Khái quát về đặc điểm, tình hình nguồn nhân lực Việt nam hiện nay:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 41 - 45)

VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình nguồn nhân lực Việt nam hiện nay: hiện nay:

Nguồn nhân lực là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển của mọi nền kinh tế. Ở nước ta, đồng thời với sự phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, Trong nhiều năm qua với các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì tới nay nguồn nhân lực đã được cải thiện rất nhiều nhất là vấn đề trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Tuy nhiên với yêu cầu cảu sự nghiệp CNH thì rõ rang trong thời gian tới chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn đặt ra. Qua thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay chúng ta có thể thấy được những đặc điểm nổi bật của nguồn nhân lực Việt nam là:

Về số lượng nguồn nhân lực hiện nay chúng ta đang có một nguồn

lao động dồi dào trong dân cư, với kết cấu dân số tương đối trẻ và số người trong độ tuổi lao động chiến tỷ lệ khá cao, nguồn nhân lực nước ta hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng về số lượng cho thị trường lao động trong nước cũng như cho xuất khẩu lao động.

Tuy số lượng dồi dào, tốt độ tăng nhanh song tỷ lệ lao động được đào tạo kỹ thuật, chuyên môn vẫn còn thấp, phần lớn là lao động thủ công. Thực tế cho thấy, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn khá cao. Lao động giản đơn thủ công, nặng nhọc với năng suất thấp và điều kiện lao động thấp kém còn phổ biến. Năm 2006 cả nước vẫn còn đến gần hơn 29 triệu người lao động giản đơn, lao động chuyên môn kỹ thuật bậc trung trở lên chỉ chiếm khoảng 8%. Trong tổng số lao động có việc làm thì số người làm công tác quản lý chiếm chưa tới 1%, những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao cũng không nhiều, chủ yếu vẫn là công nhân lắp ráp, vận hành máy móc và lao động giản đơn.

Như vậy trong cơ cấu lao động thì tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn còn rất lớn, lao động thủ công giản đơn chiếm tỷ lệ quá cao làm cho

năng suất nền kinh tế trở nên rất thấp, chỉ phù hợp với việc phát triển các ngành nghề thủ công, lắp ráp giản đơn..không thích hợp cho phát triển công nghiệp vốn đang la ngành chủ đạo trong chiến lược phát triển đất nước

Về cơ cấu của nguồn nhân lực Việt Nam còn lạc hậu so với thế giới

Trước hết là cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi, Việt nam là nước có nguồn lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2006 lực lượng lao động Việt nam có tổng số hơn 45 triệu người trong đó số người từ 15 đến 19 tuổi là khoảng 3.5 triệu người, từ 20 đến 24 khoảng 6.5 triệu người và từ 25 đến 44 khoảng hơn 23 triệu người, như vậy số lao động trẻ hơn 44 tuổi chiếm tới gần 74 % tổng lực lượng lao động, rõ ràng đây là một tỷ lệ khá cao chứng tỏ nguồn lao động trẻ nước ta rất dồi dào đây chính là lợi thế của nước ta trong công cuộc phát triển đất nước

Về cơ cấu ngành nghề:

Năm 2005 Việt nam có tổng số 43 triệu lao động đang tham gia hoạt động kinh tế trong các ngành kinh tế quốc dân trong đó công nghiệp xây dựng chỉ chiếm khoảng gần 18% tức khoảng 7.7 triệu lao động. khu vực nông lâm ngư nghiệp có khoảng 24,7 triệu và khu vực dịch vụ có khoảng 10.6 triệu lao động.

Bảng 2.1 : Cơ cấu lao động Việt nam theo ngành kinh tế quốc dân năm 2006

Tổng số

Tổng số 44.548.927

1. Nông, lâm, ng nghiệp 24.367.162

A. Nông nghiệp và lâm nghiệp 23.065.671

B. Thuỷ sản 1.301.492

2. Công nghiệp và Xây dựng 8.159.446

C. Công nghiệp khai thác mỏ 247.020

D. Công nghiệp chế biến 5.176.257

E. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nớc 162.174

F. Xây dựng 2.573.994

3. Dịch vụ 12.022.319

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động Việt nam theo thành phần kinh tế năm 2006 Tổng số 44.548.927 1. Nhà nước 4.246.263 2. Tập thể 709.746 3. Tư nhân 3.590.282 4. Cá thể, hộ gia đình 35.155.006

