Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX vùng đồng bằng Sông Hồng

74 1K 0
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX vùng đồng bằng Sông Hồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập Khoa KTNN&PTNT LỜI NÓI ĐẦU I. Sự cần thiết của đề tài. Phát triển kinh tế hợp tác và HTX là đòi hỏi khách quan cũng như yêu cầu chủ quan của mỗi hộ nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. HTX là một loại hình tổ chức kinh tế đã tồn tại và phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Tại nhiều nước phong trào HTX phát triển rất mạnh, đã có những đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước và góp phần đắc lực vào sự ổn định và công bằng xã hội. ở nước ta, theo chủ trương của Đảng, từ những năm 1950 HTX đã hình thành và phát triển mạnh trong những năm 1960 – 1962 ở miền Bắc; từ năm 1975 đến 1985 ở miền Nam. Phong trào Hợp tác hóa đã phát triển rộng khắp trong các ngành kinh tế quốc dân, trong đó HTX nông nghiệp nổi lên rõ nét nhất và góp phần tích cực giải phóng sức sản xuất, tạo công ăn việc làm, đặc biệt đã góp sức người, sức của làm nên thắng lợi to lớn công cuộc chống Mỹ cứu nước. ở giai đoạn phát triển cao của phong trào ( 1987- 1988 ), vùng đồng bằng Sông Hồng đã thu hút trên 99% số hộ nông dân tham gia HTX. Do chịu sự tác động của cơ chế tập trung, bao cấp và những nguyên tắc quản lý không phù hợp, HTX nông nghiệp đã ngày càng bộc lộ hạn chế và không thể phát triển được nh mong muốn. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế trong nông nghiệp của Đảng và Nhà Nước; hộ nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, mô hình HTX cũ không còn phù hợp, đòi hỏi phải được đổi mới căn bản để thích ứng với cơ chế quản lý mới. Công cuộc đổi mới kinh tế đã mang lại những biến đổi cho nền kinh tế nông nghiệp nh: kinh tế hộ phát triển, sức sản xuất được giải phóng, đời sống nông dân được cải thiện. Bên cạnh những mặt đạt được đó là sự suy giảm của hệ thống Chuyên đề thực tập Khoa KTNN&PTNT HTX nông nghiệp; do không đổi mới kịp thích ứng với cơ chế quản lý mới, ở một số nơi trong vùng, HTX tồn tại chỉ còn là hình thức và chiếm khoảng 10% sè HTX, thậm chí có nơi HTX tự giải thể. Sự suy giảm chất lượng HTX nông nghiệp đã nảy sinh những khó khăn đối với quá trình sản xuất của kinh tế hộ trong nền kinh tế thị trường, nhất là đối với những hộ nghèo, khó khăn. Để kinh tế hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, việc đổi mới toàn diện HTX nông nghệp là yêu cầu của thực tiễn khách quan, là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với mô hình kinh tế XHCN cần xây dựng. Luật HTX ra đời ( 1/1/1997) thể hiện cao nhất chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển HTX trong nền kinh tế nhiều thành phần; khẳng định tầm quan trọng, vị trí, vai trò của HTX nông nghiệp trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn. Việc chuyển đổi HTX cũ, thành lập HTX mới theo Luật HTX là vấn đề mới và phức tạp. Trên thực tế mỗi địa phương có sự chuyển đổi khác nhau. Sau 5 năm thực hiện Luật HTX, về cơ bản HTX mới chỉ chuyển đổi về tổ chức, chưa có sự chuyển biến rõ nét về nội dung hoạt động, đặc biệt hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế trong thời gian qua. HTX chưa có sức cạnh tranh trên thị trường; lợi Ých mang lại cho xã viên còn thấp, nhất là lợi Ých kinh tế tập thể. Từ bối cảnh và thực trạng HTX nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng, để giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn cho việc phát triển HTX thì việc nghiên cứu đề tài ( Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX vùng đồng bằng Sông Hồng ). Là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. II. Mục tiêu nghiên cứu. 1. Mục tiêu chung. Nghiên cứu, phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp; đánh giá, rót ra những mặt đạt được, mặt tồn tại, vướng mắc, khó khăn, Chuyên đề thực tập Khoa KTNN&PTNT nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, làm rõ quan điểm, đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp trong vùng. 2. Mục tiêu cụ thể. Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hình thức tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng. Đánh giá thực trạng hoạt động của HTX nông nghiệp hiện nay, rót ra những mặt được, mặt tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu kết cấu của đề tài. 1. Đối tượng nghiên cứu: Là các HTX nông nghiệp, bao gồm HTX chuyển đổi theo Luật và HTX thành lập mới; mô hình HTX dịch vụ, HTX kết hợp sản xuất, kinh doanh với dịch vụ. 2. Phạm vi nghiên cứu: Vùng đồng bằng Sông Hồng. 2.1. Phạm vi đề tài: Đề tài chỉ tập trung phân tích tình hình HTX nông nghiệp, đặc biệt từ khi có Luật HTX đến nay. 2.2. Bố cục đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị đề tài gồm 3 phần: Phần I – Cơ sở khoa học của việc đổi mới và phát triển các HTX trong nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng. Phần II – Thực trạng tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng. Phần III – Phương hướng và một số giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng. Phần IV – Kết luận. Chuyên đề thực tập Khoa KTNN&PTNT 2.3. Phương pháp nghiên cứu. 2.3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu thu thập số liệu. Qua nghiên cứu và thu thập số liệu ở 12 HTX của một số tỉnh trong vùng, bao gồm: - Hải dương - Thái Bình - Hà Tây - Hải Phòng - Nam Định - Ninh Bình Các tỉnh đồng bằng Sông Hồng có một dặc điểm chung: - Trên 80% dân số sống bằng nghề nông, trong đó canh tác lúa nước là cây trồng chính, nông dân cần cù lao động và kỹ thuật thâm canh cao. Thu nhập và đời sống của nông dân dựa vào sản xuất nông nghiệp; - Bình quân diện tích đất nông nghiệp cho hộ, khẩu rất thấp, khoảng 4000 – 4200 m2/hộ, nền kinh tế về cơ bản vẫn thuần nông tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hóa chưa phát triển; - Do dặc điểm điều kiện tự nhiên, nông dân đồng bằng Sông Hồng có tinh thần hợp tác và xây dựng HTX khá sớm, đã xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật dùng chung khá hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, điện, giao thông nông thôn và cơ sở vật chất khác phục vụ sản xuất và đời sống của nông dân. Vì vậy, phong trào HTX chung cả nước, nơi này, nơi khác có suy giảm, thậm chí có nơi tan vì, song ở đồng bằng Sông Hồng phong trào HTX vẫn được giữ vững và phát huy tác dụng cả về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên dưới tác động của cơ chế thị trường, quá trình đô thị hóa, cũng như công tác chỉ đạo đã tác động không nhỏ đến hình thức tổ chức và hoạt động của HTX, cụ thể: - Tỉnh Hải Hưng nay là tỉnh Hưng Yên và Hải Dương và một số địa phương của Hà Nội, Hà Tây, chủ trương đình chỉ hoạt động HTX cũ xây dựng HTX mới, hình thành những HTX chuyên khâu Chuyên đề thực tập Khoa KTNN&PTNT - Thành phố Hà Nội, Hải Phòng tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu nông sản hàng hóa lớn và đa dạng, chất lượng, đồng thời do nhu cầu phát triển kinh tế hộ đã hình thành HTX mới để bổ trợ nông dân sản xuất sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường. Những đặc điểm trên là đặc thù chi phối đến hình thức tổ chức và mô hình hoạt động của HTX nông nghiệp của vùng. 2.3.2. Thu thập thông tin. a. Thu thập tình hình, số liệu về HTX đã công bố. - Tình hình HTX nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng từ các cơ quan TW - Các công trình, báo cáo khoa học về HTX nông nghiệp - Các tài liệu khác b. Thu thập số liệu mới. - Khảo sát và báo cáo hàng năm của một HTX trên các mặt + Tổ chức Hợp tác xã bao gồm: Xã viên HTX, vốn góp xã viên Tổ chức bộ máy quản lý và tổ đội sản xuất, dịch vụ Vốn quỹ của HTX + Hoạt động của HTX Các hoạt động sản xuất Các hoạt động kinh doanh dịch vụ bao gồm: dịch vụ đầu vào, đầu ra Các hoạt động khác + Phân phối lãi và sử lý lỗ trong HTX - Phỏng vấn, tọa đàm đối với cán bộ quản lý nhà nước và HTX tập trung vào các nộ dung + Việc thực hiện Luật HTX ở địa phương và của HTX Chuyên đề thực tập Khoa KTNN&PTNT + Hình thức tổ chức và hoạt động của HTX + Đánh giá chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với phát triển HTX nông nghiệp, sự tác động của các chính sách, những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung + Những nhân tố tác động và nâng cao hiệu quả joạt động của HTX nông nghiệp + Phương hướng và sự lựa chọn mô hình hoạt động của HTX ở địa phương + Thảo luận, hội thảo + Những kết quả HTX đạt được trong thời gian qua + Những tồn tại và khó khăn + Những giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp trong vùng c. Các chỉ tiêu tính toán. - Chỉ tiêu quy mô HTX: gồm chỉ tiêu hộ xã viên, quy mô đất đai hộ xã viên, vốn của HTX - Chỉ tiêu bộ may gồm: số lượng cán bộ quản lý, số lượng cán bộ chuyên môn, trình độ văn hóa, chuyên môn; sơ đồ về tổ chức bộ máy quản lý; hệ thống tổ chức đội, tổ; - Các chỉ tiêu về kết quả hoạt động gồm: mức độ đáp ứng các dịch vụcho hộ xã viên; doanh thu dịch vụ, sản xuất kinh doanh; lãi, lỗ của các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; Chuyên đề thực tập Khoa KTNN&PTNT PHẦN I – CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC HTX TRONG NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG. I. HTX nông nghiệp và vai trò của HTX nông nghiệp trong hệ thống nông nghiệp Việt Nam. 1. Khái niệm HTX . Theo Điều 1 của Luật HTX ( tháng 03/1996 ) thì HTX được định nghĩa như sau: HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi Ých chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập gia theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 2. Đặc trưng, nghĩa vụ và nguyên tắc tổ chức HTX nông nghiệp. 2.1. Đặc trưng của HTX nông nghiệp. Tính chất tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi của nông dân giúp đỡ lẫn nhau phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật. Quan hệ giữa kinh tế hộ và HTX nông nghiệp là mối quan hệ gắn bó bổ sung cho nhau cùng phát triển. Việc sản xuất hàng hóa nông sản và dịch vụ của HTX còng nh của nông hộ được tiến hành theo yêu cầu của thị trường xã hội. 2.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX. Điều 7 Luật HTX quy định 5 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX, đó là: Tự nguyện gia nhập và ra khái HTX. Tất cả nông dân và những người lao động có đủ điều kiện theo quy định của Luật HTX, tán thành Điều lệ HTX nông Chuyên đề thực tập Khoa KTNN&PTNT nghiệp, đều có thể trở thành xã viên HTX nông nghiệp. Xã viên có quyền ra khái HTX theo quy định chung và điều lệ của từng HTX nông nghiệp. Quản lý dân chủ và bình đẳng: Xã viên HTX nông nghiệp có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết. Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: HTX nông nghiệp tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động dịch vụ và sản xuất kinh doanh, tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm HTX và xã viên cùng có lợi. Việc chia lãi phải bảo đảm kết hợp lợi Ých của xã viên và sự phát triển của HTX: sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi được trích một phần để đưa vào các quỹ của HTX, phần còn lại chia cho xã viên theo vốn góp, công sức đóng góp, theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX và do Đại hội xã viên quyết định. HTX và phát triển cộng đồng: Xã viên phải phát huy và nâng cao ý thức hợp tác trong HTX và trong cộng đồng xã hội, hợp tác giữa các HTX trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 2.3. Quyền và nghĩa vụ của HTX nông nghiệp. * Quyền của HTX nông nghiệp. Căn cứ vào Luật HTX, Nghị định của Chính phủ tại Điều 4 củ thể hóa thành 12 quyền của HTX nông nghiệp, HTX nông nghiệp có quyền tự chủ kinh doanh và tổ chức quản lý các hoạt động của mình như các loại hình doanh nghiệp khác, cụ thể: Lựa chọn hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông,lâm, thủy sản và các nghành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác theo nhu cầu lợi Ých của xã viên và khả năng của từng HTX nông nghiệp. Chuyên đề thực tập Khoa KTNN&PTNT Quyết định hình thức và cơ cấu tổ chức dịch vụ, sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp. Xuất khẩu, nhập