MỤC LỤC
“Không có một nước công nghiệp hóa giàu mạnh nào đạt tăng trưởng có ý nghĩa trước khi hoàn thành phổ cập giáo dục trung học, hơn thế nữa sự thành công của các nước công nghiệp hòa mới như Hàn quốc, Singapore, Hồng kong, những nước có GDP tăng nhanh nhất trong những năm thập kỷ 70, đã đạt tỷ lệ biết chữ cao và phổ cập giáo dục trung học trước khi có nền kinh tế của họ”(Báo cáo phát triển nguồn nhân lực của UNDP). Ngoài yếu tố chất lượng dinh dưỡng cũng như chất lượng giáo dục đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực thì yếu tố môi trường lao động cũng có tác động không nhỏ tới việc tạo điều kiện cho người lao động sau khi đào tạo ra có cơ hội làm việc đúng với thực lực của mình, Tuy một người có sức khỏe tốt, có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn cao nhưng nếu người đó không được làm việc đúng với chuyên môn của mình, đúng với ngành nghề đào tạo của mình thì chất lượng công việc mà anh ta hoàn thành không được như mong muốn.
Nếu như nền kinh tế nông nghiệp nông thôn cổ truyền vận động và phát triển trong khuôn khổ tự cung tự cấp, khép kín với sự thống trị của các quan hệ trao đổi hiện vật trực tiếp thì trong nền kinh tế dựa trên nền tảng đại công nghiệp, cơ chế vận phải là một cơ chế mang tính xã hội hóa cao và phổ biến rộng rãi các quan hệ trao đổi sản phẩm của lao động. Theo đại hội Trung ương đảng lần thứ 10 cho rằng : “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công.
Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc tạo công ăn việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, hơn thế nữa, việc xây dựng các khu công nghiệp tại các vung ngoại ô diễn ra quá trình đô thị hóa, đời sống người lao động tại đó không những được nâng cao, không những chỉ của những người trực tiếp làm việc trong các nhà máy mà việc phục phụ cuộc sống của các công nhân này dẫn đến việc các ngành dịch vụ phát triển mạnh. CNH- HĐH đất nước là sự nghiệp toàn diện, nhờ vào sự lan tỏa của nền sản xuất công nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất của toàn xã hội, hiện đại hóa sản xuất trong tất cả các ngành kinh tế, phát triển mạnh khu vực công nghiệp dịch vụ… Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo tiền đề vật chất xây dựng nền kinh tế dân tộc tự chủ làm cơ sở vững chắc thực hiện sự phân công và hợp tác kinh tế Quốc tế.
Đầu tiên là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đến vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện tình trạng bất bình đẳng trong xã hội, giảm nghèo đói, tạo điều kiện quan tâm tới giáo dục đào tạo và chất lượng cuộc sống. Với những vị trí quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực như vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa có ý nghĩa giải quyết được những bất cập còn tồn tại về nguồn lực con người ở mỗi quốc gia, vừa là con đường cơ bản nhất để thực hiện CNH-HĐH thành công, lại vừa là giải pháp mang tính chất đột phá trong cuộc chạy đua phát triển đất nước giữa các nước trên thế giới.
Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, khoa học công nghệ kém phát triển, nguồn nhân lực lại đang trong tình trạng yếu về chất lượng thì hơn lúc nào hết, yêu cầu của CNH-HĐH đặt ra là phải đẩy nhanh công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, người lao động phải có sức khỏe tốt, có trình độ tri thức và kỹ năng lao động cao để đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này có nghĩa là về sức khỏe nguồn nhân lực Việt nam đang tồn tại nhiều bất cập, nâng cao thể lực người lao động yêu cầu chúng ta phải có những định hướng, chính sách nhà nước nhằm tăng cường nâng cao sức khỏe cho người dân nói chung và người lao động nói riêng nếu không sẽ là rất khó khăn trong vấn đề đáp ứng nguồn vốn con người cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Nhật bản thực hiện chính sách giáo dục đào tạo liên kết với các trường Đại học nổi tiếng trên thể giới mở các chi nhánh đào tạo tại chỗ nhằm mục đích đào tạo lao động với trình độ cao, lại vừa tránh được hiện tượng chảy máu chất xám ra nước khác, bên cạnh đó chính sách này vừa có ý nghĩa trong việc gắn đào tạo với thực trạng nhu cầu của nền kinh tế, không tách đào tạo với thực tế phát triển đất nước. Về môi trường lao động của Nhật bản, các công ty Nhật bản luôn quan tâm đến vấn đề đời sống người lao động, luôn là những người trả công xứng đáng nếu công nhân làm tốt công việc, chính sách này đã có tác động tích cực nâng cao tinh thần thi đua trong lao động sản xuất.
Bằng cách chú trọng tuyên truyền rộng rãi ý nghĩa và tầm quan trọng của chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nhân tài đối với sự nghiệp phát triển đất nước và ngăn ngừa biểu hiện háo danh và thiển cận, chủ nghĩa cá nhân, Hàn Quốc đã tạo được dấu ấn tư tưởng đối với học sinh, sinh viên toàn quốc. Minh chứng cho sự thành công của các chính sách này là việc kinh tế Hàn Quốc không những phát triển nhanh, mà cũng đã thành công trong việc khắc phục nhanh cuộc khủng hoảng tài chính 1977-1978 nhanh chóng hơn so với nhiều quốc gia châu Á khác.
