Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 1Bảng 2.1 : Cơ cấu lao động Việt nam theo ngành kinh tế quốc dân năm 2006Bảng 2.2: Cơ cấu lao động Việt nam theo thành phần kinh tế năm 2006Bảng 2.3: Bảng cơ cấu lực lượng lao động phân chia theo trình độ văn
hóa phổ thông và khu vực thành thị nông thôn năm 2006Bảng 2.4 : Trình độ văn hóa phân theo vùng lãnh thổ
Bảng 2.5 : Tỉ lệ biết chữ của phụ nữ Việt nam
Bảng 2.6: Thành tựu giáo dục của phụ nữ Việt Nam năm 2006
Bảng 2.7 : Bảng số liệu phân chia trình độ chuyên môn kỹ thuật theo
khu vực nông thôn và thành thị
Bảng 2.8: Bảng phân chia trình độ CMKT theo vùng
Bảng 2.9 :Bảng sô liệu thống kê trình độ CMKT của lực lượng lao động
Việt nam phân theo giới tính
Bảng 2.10 : Chỉ số phát triển con người Việt Nam trong những năm qua
Bảng 2.11 : Chỉ tiêu nhân lực Việt nam 2007
Bảng 3.1:Cơ cấu cầu lao động năm 2020
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài: Việt nam đang trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước Đó là sự nghiệp to lớn của toàn Đảng toàn dân
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Để hoànthành được sự nghiệp đó đòi hỏi chúng ta phải huy động và sử dụng cóhiệu quả mọi nguồn lực xã hội Đặc biệt là nguồn lực về con người vì nhân
tố con người không những là chủ thể của sản xuất xã hội mà còn là trungtâm của mọi sự phát triển xã hội Chính vì vai trò to lớn đó nên trong nhiềunăm qua Đảng và chính phủ đã luôn coi sự phát triển của nguồn nhân lực làquốc sách hàng đầu, là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến thắng lợi của cả
sự nghiệp
Với vai trò quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực đối với sựnghiệp của dân tộc, Trong những năm qua, nước ta đã không ngừng nỗ lựcnhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và đến nay chúng ta đã thuđược nhiều thành công đáng khích lệ về công tác nâng cao sức khỏe, trình
độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, bộphận nòng cốt sản xuất ra giá trị cho toàn xã hội
Tuy nhiên với thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay đang tồntại nhiều bất cập như vấn đề thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và lạchậu trong cơ cấu….Nhất là bất cập trong vấn đề chất lượng giáo dục đàotạo Chính thực trạng trên đặt ra cho chúng ta bài toán nguồn nhân lực vẫnchưa có lời giải trong nhiều năm qua
Hơn nữa, Việt nam đang trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới,tạo ra cho chúng ta nhiều cơ hội thực sự để phát triển nhanh nền kinh tế.Một trong những lợi thế của chúng ta là việc chúng ta hoàn toàn có thể tậndụng sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến nước ngoài vào lĩnhvực sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội Chính việc tậndụng lợi thế của nước đi sau là một trong những điều kiện cho phép chúng
Trang 3ta công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo kiểu “rút ngắn” Để thực hiện tốt việcnày thì yêu cầu tất yếu đặt ra là chúng ta phải có một đội ngũ công nhân,quản lý đủ năng lực để có thể làm chủ được khoa học công nghệ áp dụngtrong quản lý cũng như sản xuất Trước yêu cầu thực tế đặt ra như vậy thì
rõ ràng hơn lúc nào hết, yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đang làyêu cầu cầu bức thiết mà nếu chúng ta không có chiến lược phù hợp và kịpthời để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sựthành công của cả sự nghiệp
Qua thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Việt nam hiện nay vànhững yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt
ra, chúng ta cũng có thể nhận thấy công tác nâng cao chất lượng nguồnnhân lực có vai trò vừa là chìa khóa cần thiết nhất, lại vừa là yếu tố mangtính đột phá trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển đất nước Nhận
thức được vị trí quan trọng này nên em đã chọn đề tài : “nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Qua bài nghiên cứu của mình em muốn nghiên cứu tìm hiểu thêm vềvai trò vị trí của nhân tố con người trong công cuộc phát triển đất nướccũng như đưa ra được một số giải pháp nhằm mục đích nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiêp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 4Kiến nghị, đưa ra các giải pháp mang tính định hướng nhằm tăng cương hiệu quả các chính sách của nhà nước trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu vấn đề chất lượng nguồn nhân lực ở việt nam hiệnnay(bộ phận dân số trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động) Vềmặt lý luận, chất lượng nguồn nhân lực là tổng hòa của ba yếu tố: thể lực,trí lực và phẩm chất của người lao động Tuy nhiên với hạn chế về thôngtin, thời gian cũng như trình độ nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sâu hơn
về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng về mặt thể lực và trí lực
4 Phương pháp nhiên cứu :
Sử dụng phương pháp: phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh,trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật Số liệu được sử dụngtrong đề tài là những số liệu do bản thân thu thập, tìm kiếm từ các nguồnthông tin tại cơ quan thực tập (Bộ Kế hoạch Đầu tư), các số liệu từ các Cục,các ngành hữu quan (Tổng cục Thống kê, Bộ Lao động Thương Binh và Xãhội…) cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng
5 Bố cục của đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Nguồn nhân lực và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực nước ta hiện nay Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt nam trong thời gian tới
Trang 5CHƯƠNG 1: NGUỒN NHÂN LỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
1.1. KHÁI NIỆM, CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam
từ 15-60, nữ từ 15 đến 55 tuổi) và có khả năng lao động Nguồn nhân lựcbao gồm cả những người đang tham gia lao động hoặc sẽ tham gia hoạtđộng kinh tế xã hội Như vậy ở đây bao gồm cả những người đang tham gialao động hoặc đang trong quá trình học tập, tìm kiếm việc làm…
Theo một cách tiếp cận rộng hơn thì nguồn nhân lực có thể hiểu lànguồn lực con người, là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, nó là một
bộ phận của dân số có vai trò tạo ra giá trị vật chất, văn hóa, dịch vụ cho xãhội Như vậy nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động,
có khả năng lao động không kể đến trạng thái là họ đang có hoặc khôngtham gia hoạt động kinh tế xã hội
Còn theo định nghĩa về nguồn nhân lực của Liên Hiệp Quốc: Nguồnnhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức của toàn bộ cuộc sống conngười thực hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trongmột cộng đồng
Như vậy theo cách hiểu định nghĩa của Việt nam có khác so với cáchđịnh nghĩa của Liên Hợp Quốc Chúng ta quy định nguồn nhân lực giới hạnbởi độ tuổi còn theo cách định nghĩa của Liên Hợp Quốc là cách tiếp cậnkhông quy định theo độ tuổi
1.1.2 Các thành phần cấu thành nguồn nhân lực
1.1.2.1 Lao động đang tham gia hoạt động kinh tế
Nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế (hay còn gọi là dân sốhoạt động kinh tế) là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
Trang 6động, có công ăn việc làm , đang hoạt động trong các ngành kinh tế vănhoá xã hội
1.1.2.2 Nguồn nhân lực dự trữ
- Nguồn nhân lực dự trữ là những người nằm trong độ tuổi laođộng nhưng vì lý do nào đó chưa tham gia hoạt động kinh tế Số người nàyđóng vai trò của một nguồn dự trữ về nhân lực cho xã hội Bao gồm :
Những người làm công việc nội trợ gia đình,
Những người đang tham gia học tập bao gồm những ngườitrong độ tuổi lao động nhưng đang trong thời gian học tập tạicác trường phổ thông, Đại học, Cao đẳng, các trường Trunghọc chuyên nghiệp và những người đang trong thời gian thamgia học nghề,
Những người đang trong thời gian hoàn thành nghĩa vụ quânsự
Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, những ngườitrong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp (có nghề hoặckhông có nghề) đang trong quá trình tìm việc làm
1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực:
Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm tổng hợp, bao gồmnhững nét đặc trưng về trạng thái thể lực, trí lực, đạo đức và phẩm chất Nóthể hiện trạng thái nhất định của nguồn nhân lực với tư cách vừa là mộtkhách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và cácquan hệ xã hội Các chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi hiện nay bao gồm chỉtiêu về sức khoẻ, giáo dục, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật
và chỉ tiêu tổng hợp HDI
1.1.3.1 Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khoẻ:
“ Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâmthần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật hay thương tật gì” (hiếnchương của tổ chức y tế thế giới ) Như vậy, sức khỏe là chỉ tiêu tổng hợp
Trang 7chỉ trạng thái thoải mái về thể chất và tinh thấn của con người Nói đến sứckhỏe không chỉ nói về vấn đê thể lực thể trạng của con người như sức dẻodai, thể trạng về bệnh tật…mà sức khỏe ở đây bao gồm cả những yếu tố vềtinh thần, tâm lý của con người mức độ thoải mái của con người về hoàncảnh sống, môi trường lao động và môi trường xã hội Các yếu tố cấu thànhsức khỏe có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Tâm lý và tinh thần con ngườitác động đến thể chất con người và ngược lại.
