảo kích cỡ cành giống, vị trí lấy cành, tuổi sinh lý cành, …..

- Cần có những giống cam chuẩn, đảm bảo có thời gian thu hoạch kéo dài, cho năng suất cao và chất lượng tốt.

b. Phân bón.

Cần có cán bộ khuyến nông có trình độ chuyên môn về cây ăn quả để tập huấn, hướng dẫn bà con nông dân canh tác sử dụng phân bón đúng kỹ thuật,

c. Phòng trừ sâu bệnh.

Đối với bệnh Greening gây hại nặng cho cam, đã có những biện pháp ban đầu để phòng trừ bệnhnày. Sau đây là biện pháp mà các nhà khoa học đã nghiên cứu và thử nghiệm cho kết quả tốt:

- Phun thuốc trừ sâu và trừ bệnh/ - Bón phân hữu cơ.

- Sử dụng phân hữu cơ tổng hợp chất lượng cao Hải Phòng, phun thuốc tiến hành mỗi tháng 1 lần, phun tổng hợp cả thuốc trừ sâu và bệnh. Phun thuốc trừ sâu nh: Shepa, Tập Kỳ, Ôfatox, Ditacin. Thuốc trừ bệnhcó thể dùng các loại thuốc sau: Bavestin, Bitadin, Boordo.

- Vào những lúc gặp hạn hán thì phải tưới nước bổ sung. Thường xuyên chăm sóc nh bình thường cây không có bệnh

- Trên những vườn cam bị bệnh greening đang ở mức độ nhẹ (chỉ số bệnh < 30%) có thể áp dụng biện pháp thâm canh nh bón phân, cắt bỏ cành nhiễm bệnh, phun thuốc trừ sâu, trừ bệnh thường xuyên... sẽ cho kết quả khá rõ rệt. Các chỉ tiêu về sinh trưởng nh đường kính tán, diện tích tán, số cành léc, số lá trên một cành léc, kích thước lá đều tăng hơn đối chứng. Các chỉ tiêu khác nh tỉ lệ đậu quả, sự tăng trưởng đường kính quả, trọng lượng quả đều cao hơn đối chứng. Năng suất vườn cam tăng 57,6%. Hiệu quả kinh tế rất rõ, thu nhập tăng.

d. Biện pháp thâm canh.

+ Mùa vụ. + Mật độ.

2.Về thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm.

- Giải pháp về công nghệ sau thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Vai trò của biện pháp về công nghệ sau thu hoạch và bảo quản sản phẩm là nhằm kéo dài thời vụ thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm, ổn định giá cả. Cải tiến công nghệ sau thu hoạch và bảo quản sản phẩm ở Bắc Quang cần tập trung giải quyết một số vẫn đề sau:

+ Tổ chức thu hoạch quả đúng thời điểm và yêu cầu kỹ thuật.

Việc thu hoạch quả sớm hoặc muộn quá không những làm giảm năng suất, chất lượng quả thu hoạch trong năm mà còn ảnh hưởng đến cả các

cam, đồng thời không gây hại cho cây như gãy cành, sệ tán,... Vì vậy, chủ động thu hoạch đúng thời điểm, đúng kỹ thuật là cần thiết đối với các hộ trồng cam qúyt ở Bắc Quang.

Thu hoạch quả nên được tiến hành vào những ngày tạnh ráo, vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối, tránh buổi trưa lúc trời nóng. Khi hái quả nên dùng dao để cắt, tránh tình trạng trèo làm gãy cành cây và bẻ xước vỏ cành.

+ áp dông và phổ biến rộng rãi công nghệ và kỹ thuật tiên tiến về xử lý, bảo quản quả sau thu hoạch, trong quá trình vận chuyển, xử lý tại các chợ đầu mối, các kho dự trữ đáp ứng yêu cầu về thời gian, khoảng cách vận chuyển đảm bảo chất lượng quả cam.

Mục đích của việc bảo quản sản phẩm là làm cho quả cam giữ được lâu mà chất lượng, mẫu mã quả cam không bị giảm sút. Nhờ vậy mà có thời gian tiêu thụ lâu hơn, có thể tiêu thụ được ở những thị trường xa so với vùng cam. Hiện nay, ở nước ta các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp bảo quản rau quả tươi rất hiệu quả, chế tạo một số chất bảo quản rau quả sinh học, đặc biệt là phương pháp bảo quản quả bằng Ôzon do Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải tìm ra có thể giữ quả được trong thời gian lâu gấp hàng chục lần, đồng thời làm tăng giá trị quả lên gấp 4-5 lần.

Để đem những công nghệ mới này đến cho nông dân trồng cam của huyện Bắc Quang, thì huyện cần đào tạo, mở các líp đào tạo về công nghệ bảo quản quả, có thể mời các chuyên gia về trực tiếp giảng dạy.

Đối với các trang trại trồng cam cung cấp cho thị trường có quy mô lớn có thể đầu tư xây dựng các kho, hầm lạnh và các thiết bị bảo quản lạnh với quy mô thích hợp để đảm bảo bảo quản cam có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển sản xuất cam ở Bắc Quang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w