1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lộc- hải dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa

116 991 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Trong thời kỳCNH- HĐH, để đạt được mục tiêu: đến năm 2010 kinh tế hợp tác, hợp tác xã thoátkhỏi tình trạng yếu kém, có đóng góp ngày càng lớn vào GDP của nền kinh tế vànâng cao hiệu quả

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hợp tác xã (HTX) là một hình thức liên kết kinh tế xuất hiện cách đây khoảnggần 200 năm Nó đã, đang và tiếp tục tồn tại phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thếgiới HTX có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá- hiệnđại hoá (CNH- HĐH) đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nôngthôn Ngày nay, hình thức này phát triển và hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngànhnghề Hiện nay, ở mọi quốc gia, kể cả các nước công nghiệp như Mỹ, Nhật, Anh,Đức, loại hình này còn tồn tại khá phổ biến, góp phần không nhỏ vào thúc đẩy pháttriển kinh tế của các quốc gia

Sau 20 năm đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã coi CNH- HĐH nôngnghiệp nông thôn là trọng tâm hàng đầu của quá trình CNH- HĐH đất nước Nôngnghiệp nông thôn nước ta trong thời kỳ vừa qua đã đạt được thành tựu to lớn và cóbước phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng với tốc độ cao bình quân 5%/năm(1996- 2002) Đạt đuợc thành tựu đó là do chính sách đổi mới trong nông nghiệp,trong đó có sự đóng góp của HTX- thành phần kinh tế cơ bản trong nông nghiệp(cục HTX và PTNT) Thực hiện đường lối đổi mới HTX nông nghiệp và thực hiệnLuật HTX, việc chuyển đổi HTX đã diễn ra hết sức đa dạng và phong phú Sauchuyển đổi, bên cạnh một số mô hình HTX làm ăn có hiệu quả vẫn còn có những

mô hình hoạt động chưa hiệu quả (HSK- tạp chí khoa học công nghệ số tháng1/2001)

Gia Lộc nằm gần trung tâm của tỉnh Hải Dương, là một trong các huyện thựchiện khá sớm công cuộc chuyển đổi HTX Công cuộc CNH- HĐH nông nghiệpnông thôn đang chuẩn bị bước vào giai đoạn đầu trong định hướng phát triển kinhtế- xã hội của huyện Đến nay, toàn huyện đã có 35 HTXDVNN kiểu mới CácHTX này vừa hoạt động theo Luật HTX 2003 vừa hoạt động theo Luật doanhnghiệp Trong quá trình hoạt động từ khi chuyển đổi đến nay, các HTX hoạt độngchưa mang lại hiệu quả cao (Nguyễn Văn Sáng- Trưởng phòng Phòng Nông nghiệphuyện)

Trang 2

Một số câu hỏi đặt ra là: Hợp tác xã trên địa bàn huyện chuyển đổi từ khinào? Sau khi chuyển đổi hoạt động của nó như thế nào, các lĩnh vực hoạt động chủyếu là gì? Những hoạt động đó mang lại hiệu quả không? Tại sao? Trong thời kỳCNH- HĐH, để đạt được mục tiêu: đến năm 2010 kinh tế hợp tác, hợp tác xã thoátkhỏi tình trạng yếu kém, có đóng góp ngày càng lớn vào GDP của nền kinh tế vànâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX cần có những giải pháp gì?

Để góp phần trả lời thỏa đáng các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lộc- Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu thực trạng hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệptrên địa bàn huyện; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đạihoá đất nước

Trang 3

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: các hợp tác xã dịch vụ nôngnghiệp trên địa bàn huyện Gia Lộc- Hải Dương và các hộ nông dân tham gia hoặckhông tham gia vào hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: thực trạng hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nôngnghiệp và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch

vụ trên địa bàn huyện trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá

- Phạm vi không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện GiaLộc- Hải Dương

- Phạm vi thời gian:

+ Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài: từ ngày 23/12/2009- 26/05/2010

+ Thời gian thu thập: tình hình trên địa bàn huyện trong 3 năm (2007- 2009); tìnhhình hoạt động của hợp tác xã được nghiên cứu trong 3 năm 2007- 2009

Trang 4

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

cụ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia Ở mỗi quốc gia,trong Luật hợp tác xã, loại hình kinh tế này đều có định nghĩa riêng nhưng chúngđều có nét cơ bản

Theo định nghĩa của Tổ chức lao động quốc tế (ILO- International LabourOrganization), hợp tác xã là sự liên kết của những người đang gặp phải những khókhăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi vànghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào hợp tác xã phù hợp với các nhucầu chung và giải quyết các khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm

và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợiích vật chất và tinh thần chung [19]

Theo định nghĩa của Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA- InternationalCooperative Alliance), hợp tác xã là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liênhiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế xã hội và vănhoá thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ [19]

Theo Luật hợp tác xã (2003), hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể docác cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyệngóp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh của tậpthể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả cáchoạt động kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất tinh thần, góp phần phát triểnkinh tế- xã hội của đất nước

Trang 5

Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân,

tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốntích luỹ và nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật [2]

Quan điểm của Lê- nin về hợp tác xã: ngay từ khi chính quyền xô viết nontrẻ được thành lập, Lê- nin đã có sự quan tâm tới chế độ hợp tác xã trong sự nghiệpxây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa Người cho rằng: bản chất của hợp tác xã là hợptác, chế độ hợp tác xã là một tất yếu khách quan, là bước quá độ sang chế độ mớibằng con đường đơn giản nhất dễ tiếp thu nhất đối với nông dân Chế độ hợp tác xãgóp phần kết hợp được các lợi ích khác nhau: lợi ích tư nhân, lợi ích thương nghiệp

tư nhân, đi đôi với kiểm soát kiểm tra lợi ích đó Người chỉ rõ hợp tác xã phải dựatrên cơ sở tự nguyện, tham gia, tự giác của quần chúng nhân dân chân chính và dựatrên cơ sở lợi ích thiết thực [14]

Quan điểm của Hồ Chí Minh về hợp tác xã: Hợp tác xã là thể chế hợp tác cácthành viên đơn lẻ thành số đông, từ đó tạo thành sức mạnh mà nhu cầu và lợi íchchung, trước hết là lợi ích kinh tế là sợi dây gắn kết xã viên; xã viên tham gia HTXcàng động lợi ích đem lại cho xã viên càng lớn, tạo mục đích kép: từng xã viên kháhơn và cộng đồng đoàn kết hơn

Nếu chúng ta đứng riêng ra, thì sức nhỏ, mà làm không nên việc Thí dụ mỗingười mang một cái cột, một tấm tranh ở riêng mỗi người một nơi, thì lều chẳng ralều, nhà chẳng ra nhà Nhóm những cột ấy, tranh ấy, sức ấy, làm ra một cái nhàrộng rãi bề thế rồi anh em ở chung với nhau Ấy là hợp tác Lại thí dụ 10 ngườimuốn ǎn cơm, mỗi người riêng một nồi, nấu riêng một bếp, nấu rồi ǎn riêng; ǎn rồi

ai nấy dọn dẹp riêng của người nấy, thế thì mất biết bao nhiêu củi, nước, công phu

và thì giờ Hợp tác xã là "góp gạo thổi cơm chung cho khỏi hao của, tốn công, lại cónhiều phần vui vẻ."

Bác nhấn mạnh: HTX phải mang lại lợi ích thiết thực cho xã viên, ngườikhông tham gia HTX không được hưởng lợi, có như vậy mới tạo sự hấp dẫn củaHTX đối với nhân dân Mặt khác, Bác đề cao tính bình đẳng của xã viên HTX khi

đã là xã viên hợp tác xã: “Hợp tác xã chỉ có hội viên mới được hưởng lợi, chì có hộiviên mới có quyền, nhưng những việc kỹ thuật như tính toán, xem hàng hoá, cầmmáy thì có phép mướn người ngoài Đã vào hội thì bất kỳ góp nhiều góp ít, vào

Trang 6

trước vào sau, ai cũng bình đẳng như nhau”.

HTX là con đường giúp nông dân và người lao động nghèo tiến lên giảiphóng chính mình tạo nên sức mạnh lớn hơn để hỗ trợ lẫn nhau chiến thắng mọi kẻthù Hợp tác xã là hợp vốn, hợp sức với nhau, vốn nhiều có sức mạnh thì khó nhọc

ít mà lợi ích nhiều Sản xuất cũng phải hợp tác thì mới có sức mạnh khắc phục đượcmọi khó khăn để phát triển

Người nói khi chúng ta xác định rõ mục đích của tổ chức hợp tác xã là đểlàm gì thì chúng ta mới có thể làm cho HTX đó hoạt động có hiệu quả Mục đíchcủa tổ chức HTX không phải vì lợi nhuận cũng không phải vì từ thiện mà nhằm cảithiện đời sống nông dân, làm cho họ được ấm no hạnh phúc, mạnh khỏe, làm chodân giàu nước mạnh

Để làm được như vậy, trong quản lý HTX, vấn đề dân chủ cần phải đượcđảm bảo, làm sao để mọi người dân đều cảm thấy mình là người làm chủ tập thể, cóquyền bàn bạc quyết định những công việc quan trọng của HTX Khi mọi người đã

tự nguyện và có trách nhiệm thì họ mới đoàn kết chặt chẽ khi tham gia sản xuất.Mọi quyết định của HTX phải có sự đồng tình nhất trí, ủng hộ của cả ban quản trị

và các xã viên thì mới được làm và mới đạt được hiệu quả cao

Trong phân phối cũng phải đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các xãviên mặc dù họ có góp ít hay nhiều Mỗi HTX đều phải có phương hướng sản xuấtđúng đắn phù hợp với điều kiện tình hình kinh tế của HTX và yêu cầu chung củanền kinh tế

Nói tóm lại, HTX là một loại hình kinh tế hợp tác, là tổ chức kinh tế tự chủ,

có vốn quỹ chung có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tư cách pháp nhân Các HTX đềuđược thành lập trên sự tự giúp, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công bằng,

tự nguyện và đoàn kết HTX là đơn vị kinh doanh nhưng mục tiêu cơ bản của các xãviên khi thành lập HTX là để thực hiện những hoạt động mà từng cá nhân riêng lẻkhông thể thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả nhằm nâng cao điều kiện kinh tế

xã hội của họ thông qua việc cùng hành động vì quyền lợi của tất cả các xã viên

Trang 7

* Hợp tác xã nông nghiệp

Theo điều 1 Nghị định số 43/CP ngày 29/04/1997, hợp tác xã nông nghiệp là

tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi íchchung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để pháthuy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quảhơn các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của các xã viên kinhdoanh trong lĩnh vực sản xuất chế biến, tiêu thụ nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷsản và các ngành nghề ở nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp [19]

HTXNN là tổ chức kinh tế do những người nông dân tự nguyện thành lậpnhằm mục đích trợ giúp các hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ thông qua việccung cấp các dịch vụ giá rẻ do lợi thế về quy mô và chuyên môn hóa hoạt động.HTXNN ra đời dựa trên nền tảng kinh tế hộ

Hợp tác xã nông nghiệp được phân loại dựa vào hình thức tổ chức và chứcnăng của hợp tác xã Vì vậy, hợp tác xã bao gồm hợp tác xã dịch vụ, hợp tác xã sảnxuất và hợp tác xã sản xuất kết hợp với dịch vụ

Các HTX hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau đều có một số đặc điểmchung như sau: các xã viên liên kết với nhau vì họ có ít nhất một mục tiêu chung;

họ luôn theo đuổi mục tiêu cải thiện điều kiện kinh tế bằng phương pháp phối kếthợp trong sản xuất kinh doanh; xã viên cùng sở hữu, vận hành 1 đơn vị cung cấphàng hóa dịch vụ cho họ; mục đích của HTX là sử dụng tối đa các nguồn lực chung

để phát triển sản xuất, có đủ dịch vụ cung ứng cho xã viên

Ngoài ra, HTXNN còn có một số đặc điểm riêng như:

HTXNN là tổ chức kinh tế tập hợp đông đảo nông dân ở nông thôn- lực lượnglao động chiếm tỷ lệ lớn nhất trong xã hội ở các nước đang phát triển Khi lực lượnglao động này được bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo về khoa học, kỹ thuật, công nghệ sẽ

là yếu tố cơ bản cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn

HTXNN là tổ chức kinh tế của những người yếu thế nhất trong xã hội vềtrình độ, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật so với các loại hình doanh nghiệp khác Vaitrò của NHà nước đối với HTXNN là tất yếu trên các mặt: quản lý Nhà nước, giúp

đỡ hỗ trợ và tham gia quản lý HTX

Trang 8

Đối tượng sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sinh vật (cây trồng, vật nuôi) nêntrong quá trình hoạt động kinh doanh, HTX chịu chi phối bởi cả quy luật kinh tế vàquy luật tự nhiên Điều này làm cho các HTX chịu nhiều rủi ro, hiệu quả kinh tếthấp, tích lũy vốn ít Những HTX nào năng động, sáng tạo trong kinh doanh có lợithế trong thị trường với những sản phẩm hàng hóa đặc sản có chất lượng cao, thựchiện được chiến lược chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm.

* Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

HTXDVNN là tổ chức kinh tế nông nghiệp được tách hẳn để làm chức năngdịch vụ nông nghiệp, nó hoạt động theo hình Luật hợp tác xã, là một loại hình HTXkiểu mới Hoạt động của HTXDVNN bao gồm: dịch vụ các yếu tố đầu vào, dịch vụcác khâu cho sản xuất nông nghiệp, dịch vụ các quá trình tiếp theo của sản xuấtnông nghiệp Về thực chất, các HTXDVNN được tổ chức với mục đích phục vụ chokhâu sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, nó không hoạt động nhằm mụcđích lợi nhuận Mô hình HTXDVNN ở nước ta chủ yếu được phân thành hai hìnhthức: dịch vụ chuyên khâu và dịch vụ tổng hợp

HTXDV chuyên khâu có nội dung hoạt động tập trung ở từng lĩnh vực trongquá trình tái sản xuất hoặc từng khâu công việc trong quá trình sản xuất và phục vụcho sản xuất VD: HTX tín dụng, HTX mua bán, HTX dịch vụ đầu vào, HTX dịch

vụ đầu ra, HTX chuyên dịch vụ về tưới tiêu…

HTXDV tổng hợp đảm nhiệm dịch vụ nhiều khâu cho sản xuất nông nghiệp Tuỳthuộc đặc điểm, điều kiện, trình độ sản xuất và tập quán ở từng vùng mà nhu cầu củanông hộ đối với từng loại hình dịch vụ có khác nhau Ở những vùng đồng bằng trồng lúanước HTX có thể thực hiện các khâu dịch vụ sau: Xây dựng, điều hành, kế hoạch, bố trí

cơ cấu mùa vụ, lịch thời vụ sản xuất, cung ứng vật tư, tưới tiêu theo quy trình kỹ thuậtthâm canh, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ sản phẩm ngoài đồng để tránh hao hụt Vớinhững vùng có mức bình quân ruộng đất và mức độ cơ giới hoá cao, nông hộ cần thêmkhâu dịch vụ làm đất, thu hoạch sửa chữa cơ khí, vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ

HTX chuyên ngành: HTX này được hình thành từ nhu cầu của các hộthành viên cùng sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá tập trung, hoặc cùng làmmột nghề giống nhau HTX thực hiện các khâu dịch vụ của kinh tế hộ như chọngiống, cung ứng vật tư, trao đổi hướng dẫn kỹ thuật, dịch vụ, vận chuyển và tiêuthụ sản phẩm, đại diện các hộ thành viên quan hệ với cơ sở chế biến nông sản

Trang 9

2.1.1.2 Bản chất, đặc trưng và nguyên tắc của hợp tác xã

* Bản chất của HTX

Những đặc điểm mang tính bản chất của HTX được hình thành và hoànthiện dần trong quá trình phát triển của HTX Nhận thức đúng bản chất củaHTX có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc hoàn chỉnh văn bản pháp luật,làm rõ vai trò của HTX trong phát triển kinh tế nông thôn, kinh tế đất nước

Qua thực tiễn phát triển HTX ở nước ta, hiện tượng phổ biến là vẫn cònnhiều người chưa nhận thức rõ ràng về bản chất của HTX Có người hiểu HTX làmột số cá nhân góp vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầucủa thị trường

Bản chất của HTX được thể hiện rõ trong định nghĩa pháp lý về HTX của tổchức ILO Bản chất của HTX được tổng kết dựa trên cơ sở kinh nghiệm của sự pháttriển HTX Theo đó, bản chất của HTX là sự cùng sở hữu, cùng sử dụng sản phẩmdịch vụ của HTX hoặc cùng là người lao động trong hợp tác xã Như vậy có thể nói,HTX vừa là tổ chức, hiệp hội hợp tác vừa là doanh nghiệp thuộc hợp tác xã tạo rasản phẩm dịch vụ cung ứng chung cho tất cả các xã viên trong HTX

Theo định nghĩa về HTX của Liên minh HTX quốc tế, HTX mang một sốbản chất cụ thể như sau: một là, nó là một tổ chức tập hợp của các cá nhân conngười có cùng hoạt động kinh tế Hai là, mỗi xã viên trong tổ chức hợp tác cần phải

có nhu cầu chung trong hoạt động kinh tế thì hợp tác mới có thể thực hiện trongHTX Ba là, HTX là một tổ chức kinh tế thúc đẩy hợp tác trong cộng đồng xã viênmột cách có hiệu quả nhu cầu chung trong mọi hoạt động Bốn là, vốn góp của xãviên và tài sản thuộc sở hữu tập thể không thể chia của HTX- đề cao tính cộng đồng

và sở hữu chung của HTX

* Đặc trưng của HTX

Từ những quy định trong Luật HTX năm 1996, sửa đổi Luật HTX 2003 vàcác Nghị định dưới Luật hướng dẫn triển khai Luật HTX có thể rút ra một số đặctrưng cơ bản về HTX kiểu mới như sau:

Thứ nhất, HTX kiểu mới là tổ chức kinh tế tự chủ của những người lao động

có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định củapháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhauthực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện

Trang 10

đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước HTX có tư cách phápnhân, có tổ chức chặt chẽ, hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về các hoạt độngcủa mình và được đối xử bình đẳng như các thành phần kinh tế khác.

Thứ hai, về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX kiểu mới Khi hoạtđộng, các HTX kiểu mới phải tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản: tự nguyện gia nhập vàrút khỏi HTX theo quy định của điều lệ HTX; quản lý dân chủ và bình đẳng; mỗi xãviên có quyền ngang nhau trong biểu quyết; tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; chialãi bảo đảm kết hợp lợi ích của xã viên với sự phát triển của HTX, của cộng đồng và

do đại hội xã viên quyết định Luật HTX 2003 đã khẳng định: HTX hoạt động nhưmột loại hình doanh nghiệp

Thứ ba, quan hệ sở hữu và phân phối trong HTX Khi gia nhập HTX mỗi xãviên buộc phải góp vốn theo quy định của điều lệ, vốn góp có thể nhiều hơn mức tốithiểu, nhưng không được vượt quá 30% tổng số vốn điều lệ của HTX Cùng với vốngóp của xã viên, vốn hoạt động của HTX còn bao gồm vốn được tích luỹ trong quátrình hoạt động và các nguồn khác như: giá trị tài sản được cho, biếu, tặng Phầnvốn góp của xã viên thuộc sở hữu của từng thành viên Các nguồn vốn khác thuộc

sở hữu chung của HTX, quyền sử dụng toàn bộ tài sản thuộc về HTX Sau khi làmxong nghĩa vụ nộp thuế, lãi của HTX được phân phối như sau: thanh toán các khoản

bù lỗ trích lập các quỹ của HTX, chia lãi theo vốn góp và công sức đóng góp của xãviên có tính đến mức độ sử dụng dịch vụ của HTX

Thứ tư, xã viên HTX Xã viên HTX có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình hoặcpháp nhân, mỗi xã viên có thể đồng thời là thành viên của nhiều HTX, không phânbiệt ngành nghề, địa giới, hành chính Mỗi xã viên đều bình đẳng về quyền lợi vànghĩa vụ bao gồm: quyền làm việc, hưởng lãi, tiếp nhận thông tin, đào tạo bồidưỡng, hưởng phúc lợi của HTX được phép chuyển các quyền lợi, nghĩa vụ củamình cho người khác và xin ra khỏi HTX, được trả lại vốn góp và các quyền lợikhác khi ra khỏi HTX Mỗi xã viên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo quy địnhcủa điều lệ như: góp vốn vào HTX và chia sẻ mọi rủi ro của HTX theo mức vốnđóng góp thực hiện cam kết kinh tế với HTX

Thứ năm, quan hệ giữa HTX và xã viên Quan hệ giữa các xã viên được xâydựng chủ yếu trên cơ sở quan hệ kinh tế Nó được xác lập từ nhu cầu phát triển sảnxuất, tăng thu nhập của các thành viên HTX HTX tôn trọng quyền độc lập tự chủkinh tế của xã viên Trong HTX nông nghiệp, xã viên là hộ, trang trại gia đình, hoặc

Trang 11

đại diện hộ, đó là những đơn vị kinh tế tự chủ tham gia vào HTX với trách nhiệm,nghĩa vụ và lợi ích theo điều lệ quy định Sự hình thành và phát triển HTX nôngnghiệp không phá vỡ tính độc lập tự chủ của kinh tế hộ trang trại gia đình, nó có tácdụng tạo điều kiện phát triển tăng thu nhập cho kinh tế của hộ xã viên Trên cơ sở

đó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế HTX

Thứ sáu, điều kiện thành lập, hoạt động và giải thể HTX Khi thành lập HTXphải có điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể có tính khả thi, được đại hội

xã viên thông qua và cơ quan có trách nhiệm phê duyệt Trong trường hợp giải thể

tự nguyện theo nghị quyết đại hội xã viên hoặc bị buộc phải giải thể theo quyết địnhcủa pháp luật HTX phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với cơ quan có thẩm quyền Đạihội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên có quyền quyết định cao nhất đối với mọihoạt động của HTX HTX có quyền thiết lập quan hệ hợp tác với các HTX khác ởtrong nước và ngoài nước, tham gia tổ chức liên minh HTX Việt Nam theo quy địnhcủa pháp luật

Thứ bảy, HTX là một tổ chức kinh tế do các thành viên có nhu cầu tự nguyệnlập ra, nó không phải là một tổ chức xã hội HTX hoạt động theo luật pháp quy địnhtrước hết vì mục tiêu kinh tế HTX chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ xã hội đốivới các xã viên của chính HTX, không thể biến HTX thành tổ chức xã hội hoặc bắtbuộc HTX làm nhiệm vụ như một tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị củađịa phương

Chính phủ thống nhất thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với HTXtrong phạm vi cả nước theo các nội dung sau: xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch phát triển HTX, ban hành điều lệ mẫu cho các loại hìnhHTX, ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ tạo điều kiện hoạt động cho HTX, liênminh các HTX quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ ngành, các cấpchính quyền, hội đồng nhân dân đối với HTX thực hiện chức năng thanh tra, kiểmsoát HTX theo quy định của pháp luật

* Nguyên tắc hoạt động của HTX

Nguyên tắc của HTX được quy định bởi bản chất của HTX và nó cũng đượchình thành với lịch sử phát triển của HTX Các quốc gia khác nhau vận dụng và cảibiến nguyên tắc HTX khác nhau sao cho phù hợp nhất đối với điều kiện, hoàn cảnhcủa nước mình

Trang 12

Năm 1995, Liên minh HTX quốc tế đã đưa ra khuyến cáo cho các thành viên

và các nước trên thế giới về định nghĩa, các giá trị và nguyên tắc của HTX Cácnguyên tắc của HTX bao gồm:

Một là, tham gia tự nguyện và mở: theo nguyên tắc này các cá nhân, tổ chức

có thể tự do đưa ra quyết định của mình về vấn đề gia nhập cũng như rút khỏi HTX.Việc gia nhập hay rút khỏi không bị cá nhân hay tổ chức nào ép buộc Nguyên tắc

“mở”- hợp tác xã mở cho những người có cùng nhu cầu về kinh tế, văn hoá, xã hội,thường sống trên cùng một lãnh thổ và không có sự phân biệt về dân tộc, sắc tộcgiới tính Nguyên tắc mở ngày càng làm tăng số lượng người tham gia tự nguyệnvào HTX và tính tích cực của các HTX trên phạm vi ngày càng rộng

Hai là, kiểm soát một cách dân chủ bởi các thành viên: hợp tác xã và các doanhnghiệp trong hợp tác xã được quản lý dân chủ bởi tất cả các xã viên; mỗi xã viên là một

lá phiếu biểu quyết có quyền như nhau ngay cả trong quản lý cũng như lựa chọnphương án hoạt động của HTX Xã viên dù góp vốn ít hay nhiều đều được hưởng lợikhi sản phẩm dịch vụ được tiêu thụ Như vậy, lợi ích của HTX đều thuộc về xã viên,lợi ích này được phân phối công bằng theo nhiều sự đóng góp khác nhau

Ba là, tham gia kinh tế của các thành viên HTX- các xã viên khi tham giavào HTX đều phải góp vốn và bình đẳng trong việc kiểm soát dân chủ đối với vốncủa HTX Các thành viên phân phối lãi của HTX cho một số mục đích sau: pháttriển HTX, xác lập dự trữ tài sản không chia, chia cho xã viên theo mức độ sử dụngdịch vụ

Bốn là, tự chủ độc lập HTX là một tổ chức tự chủ, tụ giúp đỡ và được kiểmsoát bởi các thành viên Khi ký hợp đồng hoặc huy động vốn từ bên ngoài, HTXphải thực hiện các quy định đảm bảo thực hiện kiểm soát một cách dân chủ với các

xã viên và duy trì tính độc lập, tự chủ, tự quản, tự quyết định của HTX

Năm là, giáo dục huấn luyện và thông tin HTX có trách nhiệm giáo dụchuấn luyện và thông tin cần thiết cho cộng đồng thành viên của mình và cho đối táchợp tác Khi thực hiện giáo dục, huấn luyện và thông tin sẽ làm cho thành viên ngàycàng đóng góp có hiệu quả hơn, nâng cao nhận thức của họ về phát triển HTX Nềnnông nghiệp ở nước ta còn lạc hậu, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún nên cần phải đưanguyên tắc này vào để góp phần phát triển đất nước

Trang 13

Sáu là, hợp tác giữa các hợp tác Các HTX trên cùng một địa phương, mộtvùng, quốc gia cần phải có sự hợp tác với nhau để tăng sức cạnh tranh trên thịtrường, đáp ứng hiệu quả nhu cầu của các thành viên.