Sức khỏe nguồn nhân lực có tác động rất lớn đến năng suất lao độngcủa cá nhân đó khi tham gia hoạt động kinh tế cũng như chưa tham gia hoạtđộng kinh tế, trong học tập cũng như trong các công việc nội trợ của bộphận không tham gia hoạt động kinh tế, sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đếnkhả năng tiếp thu, khă năng sáng tạo trong công việc và trong học tập
Theo Bộ Y tế nước ta quy định sức khỏe có 3 loại
Sức khỏe loại A :Thể lực tốt, không mang bệnh tật gì
Sức khỏe loại B: Trung bình
Loại C : Là loại có thể lực yếu, không có khẳ năng lao động
Tuy nhiên theo khái niệm nguồn nhân lực của chúng ta thì nhóm sứckhỏe yếu và không có khẳ năng lao động không thuộc bộ phận của nguồnnhân lực
Để đánh giá sức khỏe nước ta hiện nay sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu thể lực chung: Đánh giá đơn thuần về thể lực con ngườinhư chiều cao, cân nặng, sức bền của con người
- Chỉ tiêu thị lực : Chia theo thang điểm 10, qua đó đánh giá về khảnăng nhìn của con người trên mức điểm quy định
- Chỉ tiêu tai mũi họng: Đánh giá khả năng nghe rõ, các loại bệnh tật
về tai, mũi, họng
- Chỉ tiêu đánh giá sức khỏe răng, hàm, mặt
- Chỉ tiêu Nội khoa
- Ngoại khoa
Trang 8- Thần kinh tâm thần
- Da liễu
1.1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá trình độ văn hoá:
Trình độ văn hóa của con người là sự hiểu biết của người đó đối vớinhững kiến thức phổ thông Trình độ văn hoá là khả năng về tri thức và kỹnăng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơngiản để duy trì cuộc sống Trình độ văn hoá được cung cấp qua hệ thốnggiáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời củamỗi cá nhân
Nói đến trình độ văn hóa của nguồn nhân lực, tức là nói đến trình độhiểu biết của người trong độ tuổi lao động về các kiến thức phổ thông về tựnhiên Xét về khía cạnh nào đấy, trình độ văn hóa thể hiện mặt bằng dân trícủa một quốc gia
Các chỉ tiêu đánh giá trình độ văn hóa nguồn nhân lực gồm các chỉtiêu định lượng về trình độ văn hóa trung bình của bộ phận dân số trong độtuổi lao động Bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Số người trong độ tuổi lao động biết chữ và chưa biết chữ
- Số năm đi học trung bình dân số từ 15 tuổi trở lên
- Số người trong độ tuổi lao động có trình độ tiểu học
- Số người trong độ tuổi lao động có trung học cơ sở
- Số người trong độ tuổi lao động có trình độ phổ thông
- Số người trong độ tuổi lao động có trình độ Đại học và trên Đại họcNhư vậy, trình độ văn hóa của người lao động là một chỉ tiêu quantrọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Nó là cơ sở kiến thức đầutiên để người lao động có khẳ năng nắm bắt được những kiến thức chuyênmôn kỹ thuật phục vu trong quá trình lao động sau này Nâng cao trình độvăn hóa có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển nguồn lực con ngườicủa cả quốc gia
1.1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Trang 9Trình độ chuyên môn : Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết và khả
năng thực hành về chuyên môn nào đó Trình độ chuyên môn của người laođộng thể hiện quá trình được đào tạo bởi hệ thống giáo dục đại học caođẳng và trung học chuyên nghiệp trong và ngoài nước Người có trình độchuyên môn là người có khả năng chỉ đạo quản lý trong một lĩnh vựcchuyên môn nhất định nào đó
Một số chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực:
- Tỷ lệ cán bộ không qua đào tạo
- Tỷ lệ cán bộ Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học
- Tỷ lệ cán bộ trên Đại học
Cũng như trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật của người lao độngthể hiện hiệu quả làm việc của người lao động Riêng trình độ kỹ thuật củangười lao động được dùng để chỉ trình độ của bộ phận lao động được đàotạo từ các trường kỹ thuật, các kiến thức được trang bị riêng về lĩnh vực kỹthuật nhất định, vì thế đặc trưng chỉ tiêu phản ánh của trình độ kỹ thuật củangười lao động được sử dụng nhiều nhất chính là chỉ tiêu “bậc thợ” Ngoài
ra còn một số chỉ tiêu thể hiện về số lượng trung bình những người côngtác riêng về lĩnh vực kỹ thuật như sau:
- Số lượng người lao động có qua đào tạo kỹ thuật và số lượng ngườilao động phổ thông
- Số người có bằng kỹ thuật và không có bằng kỹ thuật
- Trình độ tay nghề theo bậc thợ
Trong thực tế người ta thường gộp chung các chỉ tiêu đánh giá trình
độ chuyên môn và trình độ kỹ thuật của người lao động lại thành trình độchuyên môn kỹ thuật (CMKT) để đánh giá kiến thức và kỹ năng cần thiếtnhằm đảm đương chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghềnghiệp Qua đó các chỉ tiêu đánh giá tổng thể về trình độ CMKT thôngdụng là:
Trang 10- Thứ nhất:Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao độngđang làm việc Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khái quát về trình độ CMKTcủa quốc gia, của các vùng lãnh thổ
Phương pháp tính : % số lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc.
t lv đt =
l lv đt
đt: số lao động đang làm việc đã qua đào tạo
llv: số lao động đang làm việc
thứ hai, tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo được tính toán cho quốc
gia, vùng, ngành kinh tế dùng để xem cơ cấu này có cân đối với nhu cầunhân lực của nền kinh tế ở từng giai đoạn phát triển
là % số lao động có trình độ cmkt theo bậc đào tạo so với tổng số laođộng đang làm việc:
đt: số lao động đang làm việc đã qua đào tạo
llv: số lao động đang làm việc
i : chỉ số các cấp được đào tạo
j: chỉ số vùng
llv
đtij: số lao động đang làm việc đã đào tạo bậc i ở vùng j
Trong thực tế, không phải tất cả các chỉ tiêu này đều có đủ cơ sở sốliệu thống kê để tính toán có những chỉ tiêu chỉ qua tổng điều tra mới có.Đây là một hạn chế của công tác thống kê nguồn nhân lực Để công tác
Trang 11thống kê, quản lý nguồn nhân lực có chất lượng cần sớm ban hành chínhthức hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
1.1.3.4 Sử dụng chỉ tiêu HDI:
Hiện nay thế giới dùng chỉ tiêu HDI ( Human Development Index)
để đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia trên baphương diện là mức độ phát triển kinh tế, giáo dục và y tế Theo giáo trìnhkinh tế phát triển ta có HDI được xác định bởi ba chỉ tiêu sau:
- GDP thực tế bình quân đầu người
- Kiến thức ( tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học của các cấpgiáo dục )
- Tuổi thọ bình quân:
Tuy chỉ tiêu HDI không phải là chỉ tiêu phản ánh riêng chất lượngcủa nguồn nhân lực một quốc gia Song đây là chỉ tiêu quan trọng được sửdụng rộng rãi trên thế giới để đo chất lượng con người nói chung, ưu điểmcủa chỉ tiêu HDI là thuận lợi trong việc so sánh quốc tế Qua đó một phầnphản ánh chất lượng nguồn nhân lực
1.1.3.5 Yếu tố về tinh thần, ý chí, phẩm chất đạo đức của nguồn
nhân lực
Ngoài các chỉ tiêu chúng ta có thể định lượng như trên thì vấn đềtinh thần, ý chí và phẩm chất đạo đức cũng là một trong những yếu tố đểđánh giá chất lượng một con người mà cụ thể là người lao động Tuy nhiênđây là những chỉ tiêu định tính chỉ dùng trong việc sử dụng, đánh giá sứcmạnh bên trong con người Tinh thần làm việc, phong cách làm việc có ảnhhưởng rất lớn đến chất lượng công việc đặc biệt là phong cách làm việc.Một thực tế hiện nay là những người có trình độ hiểu biết cao trường đikèm với tinh thần làm việc rất nghiêm túc, phong cách chuyên nghiệp, biếtquý trọng thời gian và chấp hành tốt kỷ luật tập thể Ngược lại những ngườikém hiểu biết thì lại chây ỳ trong công việc, làm việc không nghiêm túc vàhay vi phạm nội quy lao động Chính vì thế những chỉ tiêu định tính trên có
Trang 12ảnh hưởng lớn đến chất lượng người lao động trên phương diện ý thức củangười lao động đối với công việc Ngoài ra các yếu tố về truyền thống dântộc bảo vệ tổ quốc, truyền thống văn hóa của dân tộc cũng là nhữngphương diện giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về chất lượng nguồnlực con người
1.1.4 Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực 1.1.4.1 Biến đổi kinh tế xã hội:
Chất lượng nguồn nhân lực bị chi phối nhiểu bởi các nhân tố kinh tế
xã hội, tăng trưởng là nhân tố quan trọng tác động trên nhiều phương diện.Trước hết nó trực tiếp cải thiện đời sống của người dân Qua tăng trưởng vàphát triển kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống mà trước hết là chất lượngdinh dưỡng được nâng cao hơn, người dân được hưởng tốt hơn các dịch vụgiáo dục cũng như chăm sóc sức khỏe Từ việc chất lượng cuộc sống đượcnâng cao, các dịch vụ chăm sóc được quan tâm hơn làm cho con ngườikhông những được cải thiện hơn về tình hình sức khỏe và còn nâng caođược trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật của mình.Qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần vào công cuộc pháttriển con người
Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế còn làm tăng tiết kiệm, tăng đầu tưtrong nước, qua đó tạo ra được nhiều việc làm mới cho người lao động,giảm tỷ lệ thất nghiệp và giảm bất bình đẳng xã hội
Tăng trưởng kinh tế không chỉ là “môi trường” mà còn là động lực
để thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Yêu cầu của phát triểnđặt ra là phải có những con người có thể lực tốt, trình độ văn hóa và chuyênmôn kỹ thuật tốt chính vì vậy để có thể phát triển nhanh và bền vững thìyêu cầu tất yếu là phải nâng cao chất lượng nhân tố con người, nhân tốquyết định tới quá trình sản xuất xã hội
Tuy nhiên các biến đổi xã hội cũng có nhiều mặt tiêu cực của nó,những biến đổi không có lợi đến môi trường sống, môi trường tự nhiên gây
Trang 13ô nhiễm, làm tăng bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động cũngnhư chất lượng cuộc sống người lao động.