5. Có vốn đầu tư nước ngoài 847.629

Thành thị 10.973.165

1. Nhà nước 2.601.124

2. Tập thể 120.695

3. Tư nhân 1.571.072

4. Cá thể, hộ gia đình 6.297.874

5. Có vốn đầu tư nước ngoài 382.399

Nông thôn 33.575.762

1. Nhà nước 1.645.138

2. Tập thể 589.051

3. Tư nhân 2.019.210

4. Cá thể, hộ gia đình 28.857.132

5. Có vốn đầu tư nước ngoài 465.231

Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội 2006

Như vậy về cơ cấu ngành nước ta hiện nay tuy đang lạc hậu so với thể giới bởi tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiêp quá cao trong khi công nghiệp dịch vụ lại còng thấp. tuy nhiên so sánh hai năm 2005 và năm 2006 ta có thê thấy được dịch chuyển cơ cấu lao động hiện nay đang có chiều hướng tích cực,

Về cơ cấu bậc đào tạo đang tồn tại nhiều bất cập, bậc đào tạo càng cao, càng có xu hướng phát triển thiên về các ngành sản xuất phi vật chất. Số lượng nhân lực có trình độ trên đại học trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, một lĩnh vực quan trọng, được xác định là nền tảng, động lực của sự phát triển - chỉ chiếm khoảng 10%.

Lực lượng lao động của Việt Nam còn nhiều bất cập về cơ cấu và trình độ nghề nghiệp. Trong số hơn 45 triệu lao động trong độ tuổi tham gia

hoạt động kinh tế, số người tốt nghiệp từ tiểu học trở xuống chiếm gần 15%, trong đó chưa biết chữ chiếm gần 4%. Trong số lao động trong độ tuổi đang làm việc, số lao động chưa qua đào tạo chiếm gần 70%.

Về chất lượng nguồn nhân lực: Trong khi yêu cầu về chất lượng

nguồn nhân lực mà thực tế đặt ra là rất cao thì người lao động nước ta đang tồn tại nhiều bất cập, thực tế đa số người lao động Việt nam thể lực chưa đủ để đáp ứng với môi trường làm việc với cường độ cao, chưa đủ năng lực trình độ để tăng gia sản xuất các mặt hàng chất lượng cao. Hiện nay có đến gần 80% người lao động trong độ tuổi từ 20 - 24 khi tham gia thị trường lao động chưa được đào tạo nghề, hoặc được đào tạo thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp. Các yếu tố như thể lực, trí lực, tác phong công nghiệp,ý thức kỷ luật của người lao động cũng còn nhiều vấn đề đáng bàn… Thực tế này làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhất là những ngành có hàm lượng công nghệ cao, như cơ khí, điện tử…. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp chứng tỏ nguồn nhân lực Việt nam đang có chất lượng rất yếu. Tình trạng thiếu thợ lành nghề, thợ có tay nghề cao... đang được ước tính bằng con số hàng triệu chứ không phải hàng nghìn. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đòi hỏi phải có khái niệm mới về “nguồn nhân lực” không như chúng ta vẫn hiểu. Đó là sự thiếu hụt về mặt chất lượng chứ không phải về mặt số lượng.

Với thực trạng tỷ lệ lao động qua đào tao ít, trình độ văn hóa còn thấp…Đánh giá trên các tiêu chí như vậy mơi thấy được một thực trạng hiện nay là chất lượng nguồn nhân lực chúng ta hiện nay đang thuộc vào loại thấp nhất thế giới

Thực trạng hiện nay còn cho thấy nguy cơ hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ ở nước ta thời gian tới, khi lớp cán bộ có trình độ cao (hầu hết hiện đã lớn tuổi) về hưu. Ðội ngũ khoa học Việt Nam có năng lực ngoại ngữ và hiểu biết về văn hóa ứng xử, giao lưu quốc tế còn hạn chế. Năng lực ngoại ngữ (Anh, Pháp, Hàn, Nhật…) của cán bộ khoa

học trong các tổ chức khoa học và công nghệ là rất thấp (chỉ dưới 25% số cán bộ khoa học trong tổ chức KH và CN là có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh/Pháp). Về số lượng tiến sỹ, hiện tại chúng ta có hơn 10 nghìn tiến sĩ. Tuy nhiên theo đánh giá của một số chuyên gia, số lượng tiến sĩ có trình độ, đạt chuẩn quốc tế là rất thấp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w