Những hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 66 - 69)

8. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 100.00 4.11 23.77 40.92 17.72 13

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tạ

2.3.2.1. Thể lực yếu

Vấn đề thể lực là vấn đề nan giải của nước ta trong các năm qua, thể lực ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người Việt nam vẫn thường bị nhận xét là thấp bé nhẹ cân, thể lực yếu, làm hạn chế khả năng lao động sản xuất

của người công nhân. Hạn chế này thể hiện rõ nhất trong các ngành sản xuất đòi hỏi người công nhân phải có thể lực tốt như các ngành sản xuất với cường độ làm việc cao, các ngành công nghiệp nặng, hoặc gẫn gủi hơn là vì dụ trong thể dục thể thao, các vận động viên Việt nam luôn là những người bị bất lợi về vấn đề thể lực xét cả trong khu vực đông nam á hay thế giới

Do nhiều lý do trong môi trường lao động mà công tác bảo hộ lao động nước ta chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy hiện nay tỷ lệ người lao động Việt nam bị các bệnh nghề nghiệp là khá lớn và tỷ lệ tai nạn lao động do thiếu hiểu biết, do không được trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ bảo hộ lao đông. Như ta đã biết, phục hồi sức khỏe người lao động là công việc quan trọng, với môi trường lao động chưa được tăng cường bảo hộ, chế độ bồi dưỡng độc hại chưa được quan tâm. Tuy có nhiều cải biến trong công tác nâng cao chất lượng dinh dưỡng tuy nhiên với điều kiện lao động như hiện nay thì vấn đề bảo vệ sức khỏe người lao động phải cần được quan tâm hơn

2.3.2.2. Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật thấp

Chiến lược phát triển giáo dục quốc gia 2001-2010 đã khẳng định “ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…”. Thế nhưng, đến nay chất lượng lao động của nước ta tiếp tục thấp, cơ cấu lao động tiếp tục bất hợp lý ngay từ khi đào tạo khiến thị trường lao động tiếp tục phải tiếp nhận một nguồn nhân lực không đạt yêu cầu. Thực trạng trình độ người lao động xét cả trình độ văn hóa lẫn trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn còn quá nhiều. Đây là thực tế đòi hỏi có giải pháp hữu hiệu để giải quyết.

Nước ta có nguồn lao động dồi dào, chiếm trên 54% dân số cả nước, với 46,6 triệu lao động. Tuy nhiên, có đến gần 80% người lao động trong

độ tuổi từ 20- 24 khi tham gia thị trường lao động chưa được đào tạo nghề, hoặc được đào tạo thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp. Các yếu tố như thể lực, trí lực, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật của người lao động cũng còn nhiều vấn đề đáng bàn… Thực tế này làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhất là những ngành công nghiệp kỹ thuật cao, như cơ khí, điện tử. Hiện nay, chúng ta có nhiều thợ, nhiều kỹ sư, nhưng kỹ sư giỏi và thợ lành nghề ít vì vậy mà chúng ta chỉ có thể gia công. Kỹ sư của chúng ta mới quen làm việc theo công nghệ, mẫu mã của nước ngoài. Còn tự mình thiết kế sản phẩm, hoặc sáng tạo ra mẫu mã mới còn rất ít. Đây là thực tế đã kéo dài nhiều năm nay nhưng chưa có giải pháp khắc phục.

Với thực trạng trình độ người lao động còn thấp như vậy, thị trường lao động Việt Nam vẫn “chưa tương xứng với yêu cầu về nguồn lao động cho thị trường”. Trong lực lượng lao động của chúng ta hiện mới chỉ có 32% số lao động là đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là 14,4%. Báo cáo về tình hình thị trường lao động Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội soạn thảo đã khẳng định: “Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng... nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng”.

So sánh trình độ lao động Việt nam với các nước trên thế giới thông qua “chỉ tiêu nhân lực”: theo báo cáo của tập đoàn tư vấn quốc tế Kearney đánh giá trình độ của nguồn nhân lực Việt nam thông qua “chỉ tiêu nhân lực cụ thể như sau:

- Về kỹ năng chuyên môn, Việt Nam ở vị trí thấp nhất (0,04). Ấn Độ xếp hạng cao nhất (1,03).

- Về nguồn lực, Việt Nam xếp thứ 11/25 (0,04 điểm), đồng hạng với Canada và Argentina. Xếp hạng cao nhất là Trung Quốc, thấp nhất là New Zealand, Singapore, Costa Rica và Ireland (dân số các nước này thấp hoặc rất thấp).

- Về chuẩn hoá giáo dục, Việt Nam được 0,08 điểm, xếp thứ 23/25, chỉ trên Nam Phi và Brazil. Vị trí đầu bảng thuộc về Canada, New Zealand và Australia.

- Về chuẩn hoá ngôn ngữ, Việt Nam ở vị trí thứ 24/25 (0.04 điểm), chỉ xếp trên Trung Quốc. Bốn nước Canada, Australia, New Zealand và Ireland ở vị trí hàng đầu.

- Về tỷ lệ tiêu hao nhân lực, Việt Nam xếp thứ 17/25 đồng hạng với Australia và Hungary (0,15 điểm). Vị trí đầu bảng thuộc về Nam Phi.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w