Bảy là, chăm lo cho cộng đồng HTX đảm bảo cho sự phát triển của cộngđồng thông qua các chính sách do chính thành viên của HTX quyết định bao gồmcác hoạt động phúc lợi, xã hội văn hoá nhằm cải thiện nâng cao đời sống cho cộngđồng xã viên HTX Nguyên tắc này góp phần phát triển đời sống cộng đồng dân cưtại đại bàn, rút ngắn khoảng cách chệnh lệch giàu nghèo, giải quyết mâu thuẫn trongcộng đồng xã viên

Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện kinh tế của nước ta, HTX ở nước ta đangthực hiện 4 nguyên tắc đầu tiên Các nguyên tắc tiếp theo đang dần được củng cốtrong quá trình hoạt động của nó

2.1.1.3 Vai trò của hợp tác xã

Ở những nước tư bản, kinh tế HTX chỉ là kinh tế phụ song có vai trò đặc biệtđối với nông dân HTX giúp đỡ các chủ trang trại nông dân tồn tại trước những tácđộng của kinh tế thị trường và ảnh hưởng của các tổ chức độc quyền lớn Do vậy ngoàimục tiêu kinh tế, HTX còn là loại hình kinh tế mang tính chất xã hội nhân đạo

Thông qua hoạt động dịch vụ vai trò điều tiết của HTX nông nghiệp được thựchiện, sản xuất của hộ nông dân được thực hiện theo hướng tập trung, tạo điều kiệnhình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá Ví dụ dịch vụ làm đất, dịch

vụ tưới nước, dịch vụ bảo vệ thực vật, v.v đòi hỏi sản xuất của hộ nông dân phảiđược thực hiện thống nhất trên từng cánh đồng và chủng loại giống, về thời vụ gieotrồng và chăm sóc

HTX là nơi tiếp nhận những trợ giúp của Nhà nước tới hộ nông dân Vì vậy,hoạt động của HTX làm cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông dân một cách có hiệuquả trong một số trường hợp Khi có nhiều tổ chức tham gia hoạt động dịch vụ cho

hộ nông dân thì hoạt động của HTX là đối trọng buộc các đối tượng phải phục vụtốt cho nông dân

HTXNN là hình thức kinh tế tập thể của nông dân, hoạt động của nó có tácđộng to lớn tích cực đến hoạt động sản xuất của hộ nông dân Nhờ có hoạt động củaHTX các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp

Trang 14

được cung cấp kịp thời đầy đủ và đảm bảo chất lượng, các khâu sản xuất tiếp theođược đảm bảo làm cho hiệu quả sản xuất của hộ nông dân được nâng lên.

2.1.1.4 Sự cần thiết của hợp tác xã trong nền kinh tế và trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn

Khi nền kinh tế thị trường được hình thành và ngày càng hiện đại thì kinh tếhợp tác và hình thức hợp tác xã có còn cần thiết không? Con người có cần phảitham gia vào hợp tác xã nữa hay không?

Để trả lời câu hỏi này, Bác Hồ đã đưa ra một ví dụ cụ thể chứng minh rằngcàng phát triển thì kinh tế hợp tác và hình thức hợp tác xã rất cần thiết Đó là: ngườisản xuất, nhất là nông dân được chia sẻ lợi ích phát sinh cả trong quá trình trao đổi,tiêu thụ sản phẩm, tạo tiết kiệm cho xã hội thông qua giảm chi phí trung gian, tạolợi ích cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua giá rẻ

Công cuộc CNH- HĐH đất nước là mục tiêu phấn đấu để nhân dân ta thoátkhỏi cảnh đói nghèo Trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, CNH- HĐH nôngnghiệp nông thôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm để đạt được mục tiêu màĐảng và Nhà nước ta đã đề ra Muốn CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn, phát triển

tổ hợp tác, HTX là một nhu cầu tất yếu Để nâng cao khả năng cạnh tranh của sảnphẩm nông nghiệp, chúng ta phải phát triển HTXDVNN

CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn phấn đấu để nước ta trở thành nước côngnghiệp, cần tập trung hướng dẫn, vận động và có những chính sách, giải phápkhuyến khích các hộ gia đình nông dân đi vào chuyển đổi, quy hoạch theo hướngchuyên môn hóa sản xuất Hiện nay, các hộ gia đình nông dân đang đi theo hướngliên kết với nhau để làm ra nhiều loại sản phẩm Thông qua mối liên kết này để thựchiện chuyên môn hóa gia đình, tạo điều kiện tích tụ nguồn vốn, tăng thêm sức laođộng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao công nghệ tạo điều kiệntiêu thụ sản phẩm Vì vậy, có thể nói cơ sở của CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn

là chuyên môn hóa sản xuất dựa trên HTX

Kinh tế hợp tác và hợp tác xã là đòi hỏi khách quan của sản xuất hàng hoá Khisản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường ngày cànggay gắt Những người lao động riêng lẻ, các hộ sản xuất cá thể ngày càng có yêu cầu liênkết lại, hợp tác với nhau để đạt được nhu cầu chung về kinh tế- xã hội trong sản xuất

Trang 15

kinh doanh Phát triển hinh tế hợp tác và hợp tác xã cũng là một phương thức để giảiquyết mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ, manh mún với sản xuất hàng hoá lớn nhằm đáp ứngyêu cầu của quá trình CNH- HĐH.

Kinh tế hợp tác và HTX là nhân tố quan trọng để xây dựng và thiết lập quan

hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN trong thời kỳ CNH- HĐH HTX ngày càngkhẳng định vai trò quan trọng của nó trong phát triển kinh tế ở nông thôn Thôngqua HTX, các xã viên, hộ nông dân nhận sự hỗ trợ của Nhà nước để phát triển kinh

tế Vì vậy, phát triển HTX là cần thiết và phù hợp với yêu cầu của kinh tế thịtrường, CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn ở nước ta

2.1.1.5 Một số yếu tố tác động đến phát triển HTX trong thời kỳ CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn

* Nhân tố pháp lý: năm 1996, Luật HTX ra đời và trở thành văn kiện có tínhchất cơ bản, quan trọng của Nhà nước Luật HTX và các văn bản có liên quan, vănbản hướng dẫn thực hiện Luật đã tạo điều kiện hành lang pháp lý để HTX hìnhthành, hoạt động và phát triển Các văn bản liên quan đến HTX nhằm mục đích hỗtrợ, hướng dẫn và quản lý HTX theo Luật có hiệu quả Mẫu và điều lệ HTX đượcban hành theo quy định của Luật với những điều khoản cụ thể nhưng các HTX đượcphép điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện của mình Năm 2003, cùng với sựphát triển kinh tế, Luật HTX năm 1996 có một số nội dung không còn phù hợp nữa.Quốc hội nước ta đã họp và tiến hành sửa đổi Luật HTX Luật HTX được sửa đổi

và hoàn thành năm 2003 và có hiệu lực năm 2004 Theo đó, các HTX thực hiệnchuyển đổi HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới

* Nhân tố kinh tế: bao gồm các nhân tố về trình độ phát triển và năng lực kinh

tế hộ, trình độ phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, cơ chế vận hành kinh tế HTX phải kịp thời nắm bắt thông tin, dự báo tình hình cung cầu nông sản để lựa chọnsản phẩm mà thị trường cần Các HTX đã lựa chọn các ngành kinh doanh được Nhànước ưu đãi về thuế, linh hoạt tránh những nhân tố bất lợi để nâng cao hiệu quả và thunhập cho xã viên Ngoài ra, cán bộ HTX cần nắm chắc lợi thế của mình, khả năng kinhdoanh của các đối thủ nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh HTX cần tiến hành

Trang 16

liên kết với nhau, với các doanh nghiệp trên cơ sở cùng có lợi để phát triển kinh tếnông thôn.

* Nhân tố khoa học công nghệ: khoa học công nghệ là điều kiện quyết địnhtrình độ về năng lực quản lý, sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng nôngsản, tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

* Nhân tố văn hóa: là cơ sở để nhận thức và vận dụng các nhân tố tác độngđến HTX và cuộc sống của xã viên Văn hóa HTX là văn hóa cộng đồng, cùng chia

sẻ lợi ích và trách nhiệm một cách tự nguyện, bình đẳng

Ngoài ra, quá trình phát triển HTX còn ảnh hưởng bởi một số nhân tố khácnhư tâm lý xã hội, mức sống và đời sống của người dân trên địa bàn

2.1.2 Lý luận về CNH- HĐH

2.1.2.1 Quan niệm về công nghiệp hoá- hiên đại hoá

Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới năm 1986, cùng với việc từng bước pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, giải phóng các lực lượng sản xuất,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, chủ động hội nhập kinh tế quốc

tế, Đảng và Nhà nước đã xác định ngày càng rõ quan điểm mới về công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước

Cuối thế kỷ 20, Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra công nghiệp hoá, hiện đạihoá là một quá trình gắn bó chặt chẽ, thống nhất với nhau Nó là hai quá trình nhỏ

có phần lồng vào nhau không phải là hai quá trình tuy có phần lồng vào nhaunhưng về cơ bản vẫn tách biệt và nối tiếp nhau, mà là một quá trình thống nhất, cóthể tóm tắt là công nghiệp hoá theo hướng hiện đại

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 Khoá VII của Đảng ta (1994) chỉ rõ:CNH- HĐH là quá trình chuyển đổi toàn diện trên tất cả các ngành kinh tế, chuyển

từ thủ công sang hiện đại hóa phù hợp với điều kiện kinh tế, hoàn cảnh của mỗi địa

phương, nâng cao đời sống của người dân

Coi sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta trong thời kỳ đổi mới là một cuộc cáchmạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế- xã hội, tại Đại hộiĐại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), khi thông qua đường lối đẩy mạnh CNH,HĐH, Đảng ta nhấn mạnh: Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một

Trang 17

nước công nghiệp có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệsản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vậtchất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, văn minh Tại Đại hội này, Đảng ta cũng xác định rõ mục tiêu “phấn đấuđến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” Cùng với nhữngthành tựu phát triển quan trọng đạt được sau 10 năm đổi mới, sự xác định rõ ràng hơn

về chủ trương đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta đẩy mạnh CNH, HĐH

Đảng ta đề ra mục tiêu “phấn đấu trong giai đoạn 2001-2010 đưa nước ta rakhỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước côngnghiệp theo hướng hiện đại” Điều này hứa hẹn mở ra những bước đột phá trongnhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội, góp phần thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh”

2.1.2.2 Quan niệm về công nghiệp hoá- hiên đại hoá nông nghiệp nông thôn

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề CNH- HĐH nôngnghiệp, nông thôn Người cho đó là con đường tất yếu phải đi để xây dựng đất nướcgiàu mạnh Vận dụng sáng tạo những điều Bác dạy, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

đã từng bước thực hiện thành công sự nghiệp vĩ đại này

Trong bài “Con đường phía trước” với bút danh C.K đăng trên Báo Nhân

dân số 2143 ngày 20/1/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:

Nước ta vốn là nước nông nghiệp lạc hậu, đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta Đời sống nhân dân chỉ có thể dồi dào khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất mộtcách rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp và nông nghiệp, máy sẽ chắpthêm tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp ngườilàm việc phi thường , đó là con đường phải đi của chúng ta