khẩu, liên doanh liên kết với các tổ chức cá nhân ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Thuê lao động trong trường hợp xã viên không đáp ứng được yêu cầu dịch vụ sản xuất kinh doanh của HTX theo quy định chung của pháp luật. Quyết định kết nạp xã viên mới, giải quyết việc xã viên ra HTX, khai trừ xã viên theo điều lệ của từng HTX nông nghiệp. Quyết định việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ của HTX. Ngoài ra, HTX còn các quyền khác theo Luật HTX và các quyền liên quan theo quy định của pháp luật. * Nghĩa vụ của HTX. Điều quan trọng nhất là HTX phải hoạt động theo pháp luật và chịu trách nhiệm về các khoản công nợ và các nghĩa vụ khác bằng toàn bộ tài sản vốn liếng thuộc sở hữu của mình; thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đối với xã viên, bảo đảm các quyền của xã viên, chăm lo giáo dục, cung cấp thông tin để mọi xã viên tích cực tham gia xây dựng HTX nông nghiệp. Tại điều 5 Nghị định số 43/CP ngày 29/03/1997 đã xác lập cụ thể về nghĩa vụ của HTX nh sau: HTX phải hoạt động đúng ngành nghề đăng ký kinh doanh. Thực hiện đúng chế độ kế toán thống kê, chế độ kiểm toán của Nhà nước, chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng theo Luật quy định. Nộp thuế và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo Luật định. Bảo đảm các quyền của xã viên và thực hiện các cam kết kinh tế đối với xã viên. Thực hiện các nghĩa vụ đối với các hoạt động trực tiếp hay thuê Ngoài ra phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác theo Luật. Chuyên đề thực tập Khoa KTNN&PTNT 3. Vai trò của HTX nông nghiệp trong hệ thống nông nghiệp Việt Nam. Quá trình diễn biến và thực trạng phong trào hợp tác hóa của đất nước ta trên 40 năm qua đã trải qua những bước thăng trầm khác nhau và để lại những kết quả tuy còn khiêm tốn nhưng cũng đã khái quát được vai trò của HTX nông nghiệp trong nông thôn nước ta. Trước hết, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp nông thôn đặc biệt là khai hoang, phục hóa xây dựng thủy lợi, cải tạo đồng ruộng. Sản xuất trong các HTX nông nghiệp tuy có thăng trầm qua các giai đoạn nhưng nhìn tổng thể cả hai thời kỳ lớn ( 1958 – 1980 và 1981 đến nay ) nền nông nghiệp đã đạt được những bước phát triển nhất định: sản lượng lương thực tăng do thâm canh tăng vụ, khai hoang phục hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, Đặc biệt HTX nông nghiệp đã đóng góp quan trọng sức người sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chế độ phân phối bình quân bao cấp ở thời điểm cụ thể cần thiết của HTX trong thời chiến đã tạo ra sự ổn định trong nông thôn. Cùng với sự phát triển của các HTX, bộ mặt nông thôncó những tiến bộ mới. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp, phục hồi, xây dựng mới. Hình thành một đội ngũ cán bộ cơ sở. Một bộ phận của đội ngũ này sẽ là những hạt nhân gánh vác trách nhiệm đổi mới HTX sau này. Trong giai đoạn hiện nay, HTX nông nghiệp có hai vai trò cụ thể là: HTX nông nghiệp là con đường đưa nông nhân đến giàu có văn minh; Mô hình HTX cũ đã kìm hãm kinh tế nông nghiệp nông thôn. Việc giải phống tình trạng đó bắt đầu từ Chỉ thị 100 ( 1981 ) và Nghị quyết 10 ( 1988 ) đã soi sáng, đưa nông dân trở thành người chủ mới. Sức sản xuất được giải phóng, [...]... chính sách hỗ trợ HTX trong việc tiêu thụ sản phẩm, chính sách đầu tư sản xuất, các chính sách ưu đãi về thuế và trợ giá đối với HTX PHẦN II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG I Khái quát tình hình HTX vùng đồng bằng Sông Hồng 1 HTX nông nghiệp trước khi có Luật HTX Cùng với phong trào HTX nông nghiệp miền Bắc, HTX nông nghiệp vùng dồng bằng Sông Hồng xuất hiện... Các hoạt động của HTX nông nghiệp tập trung vào: - Hướng dẫn trồng trọt, chăn nuôi cho hộ nông dân, xã viên HTX cung cấp các thông tin kỹ thuật và các điều kiện mới theo yêu cầu của nông dân - Hoạt động nghiên cứu: HTX thực hiện nghiên cứu hiệu quả các hoạt động kinh doanh của HTX Kết quả nghiên cứu dược sử dụng cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của HTX và