Trang 141.1.4.2 Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe
Như ta đã biết, sức khỏe là vốn quý của mỗi con người Tình trạngsức khỏe có liên quan trực tiếp tới khả năng lao động cũng như năng suấtcủa người lao động Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của conngười trong đó chế độ dinh dưỡng cũng như sự phát triển của các dịch vụchăm sóc sức khỏe cho người dân giữ vị trí quan trọng Ngoài thể trạng từlúc được sinh ra là nền móng ban đầu thì chế độ dinh dưỡng trong suốtquãng đời là nhân tố quyết định đến thể lực Ăn uống hợp lý, đầy đủ khôngchỉ giúp con người ta có sức khỏe tốt mà khả năng phòng ngừa bệnh tậtcũng được nâng lên Bên cạnh đó dinh dưỡng đảm bảo là điều kiện khôngthể thiếu để phát triển trí não, thuận lợi cho học tập cũng như công việc.Qua đây ta cũng có thể thấy được chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng to lớnđến chất lượng nguồn nhân lực Và thực tế trên thế giới hiện nay, với bất cứquốc gia nào đều quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng và xem như là chiến lượctrọng điểm của cả quốc gia
Đi đôi với chế độ dinh dưỡng, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho ngườidân nói chung và người lao động nói riêng cũng đóng vai trò không kémphần quan trọng Sức khỏe tốt là trước hết con người phải có thể trạng tốt,tức là không có bệnh tật gì Để phòng ngừa được bệnh tật trong khi mỗichúng ta phải sống trong điều kiện ô nhiễm ngày càng tăng, thiên tai bệnhdịch hoành hành thì việc đảm bảo cho người lao động phòng chống đượcbệnh tật, phục hồi sức khỏe sau khi chữa trị bệnh là công việc khó khăn Đểlàm được điều này thì trước hết công tác chăm sóc sức khỏe người lao độngphải được quan tâm Tăng cường bảo vệ bảo hộ lao động khi tham gia sảnxuất, tăng cường công tác khám chữa bệnh cho người lao động và tăngcường chất lượng hệ thống y tế là nhân tố quan trọng để đảm bảo sức khỏecho người dân nói chung và người lao động nói riêng
1.1.4.3 Mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo:
Trang 15Giáo dục đào tạo là hoạt động nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cũngnhư nhân cách đạo đức cho mỗi con người Xét đến giáo dục đào tạo cũngnhư chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe ta không chỉ xét đến ảnhhưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực đơn thuần mà nó còn có ảnh hưởng sâurộng đến toàn bộ người dân của một quốc gia Trình độ văn hóa, chuyênmôn kỹ thuật không phải là sản phẩm của một giai đoạn học đơn thuần mà
nó là kết quả của cả một quá trình học tập kiến thức, rèn luyện từ khi bắtđầu bước vào ghế nhà trường Vì vậy giáo dục đào tạo không chỉ đào tạocho hiện tại mà nó là một nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lựccon người trong dài hạn
Mức độ phát triển của giáo dục đào tạo góp phần vào tăng trưởng.Dựa vào lý thuyết về tỷ suất lợi nhuận, các nhà nghiên cứu xác định được
tỷ suất lợi nhuận hoàn trả của giáo dục sau đầu tư, giáo dục góp phần vàotăng trưởng kinh tế thông qua cả tăng năng suất lao động của mỗi cá nhânnhờ nâng cao trình độ và quan điểm của họ lẫn tích luỹ kiến thức vai tròcủa giáo dục có thể được đánh giá qua tác động của nó đối với năng suấtlao động được tính toán bằng so sánh sự khác biệt giữa sản phẩm của một
cá nhân làm ra trong cùng một đơn vị thời gian trước và sau khi cá nhân đóđược học một khoá đào tạo với chi phí cho khoá đào tạo đó kết quả nàyđược gọi là tỷ suất lợi nhuận xã hội khi đầu tư vào giáo dục các nhànghiên cứu đã chứng minh tỷ suất lợi nhuận của giáo dục rất cao ở nhữngnước có thu nhập vừa và thấp
Mối liên hệ giữa nguồn vốn nhân lực với các nguồn vốn vật chấtđược thể hiện qua các thuyết tăng trưởng kinh tế, theo đó ta có trữ lượngvốn nhân lực tăng lên làm tăng giá trị lợi tức của máy móc, trữ lượng vốnvật chất tăng lại làm hiệu quả đầu tư vào giáo dục tăng, và đầu tư chungnếu không có sự hỗ trợ của giáo dục chỉ đóng vai trò không lớn đối vớităng trưởng kinh tế
Trang 16Không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ văn hóa,trình độ chuyên môn kỹ thuật…của người lao động mà việc phát triểngiáo dục còn có tác động lan tỏa sang các yếu tố khác nằm trong phạm vicác yếu tố có tác động đến chất lượng nguồn nhân lực
Phát triển giáo dục đào tạo có tác động tích cực tới chất lượng dinhdưỡng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhờ có hiểu biết, trình độ mà ngườilao động biết để tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân, bảo vệmình trong lao động để tránh những tai nạn lao động xảy ra và phòngngừa bệnh nghề nghiệp
“Không có một nước công nghiệp hóa giàu mạnh nào đạt tăngtrưởng có ý nghĩa trước khi hoàn thành phổ cập giáo dục trung học, hơnthế nữa sự thành công của các nước công nghiệp hòa mới như Hàn quốc,Singapore, Hồng kong, những nước có GDP tăng nhanh nhất trong nhữngnăm thập kỷ 70, đã đạt tỷ lệ biết chữ cao và phổ cập giáo dục trung họctrước khi có nền kinh tế của họ”(Báo cáo phát triển nguồn nhân lực củaUNDP) Qua đó ta có thể thấy được vị trí tiên phong của phát triển giáodục đào tạo trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, vai trò đó được thểhiện qua vai trò nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệpCNH-HĐH đất nước
Trang 171.1.4.4 Mức độ phát triển của thị trường lao động:
Ngoài yếu tố chất lượng dinh dưỡng cũng như chất lượng giáo dụcđào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực thì yếu tố môitrường lao động cũng có tác động không nhỏ tới việc tạo điều kiện chongười lao động sau khi đào tạo ra có cơ hội làm việc đúng với thực lực củamình, Tuy một người có sức khỏe tốt, có trình độ văn hóa và trình độchuyên môn cao nhưng nếu người đó không được làm việc đúng vớichuyên môn của mình, đúng với ngành nghề đào tạo của mình thì chấtlượng công việc mà anh ta hoàn thành không được như mong muốn Năngsuất lao động trung bình của một đất nước không thể cao nếu trong nềnkinh tế tình trạng làm việc trái ngành trái nghề vẫn tồn tại với tỷ lệ lớn Thịtrường lao động tạo ra cho người lao động cơ hội để tìm kiếm việc làmthích hợp, tạo môi trường cho con người ta phát huy hết khả năng trong laođộng, phát huy tính chủ động sáng tạo của mỗi người Vì thế xét đến cácyếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực chúng ta phải xét đến vaitrò ảnh hưởng của thị trường lao động cũng giống như là nhân tố có ảnhhưởng trực tiếp
1.1.4.5 Các chính sách của nhà nước về nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực
Trang 18Bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực nhưchúng ta đã phân tích ở trên thì các chính sách của Đảng và nhà nước cũng
có tác động đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trước yêu cầucủa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì mỗi quốc gia phải xâydựng cho mình những chiến lược hợp lý nhằm nâng cao chất lượng nguồnnhân lực Việc đề ra các chính sách để cụ thể hóa mục tiêu cảu chiến lượcquyết định đến việc có thực hiện được mục tiêu đó hay không? Bởi thế chấtlượng nguồn nhân lực phụ thuộc nhiều vào các chính sách nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực Trong đó quan trọng nhất là các chính sách hỗ trợphát triển giáo dục đào tạo, các chính sách về việc làm, thất nghiệp, cácchính sách về nâng cao sức khỏe người lao động, an toàn lao động Quacác chính sách đó Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu về vấn đề phát triểnbền vững con người Nâng cao sức khỏe người lao động, nâng cao trình độvăn hóa cũng như trình độ chuyăn môn kỹ thuật cũng như tinh thần ý chíngười lao động, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đápứng cho yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước
1.2 VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
1.2.1 Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
Quan niệm về công nghiệp hoá-hiện đại hoá:
Công nghiệp hóa quá trình là quá trình phát triển công nghiệp và
chuyển những đặc tính sản xuất công nghiệp vào trong toàn bộ các lĩnh vựccủa đời sống xã hội Nói một cách ngắn gọn thì CNH-HĐH là quá trìnhphát triển công nghiệp, sự phát triển đó có ý nghĩa lan tỏa sang các nghành,lĩnh vực khác để cùng thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển CNH-HĐHtrên cơ sở trang bị kỹ thuật hiện đại cho toàn bộ nền kinh tế nhằm tạo năngsuất lao động xã hội cao
Theo tổ chức Công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) địnhnghĩa: “Công nghiệp hóa là một quá trình phát triển kinh tế trong đó một bộ
Trang 19phận ngày càng tăng các nguồn lực của cải quốc dân được động viên đểphát triển cơ cấu kinh tế đa ngành công nghiệp trong nước với kỹ thuậthiện đại Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luônthay đổi để sản xuất ra tư liệu sản xuất và hàng hóa tiêu dùng, có khả năngđảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới
sự trang bị về kinh tế xã hội”
Tuy hai định nghĩa là hai cách diễn đạt khác nhau, song về nội dungthực chất là tương tự nhau, nó hàm ý quá trình chuyển từ lao động sản xuấtthủ công là chính sang lao động có kỹ thuật với trình độ kỹ thuật tiên tiến,tạo ra năng suất lao động xã hội cao Sự phát triển này có tính chất lan tỏatrước hết từ công nghiệp tới các ngành có mối quan hệ trực tiếp (mối quan
hệ xuôi và quan hệ ngược) Sau đó lan tỏa ra mọi lĩnh vực của đời sống xãhội Xét trên góc độ dịch chuyển cơ cấu thì công nghiệp hòa là quá trìnhdịch chuyển cơ cấu kinh tế từ cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng chínhsang cơ cấu phát triển công nghiệp dịch vụ, trong đó công nghiệp đóng vaitrò quan trọng, chủ đạo, tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọngnông nghiệp Trên cơ sở đưa máy móc thiết bị hiện đại vào tất cả các ngànhnhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, sử dụng phát huy lợi thế củatừng vùng và của cả đất nước
Như vậy công nghiệp hóa không đơn thuần chỉ là quá trình chuyểnbiến kỹ thuật mà còn là quá trình cải biến thể chế và cấu trúc của nền kinh
tế Nếu như nền kinh tế nông nghiệp nông thôn cổ truyền vận động và pháttriển trong khuôn khổ tự cung tự cấp, khép kín với sự thống trị của cácquan hệ trao đổi hiện vật trực tiếp thì trong nền kinh tế dựa trên nền tảngđại công nghiệp, cơ chế vận phải là một cơ chế mang tính xã hội hóa cao vàphổ biến rộng rãi các quan hệ trao đổi sản phẩm của lao động Theo logicnày thì Công nghiệp hóa chính là quá trình cải biến hệ thống thể chế và cơchế kinh tế, từ nền kinh tế hiện vật khép kín, tự cung tự cấp sang nền kinh
tế thì trường dựa trên sự phân công lao động xã hội phát triển mạnh mẽ
Trang 20“Hiện đại hóa là quá trình mà nhờ đó các nước đang phát triển tìm được cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và cũng cố xã hội nhằm đạt tới một trình độ phát triển cao
về khoa học, công nghệ, sự thình vượng về kinh tế và công bằng xã hội”
(CNH-HĐH Việt nam, lý luận và thực tiễn) Qua định nghĩa trên ta thấyrằng Hiện đại hóa chính là mục đích và vừa là phương tiện của công nghiệphóa đất nước Tuy hiện đại hóa chưa phải là tất cả các mặt cần đạt của mộtnền kinh tế, song nó là những đặc điểm mà một xã hội muốn đạt đến khithực hiện công nghiệp hóa (ở đây ta xét trên góc độ kinh tế, kỹ thuật)
Về phương diện cơ cấu kinh tế thì hiện đại hóa gắn liền với quá trìnhtăng dần tỷ trọng các ngành có hàm lượng công nghệ cao, giảm dần cácngành sử dụng nhiều lao động, đổi mới dần phương thức sản xuất theohướng áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý tiên tiến Làmcho năng suất lao động tăng lên, nâng cao từng bước trình độ sản xuất xãhội
Trên góc độ phát triển kinh tế bền vững thì CNH-HĐH là quá trìnhphát triển hài hòa cả kinh tế- chính trị- xã hội nhằm đảm bảo được sự pháttriển năng động, có hiệu quả và bền vững Sự phát triển của công nghiệplan tỏa sang các ngành khác chính là bản chất của quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Không những phải cải tiến hoạt động sản xuấttrong công nghiệp mà phải hiện đại hóa nền sản xuất xã hội bao gồm sảnxuất nông nghiệp nông thôn, trong ngành dịch vụ…
Công nghiệp hoá-hiện đại hoá rút ngắn của Việt nam:
Theo đại hội Trung ương đảng lần thứ 10 cho rằng : “CNH, HĐH làquá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh,dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính,sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phươngtiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công
Trang 21nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hộicao”
Công nghiệp hoá-hiện đại hoá rút ngắn theo định hướng xã hội chủnghĩa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh do con người Việt nam tạo ra,thực hiện trong môi trường hội nhập và dựa vào phát huy tối đa nội lực vàchủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Theo nguyên tắc này chúng ta phải phát huy các lợi thế sẵn có, đồngthời phải thường xuyên và tích cực tạo lập các lợi thế phát triển mới.Không ngừng tăng cường tiềm lực quốc gia và năng cao sức cạnh tranh củanền kinh tế Bên cạnh đó chúng ta phải xây dựng hệ thống phòng ngừa rủi
ro hội nhập, đây cũng là một trong các nội dung chính của quá trình HĐH đất nước
CNH-1.2.2 Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với phát triển kinh tế xã hội:
Như ta đã biết, quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá là quá trìnhlàm biến đổi về chất lực lượng sản xuất và là quá trình xã hội hoá nền sảnxuất Nhờ đó mà năng suất lao động xã hội tăng lên cao góp phần ổn định
và nâng cao đời sống nhân dân và tích luỹ cho nền kinh tế, nhờ đó mà nềnkinh tế tăng trưởng và phát triển Nhờ quá trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá mà chúng ta tạo ra được những cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệhiện đại làm cơ sở kinh tế vững chắc cho việc xây dựng, củng cố và pháthuy vai trò kinh tế của Nhà nước
Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trìnhthực hiện phân công lại lao động xã hội, phân vùng kinh tế theo hướngchuyên môn hoá sản xuất, làm cho nền sản xuất xã hội phát triển đồng đềukhắp mọi miền và mọi vùng Từ đó tạo tiền đề xoá bỏ sự bất bình đẳng vềkinh tế giữa đồng bào các dân tộc, giữa thành thị và nông thôn
Trang 22Xét trên phương diện vĩ mô chúng ta có thể thấy được vai trò to lớn của CNH-HĐH thể hiện ở các mặt sau:
1.2.2.1 CNH- HĐH đất nước gắn liền với quá trình đô thị hóa
Quá trình CNH- HĐH đất nước tất yếu gắn liền với việc đô thị hóa.CNH- HĐH đất nước thúc đẩy quá trình phân bố lại dân cư trên cả nước
Sự phát triển của ngành công nghiệp lan tỏa sang các ngành khác và tớimọi lĩnh vực của đời sống xã hội và sự phát triển này tất yếu dẫn đến việcthu hút thêm một lực lượng lao động đông đảo làm việc cho các ngành sảnxuất của xã hội Khi mà sản xuất phát triển, quy mô sản xuất được mở rộngthì các doanh nghiệp sẽ tăng nhu cầu lao động, lao động thành phố không
đủ đáp ứng về số lượng dẫn đến việc phải thu hút lao động nông thôn rathành thị để làm việc Sự di chuyển cơ học này yêu cầu các thành thị phải