* Sự cần thiết phải tiến hành CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta

Nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội Đặc điểm to

nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên

chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Do đó,chúng ta phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, mới tạo tiền

Trang 18

đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Bởi nông nghiệp, nông thôn là khu vực đông dân cư nhất, lại có trình độ pháttriển nhìn chung là thấp nhất so với các khu vực khác của nền kinh tế Nông dânchiếm hơn 70% dân số và hơn 76% lực lượng lao động cả nước, đóng góp từ 24,6%GDP của cả nước (2007) Đảng ta coi đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, còn

vì nông dân, nông thôn Việt Nam có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp cách mạngcủa đất nước trước đây và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay

* Nội dung của CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn

Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng ta đã quyết định và chỉ đạo phảiluôn luôn coi trọng và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa IX chỉ rõ nội dung tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn ở nước ta giai đoạn 2001 - 2020 là:

- Là quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hànghóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, hiện đạihóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học đưa vào sản xuất nhằm nângcao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trênthị trường

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sảnphẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm

và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch vàphát triển nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp;xây dựng nông thôn dân chủ, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất vàvăn hóa của nông dân nông thôn

Tới Đại hội X, Đảng ta xác định: "Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đềnông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng.Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn, đưa kinh tế hợp tác, hợp tác xã ra khỏi tình trạng yếu kém và có đóng gópngày càng lớn trong GDP của nền kinh tế"

Trang 19

Tóm lại, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônchính là từng bước để phát triển nông thôn Việt Nam theo hướng hiện đại, xóa dầnkhoảng cách giữa thành thị với nông thôn [33]

2.1.3 Mối quan hệ giữa hợp tác xã và quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn

Trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước, ưu tiên đẩy mạnh CNH- HĐH nôngnghiệp nông thôn, HTXNN vẫn là một thành phần kinh tế có hiệu quả, nó là tiền đềcủa CNH- HĐH Như vậy, CNH- HĐH và HTX có mối quan hệ qua lại với nhau.Mối quan hệ này được thể hiện ở một số nét sau:

Phát triển HTX nông nghiệp tạo ra sự phân công lao động và hình thành các

tổ chức lao động mới Nó vừa làm tăng năng suất lao động, năng suất nông nghiệp;vừa tạo điều kiện để chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang hoạt động ở cácngành công nghiệp và dịch vụ Từ đó, nó thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụngay tại khu vực nông thôn Đây cũng là một nội dung quan trọng của quá trìnhCNH- HĐH nông nghiệp nông thôn

HTX nông nghiệp phát triển cùng với vốn góp của các xã viên đã làm tăngkhả năng hoạt động kinh doanh của các HTX, đồng thời tạo điều kiện cho các HTX

có vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất- kỹ thuật, áp dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới phù hợp

Phát triển HTX ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nôngnghiệp, sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra ngày càng có chất lượng tốt hơn, đáp ứngđược nhu cầu của thị trường Nền nông nghiệp chuyển dần từ nhỏ lẻ, manh múnphân tán, mang nặng tính tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá cóquy mô ngày càng lớn

HTX là tổ chức kinh tế của người nông dân, đây là nơi mà người nông dân

có thể nâng cao trình độ của mình, nơi rèn luyện và đào tạo nên những người cán bộquản trị kinh doanh đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhậpkinh tế trong thời kỳ CNH- HĐH

Quá trình hội nhập kinh tế và CNH- HĐH ngày càng đòi hỏi phải có sự hợptác ở nhiều khâu khác nhau Hội nhập kinh tế và CNH- HĐH cũng tạo điều kiện đểthúc đẩy và hỗ trợ HTX phát triển, đây là nguồn trang bị phương tiện kỹ thuật và

Trang 20

công nghệ phù hợp cho HTX để nó có thể hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng

có hiệu quả hơn

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Một số mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1 Hợp tác xã ở Hàn Quốc

Liên đoàn Hợp tác xã nông nghiệp Hàn Quốc (NACF) thành lập vào năm

1961, trên cơ sở 2 tổ chức là Ngân hàng nông nghiệp và tổ chức hợp tác xã cũ Liênđoàn hợp tác xã hoạt động trên 4 lĩnh vực chính là: cung cấp tín dụng, cung cấpphân bón, cung cấp hoá chất nông nghiệp và cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, hoạtđộng xúc tiến thương mại, thông tin thị trường

Từ năm 1980, Liên đoàn HTX Nông nghiệp Quốc gia trở thành cơ quanđứng đầu hệ thống HTX Chủ nhiệm HTX do xã viên bầu ra; Chủ tịch và Kiểm toánviên chính của NACF do chủ nhiệm các HTX bầu ra Năm 1998, số lượng cán bộlàm việc trong Liên đoàn đã có 17.000 người, làm việc tại 4 quốc gia khác nhau, 17trụ sở vùng, 156 trụ sở tại các thành phố, 701 trụ sở trên toàn quốc, 10 trung tâmđào tạo và 22 trung tâm tiếp thị thương mại Liên đoàn có 1200 HTX thành viên vàhơn 10.000 trung tâm kinh doanh về nông sản, vận tải, hoá chất, máy móc công cụ

và 51.000 cán bộ làm việc cho các hợp tác xã thành viên

Hoạt động của Liên đoàn đa dạng và phong phú, phục vụ cho hơn 5 triệunông dân và cộng đồng nông thôn

Như vậy, từ một tổ chức áp đặt, bắt buộc, hiện nay toàn bộ người nông dânHàn Quốc đã tự nguyện tham gia vào hợp tác xã Họ tự giác trở thành xã viên củaHTX Liên đoàn HTX có vai trò ngày càng quan trọng và không thể thiếu trong quátrình phát triển sản xuất và cạnh tranh thắng lợi của nông dân Hàn Quốc trong nềnkinh tế toàn cầu hoá [11]

2.2.1.2 Hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản

Trước năm 1945, Nhật Bản đã có tổ chức HTXNN nhưng chỉ tập trung phục

vụ cho chiến tranh Năm 1947, các HTXNN do nông dân tổ chức ra theo nguyên tắc

tự nhuyện và dân chủ theo Bộ Luật HTX Đến năm 1967, Chính phủ Nhật Bản banhành chính sách về HTX để phát triển nông nghiệp Gắn với lịch sử, hệ thống HTX

Trang 21

Nhật luôn có sự thay đổi để đối phó với khó khăn thách thức mới, thúc đẩy sảnxuất bảo vệ quyền lợi của nông dân và đáp ứng yêu cầu của Chính phủ

Các hộ xã viên đóng góp cổ phần và thông qua đại hội xã viên bầu ra Banquản lý HTX Các hoạt động kinh tế của hộ xã viên được HTX quản lý theo nguyêntắc tự nguyện liên kết, hoạt động có tổ chức Hệ thống HTX nông nghiệp ở Nhậtđược phân làm 3 cấp, hoạt động dựa vào sự hợp tác giữa các HTX nông nghiệp cơ

sở, cấp tỉnh và trung ương

Hầu hết nông dân Nhật hiện nay đều tham gia vào HTX Tính đến năm 1998,

ở Nhật đã có 9.123 nghìn xã viên với 2.112 HTX nông nghiệp Trung bình, mỗiHTX có khoảng 4.106 xã viên bao gồm cả xã viên chính thức và không chính thức.Theo Luật quy định, mỗi xã viên ở Nhật bản phải có ít nhất 10arce đất canh tác vàlàm nông nghiệp ít nhất là 90 ngày/ năm Mỗi thành viên chính thức phải đóng gópkhoảng 1.380 USD Mỗi HTX có vốn đầu tư trung bình vào khoảng 5 triệu USD,tổng vốn đầu tư của các HTX vào khoảng 12,2 tỷ USD

Ở Nhật Bản, HTX nông nghiệp được chia làm hai loại: HTX nông nghiệp đachức năng và HTX đơn chức năng Tính đến năm 2000, hầu hết các HTX đơn chứcnăng hoạt động kém hiệu quả đều bị giải tán hoặc sáp nhập với HTX đa chức năng

Số lượng HTX đa chức năng cũng chỉ còn 570 HTX, giảm gần 4 lần so với năm

1996 (2.284 HTX đa chức năng) HTX nông nghiệp làm các dịch vụ phục vụ đầuvào, đầu ra của sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân như: cung ứng phânbón, hỗ trợ tín dụng cho người nông dân, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng tiêudùng [1]

Nói tóm lại, HTX nông nghiệp Nhật Bản là một tổ chức kinh tế phục vụ đắc lựccho nhu cầu của người nông dân Đây là lý do mà hầu hết nông dân trở thành xã viênHTX HTX nông nghiệp ở Nhật Bản tiến hành hợp tác trong phân phối mà không hợptác trong sản xuất như ở Hàn Quốc và Đài Loan

2.2.1.3 Hợp tác xã ở Hà Lan

Các HTX dịch vụ phục vụ nông nghiệp ở Hà Lan ra đời từ cuối thế kỷ 19 khikinh tế trang trại bắt đầu đi vào sản xuất hàng hoá và liên tục phát triển cho đến nay.HTX cung ứng đầu tiên ra đời từ năm 1877, HTX sữa từ năm 1886, HTX tiêu thụ

Trang 22

rau quả từ năm 1887, năm 1896 HTX tín dụng nông nghiệp đầu tiên được thành lậpcùng với HTX chế biến củ cải đường và bột.

Đến thời kỳ 1939- 1945 mạng lưới HTX dịch vụ nông nghiệp và nghề làmvườn ra đời HTX chuyên ngành theo từng loại sản phẩm Hộ nông dân thường thamgia vào 3- 4 HTX khác nhau

Trong quá trình phát triển, các HTX trong nửa thế kỷ gần đây giảm nhiều về

số lượng Cụ thể, HTX tín dụng từ 1.332 cơ sở giảm xuống còn 935 cơ sở; HTXcung ứng từ 1.160 cơ sở giảm xuống còn 107 cơ sở (1949- 1950) Việc giảm sốlượng HTX để tập trung nguồn vốn và các điều kiện khác tạo năng lực kinh doanh,hiệu quả dịch vụ của HTX đối với nông dân, tạo ưu thế cạnh tranh của HTX trên thịtrường trong và ngoài nước

Kim ngạch xuất khẩu nông sản có sự tham giá của các HTX chiếm 25% khốilượng tham gia kim ngạch xuất khẩu của Hà Lan Các mặt hàng tham gia xuất khẩuchủ yếu là thịt bò, gia cầm, sữa, trứng, rau quả, hoa tươi Riêng hoa tươi Hà Lanchiếm 60% thị trường thế giới.[28]

2.2.1.4 Hợp tác xã ở Thái Lan

Ở Thái Lan, HTX tín dụng nông thôn được thành lập từ lâu và ngày càngphát triển rộng khắp trên cả nước Cùng với sự phát triển của các HTX tiêu dùng,các loại hình HTX nông nghiệp, công nghiệp cũng được phát triển mạnh và trởthành một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước,giữ vững ổn định xã hội

Năm 2001, Thái Lan có 5.611 HTX các loại với hơn 8 triệu xã viên, trong đó có3.370 HTX nông nghiệp với hơn 4 triệu xã viên; 100 HTX đất đai với hơn 147 nghìn xãviên; 76 HTX thủy sản với hơn 13 nghìn xã viên; 1.296 HTX tín dụng với hơn 2 triệu xãviên; 400 HTX dịch vụ với hơn 146 nghìn xã viên

Liên đoàn HTX Thái Lan (CLT) được thành lập, là tổ chức HTX cấp caoquốc gia, thực hiện chức năng đại diện, hỗ trợ, giáo dục và bảo vệ quyền lợi hợppháp của các HTX và xã viên theo luật định

Hiện nay, Thái Lan có một số mô hình HTX tiêu biểu: HTX nông nghiệp vàHTX tín dụng Hiện nay, số HTX tham gia hoạt động tín dụng chiếm khoảng 39%