Thứ ba là trong các chính sách về thị trường lao động, trước hết nhà nước phải quan tâm đến chế độ tiền lương cho người lao động, chỉ có đảm bảo cho cuộc sống thì người lao động mới yên tâm trong lao động, bởi thế trước tiên họ phải có được thu nhập hợp lý để nâng cao mức sống bản thân đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách đào tạo và chính sách trong cơ cấu nền kinh tế, điều này làm cho việc đào tạo sát với thực tế, tăng hiệu quả lao động của cả nền kinh tế. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ những nước đã có sự thành công về phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên thế giới như Nhật bản, Mỹ, các nước có nền kinh tế chuyển đổi ở châu Âu.là những bài học quí báu cho chúng ta , là nước đi sau chúng ta có đủ.
Về chất lượng nguồn nhân lực: Trong khi yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực mà thực tế đặt ra là rất cao thì người lao động nước ta đang tồn tại nhiều bất cập, thực tế đa số người lao động Việt nam thể lực chưa đủ để đáp ứng với môi trường làm việc với cường độ cao, chưa đủ năng lực trình độ để tăng gia sản xuất các mặt hàng chất lượng cao. Các yếu tố như thể lực, trí lực, tác phong công nghiệp,ý thức kỷ luật của người lao động cũng còn nhiều vấn đề đáng bàn… Thực tế này làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhất là những ngành có hàm lượng công nghệ cao, như cơ khí, điện tử….
Trong nhiều năm qua, trước yêu cầu của phát triển kinh tế, của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, nước ta đã có nhiều chính sách nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động, bên cạnh các chính sách tăng cường giáo dục đào tạo nâng cao trình độ văn hóa thì chúng ta đã tạo điều kiện cho công nhân, quản lý có nhiều cơ hội nâng cao tay nghề cũng như kiến thức quản lý của mình trước yêu cầu của hội nhập kinh tế thế giới. Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng vẫn là hai khu vực có tỷ lệ lao động được đào tạo bậc trên cao đẳng cao nhất nước hiện nay do đây là hai vùng có mức độ công nghệ sản xuất cao, yêu cầu trình độ CMKT cũng cao hơn so với các vùng khác trong nước, trước yêu cầu đó dẫn đến người lao động cũng phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất quản lý của mình để đáp ứng yêu cầu môi trường sản xuất đặt ra.
Tuy lao động nước ta chủ yếu là những lao động giản đơn, xuất khẩu chủ yếu là cung cấp công nhân cho các công ty nước ngoài, hoặc sang nước ngoài làm việc nội trợ, giúp việc trong gia đình với mức lương tương đối thấp, tuy nhiên nếu so sánh với lao động trong nước thì mức thu nhập của những người xuất khẩu lao động thuộc vào bậc cao so với trung bình thu nhập Việt nam hiện nay. Với đức tính đoàn kết, gắn bó, cần cù chịu khó đã trở thành một thế mạnh của người lao động Việt nam, bên cạnh đó tinh thần dân tộc của nhân dân ta chứa đựng một sức mạnh to lớn, trong thời bình, phục vụ sự nghiệp dựng xây tổ quốc, tinh thần đó sẽ trở thành động lực to lớn khơi dậy trong toàn dân ý thức, lòng quyết tâm hăng say sản xuất nhằm vì mục tiêu chung của cả nước.
Trước yêu cầu đó, người lao động phải là những con người có thể lực tốt để có thể đáp ứng được tác phong sản xuất công nghiệp với cường độ cao, phải có đủ trình độ học vấn và trình đô chuyên môn kỹ thuật để có thể tiếp thu, học hỏi và sử dụng thành thao những công nghệ tiên tiến. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho thị trường lao động, trong thời gian tới điều quan trọng nhất là chúng ta phải nâng cao chất lượng đào tạo nâng cao trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người người lao động.
Bên cạnh Giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn liên quan đến nhiều ban ngành như y tế, quốc phòng an ninh, văn hóa thông tin..Bởi vì chất lượng nguồn nhân lực không những đánh giá trên tiêu chí duy nhất là trình độ hay còn gọi là trí lực mà còn nhiều chỉ tiêu khác nhau như sức khỏe, phẩm chất đào đức..Bởi vậy các ngành, lĩnh vực liên quan có tác động không nhỏ tới chất lượng nguồn nhân lực, sự nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đòi hỏi phải có sự thực hiện của toàn xã hội. Để làm được điều này thì quan điểm phát triển nguồn nhân lực là phải phải phát triển nguồn nhân lực trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải gắn liền với việc chấp nhận đầu tư mạnh cho bồi dưỡng, phát triển nhân lực kỹ thuật cao, đào tạo các chuyên gia các ngành mũi nhọn, bồi dưỡng tài năng trẻ, nhất là tài năng quản lý, khoa học – công nghệ.