mở rộng hơn về quy mô diện tích cũng như các dịch vụ kèm theo Vì thếđối với các đô thị cũ tất yếu phải phát triển
Bên cạnh đó CNH- HĐH hình thành nên những khu công nghiệpmới với lực lượng lao động lên tới hàng nghìn nhân công Khi mà diện tíchđất ở các thành phố không đủ để phục vụ cho nhu cầu mở rộng sản xuất củacác doanh nghiệp thì một xu hướng mới là đưa các khu công nghiệp này ravùng ngoại ô, vùng nông thôn Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc tạocông ăn việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, hơn thế nữa, việc xâydựng các khu công nghiệp tại các vung ngoại ô diễn ra quá trình đô thị hóa,đời sống người lao động tại đó không những được nâng cao, không nhữngchỉ của những người trực tiếp làm việc trong các nhà máy mà việc phụcphụ cuộc sống của các công nhân này dẫn đến việc các ngành dịch vụ pháttriển mạnh Giao thông được cải thiện, cơ sở hạ tầng không ngừng đượcnâng cấp Dần dần sẽ hình thành nên những đô thị mới Góp phần vào quátrình đô thị hóa của cả nước
Như vậy CNH-HĐH có ý nghĩa rất lớn tới việc đô thị hóa trong cảnước, tuy quá trình đô thị hóa vẫn tồn tại nhiều mặt tiêu cực của nó song về
Trang 23cơ bản đây chính là trang bị cơ sở hạ tầng vật chất cho xã hội, nâng caomức sống và các dịch vụ xã hội cho người dân
1.2.2.2 CNH- HĐH đất nước thúc đẩy các mối liên kết trong nền
cả cho ngành chế biến thực phẩm và cho các hộ gia đình Một sự thay đổitrong cầu đối với phở sẽ ảnh hưởng đến cả ngành chế biến thực phẩm vàngành sản xuất gạo Ngoài ra các ngành trong nền kinh tế còn có cả mốiquan hệ dọc ngang khi ta xét trên phương diện cơ cấu quản lý Gắn kết cácmối quan hệ dọc ngang này có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện mục tiêuchung của cả nền kinh tế
Cùng tham gia sản xuất kinh doanh trong một nền kinh tế tất yếu cácngành phải có mối gắn kết chặt chẽ lẫn nhau Như vậy sự phát triển củamột ngành có quan hệ chặt chẽ với một tập hợp các ngành Cơ cấu kinh tếhợp lý là cơ cấu kinh tế trong đó phát triển tập hợp ngành chủ đạo có ýnghĩa đầu tàu kéo các ngành khác phát triển, và CNH-HĐH càng có ýnghĩa hơn khi con tàu của nền kinh tế đạt được sự thống nhất, gắn kết giữacác ngành, giữa ngành chủ đạo và ngành phụ trợ
CNH- HĐH trước hết phải ưu tiên phát triển công nghiệp Chính cácmối liên kết này là cơ sở của sự phát triển lan tỏa từ công nghiệp sang các
Trang 24ngành khác, cả các ngành có mối liên kết xuôi và liên kết ngược với ngànhcông nghiệp Các ngành cung cấp đầu vào cho công nghiệp cũng như cácngành tiêu thụ sản phẩm đầu ra đều từ đó mà có cơ hội phát triển Như vậycông nghiệp hóa có vai trò thúc đẩy các mối liên kết trong nền kinh tế
1.2.2.3 Công nghiệp hóa là con đường cơ bản để nâng cao khả
năng cạnh tranh của nền kinh tế:
Sức cạnh tranh của một nền kinh tế là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giátrên nhiều khía cạnh của cả nền kinh tế, nó không chỉ bao gồm các yếu tố
vĩ mô như các chính sách của chính phủ, nền tài chính của quốc gia… màđây là tập hợp các chỉ tiêu định tính và định lượng khác nhau Vì vậy nângcao sức cạnh tranh của cả nền kinh tế là việc khó khăn và mất nhiều thờigian cũng như nguồn lực xã hội
Theo cách tiếp cận của “diễn đàn kinh tế thế giới” thì tập hợp các chỉtiêu đánh giá sức cạnh tranh ở đây bao gồm 8 nhóm chỉ tiêu chính, trongmỗi nhóm chỉ tiêu phân ra thành nhiều chỉ tiêu cấp hai
Nhóm thứ nhất là nhóm các yếu tố đánh giá trên cơ sở toàn bộ nền
kinh tế vĩ mô
Nhóm thứ hai: Đánh giá dựa vào vai trò của chính phủ trong việc can
thiệp vào nền kinh tế, bao gồm các chính sách hỗ trợ, tạo môi trường cạnhtranh thuận lợi
Nhóm thứ ba: Đánh giá dựa trên tập hợp các chỉ tiêu về toàn bộ nền
tài chính quốc gia Về tính minh bạch của thị trường tài chính, sự phát triểncủa các dịch vụ tài chính, tín dụng, cho vay…
Nhóm thứ tư: Trình độ về khoa học công nghệ của nền sản xuất.
Năng suất sản xuất của cả nền kinh tế cũng như năng suất nghiên cứu khoahọc công nghệ mới áp dụng vào sản xuất
Nhóm thứ năm: Đánh giá trên phương diện tham gia thị trường
thương mại quốc tế, về đầu tư trong nước ra nước ngoài và ngược lại
Trang 25Nhóm sáu: Đánh giá về trình độ nguồn nhân lực, bao gồm đánh giá
theo các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực: về thể lực, trí lực,trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất đạo đức…
Nhóm thứ bảy: Đánh giá về trình độ quản lý của bộ phận quản lý sản
xuất cũng như kinh doanh
Nhóm thứ tám: Đánh giá về cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, cơ sở hạ
tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mỗi quốc gia
Qua tám nhóm chỉ tiêu trên ta có thể thấy rằng sức cạnh tranh củanền kinh tế là tổng hợp các yếu tố vĩ mô cũng như vi mô Đánh giá trênmọi nguồn lực có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh chung của nềnkinh tế Trong đó chất lượng nguồn nhân lực được xem là yếu tố quantrọng nhất
CNH- HĐH đất nước là sự nghiệp toàn diện, nhờ vào sự lan tỏa củanền sản xuất công nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất của toàn xã hội,hiện đại hóa sản xuất trong tất cả các ngành kinh tế, phát triển mạnh khuvực công nghiệp dịch vụ… Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo tiền đề vậtchất xây dựng nền kinh tế dân tộc tự chủ làm cơ sở vững chắc thực hiện sựphân công và hợp tác kinh tế Quốc tế Tóm lại, CNH- HĐH đất nước có vaitrò hết sức to lớn , quyết định đến vấn đề sức cạnh tranh của nền kinh tế
Trang 261.2.2.4 Công nghiệp hóa-hiện đại hóa góp phần giải quyết các vấn
đề kinh tế xã hội khác:
Quá trình CNH-HĐH là quá trình thực hiện phân công lao động xãhội, phân vùng kinh tế theo hướng chuyên môn hóa sản xuất, làm cho nềnkinh tế phát triển một cách toàn diện Bên cạnh đó CNH-HĐH còn gópphần giải quyết được các vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế xãhội Đầu tiên là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đến vấn đề giải quyết công ănviệc làm cho người lao động, cải thiện tình trạng bất bình đẳng trong xãhội, giảm nghèo đói, tạo điều kiện quan tâm tới giáo dục đào tạo và chấtlượng cuộc sống
Ngoài ra trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, công nghiệp hoá, hiệnđại hoá tạo điều kiện cho việc tăng cường, củng cố và hiện đại hoá nềnquốc phòng và an ninh nhân dân
1.2.3 Vai trò của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Nhân tố “con người” luôn được xem là yếu tố quyết định của sảnxuất, là yếu tố hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước Kết hợp hài hòa giữa mục tiêu kinh tế và xã hội, đặt con người vào vịtrí trung tâm, phát triển nguồn nhân lực nhằm khơi dậy và khai thác mọitiềm năng của từng con người để con người có thể tham gia tốt nhất vàoxây dựng đất nước
Kết quả của quá trình CNH, HĐH ngày nay phụ thuộc chủ yếu vàochất lượng nguồn lực con người do đó nó đòi hỏi rất cao về những năng lực
và phẩm chất cần thiết nhất là trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật củangười lao động
CNH, HĐH ngày nay đang chuyển từ chỗ chủ yếu khai thác nguồnlực tự nhiên và lao động cơ bắp sang khai thác phổ biến nguồn lao động trítuệ, “ lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự pháttriển nhanh và bền vững”
Trang 27Với những vị trí quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực nhưvậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa có ý nghĩa giải quyếtđược những bất cập còn tồn tại về nguồn lực con người ở mỗi quốc gia,vừa là con đường cơ bản nhất để thực hiện CNH-HĐH thành công, lại vừa
