Bảng 2.1 2: Chỉ tiêu nhân lực Việt nam
3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
quốc tế
Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là điều tất yếu nhằm phát huy lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Việt nam chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật đó
Sau khi chúng ta gia nhập tổ thực thương mại thế giới WTO chúng ta đã có rất nhiều cơ hội để phát triển. Vào WTO có nghĩa là chúng ta sẽ phải
tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, chịu sự cạnh tranh gay gắt. Ngay bây giờ, một số ngành có kỹ thuật cao thiếu lao động buộc chúng ta thuê lao động nước ngoài. Cạnh tranh cũng sẽ là điều không thể tránh khỏi với các doanh nghiệp khi tham gia “sân chơi chung toàn cầu”. Thế nhưng, xét về đội ngũ quản lý, quản lý doanh nghiệp, giám đốc còn thiếu nhiều kỹ năng quản lý. Số lượng doanh nghiệp doanh nhân giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Đa phần họ chưa được trang bị các kiến thức kinh doanh như quản trị doanh nghiệp, phát triển thương hiệu, chiến lược cạnh tranh, ứng dụng công nghệ thông tin… Rồi việc am hiểu luật chơi, tuân thủ luật chơi lại chưa phải là thói quen của nhiều doanh nghiệp trong khi đây lại là yếu tố quan trọng khi vào sân WTO.
Chính vì vậy hơn lúc nào hết, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điều bắt buộc để chúng ta giành lợi thế cạnh tranh trước các doanh nghiệp nước ngoài. Để làm được điều này thì quan điểm phát triển nguồn nhân lực là phải phải phát triển nguồn nhân lực trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải gắn liền với việc chấp nhận đầu tư mạnh cho bồi dưỡng, phát triển nhân lực kỹ thuật cao, đào tạo các chuyên gia các ngành mũi nhọn, bồi dưỡng tài năng trẻ, nhất là tài năng quản lý, khoa học – công nghệ. Và chính bản thân các công chức cũng phải tự học tập, nâng cao chuyên môn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu kinh doanh quốc tế