Trang 23

Để tạo điều kiện cho khu vực HTX phát triển và khuyến khích xuất khẩu, Chínhphủ Thái Lan đã ban hành nhiều chính sách thiết thực như chính sách giá, tín dụng nhằmkhuyến khích nông dân phát triển sản xuất Trong giai đoạn 2002- 2004, Chính phủ đãdành 134 tỷ Bạt để cải thiện và phát triển HTX, bao gồm phát triển sản phẩm mới, giốngcông nghệ sinh học, mở rộng tưới tiêu Ngân hàng các HTX Nông nghiệp và nông thônThái Lan đã dành 2 tỷ Bạt để khuyến khích xã viên các HTX sản xuất- kinh doanh Ngoài

ra, Chính phủ đã thành lập Bộ Nông nghiệp và HTX, trong đó có 2 vụ chuyên trách vềHTX là Vụ phát triển HTX và Vụ kiểm toán HTX Vụ phát triển HTX đóng vai trò quantrọng trong việc giúp đỡ các HTX thực hiện các hoạt động kinh doanh, nhằm đạt được cácmục tiêu do các HTX đề ra Vụ kiểm toán HTX thực hiện chức năng kiểm toán HTX vàhướng dẫn nghiệp vụ kế toán trong công tác quản lý tài chính, kế toán HTX Hàng năm,Liên đoàn HTX Thái Lan tổ chức hội nghị toàn thể với sự tham gia của các đại diện từ cácloại hình HTX trong cả nước và đại diện các cơ quan của Chính phủ liên quan đến tổ chứcHTX Sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ Thái Lan thực sự có hiệu quả trong việc hoạchđịnh các chính sách đối với phát triển khu vực HTX [32]

2.2.1.5 Hợp tác xã ở Malaixia

Ở Malaixia, các tổ chức HTX được thành lập từ những năm đầu của thế kỷ

XX Hiện nay, tổ chức HTX đang là một trong những động lực thúc đẩy sự pháttriển kinh tế của đất nước Tổ chức HTX Malaixia (ANGKASA) là tổ chức cấp caocủa các HTX Malaixia ANGKASA có nhiệm vụ hỗ trợ các HTX thành viên vềphương thức điều hành và quản lý các hoạt động của HTX bằng cách tư vấn, giáodục hoặc tổ chức những dịch vụ cần thiết Hiện nay, ANGKASA có 4.049 HTX cácloại với 4,33 triệu xã viên, trong đó, HTX tín dụng và ngân hàng có 442 HTX với1,32 triệu xã viên; HTX nông nghiệp có 205 HTX với 0,19 triệu xã viên; HTX xâydựng nhà ở có 103 HTX với 0,07 triệu xã viên; HTX công nghiệp có 51 HTX với0,01 triệu xã viên; HTX tiêu dùng có 2.359 HTX với 2 triệu xã viên; HTX dịch vụ

có 362 HTX với 0,14 triệu xã viên v.v Sự phát triển vững chắc của các khu vựckinh tế HTX đã thúc đẩy nền kinh tế Malaixia có bước phát triển mới

Các nguyên tắc của HTX được ANGKASA nêu cụ thể như sau: quản lý dânchủ; thành viên tự nguyện; thu nhập bình đẳng; phân phối lợi nhuận kinh doanh

Trang 24

theo mức độ sử dụng các dịch vụ của các xã viên và mức đóng góp cổ phần của xãviên; hoàn trả vốn theo mức đầu tư; xúc tiến công tác đào tạo phổ cập kiến thứcquản lý và khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho các xã viên.

Năm 1922, Pháp lệnh đầu tiên về HTX của Nhà nước Malaixia ra đời Sau

đó, năm 1993, Luật HTX ra đời, là khung khổ pháp lý để các HTX hoạt động, đồngthời xây dựng kế hoạch phát triển và đào tạo cán bộ quản lý HTX, củng cố quyềncủa xã viên cũng như công tác đào tạo xã viên Luật cũng quy định việc kiểm toánnội bộ và xây dựng báo cáo toàn diện của Ban chủ nhiệm HTX trong Đại hội xãviên thường kỳ hàng năm Đặc biệt, Chính phủ Malaixia đã thành lập Cục Phát triểnHTX với một số hoạt động chính như: Quản lý và giám sát các hoạt động của HTX;Giúp đỡ tài chính và cơ sở hạ tầng để HTX có thể tồn tại hoạt động; Xây dựng kếhoạch phát triển HTX, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý [32]

2.2.1.6 HTX ở Ixaren

Các HTX ở Ixaren hình thành tự phát trong cộng đồng người nhập cư Năm 2005,Ixaren có khoảng 1.727 HTXNN hoạt động dưới các hình thức: HTXNN đa năng vàHTXNN theo làng

HTXNN đa năng đầu tiên được thành lập năm 1910 Đến năm 1998 đã có 277HTXNN đa năng với 117.000 xã viên HTXNN theo làng (60- 100 hộ gia đình) đầu tiênđược thành lập năm 1921 Năm 2005 có 450 HTX sản xuất 44% sản lượng nông nghiệp,55% kim ngạch nông sản xuất khẩu; số xã viên chiếm 3,4% dân số Ixaren

Trong những năm gần đây, các HTX ở Ixaren đang gặp khó khăn do chi phí lớn,sản phẩm kém sức cạnh tranh Do vậy, Chính phủ phải hỗ trợ cho các HTX bằng cáchgiảm thuế, thành lập các tổ chức tái cơ cấu lại theo hướng kinh doanh có hiệu quả Tuynhiên các HTXNN Ixaren vẫn đeo khoản nợ khá lớn (12 tỷ NIS) và chưa giải quyết đượccác vấn đề nảy sinh do sở hữu chung về vốn góp, tài sản, mức tham gia dịch vụ [30]

2.2.1.7 HTX ở Mỹ

HTXNN được thành lập nhằm phổ biến kiến thức nông nghiệp cho nông dân trên

cơ sở tự nguyện có sự giúp đỡ về mọi mặt của nông nghiệp, là một trong những

tổ chức quan trọng tạo nên một nền nông nghiệp phát triển cao và hiệu quả

HTX có vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành nông nghiệp Mỹ Năm

2002, có 3.140 HTX nông nghiệp cung cấp cho khoảng 3,1 triệu nông dân (trong

Trang 25

đó có nhiều nông dân là xã viên của hơn một HTX) HTXNN ở Mỹ phát triển tốt

3 loại hình hoạt động có hiệu quả là tiếp thị nông sản, cung ứng nguyên vật liệu,cung cấp dịch vụ cho xã viên

Các HTX ở Mỹ được liên kết với nhau theo 3 cấp: cơ sở với xã viên là hộ nôngdân, các HTX liên kết theo khu vực, liên kết giữa nông dân và HTX

Đến nay, HTX đóng vai trò quan trọng trong phân phối lương thực, nâng cao khảnăng tiếp thị cho nông dân và trợ giúp tín dụng cho nông dân gặp khó khăn.[10]

2.2.1.8 Bài học kinh nghiệm rút ra

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các hình thức tổ chức và quản

lý HTX của một số quốc gia trên thế giới, có thể rút ra một số nhận xét và bài họckinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam như sau:

* Một số nhận xét:

Thứ nhất, trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá của kinh tế nông hộ vàkinh tế trang trại, phát triển kinh tế hợp tác và HTX là một đòi hỏi tất yếu và cầnthiết Đây là xu thế chung của các quốc gia trên thế giới Kinh tế hợp tác và HTXtrong nông nghiệp chỉ đạt được hiệu quả khi có sự hợp tác ở các khâu gián tiếp-diễn ra trước và sau của quá trình sản xuất Các nước này lấy hoạt động các khâudịch vụ cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, nước, khoa học kỹ thuật, chế biến vàtiêu thụ sản phẩm, vốn để tạo điều kiện cho kinh tế hộ và trang trại phát triển

Thứ hai, các mô hình HTX đều có sự tương đồng về mục tiêu hoạt động.Biểu hiện cụ thể như việc nâng cao năng lực của các nông hộ và các trang trại, bảo

vệ các hộ có quy mô sản xuất nhỏ nhằm đẩy mạnh quá trình sản xuất hàng hoá vàdịch vụ; bảo vệ lợi ích cho xã viên Các HTX còn tiến hành cải tiến và nâng caotrình độ của các cán bộ quản lý thông qua hình thức thi tuyển, đào tạo cán bộ; xâydựng và tu sửa hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng nông thôn; nâng cao trình độmarketing để tăng khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường; sử dụng hợp lýnguồn vốn tài trợ góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn

Thứ ba, ở các quốc gia trên thế giới, HTX có nhiều loại hình đa dạng vàphong phú như HTX cung ứng, HTX dịch vụ; HTX tín dụng Cùng với sự phát triểnkinh tế cao, các loại hình HTX này ngày càng có tính chất chuyên sâu, chuyên mônhoá hơn Các HTX không chỉ chú trọng vào hoạt động phục vụ khâu đầu vào cho

Trang 26

sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; các khâu dịch vụ tiêu dùng và các hoạt độngdịch vụ khác phục vụ cho đời sống của người dân cũng được chú ý

Thứ tư, hầu hết các HTX chỉ làm chức năng dịch vụ nông nghiệp cho sảnxuất của các hộ gia đình để tạo điều kiện cho các hộ sản xuất tốt nhất, không canthiệp vào hoạt động sản xuất của các hộ

Thứ năm, tính tự nguyện trong HTX là rất cao Người nông dân khi hoàntoàn tự nguyện khi quyết định tham gia hoặc xin ra khỏi HTX Họ tự nguyện trên cơ

sở được hưởng lợi ích từ các dịch vụ mà HTX cung cấp

Thứ sáu, ở các nước có sự phân biệt rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của xã viên vàngười lao động trong HTX Người xã viên góp vống để được hưởng những dịch vụ tốthơn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Người lao động của HTX có thể thuê, tuyểnhoặc được phân công vào công việc phù hợp với năng lực của mỗi người để hoàn thànhtốt công tác dịch vụ trong HTX

* Một số bài học kinh nghiệm rút ra:

Một là, các hoạt động đầu vào- đầu ra cần phải được kiên kết dưới hình thứchợp tác xã nông nghiệp là tốt nhất để giúp các hộ nông dân cải thiện đời sống vàphát triển sản xuất HTX phải hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dânchủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình, có sự tương trợ lẫn nhau

Hai là, Nhà nước phải hỗ trợ cho HTX phát triển về mọi mặt như: pháp luật,xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tuyên truyền, khuyến khích quảng bá cho HTX.Nhà nước cần thực hiện kiểm soát bằng các chế định luật để hạn chế sự lũng đoạncủa ban lãnh đạo, trò trá hình của các doanh nghiệp để hưởng sự ưu đãi

Ba là, HTX cần phải xác định đúng mục tiêu, mục đích và phải có lòng nhiệttình, tâm huyết giúp nông dân làm giàu, làm cho họ hiểu được chỉ có HTX mới là tổchức tự họ giúp họ, chính quyền địa phương không được can thiệp vào hoạt động,phương hướng sản xuất kinh doanh của HTX

Bốn là, HTX cần phải lựa chọn đúng khâu để có thể phục vụ tốt hơn cho hộnông dân, những khâu được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện của HTX và nhucầu của hộ nông dân

Trang 27

Năm là, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cần phải được chú trọng để có độingũ cán bộ quản lý, kỹ thuật đủ năng lực quản lý điều hành, giúp đỡ nông dân pháttriển sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh với nông dân thế giới, để hợp tác xãhoạt động có hiệu quả

2.2.2 Hợp tác xã trong nông nghiệp từ sau khi đổi mới đất nước

2.2.2.1 Giai đoạn 1986- 1996

Tháng 12/1988, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề rađường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó quyết định tiếp tục đổi mới cơ chếquản lý để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp

Thực hiện chủ trương đó, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, ngày 5/4/1988, BộChính trị đã ra Nghị quyết 10 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” Điểm có ýnghĩa thực tế nhất là cơ chế khoán mới trong HTXNN thay cho cơ chế khoán 100.Theo Nghị quyết 10, hộ gia đình xã viên là đơn vị nhận khoán với HTX Theo quanđiểm chỉ đạo đó, xã viên được giao khoán ruộng đất từ 10- 15 năm, hộ tự chủ vềđầu tư thâm canh phát triển theo hướng sản xuất theo kế hoạch của HTX

Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương, Đảng tiếp tục khẳng địnhnhững quan điểm đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế hợp tác.Lúc này HTX quản lý việc giao khoán ruộng đất cho xã viên, kinh doanh nhữngkhâu, hoạt động kinh tế mà làm chung có lợi hơn gia đình tự làm như sản xuất, lưuthông, chế biến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Như vậy, Nghị quyết 10 và Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (khóa VI) lànhững mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển đổi căn bản về nhận thức mô hìnhkinh tế HTXNN

Hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, mô hình HTX theo kiểu tập thểhóa cũ không còn phù hợp Các HTX lúng túng và không thích ứng với phươngthức hoạt động mới bị tan rã hoặc tồn tại trên danh nghĩa Những HTX muốn tồn tạiphải đổi mới

Quá trình đổi mới diễn ra theo các xu hướng sau:

Tính đến cuối năm 1987, cả nước có 17.022 HTX và 366.352 tập đoàn sảnxuất nông nghiệp, đã thu hút 93% số hộ nông dân vào làm ăn tập thể Trong quá