đề ra các biện pháp chính sách để quản... chủ động đối với công việc HTX Hoạt động của HTX Ýt lệ thuộc và chính quyền xã; lãi của HTX chủ yếu phân cho vốn góp thực sự khuyến khích xã viên vào công việc của HTX HTX thành lập mới có một số đổi mới về quan hệ sản xuất, đã thay đổi cơ bản về quan hệ sở hữu Đó là sở hữu cá nhân xã viên về mặt vốn góp, người vào HTX phải viết đơn Về quan hệ quản lý, bộ máy quản lý gọn nhẹ, cán bộ quản lý HTX hoạt động. .. phân loại HTX Theo số liệu thống kê của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đến tháng 12/2003, sè HTX bước vào thực hiện luật là 2.558 HTX; quá trình chia tách, giải thể, số HTX thuộc đối tượng chuyển đổi là 2221 HTX, trong đó số HTX đã Chuyên đề thực tập KTNN&PTNT Khoa chuyển đổi theo luật là 2168 HTX; thành lập mới 426 HTX, đưa tổng số HTX trong toàn vùng lên 3165 HTX Thu thập số liệu của (Nam... nhiệm và chủ động hơn Nhờ có những thay đổi cơ bản về quan hệ sở hữu, cơ chế quản lý, đặc biệt xuất phát từ nhu cầu của nông dân và thị trường nên hoạt động của HTX thường rất năng động và có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế hộ Tuy nhiên do hạn chế của HTX thành lập mới nên hoạt động của HTX còn gặp nhiều khó khăn và chưa ổn định 2.3 So sánh HTX chuyển đổi và HTX thành lập mới HTX chuyển... chuyển đổi và HTX thành lập mới theo Luật HTX đang song hành tồn tại và hoạt động ở 1 địa phương Vì vậy việc nhận dạng và phân tích chúng có ý nghĩa trong việc định hướng và có giải pháp phù hợp vơi đặc điểm từng loại để hoàn thiện và nâng cao cơ chế tổ chức và hoạt động của HTX theo Luật Do điểm xuất phát hình thành HTX khác nhau nên có sự khác nhau về quy mô, cơ chế quản lý, hoạt động và mức độ đảm... tham gia mang tính cộng đồng + Vốn hoạt động của HTX chuyển đổi cao hơn HTX thành lập mới, đặc biệt là vốn lưu động nhưng lại bị xã viên chiếm dụng chiếm 50 – 60% Vốn lưu động của HTX thành lập mơi tuy nhỏ hơn nhưng là vốn thực tế hoạt động do xã viên đóng góp và tích lũy Vốn cố định không thuộc sở hữu của HTX mà chủ yếu do UBND xã giao sử dụng hoặc cho thuê - Về hoạt động của HTX chuyển đổi tổ chức... các HTX tổng hợp (1961 – 1968) trên cơ sở liên kết các HTX theo 3 cấp: Liên đoàn HTX nông nghiệp quốc gia, Hiệp hội HTX (cấp tỉnh, thành phố); HTX cơ sở (thôn, làng) - Mở rộng quy mô HTX cấp cơ sở (1969 – 1974) - Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của HTX (1975 – 1980) Chuyên đề thực tập KTNN&PTNT Khoa - Đổi mới quản lý các HTX từ cấp cơ sở đến TW (từ 1980 – 1987) - Từ năm 1988 – 1993 thực. .. dùng của xã viên Các HTX còn thành lập các trung tâm thiết bị máy móc sản xuất ở thị trấn, tỉnh và trên toàn quốc để giả quyết các khó khăn về cơ giới hóa sản xuất - Hoạt động tín dụng: HTX thực hiện kinh doanh tín dụng để huy động và cung cấp tiền vốn cho yêu cầu phát triển nông nghiệp và huy động có hiệu quả vốn vào việc kinh doanh của HTX Hoạt động tín dụng bao gồm ủy thác, gửi tiền Chuyên đề thực. .. thức và hiểu biết cho mọi người về HTX 3 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX: Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý HTX được xem là yếu tố quyết định đến thành công và hiệu quả hoạt động của HTX Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ (bao gồm: chủ nhiệm, các cán bộ quản lý, nghiệp vụ của HTX) phải thường xuyên được đào tạo lại và bồi dưỡng mới đáp ứng yêu cầu Để làm việc này, ngoài phần hỗ trợ của Nhà . triển các HTX trong nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng. Phần II – Thực trạng tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng. Phần III – Phương hướng và một số giải pháp phát. cảnh và thực trạng HTX nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng, để giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn cho việc phát triển HTX thì việc nghiên cứu đề tài ( Thực trạng và một số giải pháp nâng cao. hướng và giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp trong vùng. 2. Mục tiêu cụ thể. Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hình thức tổ chức và hoạt động