là giải pháp mang tính chất đột phá trong cuộc chạy đua phát triển đất nướcgiữa các nước trên thế giới
1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
1.3.1 Xuất phát từ vai trò của nguồn nhân lực-Yếu tố quyết định của sản xuất
Để biết rõ hơn về vai trò của nguồn lực trong sản xuất, ta phải xéttrong mối tương quan với các nguồn lực vật chất khác Vai trò của conngười được thể hiện qua vai trò của lực lượng sản xuất( trong mối liên hệcủa lực lượng sản xuất với tư liệu sản xuất…) Lực lượng sản xuất là lựclương do xã hội tạo ra để cải cải tạo tự nhiên, cải tạo thế giới, là biểu hiệncủa trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong những giai đoạn lịch
sử nhất định Như vậy trong lực lượng sản xuất , con người đứng vị trí vừa
là chủ thể tích cực sáng tạo và quyết định nhất Như Mác từng nói : “Trongtất cả những công cụ sản xuất thì lực lượng sản xuất hùng mạnh nhất là bảnthân giai cấp cách mạng” Như vậy Mac đã khẳng định con người là nhân
tố có vai trò to lớn nhất, quyết định nhất trong lực lượng sản xuất Cụ thểcon người bằng trí lực và trí tuệ của mình chế tạo ra công cụ lao động vàdùng công cụ đó tác động vào tự nhiên để tạo ra những sản phẩm vật chấtnhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội
Tuy trong lực lượng sản xuất , công cụ lao động có vai trò khôngkém phần quan trọng, là thước đo sự chinh phục tự nhiên của con người,với mục đích tăng năng suất và giảm cường độ lao động con người đã sáng
Trang 28tạo ra chúng để nối dài khí quan và tăng sức mạnh cơ bắp của mình Trongthời đại CNH-HĐH , với máy móc thiểt bị hiện đại có thể sản xuất ra nhiềusản phẩm với chi phí hàm lượng lao động thấp, tuy nhiên nếu không có conngười sử dụng vận hành thì chúng cũng trở thành vô ích Khoa học tưởngchừng như đã làm lưu mờ vai trò của nhân tố con người trong lực lượngsản xuất và đang trở thành một lực lượng độc lập có xu hướng quyết địnhvận mệnh của loài người Nhưng thực chất không phải vậy, dù khoa học cóvai trò to lớn đến thế nào đi chăng nữa thì cũng không thoát khỏi “bàn taytrí tuệ” của con người Khoa học chẳng bao giờ là yếu tố độc lập cả, nócũng chỉ là sản phẩm của con người
Như vậy nhân tố con người và khoa học công nghệ có vai trò quyếtđịnh trong quá trình sản xuất xã hội, xét cho cùng khoa học cũng chỉ là sảnphẩm của con người, vì thế con người mới chính là yếu tố quyết định nhấtcủa lực lượng sản xuất
Không chỉ ở góc độ lý luận mà trong thực tiễn đã chứng minh vai tròcủa nhân tố con người trong sản xuất Sự phát triển thần kỳ của một sốnước có nền kinh tế phát triển như Nhật, Mỹ đều dựa trên sự thành côngcủa công cuộc phát triển con người, tăng chất lượng nguồn nhân lực Họ đã
có những chính sách đúng đắn nhằm phát triển con người, nâng cao sứckhỏe, trí tuệ con người để nâng cao năng suất lao động Họ đã chú trọngđến vai trò tiên phong trong việc phát triển con người trước khi phát triểnnền kinh tế
Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là quá trình tất yếu
mà mỗi quốc gia đều phải thực hiện nhằm tiến lên một nền sản xuất hiệnđại, một nền kinh tế tri thức CNH-HĐH đòi hỏi tất yếu phải có lực lượngsản xuất đủ phát triển để hiện đại hóa sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh củanền kinh tế Chính vì thế nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điều kiệntiên quyết để CNH-HĐH thành công, nếu không chú trọng đến vấn đề nàythì không thể tiến hành CNH-HĐH đất nước
Trang 291.3.2 Xuất phát từ yêu cầu về nguồn nhân lực của quá trình CNH-HĐH:
Sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏingoài môi trường chính trị ổn định, phải có các nguồn lực cần thiết nhưnguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật,
vị trí địa lý và nguồn lực nước ngoài Các nguồn lực này tham gia vào quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng mức độ tác động vào vai trò củachúng đối với toàn bộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là khônggiống nhau, trong đó nguồn lực con người là yếu tố quyết định
Trong vấn đề nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Việt nam hiện nay, điều kiện mới đặt ra cho chúng
ta không chỉ phải có cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý để từ đó có tác động tíchcực cho việc phát triển kinh tế, không chỉ đòi hỏi về số lượng nguồn nhânlực đáp ứng cho nhu cầu sản xuất xã hội Ngoài những thứ đó thì vấn đềquan trọng nhất là chúng ta phải có nguồn nhân lực có chất lượng để đảmbảo cho nhu cầu tăng năng suất lao động xã hội trong điều kiện kinh tếmới Như vậy chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu tất yếu của chúng tahiện nay khi đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước
Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, khoa họccông nghệ kém phát triển, nguồn nhân lực lại đang trong tình trạng yếu vềchất lượng thì hơn lúc nào hết, yêu cầu của CNH-HĐH đặt ra là phải đẩynhanh công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, người lao động phải
có sức khỏe tốt, có trình độ tri thức và kỹ năng lao động cao để đáp ứngcho nhu cầu của nền kinh tế đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất : Sức khỏe là yêu cầu đầu tiên đối với người lao động.
trước hết người lao động phải có sức khỏe cơ thể với tư cách là điều kiệntiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, phương tiện thiết yếu chuyển tảitri thức vào hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất
Trang 30đồng thời trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ, hàm lượng trithức trong sản phẩm lao động chiếm tỷ trọng lớn thì yêu cầu về sức khỏetâm thần phải cao bởi nó là cơ sở của năng lực tư duy, sáng tạo.
Thứ hai : Thời kỳ CNH-HĐH đòi hỏi cao về trí lực người lao động
phải có năng lực thu thập và xử lý thông tin, khả năng sáng tạo, áp dụngnhững thành tựu của khoa học để sáng chế ra những kỹ thuật và công nghệtiên tiến, cũng như biến tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp thểhiện qua trình độ tay nghề, mức độ thành thạo chuyên môn nghề nghiệp ngoài ra người lao động phải có năng lực tham gia hoạch định chính sách,lựa chọn giải pháp và tổ chức thực hiện hơn thế nữa, trong xu thế toàn cầuhóa người lao động phải biết chủ động tham gia hội nhập quốc tế tất nhiêncác thành phần lao động khác nhau thì mức độ chuyên sâu của mỗi loạinăng lực cũng khác nhau nhưng để có được những năng lực đó, người laođộng nhất thiết phải có tri thức, kiến thức khoa học, vốn văn hóa được hìnhthành thông qua giáo dục đào tạo và làm việc trong đó vai trò của giáo dụcđào tạo là quan trọng nhất
Thứ ba: Ngoài những vấn đề đã nêu trên, CNH-HĐH còn đòi hỏi nguồn nhân lực phải có phẩm chất đạo đức tốt trong đó bao gồm cả văn
hóa lao động công nghiệp, văn hóa sinh thái
Tóm lại, với những vấn đề nêu trên chính sách nâng cao chất lượngnguồn nhân lực phải tạo ra một đội ngũ lao động có sức khỏe, trình độ vănhóa, chuyên môn kỹ thuật, năng lực phẩm chất đáp ứng được cơ cấu nhiềutrình độ là yêu cầu khách quan, điều kiện tiên quyết để thực hiện côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế toàn cầu hóa và kinh tế tri thức hiệnnay Vì vậy yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta hiện nay
là vấn đề tất yếu và cấp thiết, tăng cường công tác nâng cao chất lượngnguồn nhân lực chính là bước đi mang tính chiến lược cho phát triển đấtnước
Trang 311.3.3 Thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập.