Trang 28

trình đổi mới, do không thích ứng với phương thức hoạt động mới, nhiều HTX vàtập đoàn sản xuất đã tan rã Từ năm 1988- 1994 đã có 2.928 HTX (chiếm 17% tổng

số HTXNN) và 33.804 tập đoàn sản xuất (chiếm 93% tạp đoàn sản xuất nôngnghiệp) giải thể, số hộ xã viên tham gia HTX giảm mạnh từ 56% xuống còn 15 ởcác tỉnh Nam Bộ, từ 91% xuống còn 45% ở các tỉnh miền núi phía Bắc Số HTXcòn lại buộc phải tiến hành đổi mới mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lýnội bộ theo hướng tinh gọn và hiệu quả, nhiều chức năng được lồng ghép để giảmbớt chi phí quản lý Nhiều HTX quy mô toàn xã ở các tỉnh phía Bắc lại chia thànhnhiều HTX nhỏ Đến cuối năm 1996, cả nước có 13.782 HTX với 60% số hộ nôngdân tham gia, trong đó vùng miền núi trung du phía Bắc có 6.075 HTX, Đồng bằngsông Hồng có 2.558 HTX, Khu 4 cũ có 3.479 HTX, Duyên hải miền Trung có 917HTX, Tây Nguyên có 295 HTX, Đông Nam Bộ có 398 HTX, các tỉnh đồng bằngsông Cửu Long có 60 HTX

Như vậy có thể nói, trong giai đoạn này, kinh tế hợp tác và HTX trong nôngnghiệp có những biến đổi rõ rệt từ hình thức hợp tác, nội dung đến phương thứchoạt động Tuy nhiên, cùng với những biến đổi đó là sự giảm sút về số lượng và sựthay đổi căn bản về các quan hệ sản xuất, sở hữu, phân phối và quản lý Điểm thenchốt trong lần đổi mới này là việc thừa nhận địa vị tự chủ về kinh tế của hộ nôngdân và việc tạo điều kiện cho hộ nông dân từng bước trở thành đơn vị kinh tế tựchủ, HTX chuyển từ chức năng tổ chức sản xuất sang cung ứng dịch vụ cho các hộnông dân

Theo kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1996) có18% HTX chuyển đổi thành công và làm ăn có lãi, được đánh giá là nhóm HTXkhá Nhóm HTX này đã đáp ứng 100% nhu cầu về thủy lợi, 72% nhu cầu về thú y,44,8% nhu cầu về bảo vệ thực vật, 25,2% nhu cầu về cung ứng vật tư của xã viên

Số HTX làm ăn trung bình chiếm 44% tổng số HTX hiện có, các HTX này chỉ thựchiện khâu dịch vụ thủy nông- dịch vụ mang tính chất bắt buộc Có tới 38% HTXlàm ăn kém hiệu quả, chỉ tồn tại mang tính hình thức [31]

Trang 29

2.2.2.2 Giai đoạn 1997- 2004

Sau hơn ba năm (1997- 2000) thực hiện luật HTX các địa phương đã rà soát,phân loại, cho phép giải thể 6.222 HTX yếu kém, trên thực tế không tồn tại, số HTXthực sự chuyển đổi là 7.531 HTX Tháng 6/2000, cả nước đã chuyển đổi được 5.692HTX chiếm 75% so với tổng số HTX hiện còn, trong đó có 58% HTX được cấpgiấy đăng ký kinh doanh Đồng thời đã có 1.319 HTX mới được thành lập Nhữngcông việc chính đã được làm trong quá trình chuyển đổi là: Kiểm kê đánh giá lại tàisản của HTX cũ, làm rõ các khoản phải thu, nợ phải trả; xác nhận và thu hồi được20- 30% công nợ trong HTX, phân bổ lại giá trị tài sản và vốn quỹ được kế thừa từHTX cũ thành vốn góp của xã viên trong HTX mới Các HTX quy định lại tiêuchuẩn xã viên, lập danh sách xã viên

Tổ chức bộ máy của HTX gọn nhẹ, ban quản trị 2- 3 người, bộ máy giúp việc4- 6 người, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận được làm rõ hơn Tỷ lệ các HTXkinh doanh ổn định có lãi ngày càng tăng, nhiều mô hình mới điển hình tiên tiếnxuất hiện Năm 1998 tổng sản phẩm trong nước do khu vực kinh tế HTX tạo ra đạtkhoảng 32,979 tỷ đồng (tăng 17% so với 1997) Giá trị sản lượng của các HTX tiểuthủ công nghiệp tăng 10,8%, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng là 14%

Số HTX là dịch vụ thuỷ nông chiếm 95%, bảo vệ thực vật 62%, khuyến nông48%, cung ứng giống cây trồng 41%, cung ứng vật tư 36%, điện 52%, làm đất 15%, tiêuthụ sản phẩm 10% Một số HTX còn tổ chức chế biến nông sản và làm ngành nghề(HTX Đông Xuân ở Sóc Sơn- Hà Nội) nhiều HTX ở miền Trung có vốn lớn đã cho xãviên vay lại để phát triển kinh tế gia đình Nhiều HTX đóng vai trò tích cực trong việctìm tòi, hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, áp dụng giống mới, chuyển đổi cơcấu cây trồng, mùa vụ Các HTX cũng đã rà soát lại định mức thu chi của các dịch vụphần lớn đã giảm giá nhưng vẫn nâng cao chất lượng dịch vụ cho xã viên Ở Thanh Hoá,nhiều HTX đã giảm 30% phí dịch vụ thuỷ nông, phí bảo vệ thực vật đã giảm từ 0,8kgthóc/sào xuống còn 0,5 kg/sào, ở nhiều nơi giá điện giảm từ 1.000- 1.100 đ/kwh xuốngcòn 550- 700 đ/kwh

Các HTX thành lập mới theo hai hình thức là thành lập mới hoàn toàn và thànhlập trên cơ sở định chỉ, giải thể các HTX kiểu cũ Đây là cách làm của các HTX cáctỉnh phía Nam như Đồng Tháp, Đồng Nai, Lâm Đồng…

Trang 30

HTX thành lập mới có một số ưu điểm như: hoạt động của HTX xuất phát từnhu cầu cấp thiết của người dân từ đó gắn người nông dân với HTX; xã viên tự nguyệngóp vốn và có trách nhiệm trong việc tìm cách bảo toàn và phát triển vốn của HTX nóichung và của bản thân nói riêng; ban quản lý HTX là những người có năng lực thực sự

về trình độ quản lý, điều hành HTX, họ không bị lệ thuộc vào chính quyền xã; tạo điềukiện cho xã viên phát huy tối đa khả năng về vốn, lao động và kinh nghiệm trong liênkết, hợp tác với các thành viên khác; lãi được tiến hành phân phối theo mức lao động

và vốn góp của xã viên đảm bảo sự công bằng, dân chủ

Tuy nhiên, hình thức này vẫn có một số hạn chế như: số lượng còn ít; hạn chế

sự tham gia của các hộ nông dân nghèo do có sự chọn lọc thành viên tham gia (chủyếu là các hộ khá giả) Do đó, HTX cũng không góp phần thúc đẩy sản xuất hànghóa, xóa đói giảm nghèo và đẩy mạnh CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn

Đến năm 2000, có 6.411HTX, năm 2002 có 7.527 HTX, cuối năm 2003 có8.000 HTX nông nghiệp đang hoạt động Như vậy, sau 43 năm (1960- 2003), phongtrào hợp tác hóa ở nước ta đã có nhiều thăng trầm, biến đổi cả về vai trò, mô hình tổchức và hiệu quả kinh tế Đến năm 2003, số lượng HTX chỉ còn lại 20% so với năm

1960, giảm 80% (32.332HTX) Các HTX kiểu mới này bước đầu sản xuất kinh doanh

có lãi, đóng góp tích cực vào việc tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo

Ngày 26/11/2003, Luật HTX sửa đổi đã được Quốc hội khóa IX thông quatại kỳ họp thứ 4 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 Luật HTX năm 2003 đã có nhiềusửa đổi theo nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội Luật HTX 2003 ra đời tạo

sự thông thoáng và thuận lợi hơn cho các HTX; các HTXNN hoạt động theo cơ chế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa như quy định về thành viên tham gia, thủ tục thànhlập và đăng ký kinh doanh [31]

2.2.2.3 Giai đoạn 2005 đến nay

Tính tới hết năm 2005, cả nước có 17.133 hợp tác xã (HTX), trong đó có8.511 HTX nông nghiệp, 620HTX thương mại dịch vụ, 2.151 HTX công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, 512 HTX xây dựng, 489 HTX thuỷ sản, 1.113 HTX giaothông vận tải, 917 HTX tín dụng, 49 HTX môi trường và 150 các loại hình HTXkhác Theo đánh giá phân loại của Liên minh HTX các tỉnh, thành phố, trong tổng

số 17.113 HTX có 38,5% HTX hoạt động có hiệu quả, chỉ còn 15,06% hoạt độngyếu kém Trong năm 2005, có 917 HTX thành lập mới, các tổ hợp tác, nhóm hợp

Trang 31

tác tiếp tục được thành lập ở hầu hết các địa phương trên cả nước, nhất là ở ĐBSCL

và một số tỉnh miền núi như: Cần Thơ (1.122 tổ hợp tác), Hậu Giang (2.634 tổ hợptác), Hà Giang (2.634 tổ hợp tác), Cao Bằng (2.500 tổ hợp tác) Trong những nămqua cho thấy tổ hợp tác phát triển mạnh trong lĩnh vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp

và tín dụng nhỏ Tuy mức độ liên kết còn chưa chặt chẽ, chỉ mang tính thời vụ, song

tổ hợp tác đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy kinh tế hộ phát triển Cơ cấungành nghề trong số HTX thành lập mới có xu hướng tăng về lĩnh vực phi nôngnghiệp- chiếm 68,2% tổng số HTX được thành lập mới Các HTX dịch vụ nôngnghiệp có chiều hướng phát triển đa ngành nghề, kinh doanh tổng hợp nhằm phục

vụ tốt hơn cho nhu cầu xã viên Xu thế hợp tác, liên kết giữa các HTX với cơ quannghiên cứu khoa học, các thành phần kinh tế khác tiếp tục được mở rộng Hoạt độngsản xuất kinh doanh của các HTX đã có nhiều chuyển biến đáng kể, phát triển vàdần đi vào ổn định ở nhiều nơi HTX đóng vai trò đầu mối trong việc tham gia cácchương trình kinh tế- xã hội của Nhà nước, góp phần không nhỏ vào việc xoá đóigiảm nghèo, tạo công ăn việc làm, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu vùng xa Liênminh HTX đã phối hợp với Liên minh HTX các tỉnh thành phố, hướng dẫn cácHTX xây dựng trên 115 dự án với tổng số vốn vay hơn 10 tỷ đồng từ Quỹ Quốc giagiải quyết việc làm Đời sống thực tế của người lao động và xã viên HTX đã kháhơn nhiều so với những năm trước

Đến 30/6/2007, cả nước có 320.000 tổ hợp tác, tăng 32,6% so với năm 2001,

tỷ trọng trong ngành nông nghiệp chiếm 33,38%; thuỷ sản: 3,85%; công tiểu thủ công nghiệp: 12,74%; thương mại, dịch vụ: 12,74%; tín dụng: 22,48%; điệnnước- xây dựng: 2,74%, các tổ dịch vụ cộng đồng: 12,42% Các tỉnh, thành phố cónhiều tổ hợp tác là Bắc Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Đắc Lắc, Bạc Liêu, Trà Vinh,

nghiệp-Cần Thơ Tổng số tổ hợp tác ở phía Nam lớn hơn phía Bắc.

Nhiều Tổ hợp tác làm ăn có hiệu quả như: Tổ trồng rau Quyết Thắng liên kếtcác hộ trồng rau ở thị xã Hà Giang, Tổ làm dịch vụ hướng dẫn kỹ thuật canh tác,chọn giống, tưới tiêu, bảo vệ thực vật, tìm khách mua có lợi, kết quả mỗi năm trồng4-5 vụ rau, thu nhập bình quân của một lao động là 2 triệu đồng/tháng; tổ nhângiống lúa Trung Thạnh, huyện Thốt Nốt, Cần Thơ sản xuất lúa giống; tổ hợp táctheo mô hình vườn rừng, thuỷ sản Xuân Mỹ (Hà Tĩnh) giải quyết việc làm thườngxuyên cho 40 lao động, doanh thu hàng năm đạt trên 1 tỷ đồng, sau 13 năm hoạtđộng có vốn tích luỹ sở hữu chung gần 2 tỷ đồng Tổ hợp tác nuôi tôm công nghiệp

Trang 32

ấp Nhị Nguyệt (Cà Mau) giải quyết việc làm cho trên 200 lao động, doanh thu hàngnăm đạt trên 4 tỷ đồng, lợi nhuận 1,2 tỷ đồng/năm, tổ vệ sinh môi trường ở HoàBình Đây là những điển hình thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhaulàm ăn, là những tế bào kinh tế góp vào phát triển bền vững Các tổ hợp tác của chi

đoàn thanh niên (25.000 tổ), 122.240 tổ tiết kiệm của chi hội phụ nữ vay vốn từ

ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, quay vòng vốn, hướng dẫn kỹ thuật nuôitrồng, làm nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, buôn bán nhỏ đã tạo nhiềuviệc làm, giúp nhau xoá đói, giảm nghèo, ổn định đời sống gắn kết tình làng xóm, tổchức các sinh hoạt văn hoá, thể thao, hiếu hỷ ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng

Đến tháng 6/2007, cả nước có 17.599 HTX, 39 liên hiệp HTX, trong đó có8.535 HTX nông nghiệp, 470 HTX thủy sản, 2.354 HTX tiểu thủ công nghiệp,2.678 HTX dịch vụ điện, 1.107 HTX giao thông vận tải, 668 HTX xây dựng, 651HTX thương mại - dịch vụ, 942 Quỹ tín dụng nhân dân, 76 HTX môi trường và 118các loại hình khác Thực hiện Luật hợp tác xã năm 2003, đến nay các HTX cũ cơbản đã được chuyển đổi theo các quy định của Luật; các HTX yếu kém tồn tại hìnhthức, nhiều năm không hoạt động, không có khả năng củng cố đã được giải thể;nhiều HTX mới được thành lập Điều tra 1.244 HTX (cuối năm 2006) thuộc tất cảcác ngành nghề cho thấy 87,1% đã có lãi [9]

Sau khi chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã, HTX Đình Bảng đã ổnđịnh tổ chức, bầu ban quản trị HTX gồm 5 người, trong đó có 3 đảng viên, 1 người

có trình độ đại học, 1 trung cấp Trưởng Ban quản trị kiêm Chủ nhiệm HTX, 1uỷviên kiêm Phó Chủ nhiệm Ban kiểm soát có 3 người đều kiêm nhiệm Kế toán, thủkho, thủ quỹ, hành chính, lao động khác đều ký hợp đồng lao động

Hiện nay, HTX Đình Bảng đang thực hiện 15 loại dịch vụ cho xã viên, baogồm các loại dịch vụ: dịch vụ thủy lợi, dịch vụ phân bón, dịch vụ cung ứng giống,dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ diệt chuột, dịch vụ quản lý điện, dịch vụ thú y, dịch

Trang 33

vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi

cơ cấu cây trồng vật nuôi, dịch vụ bảo vệ đồng, dịch vụ làm đất Đây là những dịch

vụ thiết yếu của chu trình sản xuất nông nghiệp, là những khâu công việc mà nếu đểtừng hộ nông dân làm riêng rẽ sẽ không mang lại hiệu quả bằng việc hợp tác [10]

* HTX dịch vụ nông nghiệp thị trấn Như Quỳnh: thành lập từ năm 1997,

chuyển đổi từ HTX nông nghiệp hoạt động kiểu cũ Trước năm 2004, HTX chỉ thựchiện 3 khâu dịch vụ: điện, thuỷ lợi và bảo vệ thực vật Đến năm 2005, HTX chỉ cònlại 2 khâu dịch vụ do dịch vụ điện phải chuyển cho Chi nhánh điện quản lý Tuynhiên, HTX đã linh hoạt, mở ra nhiều cửa hàng nhằm cung ứng vật tư đầu vào cho

xã viên, hộ nông dân và tổ chức tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn

Hiện nay, HTX dịch vụ nông nghiệp thị trấn Như Quỳnh có 91 xã viên, trong

đó 35 xã viên lao động trực tiếp tại HTX (cán bộ thường trực HTX, xã viên tổ bảo

vệ thực vật, xã viên các tổ thuỷ nông, nông giang và tổ vận hành bơm nước củaHTX) Ngoài ra, hàng năm HTX còn huy động hàng ngàn ngày công theo thời vụ.Tổng số vốn quỹ của HTX là 684 triệu đồng, trong đó vốn góp điều lệ của xã viên

là 61 triệu đồng; vốn góp xây dựng cơ bản ở 2 khâu dịch vụ 270 triệu đồng, còn lại

là vốn tích luỹ của HTX [10]

* HTX dịch vụ nông nghiệp Thống Nhất (An Ninh- Quảng Ninh- Quảng Bình)

hình thành từ năm 1960 và chuyển đổi mô hình hoạt động từ tháng 11 năm 1998theo Luật HTX Năm 2006, HTX dịch vụ nông nghiệp Thống Nhất đạt lợi nhuậngần 130 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2007, lợi nhuận đạt 71 triệu đồng, thu nhậpcủa người lao động bình quân 500.000 đồng/người/tháng Hiện tại HTX có 340 xãviên đại diện cho 340 hộ trên với 1.750 nhân khẩu, lao động thường xuyên trongHTX có 35 người Tổng vốn hoạt động của HTX là 3,537 tỷ đồng (vốn góp của xãviên là 100 triệu đồng) [10]

* Hợp tác xã Dịch vụ nuôi trồng thủy sản 27/7 Tân Hải (Tân Tiến- LaGi- Bình

Thuận) hoạt động tại địa bàn xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận HTX đượcthành lập năm 2004 Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Dịch vụ nuôi trồng thủy sảnnước ngọt; Cung ứng thức ăn cho cá; Bao tiêu sản phẩm cá nước ngọt trên địa bàn

Số lượng xã viên của HTX là 18 hộ gia đình, chủ yếu là thương binh Lao độngtham gia làm việc tại HTX là 30 người Tổng số vốn hoạt động của HTX là 3,229 tỷđồng Trong đó, vốn điều lệ của HTX là 2 tỷ đồng [10]

Trang 34

2.2.3 Tổng quan một số nghiên cứu trước đây

Trần Xuân Hải, (2002), ‘Đánh giá kết quả hoạt động dịch vụ của các HTXNN ở huyện Từ Liêm- Hà Nội’, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông

nghiệp I Hà Nội: Nghiên cứu đã làm rõ thực trạng và đánh giá hoạt động dịch vụcủa các HTXNN trên địa bàn huyện Từ Liêm Nghiên cứu đề xuất một số giải phápnâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ của HTX như tích tụ ruộng đất, chính sách vayvốn, phương pháp quản lý

Tạ Hữu Nghĩa, (2006), ‘Thực trạng hoạt động của HTXNN theo Luật HTX ở tỉnh Nam Định’, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội:

Đề tài khái quát thực trạng hoạt động của các HTXNN sau khi tiến hành đổi mớitheo Luật HTX 2003 tại Nam Định Đánh giá hiệu quả hoạt động của các HTX theoLuật Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hướng hoạt động của các HTXtheo Luật và có hiệu quả hơn

Ngô Văn Nhu, (2008), ‘Đánh giá kết quả hoạt động của các HTX dịch vụ điện ở các huyện phía Đông tỉnh Đăk Lăk’, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại

học Nông nghiệp I Hà Nội: Nghiên cứu xác định kết quả của các hoạt động dịch vụđiện trong thời gian 2004- 2006 Từ đó, tác giả đánh giá hiệu quả hoạt động của cácHTXDV điện, tìm ra nguyên nhân của thực trạng đó, đề xuất những giải pháp đểhoạt động này đạt hiệu quả tốt hơn

Võ Thị Khánh Linh, (2007), ‘Phát triển HTXNN theo hướng CNH- HĐH ở huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang’, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông

nghiệp I Hà Nội: Đánh giá thực trạng hoạt động của các HTXNN ở huyện Việt Yên;tìm ra nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTXNN theo hướngCNH- HĐH của huyện như hoạt động chưa đáp ứng được nhu cầu của xã viên, cơ

sở vật chất còn yếu và thiếu, trình độ quản lý còn yếu kém Tác giả cũng đề xuấtmột số giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá,phát triển HTX theo hướng CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn và phải phù hợp vớiquy luật của nó

Nguyễn Mậu Dũng, (2006), ‘Hoạt động dịch vụ của các HTXNN tỉnh Bắc Ninh’, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp tập IV số 1/2006, Trường Đại học

Nông nghiệp I: Nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát vai trò của các HTXNN tỉnhBắc Ninh thông qua tìm hiểu thực trạng của các HTXDVNN và đánh giá của nôngdân khi sử dụng các hoạt động dịch vụ phổ biến

Trang 35

PHẦN III- ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Gia Lộc là huyện nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Dương, có tổng diệntích tự nhiên là 111,81 km2, chiếm 6,78% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh (2009).Gia Lộc nằm giữa các huyện có tốc độ phát triển kinh tế khá trong thời kỳ CNH-HĐH của tỉnh Phía Bắc giáp thành phố Hải Dương, phía Nam giáp huyện ThanhMiện và Ninh Giang, phía Đông giáp huyện Tứ Kỳ, phía Tây giáp huyện CẩmGiàng, Bình Giang Gia Lộc nằm khu kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội- HảiPhòng- Quảng Ninh) của nước ta; là cửa ngõ phía Nam của thành phố Hải Dương.Đây là vị trí tương đối thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa, trao đổi và vậnchuyển hàng hóa, đi lại với các huyện trong khu vực

Toàn huyện phân thành 23 đơn vị hành chính (22 xã, 1 thị trấn) Thị trấn GiaLộc là trung tâm huyện, là nơi diễn ra quá trình đô thị hóa, có tốc độ CNH nhanh nhấthuyện, có tác động lớn tới các ngành sản xuất trong toàn huyện

Gia Lộc là huyện nằm trong khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địahình tương đối bằng phẳng, địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.Vùng cao nhất nằm trên địa bàn xã Đoàn Thượng với độ cao khoảng 3,5m; vùngthấp nhất nằm rải rác ở các thôn ven sông với độ cao từ 0,6- 1,5m (so với mực nướcbiển) Địa hình này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp đặcbiệt là các cây lương thực, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày

Huyện có 60,1km đường quốc lộ và đường tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện(2008); trong đó có 39km đường tỉnh lộ chạy qua (đường 17A và đường 20) Hiện nay,hai con đường này đang được tu sửa và nâng cấp thành đường quốc lộ 17A và 38B).Tuyến đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng đang được xây dựng chạy qua địa phận huyện

sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác kinh tế và thương mại với các huyệnkhác trong vùng Bên cạnh đó, việc hình thành khu thương mại- xuất khẩu, văn hóa, dân

Trang 36

cư mới phía Tây Nam thành phố Hải Dương, khu du lịch Trái Bầu là những yếu tố thuậnlợi cho giao lưu và phát triển kinh tế giữa huyện với các địa phương khác.

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập thế giới, vị trí địa lý và địa hình củahuyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông, thủy lợi, xây dựng

cơ sở hạ tầng nông thôn, mở rộng mạng lưới khu dân cư, khu công nghiệp, làngnghề thủ công

3.1.1.2 Điều kiện khí hậu

Gia Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa chính là mùamưa và mùa khô: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng

10 Đặc trưng cơ bản của nó là nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và khô hanh, lạnh vềmùa đông Điều kiện khí hậu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nôngnghiệp, đặc biệt là trồng cây vụ đông như su hào, bắp cải, khoai tây Nhưng vàomùa hè, hay xảy ra lụt ở các vùng có địa hình trũng gây khó khăn cho bà con nôngdân trong khâu thu hoạch và bảo quản

Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23- 240C Nhiệt độ cao nhất từ tháng 6 đếntháng 8, khoảng 37- 390C; nhiệt độ thấp nhất vào khoảng 10- 120C thường rơi vào tháng

1, tháng 2 Tổng số giờ nắng trong năm vào khoảng 1.600- 2.000 giờ Độ ẩm không khítrung bình từ 75- 85% Tốc độ gió trung bình năm từ 1,2m/s đến 2,5m/s; tổng nhiệtlượng cả năm vào khoảng 8.000 giờ Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ1.600- 1.700mm, mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 Lượng mưa cao nhất là2.310mm, thấp nhất là 1.250mm Lượng mưa phân bố không đều qua các tháng trongnăm đã làm cho một số nơi có địa hình khá cao bị thiếu nước tưới trong thời gian làm vụđông xuân

Về thủy văn: Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của huyện chủyếu lấy từ hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải và nước mưa thiên nhiên Gia Lộc cókhá nhiều sông ngòi chạy qua như: sông Sặt chạy qua một số xã phía Bắc và phíaTây huyện; sông Đĩnh Đào chảy qua xã Trùng Khánh, Thống Kênh; sông ĐồngTràng chảy qua xã Tân Hưng, Hoàng Diệu

Nhìn chung các đặc điểm về thời tiết, khí hậu và thuỷ văn của huyện rấtthuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng rau thực phẩm vụ Đông Bên cạnh

Trang 37

đó, vào mùa đông, sương muối xuất hiện gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp(sâu bệnh là giảm phẩm chất của nông phẩm) Số lượng sông ngòi nhiều, địa hìnhtrũng gây khó khăn trong việc đầu tư đắp đê phòng chống lụt bão và có những ảnhhưởng tiêu cực nhất định đến sản xuất Chính vì thế, các công trình thủy lợi cầnđược đầu tư và nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho cây trồng

3.1.1.3 Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất:

Hệ thống đất trên địa bàn huyện được bồi đắp bởi 2 hệ thống sông chính làsông Hồng và sông Thái Bình với tổng diện tích khoảng 111,81km2 Hệ thống đấtbao gồm nhiều loại đất khác nhau như:

Đất phù sa có chứa feralit bạc màu được phân bố chủ yếu tại các xã phíađông và giữa huyện; bao gồm các xã Đoàn Thượng, Hồng Hưng, Toàn Thắng,Hoàng Diệu, Gia Khánh, Gia Tân và thị trấn Gia Lộc

Đất phù sa không được bồi đắp, trung tính, ít chua được phân bố ở các xãphía bắc và phía nam huyện; bao gồm các xã Đức Xương, Đồng Quang, Liên Hồng,Gia Xuyên, Thống Nhất

Đặc điểm nổi bật nhất của thổ nhưỡng huyện Gia Lộc là chua, nghèo dinhdưỡng Hiện nay, độ phì của đất đã được nâng cao nhờ vào trình độ thâm canh và cảitạo đất của người dân Độ dày tầng canh tác hiện nay khoảng 15cm; đây là điều kiệnthuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển, đặc biệt là phát triển cây lúa,rau màu và tiến hành thâm canh tăng vụ

Các vùng đất trũng đều tập trung ở ven các sông Đồng Tràng, Kim Sơn, ĐĩnhĐào, Đò Nuồi Diện tích ở các vùng đất trũng thường rất hẹp, trung bình từ 5-15ha, rất

ít vùng có diện tích lớn hơn 15ha, cốt đất canh tác thường thấp từ 0,8-1,2m nhưnglượng nước ở các khu đồng cao dồn xuống rất lớn nên hiệu quả tiêu úng cho các khuruộng trũng nhìn chung thấp

* Tài nguyên nước:

Trữ lượng nước trên toàn huyện khá dồi dào nhưng phân bố không đều Nướcchủ yếu được lấy từ các con sông chính như sông Đĩnh Đào, sông Đồng Tràng, sông

Kẻ Sặt Ngoài ra, nước còn được lấy từ các nguồn khác như nước trời, nước ngầm

Trang 38

Nước trời chủ yếu được tích trữ từ khi bắt đầu mùa mưa đến tức là từ tháng 4 đến tháng

10 trong năm Đây là nguồn nước để bà con nông dân tích trữ cho sinh hoạt phục vụđời sống

* Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn: Gia Lộc là nơi có nhiều di tích lịch

sử văn hoá trong đó có nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng như Đền Quát, ĐềnĐươi, Đền Đồng Bào… Trong tương lai, nếu có chính sách đầu tư và quảng bá du lịchphù hợp thì những địa điểm này sẽ là các điểm thu hút mạnh khách du lịch trong vàngoài tỉnh cũng như du khách nước ngoài

Nhìn chung, nguồn tài nguyên hiện nay của huyện có thể đáp ứng cho nhu cầuphát triển kinh tế- xã hội, sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh quá trình CNH- HĐHnông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện

3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng trong sảnxuất nông nghiệp; là cơ sở để tiến hành sản xuất Do đó, đất có vai trò quyết định đến sảnxuất nông nghiệp không chỉ về mặt số lượng (diện tích) mà còn về chất lượng (độ phìcủa đất)

Trong mấy năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp và đất canh tác của huyệnluôn có xu hướng giảm Nguyên nhân chính là do một số diện tích đất nông nghiệpđược chuyển sang đất chuyên dùng, đất ở và làm đường

Tình hình biến động đất đai được thể hiện qua bảng 3.1

Theo thống kê năm 2009, toàn huyện có khoảng 11.181,37ha đất tự nhiên,chiếm 6,78% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, phân bố không đều giữa các xã Xã

có diện tích lớn nhất là Liên Hồng, nhỏ nhất là xã Phương Hưng

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện giảm bình quân 3 năm khoảng 4,32%/năm Diện tích đất giảm qua 2 năm từ 12.215,07ha (2007) xuống còn 11.235,57ha(2008) do kết quả đo địa chính phục vụ cho quy hoạch đất đai phát triển kinh tế Sangnăm 2009, diện tích đất đã giảm xuống còn 11.181,37ha do hai xã Thạch Khôi và TânHưng chính thức được tách ra và sáp nhập vào thành phố Hải Dương

Trang 39

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Gia Lộc qua các năm (2007- 2009)

Chỉ tiêu

SL (Ha) (%) CC (Ha) SL (%) CC (Ha) SL (%) CC 09/08 08/07 BQ

1.2.2 Đất chuyên dùng 2.245,92 48,76 1.893,63 50,80 2.135,35 53,49 106,19 91,82 97,511.2.3 Đất phi nông nghiệp khác 1.032,39 22,41 741,68 19,90 800,12 20,04 103,87 84,76 88,04

2 Chỉ tiêu bình quân

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lộc (2007- 2009)

Trang 40

Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng diện tích đất tựnhiên Tuy nhiên diện tích này đang có xu hướng giảm dần qua các năm, bình quângiảm 2,8%/năm Năm 2007, tổng diện tích đất nông nghiệp là 7.608,96ha chiếm62,29%; năm 2008 là 7.507,98ha chiếm 66,82%, năm 2009 là 7.189,48ha chiếm64,3% Như vậy trong 3 năm, diện tích đất nông nghiệp giảm đi 419,48ha- đây là giaiđoạn đất nông nghiệp giảm nhiều nhất từ trước đến nay Nguyên nhân là do mở rộngphạm vi hành chính của thành phố Hải Dương và chuyển đổi đất để phát triển kinh tế

Trong diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác có diện tích lớn nhất là 5.435,42hachiếm 93,28% diện tích đất nông nghiệp (2009) Diện tích đất vườn tạp có xu hướngtăng, bình quân tăng 14,57%/năm song so với khả năng mở rộng và nhu cầu tiêu dùngthì diện tích này vẫn còn nhỏ cần được đầu tư và mở rộng hơn Diện tích nuôi trồngthủy sản năm 2009 là 391,64ha, có xu hướng tăng, bình quân mỗi năm tăng6,93%/năm Diện tích này chủ yếu là của một số hộ làm kinh tế trang trại

Trong đất phi nông nghiệp, diện tích đất chuyên dùng và đất thổ cư chiếm tỷ trọngcao Cụ thể năm 2009 diện tích đất chuyên dùng là 2.135,35ha (chiếm 53,49%), diện tíchđất ở là 1.005,8ha chiếm 25,2% Đất chuyên dùng tăng so với năm 2008 là do nhu cầu xâydựng cơ sở hạ tầng, khu xuất khẩu và làm đường giao thông Việc chuyển đổi này nhằmphát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện, đẩy mạnh quá trình CNH- HĐH nông nghiệpnông thôn

Toàn huyện có 46,62ha đất chưa sử dụng chiếm 1,17% (2009), chủ yếu là diện tíchmặt nước, vùng Đây là tiềm năng cần được khai thác, tuy nhiên diện tích này đang có xuhướng giảm nhanh, bình quân giảm 40,03%/năm, do chuyển sang đất chuyên dùng, phinông nghiệp khác nhằm mục đích phát triển kinh tế

Tính đến 31/12/2009, diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ nông nghiệp

là 0,25ha, bình quân lao động nông nghiệp là 0,16ha và bình quân khẩu là0,05ha- chỉ tiêu này tương đối thấp Hầu hết, mỗi hộ có khoảng từ 5- 9 mảnhruộng, trong đó mảnh nhỏ nhất có diện tích khoảng 36m2, mảnh lớn nhất có diệntích khoảng 720m2 Các mảnh phân bố cách nhau khá xa gây cản trở cho việcđưa tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa vào trong sản xuất nông nghiệp, chuyển nềnnông nghiệp tự cung tự cấp sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa

Ngày đăng: 29/07/2014, 13:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2: Tình hình dân số- lao động của huyện Gia Lộc qua 3 năm (2007- 2009) - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lộc- hải dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Bảng 3.2 Tình hình dân số- lao động của huyện Gia Lộc qua 3 năm (2007- 2009) (Trang 42)
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Gia Lộc trong 3 năm qua (2007- 2009)      (Theo giá cố định năm 1994) - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lộc- hải dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Gia Lộc trong 3 năm qua (2007- 2009) (Theo giá cố định năm 1994) (Trang 47)
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý HTXDVNN - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lộc- hải dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Sơ đồ 1 Tổ chức bộ máy quản lý HTXDVNN (Trang 59)
Bảng 4.2: Tình hình vốn, công nợ của HTXDVNN trên địa bàn huyện (2009) - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lộc- hải dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Bảng 4.2 Tình hình vốn, công nợ của HTXDVNN trên địa bàn huyện (2009) (Trang 60)
Bảng 4.3: Trình độ của các cán bộ chủ chốt HTXDVNN - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lộc- hải dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Bảng 4.3 Trình độ của các cán bộ chủ chốt HTXDVNN (Trang 62)
Bảng 4.4: Các hoạt động dịch vụ chủ yếu của HTXDVNN trên địa bàn huyện - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lộc- hải dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Bảng 4.4 Các hoạt động dịch vụ chủ yếu của HTXDVNN trên địa bàn huyện (Trang 63)
Bảng 4.5 thể hiện tình hình mà HTX thực hiện dịch vụ theo các khâu, bảng 4.6 cho ta thấy tình hình HTX thực hiện theo loại hình dịch vụ. - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lộc- hải dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Bảng 4.5 thể hiện tình hình mà HTX thực hiện dịch vụ theo các khâu, bảng 4.6 cho ta thấy tình hình HTX thực hiện theo loại hình dịch vụ (Trang 68)
Bảng 4.5: Mức đảm nhiệm khâu dịch vụ của một số HTXDVNN - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lộc- hải dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Bảng 4.5 Mức đảm nhiệm khâu dịch vụ của một số HTXDVNN (Trang 69)
Bảng   4.6:   Mức   đảm   nhiệm   dịch   vụ   theo   loại   hình   dịch   vụ   của   một   số HTXDVNN - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lộc- hải dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa
ng 4.6: Mức đảm nhiệm dịch vụ theo loại hình dịch vụ của một số HTXDVNN (Trang 70)
Bảng 4.7: Kết quả kinh doanh theo loại dịch vụ của một số HTX điều tra                                Đơn vị tính: triệu đồng - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lộc- hải dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Bảng 4.7 Kết quả kinh doanh theo loại dịch vụ của một số HTX điều tra Đơn vị tính: triệu đồng (Trang 73)
Bảng 4.8: Kết quả sử dụng tài sản tại một số HTX điều tra - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lộc- hải dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Bảng 4.8 Kết quả sử dụng tài sản tại một số HTX điều tra (Trang 75)
Bảng 4.9: Kết quả hoạt động dịch vụ của một số HTX - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lộc- hải dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Bảng 4.9 Kết quả hoạt động dịch vụ của một số HTX (Trang 76)
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh doanh các dịch vụ và hiệu quả sử dụng tài sản của các HTX điều tra qua các năm (2007- 2009) - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lộc- hải dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Bảng 4.10 Hiệu quả kinh doanh các dịch vụ và hiệu quả sử dụng tài sản của các HTX điều tra qua các năm (2007- 2009) (Trang 77)
Bảng 4.11: Đánh giá của hộ về giá cả dịch  vụ HTX cung ứng - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lộc- hải dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Bảng 4.11 Đánh giá của hộ về giá cả dịch vụ HTX cung ứng (Trang 80)
Bảng 4.12: Ý kiến đánh giá của hộ nông dân về chất lượng dịch vụ mà HTX cung ứng phục vụ (tại các HTX điều tra- một số dịch vụ cơ bản) - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lộc- hải dương trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Bảng 4.12 Ý kiến đánh giá của hộ nông dân về chất lượng dịch vụ mà HTX cung ứng phục vụ (tại các HTX điều tra- một số dịch vụ cơ bản) (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w