Đánh giá về thực trạng chất lượng ngồn nhân lực hiện nay: 1 Những lợi thế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 64 - 66)

8. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 100.00 4.11 23.77 40.92 17.72 13

2.3.Đánh giá về thực trạng chất lượng ngồn nhân lực hiện nay: 1 Những lợi thế

2.3.1. Những lợi thế

2.3.1.1. Việt nam có lực lượng lao động dồi dào và tăng nhanh Với dân số Việt nam hiện nay là 84.3 triệu dân Trong đó nguồn nhân lực có khoảng hơn 54 triệu người trong đó hơn 45 triệu lao động đang tham gia hoạt động kinh tế. Với lợi thế là đất nước có nguồn nhân lực dồi dào và tăng nhanh như Việt nam hiện nay giúp chúng ta có đủ khả năng đáp ứng đủ về số lượng cho yêu cầu lao động của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Nguồn lao động dồi dào là cơ hội cho chúng ta mở rộng quy mô sản xuất, giá lao động rẻ cộng với thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn là môi trường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt nam.

Với số lượng lao động lớn như hiện nay, tuy chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết việc làm nhưng đấy cũng là thuận lợi trong việc chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện chính sách tăng cường xuất khẩu lao động sang các thị trường lao động nước ngoài. Thực tế những năm qua số lượng lao động xuất khẩu sang làm việc ở nước ngoài đều tăng, mang về cho nước ta một nguồn thu ngoại tệ không nhỏ. Tuy lao động nước ta chủ yếu là những lao động giản đơn, xuất khẩu chủ yếu là cung cấp công nhân cho các công ty nước ngoài, hoặc sang nước ngoài làm việc nội trợ, giúp việc trong gia đình với mức lương tương đối thấp, tuy nhiên nếu so sánh với lao động trong nước thì mức thu nhập của những người xuất khẩu lao động thuộc vào bậc cao so với trung bình thu nhập Việt nam hiện nay. Tận dụng được lợi thế nguồn lao động dồi dào không những có thể đáp ứng nhu cầu trong nước, phát huy lợi thế giá lao động giá rẻ, mà trong thời gian tới xuất khẩu lao động cũng là một chiến lược quan trọng để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp và quan trọng nhất là có cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân

2.3.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực không ngừng được nâng cao

Trong nhiều năm qua, nhà nước ta đã tăng cường các chính sách nâng cao trình độ văn hóa cho người dân nói chung và trình độ văn hóa của người lao động nói riêng nên xét trên phương diện các tiêu chí để đánh giá trình độ văn hóa người lao đông Việt nam đều tăng, nhất là trong các năm gần đây. Theo thống kê số liệu hàng năm đều cho thấy tỷ lệ người dân biết chữ đều tăng, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động không biết chữ năm 2003 là 4,24% tổng số lao động cả nước thì đến năm 2006 ty lệ này chỉ còn chưa đến 3,5%. Bên cạnh đó tỷ lệ người lao động có trình độ tốt nghiệp các bậc học đều tăng, và tín hiệu đáng mừng là tốc độ tăng của số lao động tốt nghiệp các bậc học trung học phổ thông lớn hơn tốc độ tăng của số lao

động tốt nghiệp chỉ bậc tiểu học, điều này chứng minh rằng trình độ văn hóa của người lao động chúng ta ngày càng được nâng cao

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật là trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Bên cạnh việc nâng cao trình độ văn hóa vốn là chiến lược quan trọng trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa thì vấn đề nâng cao trình đô chuyên môn kỹ thuật của người lao động cũng không ngừng được quan tâm. Các chính sách của nhà nước vẫn luôn hướng mục tiêu tăng cường chất lượng đào tạo trong các trường đại học và trường dạy nghề nhằm nâng cao tay nghề người công nhân cũng như trình độ chuyên môn người quản lý. Trong các cơ quan, xí nghiệp hiện nay hàng năm số lao động qua đào tạo chính qui đều tăng, giảm dần số lao động phổ thông chưa qua đào tạo, điều này chứng tỏ trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nước ta hiện nay không ngừng được nâng cao. Vấn đề xuất phát từ nhu cầu thị trường cấp bách nhất hiện nay là chúng ta đang rất khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, vì vậy trong những năm tới hứa hẹn chúng ta sẽ nhanh chóng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng cho như cầu của thị trường lao động

2.3.1.3. Sức mạnh của tinh thần, ý chí con người Việt nam cho sự nghiệp to lớn của dân tộc.

Với đức tính đoàn kết, gắn bó, cần cù chịu khó đã trở thành một thế mạnh của người lao động Việt nam, bên cạnh đó tinh thần dân tộc của nhân dân ta chứa đựng một sức mạnh to lớn, trong thời bình, phục vụ sự nghiệp dựng xây tổ quốc, tinh thần đó sẽ trở thành động lực to lớn khơi dậy trong toàn dân ý thức, lòng quyết tâm hăng say sản xuất nhằm vì mục tiêu chung của cả nước. Xưa nay vẫn nói đến “sức mạnh quần chúng”, và chính việc khơi dậy được sức mạnh đó cũng chính là chìa khóa cho chúng ta trong sự nghiệp dân giàu, nước mạnh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 64 - 66)