Sau nhiều năm đổi mới, chất lượng nguồn nhân lực nước ta đã khôngngừng được nâng cao qua từng năm Đến nay nguồn nhân lực nước ta đã cómột bước chuyển biến đáng kể về sự say mê, sáng tạo trong lao động, tronghọc tập, góp phần tạo ra bộ mặt mới cho đất nước Tuy nhiên trước nhữngđòi hỏi của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước hiện nay, ở con người Việtnam vẫn bộc lộ nhiều yếu tố bất cập mà nếu chúng ta không giải quyếtđược thì đất nước ta không thể phát triển nhanh và bền vững được
Bất cập đầu tiên là về thể lực người lao động Việt nam Theo đánh
giá chung thì tầm vóc, thể lực của thanh niên, sinh viên và người lao độngViệt nan trong vòng hơn 20 năm nay đã có sự tăng trưởng đáng kể, songcòn xếp loại “thể lực yếu” của thế giới Chiều cao trung bình của người laođộng Việt nam đã tăng lên 3cm trong vòng 20 năm Ở lớp trẻ , nam giới cóchiều cao trung bình là 1.64m trong khi nữ giới là 1.54m Chiều cao củanam sinh viên từ 18 đến 20 tuổi là 164.57 đến 165.97cm Bên cạnh đó tỷ lệtrẻ em suy dinh dưỡng đang khá cao làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồnnhân lực trong tương lai Đánh giá tổng quan về sức khỏe người Việt namthì tình trạng sức khỏe của người dân ta đa số xếp loại trung bình của thếgiới, đặc biệt loại yếu còn khá cao, chiếm đến 21.5% dân số đối với ngườilớn
Điều này có nghĩa là về sức khỏe nguồn nhân lực Việt nam đang tồntại nhiều bất cập, nâng cao thể lực người lao động yêu cầu chúng ta phải
có những định hướng, chính sách nhà nước nhằm tăng cường nâng cao sứckhỏe cho người dân nói chung và người lao động nói riêng nếu không sẽ làrất khó khăn trong vấn đề đáp ứng nguồn vốn con người cho sự nghiệpCNH-HĐH đất nước
Bất cập thứ hai là về trí lực người lao động Việt nam Con người
Việt nam vốn thông minh hiếu học, Thế nhưng mặt bằng dân trí ở nước ta
Trang 32nhìn chung đang rất thấp Chúng ta không thể hoàn thành công nghiệp hóa,hiện đại hóa được đối với những con người có học vấn thấp được Với thờiđại “tri thức là sức mạnh, tri thức là sự giàu có” thì nguồn nhân lực nước talại yếu kém trong khâu thực hành, trong việc tiếp cận và làm quen với côngnghệ mới Điều này gây ảnh hưởng bất lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa ngày nay
Thực trạng giáo dục của chúng ta “đang trong vòng luẩn quẩn của sựsuy thoái” Do vậy nâng cao trí lực cho nguồn nhân lực trước hết phải tăngcường cải cách hệ thống giáo dục, “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàngđầu”, tăng cường công tác nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, nângcao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp…nhằm nâng cao trí lực cho người lao động
Bất cập thứ ba là sự suy thoái về phẩm chất người lao động cũng
như bộ máy cán bộ quản lý Để thực hiện thành công sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước yêu cầu đòi hỏi phải có những người vừa
có đức, vừa có tài Người cán bộ phải mẫu mực, có phẩm chất chính trịvững vàng, có niềm tin vững chắc váo sự thành công của sự nghiệp vĩ đại
Tuy vậy thực trạng nước ta hiện nay, bất cập trong việc phẩm chấtcủa người lao động nói chung và của cán bộ quản lý trong nền kinh tế xãhội nói riêng Sự xuống cấp về tư cách, phẩm chất đạo đức là mối đe dọanguy hiểm tới ý chí, tinh thần quyết tâm của toàn dân tích cực phát triểnkinh tế thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH nước nhà, điều này là rất nguyhiểm vì vai trò của sức mạnh, của niềm tin quần chúng cho sự nghiệp là vôcùng quan trọng
Bên cạnh đó thực trạng nạn tham nhũng không giảm trong các nămqua và nay đã trở thành quốc nạn Nếu không ngăn chặn kịp thời thì bất cập
sẽ ngày càng tăng thêm Trong khi nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả,năng suất lao động thấp thì một số cán bộ lãnh đạo lại rơi vào tha hóa, biếnchất, quan liêu, bao cấp… Chính thực trạng này đã dẫn đến việc đã khó
Trang 33khăn lại càng khó khăn hơn, là rào cản dẫn tới thành công của sự nghiệpdân giàu nước mạnh hiện nay
1.3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa của sự thành công, là giải pháp mang tính chất đột phá
Sự nghiệp CNH-HĐH yêu cầu chúng ta phải sử dụng tối ưu tất cảcác nguồn lực xã hội hiện có để có thể tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa ca nền kinh tế xã hội Các nguồn lực đó bao gồm nguồn nhân lực,nguồn lực tài chính, nguồn tài nguyên thiên nhiên…Tuy nhiên lý luận vềvai trò của nhân tố con người ở phần trước đã cho chúng ta thấy rằngnguồn lực con người có ý nghĩa quyết định Và vấn đề chất lượng nguồnnhân lực đóng vai trò là chìa khóa để chúng ta có thể hoàn thành sự nghiệpcủa mình, thiếu “chìa khóa” đồng nghĩa với việc chúng ta không thể đi tiếpđược con đường phát triển đất nước Như vậy nâng cao chất lượng nguồnnhân lực đầu tiên là điều kiện không thể thiếu để chúng ta thực hiện CNH-HĐH đất nước,
Trong hệ thống các nguồn lực xã hội, mỗi nguồn lực đều đóng gópmột phần quan trọng nhất định, thiếu vốn, thiếu khoa học công nghệ chúng
ta cũng không thể thực hiện mục tiêu của mình Các giải pháp đưa để pháttriển, sử dụng có hiệu quả cac nguồn lực này đều là những giải pháp có ýnghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước Tuy nhiên nguồn lựccon người là một nguồn lực đặc biệt, nó đặc biệt ở chỗ nâng cao chất lượngnguồn nhân lực không những chỉ trực tiếp nâng cao hiệu quả sản xuất củanền kinh tế, mà nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn có ý nghĩa gópphần vào việc phát huy các nguồn lực khác Sử dụng các nguồn lực khác cóhiệu quả hơn Vì vậy chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính
là con đường đi ngắn nhất để chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đạihóa thành công Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lựckhông những là giải pháp mang tính chất là “chìa khóa” của sự thành công
Trang 34mà nó còn là giải pháp có tính đột phá để chúng ta có thể tiến hành rút ngắnthời gian CNH-HĐH của mình
1.4 KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VỀ NÂNG VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
1.4.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia thành công trong việc đầu tư pháttriển nguồn nhân lực để từ đó phát triển kinh tế một cách nhanh chóng,vương lên trở thành cường quốc về kinh tế Có nhiều nét tương đồng vớiđặc điểm người lao động với Việt nam, Nhật Bản là quốc gia vốn chịu thiệthại nặng nề sau chiến trang thế giới thứ hai, đặc điểm nguồn nhân lực lúcbấy giờ cũng có nhiều bất lợi về hình thức, chiều cao cân nặng đều hạn chế.Tuy nhiên đến nay, với nhiều chiến lược phát triển nguồn nhân lực thànhcông, Nhật đã trở thành một cường quốc về kinh tế với nền sản xuất khoahọc công nghệ hiện đại, hiệu quả năng suất lao động thuộc loại cao nhất thếgiới (năng suất lao động bình quân xã hội, năng suất toàn dụng lao động)Các chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản là những kinhnghiệm quý báu cho chúng ta học tập
Điểm nổi bật nhất về người lao động Nhật Bản là kỷ luật lao độngcủa họ rất cao Điều này được thể hiện không chỉ trong lao động mà trongtất cả các mặt của sinh hoạt: họ luôn là những người có ý chí tiến thủ, hamhọc hỏi, tính kỷ luật cao và đặc biệt là lòng trung thành rất lớn
Nhật Bản hiện đang là nước đứng đầu thế giới về tốc độ nâng caochất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là trong chiến lược tăng thể lực củangười lao động Công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn đượcnhà nước Nhật Bản xem trọng hàng đầu và trong từng giai đoạn họ đều có
kế hoạch phát triển nguồn nhân lực rất cụ thể Chính vì thế mà đến naykhông những chiều cao cân nặng của giới trẻ Nhật bản được cải thiện rõ rệt
mà bên cạnh đó trí lực của người Nhật thuộc loại cao của thế giới, với trình
Trang 35độ chuyên môn kỹ thuật chất lượng cao, Nhật là nước đạt được phát triểnkinh tế rất nhanh nhờ phát huy được tối đa nguồn lực con người
Trong công tác giáo dục đào tạo Nhật là nước có chính sách phânđào tạo thành hai lĩnh vực rõ rệt là đào tạo tại chỗ và đào tạo ngoài xínghiệp Đặc biệt công tác vừa học vừa làm luôn được coi trọng hàng đầu
Đi làm vẫn phải không ngừng học tập nâng cao trình độ Điều này có ýnghĩa to lớn trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật người laođộng, luôn học hỏi và học những cái sát thực với nhu cầu thị trường, lạivừa tiết kiệm được chi phí cho giáo dục đào tạo vì đây là hình thức đào tạo
ít tốn kém nhất
Nhật thực hiện chính sách hỗ trợ tạo điều kiện phổ cập trình độ vănhóa bằng cách chỉ thu học phí đối với học sinh lớp 10 trở lên, còn từ lớp 1 đếnlớp 9 được miễn học phí Đây chính là chính sách giáo dục của Nhật nhằmkhuyến khích người dân đi học, qua đó nhằm nâng cao trình độ văn hóa chongười dân Bên cạnh đó các trường khối phổ thông trung học thường đượcgiảng dạy cùng trong hệ thống của trường đại học Phát triển mạnh hệ thốngđào tạo nghề chỉ trong một đến hai năm Nhờ có vậy Nhật luôn đáp ứng về cơbản nhu cầu sô lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực
Trong việc thực hiện đào tạo nhân lực chất lượng cao Nhật bản thựchiện chính sách giáo dục đào tạo liên kết với các trường Đại học nổi tiếngtrên thể giới mở các chi nhánh đào tạo tại chỗ nhằm mục đích đào tạo laođộng với trình độ cao, lại vừa tránh được hiện tượng chảy máu chất xám ranước khác, bên cạnh đó chính sách này vừa có ý nghĩa trong việc gắn đàotạo với thực trạng nhu cầu của nền kinh tế, không tách đào tạo với thực tếphát triển đất nước
Về môi trường lao động của Nhật bản, các công ty Nhật bản luônquan tâm đến vấn đề đời sống người lao động, luôn là những người trảcông xứng đáng nếu công nhân làm tốt công việc, chính sách này đã có tácđộng tích cực nâng cao tinh thần thi đua trong lao động sản xuất Cùng với
Trang 36chính sách trẻ hóa lực lượng lao động và giải quyết công ăn việc làm chongười thất nghiệp được đẩy mạnh nên tỷ lệ người thất nghiệp của Nhật bản
là tương đối thấp
Một đặc trưng của các công ty Nhật bản trong việc sử dụng lao động
là việc các công ty có quan hệ làm ăn lâu dài thường thực hiện chính sáchtrao đổi lao động với nhau Hiện tượng này gọi là “Suyko” Chính việc làmnày cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, giảm được hiệntượng lao động thất nghiệp tồn đọng trong một số công ty trong khi chỗkhác thì lại thiếu lao động
1.4.2 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc
Tiếp sau “sự thần kỳ Nhật Bản” về phát triển kinh tế, hiện nay HànQuốc đang là một biểu tượng mới của thế giới, góp phần đưa châu Á trởthành một trong những động lực của kinh tế thế giới
Thoát khỏi chiến trang với tình trạng đất nước bị tàn phá nặng nề, tàinguyên thiên nhiên khan hiếm, dân số đông và tình trạng thiếu lương thựcdiễn ra khắp cả nước Thế nhưng sau hơn 55 năm, đến nay Hàn Quốc đãthay đổi hoàn toàn diện mạo nền kinh tế cũng như văn hóa xã hội Là quốcgia có tên trong tổ chức OCED (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế -câu lạc bộ các nước giàu) và là nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới
Có được thành tựu to lớn trên, trong những năm qua Hàn Quốc đãbiết tận dụng mọi lợi thế, nguồn lực xã hội trong đó quan trọng nhất là việcHàn Quốc đã rất chú trọng đến việc xây dựng các chính sách phát triểnnguồn nhân lực Đến nay Hàn Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tếmạnh mẽ là nhờ có nguồn nhân lực tuyệt vời, đó là những người đã làmnên “phép màu của dòng sông Hàn” Mỗi năm, năng suất lao động tăng từ
10 đến 13%, cạnh tranh mạnh mẽ với môt số nước khác như Đài Loan,Nhật Bản và Xin-ga-po
Cụ thể trong chiến lược phát triển quốc gia, Hàn Quốc đặc biệt coitrọng vấn đề phát triển nguồn nhân lực, nhân tài để đẩy mạnh, phát triển
Trang 37sản xuất Bằng cách chú trọng tuyên truyền rộng rãi ý nghĩa và tầm quantrọng của chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nhân tài đối với sự nghiệp pháttriển đất nước và ngăn ngừa biểu hiện háo danh và thiển cận, chủ nghĩa cánhân, Hàn Quốc đã tạo được dấu ấn tư tưởng đối với học sinh, sinh viêntoàn quốc Chính phủ Hàn Quốc nhấn mạnh rằng: Trẻ em là một bộ phậnkhông thể tách rời khỏi nguồn tài năng trí tuệ, được coi là vốn quí nhất củaquốc gia Vì vậy, giáo dục năng khiếu là con đường tất yếu, duy nhất đểmột dân tộc, quốc gia sánh với thế giới
Trong quan điểm về đào tạo nguồn nhân lực, Hàn Quốc thực hiệntheo quan điểm là đào tạo không chỉ phải bồi dưỡng riêng cho một số cánhân mà phát hiện bồi dưỡng một lực lượng trẻ có năng lực cao Bởi lẽ, họhiểu là sự bình quân hóa trong giáo dục sẽ gây ra tác động tiêu cực, điềunày sẽ làm cho các học sinh có năng khiếu bị hoà đồng với các học sinhkhác Học sinh năng khiếu tại Hàn Quốc chỉ chiếm có 3%; vì vậy, HànQuốc ưu tiên cho những học sinh này được hưởng những điều kiện giáodục đặc biệt, thỏa mãn mọi nhu cầu thiết yếu của học sinh
Như vậy, trong đào tạo nguồn nhân lực, Hàn Quốc chú trọng đặc biệtvào công tác đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao Xây dựng hệ thốngmạng lưới đào tạo chất lượng cao, quy củ từ tuyển chọn, đào tạo, cơ sở vậtchất và nhân lực giáo viên
Trong cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực, Hàn Quốc đặc biệt chú trọngvào việc đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, đầu tư mạnh để pháttriển các tập đoàn công nghệ cao và các tập doàn xuyên quốc gia Minhchứng cho sự thành công của các chính sách này là việc kinh tế Hàn Quốckhông những phát triển nhanh, mà cũng đã thành công trong việc khắcphục nhanh cuộc khủng hoảng tài chính 1977-1978 nhanh chóng hơn sovới nhiều quốc gia châu Á khác
Đến nay, Hàn Quốc là nước có trình độ học vấn cũng như trình độchuyên môn kỹ thuật xếp loại cao của thế giới Tỷ lệ tốt nghiệp đại học, cao
Trang 38đẳng chiếm trên 40% dân số, xếp loại 3 của châu Á sau Nhật bản vàSingapore 97% lực lượng lao động trưởng thành của Hàn Quốc hoàn thànhchương trình giáo dục cơ sở, trung học và cao học Tỉ lệ thí sinh đỗ đại họcnhanh chóng tăng, đặt Hàn Quốc vào vị trí trên cả những nước phát triểnnhư Mỹ và Nhật Bản về trình độ giáo dục của nguồn nhân lực quốc gia
Như vậy, nhờ những đường lối đúng đắn trong việc hoạch định chiếnlược phát triển đất nước, phát triển con người, chỉ trong vòng “2 thế hệ”Hàn quốc từ một nước nghèo nhất châu Á trở thành nền kinh tế lớn thứ 11thế giới Kinh nghiệm của Hàn quốc về phát triển nguồn nhân lực là bàihọc quý báu cho chúng ta tham khảo, ứng dụng vào thực hiện sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.4.3 Một số bài học có thể áp dụng cho Việt nam
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là công việc quan trọng đối vớimọi quốc gia trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội Nó là công việc “đitrước” trong tiến trình CNH-HĐH đất nước Là nước đi sau chúng ta có lợithế trong việc học tập kinh nghiệm các nước đi trước trong việc ứng dụngthành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong sản xuất cũng nhưcác kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đây chính là điềukiện thuận lợi để chúng ta thực hiện rút ngắn thời gian CNH-HĐH đấtnước Những kinh nghiệm nước ngoài giúp chúng ta rút ra được những bàihọc có thể áp dụng cho Việt nam trong sự nghiệp phát triển đất nước
Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực là trọng tâm của quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước Đưa ra được các chiến lược nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực là vấn đề có ý nghĩa to lớn và cần được chú trọngnhất Trong đó việc đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là côngviệc đi đầu cần thực hiện trước các chiến lược khác Chỉ có thế chúng tamới có được nguồn nhân lực đáp ứng được cho nhu cầu của sự nghiệp tolớn Để làm được điều này trước hết chúng ta phải xây dựng được khungđịnh hướng thể chế hữu hiệu cho giáo dục đào tạo, coi trọng phát triển chất
Trang 39lượng giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng văn hóa người dân nóichung và người lao động nói riêng Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm củanước ngoài cho chúng ta bài học đầu tiên về tầm quan trọng của giáo dục
phổ thông Giáo dục phổ thông là công việc phải được quan tâm hàng đầu trong giai đoạn đầu, bên cạnh đó cũng phải chú trọng đến vấn đề dạy nghề
cho người lao động
Thứ hai: Định hướng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao
động trong thời kỳ đầu của công nghiệp hóa Đây là chính sách có ý nghĩatrong việc tăng việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng nguồnnhân lực góp phần vào tăng trưởng bền vững Để thực hiện điều này thì cácchính sách của nhà nước đưa ra phải chú trọng phát triển các doanh nghiệpnhỏ và vừa, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ Bởi vì ngoài tác dụngtạo việc làm với số lượng lớn thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn làm chonền kinh tế trở nên năng động hơn trước những thay đổi của thị trường.Ngoài ra các doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là hạt nhân của kinh tế nôngnghiệp nông thôn, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa còn góp phần nângcao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, giảm chênh lệch trình độ ngườilao động giữa nông thôn và thành thị
Thứ ba là trong các chính sách về thị trường lao động, trước hết nhà nước
phải quan tâm đến chế độ tiền lương cho người lao động, chỉ có đảm bảocho cuộc sống thì người lao động mới yên tâm trong lao động, bởi thế trướctiên họ phải có được thu nhập hợp lý để nâng cao mức sống bản thân đồngthời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách đào tạo và chính sáchtrong cơ cấu nền kinh tế, điều này làm cho việc đào tạo sát với thực tế, tănghiệu quả lao động của cả nền kinh tế
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ những nước đã có sự thành công
về phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướctrên thế giới như Nhật bản, Mỹ, các nước có nền kinh tế chuyển đổi ở châuÂu là những bài học quí báu cho chúng ta , là nước đi sau chúng ta có đủ
Trang 40điều kiện để rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Trong khi các nước châu Âu mất hơn 100 năm thì Hàn Quốc và một sốnước châu Á chỉ mất hơn 50 năm Học tập kinh nghiệm các nước đi trước,nắm bắt lợi thế về khoa học công nghệ thì sự nghiệp công nghiệp hóa hiệnđại hóa đất nước của chúng ta sẽ nhanh chóng hoàn thành