Ngày đăng: 21/04/2015, 22:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • I. Sự cần thiết của đề tài.

  • II. Mục tiêu nghiên cứu.

  • 1. Mục tiêu chung.

  • 2. Mục tiêu cụ thể.

  • III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu kết cấu của đề tài.

  • 1. Đối tượng nghiên cứu: Là các HTX nông nghiệp, bao gồm HTX chuyển đổi theo Luật và HTX thành lập mới; mô hình HTX dịch vụ, HTX kết hợp sản xuất, kinh doanh với dịch vụ.

  • 2. Phạm vi nghiên cứu: Vùng đồng bằng Sông Hồng.

  • 2.1. Phạm vi đề tài: Đề tài chỉ tập trung phân tích tình hình HTX nông nghiệp, đặc biệt từ khi có Luật HTX đến nay.

  • 2.2. Bố cục đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị đề tài gồm 3 phần:

  • 2.3. Phương pháp nghiên cứu.

  • 2.3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu thu thập số liệu.

  • 2.3.2. Thu thập thông tin.

  • a. Thu thập tình hình, số liệu về HTX đã công bố.

  • b. Thu thập số liệu mới.

  • c. Các chỉ tiêu tính toán.

  • PHẦN I – CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC HTX TRONG NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.

  • I. HTX nông nghiệp và vai trò của HTX nông nghiệp trong hệ thống nông nghiệp Việt Nam.

  • 1. Khái niệm HTX.

  • 2. Đặc trưng, nghĩa vụ và nguyên tắc tổ chức HTX nông nghiệp.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan