1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy hoạch sử dụng đất xã đông cương – thành phố thanh hóa tỉnh thanh hóa giai đoạn 2012 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2012 – 2016)”

65 725 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 767,5 KB

Nội dung

Những năm qua cùng với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá,nền kinh tế của xã cũng phát triển không ngừng.Trong những năm từ nay đến 2020, dự kiến sẽ có nhiều nhu cầu về sử dụng đất ph

Trang 1

MỞ ĐẦU

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là tặng vật vô cùng quý giá mà tạo hoá đã ban tặng cho conngười, là nguồn tài nguyên không tái tạo được trong nhóm tài nguyên hạn chếcủa mỗi quốc gia Đất đai là địa bàn phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội vàquốc phòng, an ninh, là tư liệu sản xuất chủ yếu trong lao động nói chung vàtrong sản xuất nông nghiệp nói riêng Một trong những yêu cầu của các ngành

là sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả và không ngừng nâng cao chất lượngđất Nhận thấy tầm quan trọng đó Mác đã khái quát rằng: “Đất là cha, sức laođộng là mẹ sản sinh ra mọi của cải vật chất”

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 tại chương II điều 17

và 18 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản

lý theo quy hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và cóhiệu quả Nhà nước giao đất cho các tổ chức sử dụng đất ổn định lâu dài”

Tại điều 6 Luật đất đai năm 2003 quy định: “Quản lý quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai”

Đông Cương là một xã ven đô của Thành phố Thanh Hóa - tỉnhThanh Hóa Những năm qua cùng với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá,nền kinh tế của xã cũng phát triển không ngừng.Trong những năm từ nay đến

2020, dự kiến sẽ có nhiều nhu cầu về sử dụng đất phát sinh, để bố trí sử dụngquỹ đất một cách hiệu quả nhất, phù hợp với quy hoạch chung toàn thành phố

và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã và có cơ sở pháp lý thì việclập quy hoạch sử dụng đất đai là công việc hết sức cấp bách

Như vậy, xuất phát từ quan điểm trên, được sự phân công của khoa Tài Nguyên và Môi Trường - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội; dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Thái Đại và Th.S Nguyễn Thị Xuân, tôi thực hiện đề tài :

Trang 2

“Quy hoạch sử dụng đất xã Đông Cương – Thành phố Thanh Hóa - tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2012 –

2016)”.

II MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ ĐÔNG CƯƠNG

2.1 Mục đích

- Đánh giá hiện trạng sử dụng, tình hình biến động đất đai của xã, qua

đó tìm ra những mặt điểm mạnh và mặt tồn tại để có những định hướng sửdụng đất hợp lý, khoa học trong giai đoạn 2012 – 2020

- Phân bố lại quỹ đất cho các mục đích sử dụng, phù hợp với địnhhướng phát triển không gian lâu dài, đồng thời đáp ứng yêu cầu sử dụng đâtcủa các nghành đến năm 2020 và tương lai xa

- Giúp công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương Làm cơ sở

để hướng dẫn các chủ sử dụng đất có hiệu quả cũng như việc thực hiện quyền

và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật Giúp Nhà nước quản lý đất một cáchchặt chẽ và có hướng để phát triển kinh tế

2.2 Yêu cầu

- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai

- Đảm bảo sự phát triển ổn định ở nông thôn, sử dụng đất lâu dài đemlại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường

- Đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của các ngành các hộ gia đình, cá nhân

sử dụng đất trong những năm sắp tới trên địa bàn xã

- Đảm bảo tính cân đối trong việc phân bổ, sử dụng đất đai thể hiện tínhkhoa học, tính thưc tế

III CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ THỰC HIỆN LẬP QUY HOẠCH

SỬ DỤNG ĐẤT XÃ ĐÔNG CƯƠNG

3.1 Căn cứ pháp lý

- Luật đất đai năm 2003

Trang 3

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 24/10/2004 của Chính phủ về thi hànhLuật Đất đai năm 2003.

- Các Nghị định: số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2007 và số

21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ môi trường

- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT, ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫnlập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Bộ Tàinguyên - Môi trường

- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT, ngày 30/6/2005 của Bộ trưởng BộTài nguyên & Môi trường về ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất

- Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng BộTài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật lập vàđiều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

3.2 Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ

- Quy hoạch sử dụng đất đai xã Đông Cương giai đoạn 2006 - 2011

- Căn cứ vào Chương trình phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2011 vàđịnh hướng đến năm 2020 của Ban chấp hành Đảng bộ xã Đông Cương –Thành phố Thanh Hóa

- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của Thànhphố Thanh Hóa, tỉnh Thanh hóa đến năm 2010 và hướng tới 2020

- Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 Thành phố ThanhHóa

- Căn cứ vào nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Đông Cương nhiệm kỳ 2010

Trang 4

2006-PHẦN I TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1.1.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội có tính chấtđặc thù Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính pháp lýcủa một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng cácphương pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên,kinh tế, xã hội, có những đặc trưng của tính phân dị giữa các cấp vùng lãnh thổtheo các cấp vùng lãnh thổ theo quan điểm tiếp cận hệ thống để hình thành cácphương án tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo pháp luật của Nhà nước

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về quy hoạch đất đai:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Quy hoạch sử dụng đất chỉ đơn thuần làcác biện pháp kỹ thuật

- Quan điểm thứ hai cho rằng: Quy hoạch sử dụng đất được xây dựngdựa trên các quy phạm pháp luật của nhà nước nhằm nhấn mạnh tính phápchế của quy hoạch sử dụng đất

Tuy nhiên, cả hai quan điểm đó đều chưa đầy đủ, bản chất của quyhoạch sử dụng đất không nằm ở khía cạnh kỹ thuật, cũng như không thuộc vềhình thức pháp lý, mà nó nằm ở bên trong việc tổ chức sử dụng đất như một

tư liệu sản xuất đặc biệt, coi như một đối tượng của các mối quan hệ xã hộitrong sản xuất Nó coi trọng hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất

Do đó, cần hiểu quy hoạch sử dụng đất là tổ hợp của cả ba biện pháp:

- Biện pháp pháp chế: Nhằm đảm bảo chế độ quản lý và sử dụng đấttheo pháp luật

- Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng các hình thức tổ chức lãnh thổ hợp lýtrên cơ sở khoa học kỹ thuật

Trang 5

- Biện pháp kinh tế: Nhằm khai thác triệt để tiềm năng của đất.

Từ đó có thể rút ra khái niệm như sau: Quy hoạch sử dụng đất là một

hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức

và sử dụng đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và táiphân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như là một tư liệu sản xuấtcùng với các tư liệu sản xuất đất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệuquả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và môi trường

Quy hoạch sử dụng đất cấp xã là quy hoạch cấp chi tiết, khác với quyhoạch vĩ mô mang tính chất tổng thể Quy hoạch cấp xã bổ sung và hoànthiện quy hoạch cấp huyện

1.1.2 Mối quan hệ giữa quy hoach sử dụng đất với các loại hình quy hoạch khác

a Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoach tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là tài liệu mang tínhchiến lược, là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoahọc cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội , trong đó có đềcập đến dự kiến sử dụng đất ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụchủ yếu

Trong khi đó, đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất là tàinguyên đất Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế

và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội mà điều chỉnh cơ cấu và phươnghướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đấtthống nhất, hợp lý Như vậy, quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tổng hợpchuyên ngành, cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhưngnội dung của nó phải được điều hoà thống nhất với quy hoach tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội

Trang 6

b Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai

Để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất các cấp vi mô( huyện, xã) cho thời gian trước mắt ( từ 5 – 10 năm), trước hết phải xác địnhđược định hướng và nhu cầu sử dụng đất dài hạn ( dự báo cho 15 – 20 năm)trên phạm vi lãnh thổ lớn hơn ( vĩ mô: vùng, tỉnh, cả nước)

Dựa vào các số liệu thống kê đất đai và nhu cầu sử dụng đất của cácngành, các lĩnh vực sẽ nhập dự báo sử dụng đất, sau đó sẽ xây dựng phương

án quy hoạch, kế hoạch phân bổ, sử dụng và bảo vệ quỹ đất cho thời giantrước mắt cũng như lâu dài trên phạm vi cả nước, theo đối tượng và mục đích

sử dụng

Dự báo cơ cấu đất đai ( cho lâu dài ) liên quan chặt chẽ với chiến lược

sử dụng tài nguyên đất đai Chính vì vậy, việc dự báo sử dụng đất với mụctiêu cơ bản là xác định tiềm năng để mở rộng diện tích và cải tạo đất nông –lâm nghiệp, xác định định hướng sử dụng đất cho các nhu cầu chuyên dùng

Trong khi đó, nội dung của chiến lược sử dụng đất đai bao gồm: Phântích hiện trạng phân bố và sử dụng quỹ đất cho các ngành, xác định tiềm năngđất để khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp, xác định nhu cầu đất đai chocác ngành kinh tế quốc dân, thiết lập các biện pháp cải tạo, phục hồi và bảo vệquỹ đất cũng như hoàn thiện việc sử dụng đất, xây dựng dự báo phân bổ quỹđất cho các ngành kinh tế quốc dân theo các đối tượng và mục đích sử dụng

c Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp

Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triểnkinh tế, xã hội đối với việc sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư,biện pháp, bước đi về nhân lực, vật lực đảm bảo cho ngành nông nghiệp pháttriển đạt được các chỉ tiêu về đất đai, lao động, giá trị sản phẩm, sản phẩmhàng hoá trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định Quy hoạch

Trang 7

phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ sử dụng đất, song quyhoạch phát triển nông nghiệp lại phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, đặcbiệt là việc xác định cơ cấu sử dụng đất phải đảm bảo được việc chống suythoái, ô nhiễm đất và bảo vệ môi trường.

Quy hoạch sử dụng đất tuy dựa trên quy hoạch và dự báo yêu cầu sửdụng đất của ngành nông nghiệp nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô, khốngchế và điều hoà quy hoạch phát triển nông nghiệp Hai loại hình này có mốiquan hệ qua lại mật thiết nhưng không thể thay thế lẫn nhau

d Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị

Quy hoạch đô thị với quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ diện vàđiểm, cục bộ và toàn bộ Sự bố cục, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếmđất xây dựng trong quy hoạch đô thị sẽ được điều hoà với quy hoạch sử dụngđất Quy hoạch sử dụng đất tạo điều kiện cho xây dựng và phát triển đô thị

e Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành

Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển cácngành là cơ sở và bộ phận hợp thành quy hoạch sử dụng đất nhưng lại chịu sựchỉ đạo và khống chế của quy hoạch sử dụng đất Tuy nhiên, chúng có sựkhác nhau rất rõ về tư tưởng chỉ đạo và nội dung: Một bên là sự sắp xếp chiếnthuật, cụ thể, cục bộ (quy hoạch ngành), một bên là sự định hướng chiến lược

có tính toàn diện và toàn cục ( quy hoạch sử dụng đất )

f Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử dụng đất các cấp

Quy hoạch sử dụng đất cả nước, cấp tỉnh, cấp huyện và quy hoạch sửdụng đất cấp xã hợp thành một hệ thống quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh

Quy hoạch sử dụng đất cả nước là căn cứ định hướng để xây dựngquy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện dựa trên cơ

sở quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp xã là khâu

Trang 8

cuối cùng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất, được xây dựng dựa vào quyhoạch sử dụng đất cấp huyện.

1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Việc sử dụng đất đai hợp lý liên quan chặt chẽ tới mọi hoạt động củatừng ngành và từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còncủa từng người dân cũng như vận mệnh quốc gia Chính vì vậy, Đảng và Nhànước ta luôn coi đây là vấn đề bức xúc cần được quan tâm hàng đầu

Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống những văn bản pháp luật vềđất đai như: Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật Nó tạo ra cơ sở pháp lývững chắc cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

Chương 2, điều 17 Hiến pháp 1992 nêu rõ “Đất đai, rừng núi, sông,

hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển…đều thuộc

sở hữu toàn dân” Điều 18 khẳng định “ Nhà nước thống nhất quản lý đất đaitheo quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và cóhiệu quả”

Ngày 01/07/2004 Luật đất đai 2003 chính thức có hiệu lực Điều 6Luật đất đai khẳng định quy hoạch, và kế hoach sử dụng đất là một trong 13nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Điều 21 đến điều 30 quy định chi tiết

về công tác lập quy hoạch, kế hoach sử dụng đất

Ngoài ra, còn có các văn bản dưới luật, các văn bản ngành trực tiếphoặc gián tiếp đề cập đến vai trò, ý nghĩa, căn cứ, nội dung và phương pháplập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đó là:

- Nghị định 181/2004 NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 củaChính phủ về việc hướng dẫn thi hành luật đất đai

- Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính Phủ vềquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

Trang 9

- Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của

Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩmđịnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của BộTNMT về việc quy hoạch chi tiết, lập điều chỉnh và quy hoạch sử dụng đất

Bên cạnh đó còn có các văn bản, quyết định, nghị quyết của UBNDtỉnh, huyện và xã làm cơ sở pháp lý cho việc lập quy hoạch sử dụng đất trênđịa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã Đông Cương– Thành phố Thanh Hóa - tỉnh Thanh Hóa năm 2011

1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.3.1 Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới

Trên thế giới, công tác quy hoạch sử dụng đất đã được thực hiện từnhiều năm trước đây Hiên nay, quy hoạch sử dụng đất vẫn luôn là ngànhđược quan tâm đặc biệt bởi vai trò quan trọng của nó trong quá trình sản xuất

Tuỳ vào đặc điểm của mỗi nước mà ở đó có các loại hình vàphương pháp quy hoạch khác nhau Sau đây là đặc điểm quy hoạch sửdụng đất ở một số nước

a Một số nước ở Châu Âu

- Pháp: Lưu ý hai cơ chế can dự vào việc lập quy hoạch

Cơ chế tổ chức (hay còn gọi là cơ chế “lạnh”) giống như là nền tảng vềthể chế và các cơ quan phối hợp hợp pháp

Cơ chế ngẫu nhiên ( hay còn gọi là cơ chế “nóng”) được tiến hành bởinhững nhóm tác nghiệp tác động vào sự phát triển đặc biệt ngẫu nhiên Ví dụ,việc xây dựng những đường thẳng cắt ngang một khu rừng quốc gia, việcđóng cửa một nhà máy lớn

Trang 10

- Canada: Chính phủ Liên bang đã can thiệp vào quy hoạch cấp trunggian, Chính phủ đưa ra mục tiêu ở cấp quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi vàkhuyến khích hoạt động quy hoạch ở các bang Ngoài ra, Chính phủ còn cóvai trò hỗ trợ để có sự tham gia của các lĩnh vực khác nhau có liên quan đếnquá trình lập quy hoạch bao gồm các ngành nông nghiệp, công nghiệp và vấn

đề môi trường càng được quan tâm và bảo vệ

- Bungari: Quy hoạch lãnh thổ đất nước được phân thành các vùngđặc trưng gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

b Một số nước ở Châu Á

- Philippin: Tồn tại 3 cấp quy hoạch đó là: Cấp quốc gia, cấp vùng vàcấp huyện Cấp quốc gia đưa ra những hướng dẫn chỉ đạo chung Cấp vùngtriển khai một khung chung cho quy hoạch theo vùng Cấp vùng triển khainhững đồ án tác nghiệp Chính phủ có vai trò trong việc thống nhất giữa cácngành và các quan hệ giữa các cấp quy hoạch khác nhau, đồng thời cũng tạođiều kiện để các chủ sử dụng đất tham gia

- Trung Quốc: Công tác quy hoạch đất đai đã bắt đầu phát triển nhưngchỉ dừng lại ở mức đọ quy hoạch tổng thể các ngành mà không tiến hành làmquy hoạch ở mức độ nhỏ hơn như Việt Nam

- Thái Lan: Có ba cấp quy hoạch đó là: Cấp quốc gia, cấp vùng và cấpđịa phương Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể các trường kinh tế - xã hội củaHoàng gia Thái Lan gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý Nhà nướcphối hợp với Chính phủ và chính quyền địa phương Dự án phát triển củaHoàng gia đã xác định vùng nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về kinh

tế, chính trị, xã hội ở Thái Lan

- Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đã được nghiên cứu và áp dụng thựchiện ở nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều hình thức khác nhau Trong vàithập kỉ gần đây, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là FAO đã nhận thấy việc

sử dụng đất đai không thể giải quyết riêng rẽ theo từng ngành mà phải xem

Trang 11

xét một cách toàn diện thoả đáng cả 3 vấn đề lớn: Kinh tế, xã hội, môi trường

và sử dụng đất bền vững trong mối quan hệ thuận nghịch chặt chẽ với nhau.Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng đất đai đã đến lúc phải giảiquyết như một vấn đề mang tính toàn cầu

1.3.2 Tình hình quy hoạch sử dụng đất trong nước

a Thời kỳ trước khi có luật đất đai đầu tiên năm 1987

Trước chiến tranh, nhìn chung ở miền Bắc công tác quy hoạch sử dụngđất đai chưa được coi là công tác của ngành quản lý đất đai, mà chỉ được đềcập tới như là một phần của quy hoạch phát triển ngành nông lâm nghiệp

Sau chiến tranh, Hội đồng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo phânvùng quy hoạch nông, lâm nghiệp Trung ương để triển khai công tác nàytrên phạm vi cả nước (1975 – 1978) Tiếp đó, tại Đại hội Đảng toàn quốclần thứ V (1981 – 1986) ra quyết định: “ Xúc tiến công tác điều tra cơ bản,

dự báo, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứuchiến lược kinh tế - xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị cho kếhoach 5 năm sau ( 1986 – 1990)”

Kết quả là nội dung cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất theolãnh thổ được đề cập đến ở cấp huyện, tỉnh và cả nước Quy hoạch sử dụngđất cấp xã chưa được đề cập đến

b Thời kỳ từ năm 1987 – 1993

Đây là thời kỳ công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã có được cơ sởpháp lý quan trọng Song cùng với sự trầm lắng của công tác quy hoạchnói chung sau một thời kỳ triển khai tương đói rầm rộ, công tác quy hoạch

sử dụng đất đai cũng chưa được xúc tiến như luật quy định Tình hình này

do nền kinh tế nước ta đang đứng trước những khó khăn và thử thách lớnlao, khi chuyển sang cơ chế thị trường, công tác quy hoạch có cần nữa haykhông là một vấn đề đã được đặt ra

Trang 12

Tuy vậy, đây là thời kỳ công cuộc đổi mới ở nông thôn diễn ra sâusắc cùng với việc giảm vai trò quản lý tập trung của hợp tác xã sản xuấtnông nghiệp, tăng quyền tự chủ cho hộ nông dân và thực thi các chínhsách đổi mới khác, công tác quy hoạch sử dụng đất đai ở cấp xã nổi lênnhư một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất giãn dân và một số nơi có xuhướng đô thị hoá rất rõ rệt.

Đây là cái mốc đầu tiên triển khai quy hoạch, sử dụng đất đai ở cấp xãdiễn ra hầu khắp phạm vi cả nước, tuy nhiên còn nhiều hạn chế về nội dung

và phương pháp

Ngày 15/04/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ra thông tư số106/QHKD/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai Đây làthông tư đầu tiên của Tổng cục kể từ khi thành lập về vấn đề quy hoạch đất đai.Trong thông tư này đã hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất một cách chi tiết

c Thời kỳ sau Luật đất đai 1993 đến 2003

Ngày 14/07/1993 Luật đất đai được công bố, trong luật này các điềukhoản nói về quy hoạch đất đai đã được cụ thể hoá hơn so với luật đất đai sửađổi bổ sung năm 1998

Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật đất đai ngày 02/12/1998 và29/6/2001 cũng đã được ban hành Các điều khoản trong Luật này một lần nữakhẳng định công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai lâu dài là cần thiết

Nghị định số 04/2000/NĐ-CP quy định về việc thi hành Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều luật đất đai 02/12/1998

Sau Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1992, Nhà nước ta triển khai côngtác nghiên cứu chiến lược phát triển quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội ở hầuhết 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 8 vùng kinh tế, các vùng trọngđiểm và quy hoạch phát triển các ngành ở hầu hết các bộ, ngành

Các công trình nghiên cứu này đều tính đến năm 2010 Phù hợp với yêucầu phát triển kinh tế - xã hội trong vòng 10 – 15 năm tới, việc nghiên cứu

Trang 13

triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước đang làvấn đề bức xúc được các ngành, các cấp và mọi thành viên xã hội hưởng ứng.

Đây là các mốc bắt đầu của thời kỳ đưa công tác quản lý đất đai vào nềnếp, sau một thời gian dài tuyệt đối hoá về công hữu đất đai ở miền Bắc vàbuông lỏng công tác này ở các tỉnh phía Nam dẫn đến tình trạng quá nhiềudiện tích đất không có chủ sử dụng

d Tình hình quy hoạch hiện nay

Sau khi Luật đất đai 2003 được công bố đã có rất nhiều văn bản dướiluật ra đời, hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003 như Nghị định181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về việc triển khai thi hành luật đất đai

2003, chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 về việc triển khai thi hànhluật đất đai Ngày 01/11/2004 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thông

tư số 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm địnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Công tác quy hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành đã bước đầu

đi vào nền nếp, trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thốngnhất và đồng bộ; trở thành công cụ để quản lý và cũng trở thành phương tiện

để đảm bảo sự đồng thuận xã hội

Ở cấp toàn quốc, Quốc hội đã thông qua :”Quy hoạch sử dụng đất đếnnăm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005” (Nghị quyết số29/2004/QH11 ngày 15.6.2004)” kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010”(Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29.6.2006)

Toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đều đã tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất và đều đã được chính phủ phê duyệt

Trong tổng số 681 đơn vị hành chính cấp huyện thì đã có 531 đơn vị(chiếm 78%) hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm

2010, số còn lại là đang triển khai (14%) hoặc chưa triển khai (8%)

Trang 14

Đã có 7.576 đơn vị cấp xã trong tổng số 11.074 đơn vị của cả nướchoàn thành việc lập quy hoạch, kế họach sử dụng đất đến 2010 (đạt 68%) Tuy nhiên, mới chỉ có 7 tỉnh được xem là đã cơ bản hoàn thành việc lậpquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 ở cả 3 cấp tỉnh - huyện - xã Quá trình triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp đã hìnhthành được một hệ thống quy trình và định mức trong hoạt động của lĩnh vựcnày, đảm bảo tiến hành một cách thống nhất, liên thông với chi phí hợp lý,phù hợp với những điều kiện về nhân lực và cơ sở hạ tầng hiện có.

- Quy hoạch sử dụng đất đã tích cực hỗ trợ cho phát triển kinh tế đượccân đối nhất là trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu dân cưmới, khu đô thị mới trên phạm vi cả nước; có tác dụng tích cực trong việcđiều tiết thị trường, góp phần ổn định giá đất, tạo cơ sở thực tế cho các cuộcgiao dịch về đất đai và tổ chức các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất

Chỉ tiêu đất nông nghiệp đến năm 2010 mà Quốc Hội đã duyệt là26,22 triệu ha, ước thực hiện là 25,8 triệu ha (đạt 98%), nhưng đất sản xuấtnông nghiệp vượt 0,36 triệu ha và đất trồng lúa ước đạt 3,882 triệu ha, caohơn 21.000 ha so với mức Quốc Hội đã phê duyệt

Đất phi nông nghiệp Quốc Hội duyệt cho đến năm 2010 là 4,02 triệu ha,ước thực hiện được 3,64 triệu ha (đạt 90,06%), trong đó đất khu công nghiệpđạt 96,2%, đất giao thông đạt 71,7%, đất thủy lợi đạt 66,7%, đất cơ sở y tế đạt50,0%, đất cơ sở giáo dục đào tạo đạt 93,3% chỉ tiêu kế hoạch mà Quốc Hội

đã phê duyệt

1.3.3 Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở tỉnh Thanh Hóa

Để góp phần quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh theo luật, Thanh Hóa đãtiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh giai đoạn

2001 – 2010 Năm 2005 tỉnh cũng đã tiến hành lập điều chỉnh quy hoạch sửdụng đất đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủphê duyệt Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất của tỉnh được Chính phủ phê

Trang 15

duyệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện thị lập quy hoạch và điều chỉnh quyhoạch sử dụng đất

Đến nay 100% số huyện thị đã lập xong quy hoạch sử dụng đất đượcUBND tỉnh phê duyệt Công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã và quy hoạchchi tiết cho các khu công nghiệp, đô thị cũng được xây dựng góp phần quản

lý, sử dụng hợp lý đất đai Hằng năm tỉnh đều xây dựng kế hoạch sử dụng đấttrình Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt

1.3.4 Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Thành phố Thanh Hóa

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Thành phố Thanh Hóa

đã được thực hiện cả ở cấp xã, phường, thị trấn Năm 2001 đã tiến hành xâydựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2001 – 2010 được UBNDtỉnh phê duyệt Đến nay 100% số xã, thị trấn đã lập xong quy hoạch sử dụngđất

Nhìn chung công tác lập quy hoạch sử dụng đất ở Thành phố ThanhHóa được tiến hành kịp thời và theo đúng luật, góp phần quản lý và sử dụnghợp lý tài nguyên đất đai trên địa bàn thành phố

Công tác kế hoạch sử dụng đất cũng được xây dựng theo kế hoạch 5năm và hằng năm được UBND tỉnh phê duyệt

Trang 16

PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Đông Cương nằm ở phía Tây Bắc thành phố Thanh Hoá, địa hìnhtương đối bằng phẳng, giao thông đi lại thuận tiện Xã Đông Cương có địagiới hành chính như sau:

Phía Bắc: Giáp xã Thiệu Dương huyện Thiệu Hóa

Phía Nam: Giáp phường Đông Thọ thành phố Thanh Hoá

Phía Đông: Giáp phường Hàm Rồng với dãy Hàm Rồng làm ranh giới;Phía Tây: Giáp xã Đông Lĩnh huyện Đông Sơn và xã Thiệu Giao, ThiệuVân huyện Thiệu Hoá

Với vị trí như vậy Đông Cương có đủ điều kiện để phát huy tiềm năngđất đai cũng như các nguồn lực khác và tạo điều kiện thuận lợi để phát triểnkinh tế - xã hội, hoà nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ

2.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Xã Đông Cương thuộc thành phố Thanh Hoá, là vùng ven biển nên địahình bằng phẳng, có các đường liên tỉnh, đường liên xã nên rất thuận lợi choviệc giao thương kinh tế trong vùng

Trang 17

tượng đan xen vào sự mạnh yếu bất thường đó là: Giông, bão, lụt, lội, gióLào, nóng, hạn hán, mưa ngâu Nhiệt độ trung bình mùa nóng thường 280C.Ngày nắng nóng lên đến 35, 370C Vào mùa này thường buổi chiều có giông,gió xoáy và mang theo mưa rào Thời kỳ giông tây xuất hiện Cũng vào thờigian này thường có gió Tây Nam, hay gọi là gió Lào, vì gió từ Lào thổi sang.Gặp những ngày gió Lào nhiệt độ thường lên tới 38, 390C cá biệt lên 400C.Trong mùa này bão thường xuất hiện cuối tháng 5 đầu tháng 6 kéo dài mãiđến trung tuần tháng 9 ( âm lịch).

Mùa lạnh: Mùa lạnh bắt đầu từ cuối tháng 9 và kéo dài đến tháng 3 nămsau Đầu mùa có các trận gió mùa Đông Bắc xuất hiện nên thường kèm theomưa to, gió lớn ( gió xoáy) Chính giai đoạn này là thời kỳ chuyển mùa nêntạo thành cơn gió xoáy nhỏ và vừa nên nhân dân gọi là bão rươi Đầu mùalạnh, vào tháng 10, có gió heo khô Nhiệt độ trung bình khoảng 150C, có khinhiệt độ xuống 9, 80C

* Chế độ mưa:

Mùa mưa thường kéo dài 6 tháng ( từ tháng 5 đến tháng 10) các thángmưa nhiều nhất là từ tháng 8, 9,10 chiếm từ 60 – 80% lượng mưa của cả nămnên dễ gây ra lũ lụt cũng cần phải nói đến ảnh hưởng trực tiếp của bão đếnvùng này Đáng chú ý tháng có bão đỗ bộ nhiều nhất vào khu vực này làtháng 9 Bão gây gió lớn nên nước dâng vùng ven biểu, cường độ mưa bão cóthể đạt từ 300 – 400mm/ ngày

+ Lượng mưa trung bình năm: 1744,9mm

+ Lượng mưa lớn nhất năm: 2560mm

+ Lượng mưa nhỏ nhất năm: 870 mm

* Độ ẩm không khí

Độ ẩm trung bình năm là 87%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất cũngđạt tới 85% – 87% Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, độ ẩmkhông khí trung bình ngày có khi xuống tới 60% – 70% Nửa sau của mùa

Trang 18

đông vào tháng 2 đến tháng 3 thường có mưa nhỏ, mưa phùn , khi đó độ ẩmđạt 90% Về mùa hè nói chung ẩm ướt, những ngày có gió Lào độ ẩm trungbình khoảng 65% – 70%, lúc thấp nhất có thể xuống tới 20% – 30%.

* Chế độ gió:

Hàng năm có ba mùa gió: Gió Bắc, gió Tây Nam, gió Đông Nam

Gió Bắc: Không khí lạnh từ Bắc Cực thổi về từng đợt qua Xibiri, Mông

Cổ, Trung Quốc, vào Bắc Bộ, vào Thanh Hoá hình thành ba vùng khí hậutương đối rõ nét

Gió Tây Nam: Từ vịnh Băng Gan thổi vào tràn qua các nước Thái Lan,Lào vượt qu các dãy núi phía Tây về Gió này rất nóng nên được gọi là gióTây Nha, gió Lào

Gió Đông Nam: gió này từ biển thổi vào đem nhiều hơi nước nên mát

mẻ, dễ chịu

* Lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 780 mm – 790 mm, tổng lượngbốc hơi mùa hè lớn hơn mùa đông, do chế độ bốc hơi liên quan chặt chẽ vớichế độ ẩm, nhiệt, khí, áp và gió Nhiệt độ cao, độ ẩm nhỏ, tốc độ gió lớn dẫnđến lượng bốc hơi lớn và ngược lại Chế độ mưa tương quan không chặt chẽvới lượng bốc hơi Về mùa đông lượng bốc hơi trung bình tháng từ 30 mm –60mm, mùa hè từ 70 mm – 195mm

2.1.1.4 Thuỷ văn

Đông Cương có 2 hệ thống sông chảy qua, đó là sông Hạc và SôngĐồng De Lượng nước của hai hệ thống sông này là rất lớn, Giúp việc tướitiêu trong sản xuất nông nghiệp rất thuận lợi

2.1.2 Các nguồn tài nguyên

a Tài nguyên đất

Đất ở đây được hình thành tại chỗ do phong hoá trực tiếp của đá mẹ baogồm 1 số loại đất chính sau:

Trang 19

- Đất xám phân bố chủ yếu ở các xứ đồng, chiếm 170 ha, đất này được

sử dụng để trồng lúa

- Đất sét phân bố chủ yếu ở các xứ đồng, chiếm 130 ha, nhân dân sửdụng để trồng các loại cây hoa màu

- Đất sét pha cát phân bố chủ yếu ở các ven sông chiếm khoảng 17ha

- Đất bạc màu đựơc phân bố trong các khu dân cư và một số ụ đất, vàđồi thấp chiếm khoảng 115ha

b Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Xã có nguồn nước mặt khá phong phú, lượng mưa

đổ vào các kênh mương, ao, hồ tạo thành các nguồn nước mặt chủ yếu dùngcho phục vụ sản xuất, các nhu cầu dành cho sinh hoạt của nhân dân trong xã

đã chuyển sang dùng nước máy để đảm bảo vệ sinh

- Nguồn nước ngầm: Tuy chưa được khảo sát và tính toán cụ thể songqua thực tế việc sử dụng giếng đào, giếng khoan của nhân dân trong xã chothấy nguồn nước ngầm của xã tương đối dồi dào và chất lượng tốt

Tóm lại tài nguyên nước của xã tương đối dồi dào đảm bảo cung cấp đủnước cho sản xuất cũng như các hoạt động kinh tế khác

c Tài nguyên nhân văn

Có thể nói xã là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng người Việt, là xã

có bản sắc văn hoá đa dạng Người dân trong xã có truyền thống cách mạng:cần cù, chịu khó, đoàn kết, có ý chí vươn lên,… Với tài nguyên nhân văn nhưtrên trong quy hoạch sử dụng đất đai cần chú ý quan tâm đến tập quán, quan

hệ làng xóm để bố trí đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng cho phùhợp đồng thời cũng phải dành đất cho việc nâng cấp, mở rộng các công trìnhvăn hoá trên địa bàn xã nhằm khai thác triệt để tiềm năng này góp phần vào

sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của xã

Trang 20

2.1.3 Thực trạng môi trường

Cùng với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đặc biệt là trong bốicảnh toàn cầu hoá và hội nhập ngày càng tăng sản xuất phát sinh thêm nhiềuthách thức trong việc bảo vệ môi trường nhất là vấn đề quản lý rác thải, cungcấp nước sạch, hệ thống thoát nước và công trình công cộng khác Bên cạnh

đó, mức độ sử dụng hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu,… trong sản xuất nôngnghiệp vẫn đang có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môitrường sinh thái và sức khoẻ con người

2.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

* Thuận lợi

- Là một xã nằm ở phía Bắc thành phố, có vị trí địa lý đặc biệt tiếp giáp

với 2 huyện là huyện Đông Sơn và huyện Thiệu Hoá nên rất thuận lợi choviệc giao thương kinh tế

- Có nguồn tài nguyên đất đa dạng cộng với điều kiện khí hậu thời tiết

rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp

* Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi Đông Cương cũng còn gặp những khókhăn như: Do lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa giữa các mùatrong năm đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến năngsuất cây trồng cũng như trong công tác phòng chống sâu bệnh dịch hại trênhoa màu

Vấn đề ô nhiễm cảnh quan môi trường không lớn, nhưng cũng đã ảnhhưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân

2.1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.5.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Cùng với sự phát triển kinh tế của huyện trong thời kỳ đổi mới, nềnkinh tế của xã Đông Cương năm qua đã có những chuyển biến tích cực trong

Trang 21

các ngành nghề lĩnh vực phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng kinh tế là22,5% ; đạt 102,3% so với kế hoạch; tăng 12, 5% so với cùng kỳ.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Với sự tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân,

từ năm 2005 đến nay, trên cơ sở khai thác những lợi thế về đất đai, khoa học,lao động, xã đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực:giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – tiểuthủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ Sự chuyển biến trên là phù hợp vớitiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và làm tiền đềphát triển cho những năm tiếp theo

2.1.5.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - xã hội

a Ngành nông nghiệp

Nhìn chung trong năm 2011, với sự cố gắng của hợp tác xã, đặc biệt làvới sự cố gắng của các hộ dân, địa phương hoàn thành 2 vụ với diện tích là379,6ha, trong đó lúa là cây trồng chủ yếu chiếm 334,6ha còn lại là trồng hoa,cây cảnh, rau mầu Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng và số đầu gia súctrong những năm qua được thể hiện trong bảng 1

Theo bảng 1, diên tích gieo trồng lúa tương đối ổn định Năng suất lúaước đạt 100 tạ/ha Công tác chăm sóc lúa và rau màu, phòng chống hạn hán,dịch bệnh gia súc, gia cầm được triển khai thực hiện kịp thời, nâng cao giátrị hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp, các mô hình trồng trọt, chăn nuôi

có hiệu quả kinh tế cao đã được nhân rộng Tiếp tục chỉ đạo củng cố, duytrì vùng sản xuất lúa chất lượng cao, khoanh vùng sản xuất rau an toàn

Trang 22

Triển khai phương án chuyển đổi chăn nuôi đàn trâu, bò sang sản xuất kinhdoanh các ngành nghề khác

(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của UBND xã Đông Cương)

b Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởngkhá, giá trị sản xuất ước đạt 36 tỷ đồng, bình quân thu nhập của ngành ướcđạt 2.500.000đ - 3.000.000đ/lao động/tháng Trong những năm tới xã cầnđầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện cho ngành này phát triển hơn nữa gópphần thúc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn xã, đápứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, dân trí để đạt tiêu chí đô thị loại I

c Ngành thương mại, dịch vụ

Cùng với ngành CN – TTCN, ngành thương mại - dịch vụ của xã cóphát triển song sự phát triển đa dạng, tập trung dọc theo đường giao thônggiáp quốc lộ 1A Nhịp độ dịch vụ của xã liên tục phát triển đã tạo được nhiềuviệc làm cho người lao động ở địa phương và đáp ứng tương đối đầy đủ vàkịp thời nhu cầu của nhân dân Có thể nói, các hoạt động thương mại – dịch

Trang 23

vụ đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của xã, thúc đẩy phát triển sản xuất vàtăng thu nhập cho người dân.

Bảng 2: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã Đông Cương

1 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 88,78 125,4 150,2

3 Giá trị sản xuất nông nghiệp Tỷ đồng 33,7 33,4 34,2

4 Giá trị sản xuất TTCN - XDCB Tỷ đồng 32,04 34,7 36

5 Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 23,04 57,3 80

6 Thu nhập bình quân đầu người Tỷ đồng 10,9 12,7 15,5

Trang 24

Bảng 3: Tình hình biến động dân số

1.Tổng số nhân khẩu Người 9923 10012 10129 10394 10397

- Số sinh trong năm Người 110 125 122 126 125

- Lao động nông nghiệp Người 3302 3288 3256 3212 3200

- Lao động phi nông nghiệp Người 1886 1924 2038 2106 2124

( Nguồn: tài liệu về dân số và nhà ở của UBND xã Đông Cương)

b Lao động và việc làm

Thu nhập bình quân đầu người tương đối cao: Năm 2011 là 15,5 triệuđồng/người

Nguồn lao động của xã khá dồi dào cả về số lượng và chất lượng

Toàn xã tính đến năm 2011, có 5324 lao động chiếm 51,21% dân số trong xã

Trong đó lao động nông nghiệp là 3200 lao động chiếm 60,10 %; lao động

phi nông nghiệp là 2124 lao động chiếm 39,90%

2.1.5.4 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Dân cư trong xã được phân bố ở 10 thôn Hầu hết các hộ đều có chỗ ở

ổn định, diện tích đất ở bình quân mỗi người dân là 1,52 người/m2 Cụ thể xác

1

Thôn 2

Thôn 3

Thôn 4

Thôn 5

Thôn 6

Thôn 7

Thôn 8

Thôn 9

Thôn 10 Tổng số

khẩu Người 10397 1132

935 1256 677

1268 985 1110 1113 965 956

Trang 25

(Nguồn: tài liệu dân số và nhà ở xã Đông Cương) 2.1.5.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Giao thôngNhìn chung hệ thống giao thông của xã đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu đilại, sinh hoạt và sản xuất Trong vài năm trở lại đây tuyến giao thông liên xã

đã được đầu tư nâng cấp, tuyến đường trục của xã đã được đổ bê tông trải

nhựa và thường xuyên được cải tạo để đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu

của nhân dân

Năm 2011, UBND xã đã triển khai kế hoạch và tổ chức thực hiện làmđường giao thông đoạn từ cầu Tâm đến Đông Ba với tổng giá trị xây dựng

trên 1 tỷ đồng và hiện nay công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Tuy

nhiên do thiếu kinh phí nên một số tuyến đường liên thôn không được tu bổ,

duy tu và sửa chữa thường xuyên dẫn đến tình trạng xuống cấp nghiêm trọng

* Thủy lợịNguồn nước tưới chủ yếu lấy từ sông Đồng De và sông Cầu Hạc cùngcác kênh mương tưới tiêu nội đồng Hệ thống thủy văn của xã chủ yếu là kênh

mương, việc tưới tiêu chủ yếu phụ thuộc vào kênh mương cấp 1,2,3 Các kênh

mương phục vụ tốt công tác tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp đủ để cung

cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích canh tác Kênh mương đã được bê tông

hóa nên công tác tưới tiêu thuận lợi cho việc sản xuất

* Trụ sở hành chínhCác công trình hành chính như trụ sở UBND xã hiện tại được bố trí tạitrung tâm xã với diện tích 8.600m2, công trình UBND xã vừa được xây dựng

Trang 26

và cải tạo lại với chất lượng công trình tốt trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, cơbản đáp ứng nhu cầu của cán bộ và nhân dân trong xã.

* Giáo dục – đào tạo

Toàn xã có 4 trường học: 1 trường trung học cơ sở với diện tích11.532m2, 1 trường tiểu học diện tích 13.578m2, 1 trường mẫu giáo mầm non

có diện tích 817m2 với tổng số học sinh của 3 trường là 1456 em, và 1 Trườngcao đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa nằm trên địa bàn xã với diện tích18.873m2 Diện tích đất của 4 trường học là 44.800m2 Trong năm 1010 xã đãxây dựng lại khu trường tiểu học với đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất hạtầng đáp ứng tốt nhất cho học sinh và giáo viên trong trường Như vậy, trong

kỳ quy hoạch cần quy hoạch thêm 1 trường mấm non với diện tích lớn hơnđáp ứng được nhu cầu dạy và học của các em

* Y tế

Xã Đông Cương có 1 trạm y tế diện tích khuôn viên 2.700 m2 được xâydựng khá kiên cố, khang trang Cơ sở vật chất được trang bị khá tốt, đáp ứngđược yêu cầu khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân trong xã Hiện nay

số lượng cán bộ y tế về chuyên môn đa số đáp ứng được nhu cầu khám chữabệnh của người dân

* Văn hóa – thể thao

Các hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền luôn bám sát các nhiệm

vụ chính trị của địa phương Cơ sở vật chất tiếp tục được tăng cường hệ thốngtruyền thanh từ xã đến thôn đang được củng cố và phát triển phục vụ kịp thờicông tác thông tin tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Nhà nước

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khudân cư”, “ Xây dựng làng văn hóa, Gia đình văn hóa” tiếp tục được thựchiện có hiệu quả

Phong trào thể thao cũng thường xuyên được duy trì củng cố và pháttriển sâu rộng ở khắp các thôn và trường học Các môn thể thao như: cầu lông

Trang 27

, bóng bàn, bóng đá, dưỡng sinh,… thu hút đông đảo nhân dân tham gia luyệntập nhằm nâng cao sức khỏe.

* Bưu chính viễn thông

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất, thu nhập dân cư tăng, giao dịchlàm ăn kinh tế ngày càng nhiều nên nhu cầu thông tin liên lạc trong sản xuấtkinh doanh và đời sống tăng mạnh Xã có 1 điểm bưu điện văn hóa với diệntích 207m2 để phục vụ nhu cầu đọc sách báo, tìm hiểu tiến bộ khoa học kỹthuật, pháp luật trao đổi thông tin kinh tế - xã hội, thị trường,…

Hệ thống điện nông thôn được xây dựng và quản lý đúng quy địnhcủa tỉnh Đến nay toàn xã đã được bàn giao lưới điện áp nông thôn do ngànhđiện quản lý, đảm bảo nguồn điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhândân

* An ninh - Quốc phòng

Trong những năm qua bên cạnh đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, vấn

đề an ninh quốc phòng luôn được xã quan tâm chú trọng

- Quốc phòng: Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức về nền quốcphòng toàn dân, thực hiện tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, tham gia huấnluyện quân sự hàng năm luôn kết quả cao, quản lý tốt quân dự bị động viên,xây dựng lực lượng dân quân đạt luôn đạt 100% so với kế hoạch đề ra Hàngnăm bổ sung kết hoạch chiến đấu trị an, xây dựng thế trận “quốc phòng toàndân” kết hợp với thế trận “an ninh nhân dân” Thường xuyên phối hợp vớicông an xã giữ gìn tốt tình hình an ninh trật tự tại cơ sở

- An ninh: Lực lượng công an xã với chức năng và nhiệm vụ của mình đãthường xuyên duy trì quân số trực tại trụ sở cả ngày và đêm, nên đã giải quyếtđược các vụ việc xẩy ra trên địa bàn một cách kịp thời, không để xảy ra diễnbiến phức tạp Từ đó đã giữ vững ổn định an ninh chính trị, tạo sự chuyển biếntích cực về trật tự an toàn xã hội, không để xẩy ra các đột biến bất ngờ, “điểmnóng”

Trang 28

Bảng 5 Hiện trạng các công trình xây dựng cơ bản

6 Trường cao đẳng Nghế CN Thanh Hóa 1,8873 Thôn 10 Tốt

Chất lượng

cơ bản tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp Do vậy, mặc dù là xã nông nghiệpnhưng trong những năm gần đây sự phát triển theo hướng công nghiệp – tiểuthủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ đã tạo tiền đề cho xã trong tương lai

là 1 đô thị mới

Trang 29

Con người Đông Cương cần cù, chịu khó, ham học hỏi, sáng tạo trongcông việc, năng động trong cơ chế thị trường.

Trong thời gian tới với định hướng phát triển kinh tế - xã hội là đẩymạnh sản xuất nông nghiệp, thương mại dịch vụ thì nhu cầu chuyển đất nôngnghiệp sang xây dựng các công trình phục vụ phát triển công nghiệp và dịch

vụ tương đối lớn Do đó để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp cần phảichuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang sản xuất các loại sản phẩm cóchất lượng cao và có giá trị hàng hóa lớn

Bên cạnh những thuận lợi trên xã cũng còn gặp nhiều khó khăn nhưnền kinh tế của xã luôn có sự chuyển biến, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫncao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch xong khá chậm Nguồn lao động của xãtuy dồi dào nhưng số lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 45% nên chưa chưa cósức hấp dẫn đối với doanh nghiệp, hạn chế khả năng của người lao động thâmnhập vào khu vực kinh tế phi nông nghiệp

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp của xã đạt giá trị sản lượng cao nhưngchủ yếu là sản xuất thủ công, tận dụng lao động trong khu vực nông thôn,chưa có nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn với trình độ cơ giới hóa cao nên giáthành sản phẩm còn cao, giảm tính cạnh tranh trên thị trường

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông do thiếu kinh phí, do đã được xâydựng khá lâu nên đang xuống cấp khá mạnh, đây là nhân tố gây ảnh hưởnglớn đến việc đi lại của nhân dân

2.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

2.2.1 Tình hình quản lý đất đai

* Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất

UBND xã Đông Cương luôn có kế hoạch thông báo định kỳ, theo từngquý về việc thực hiện các văn bản của Nhà nước, tỉnh, huyện về công tácquản lý sử dụng đất, các chính sách giao đất, các dự án giải phóng mặt bằng,

Trang 30

đền bù đất đai, chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên cơ sở chuyển đổimục đích sử dụng đất.

* Xác lập địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ( nay làChính phủ) đến nay thành phố đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hànhchính trên cơ sở tài liệu bản đồ cũ, có chỉnh lý và bổ sung, xây dựng nên bản

đồ hành chính của thành phố Bản đồ nền có địa giới theo Chỉ thị HĐBT đã được xây dựng, đồng thời công bố diện tích tự nhiên của các cấphành chính Hồ sơ được lập, lưu trữ và quản lý theo đúng quy định của phấpluật

364/CT-* Công tác đo đạc thành lập bản đồ

Để phục vụ cho công tác quản lý được tốt hơn, công tác đo đạc, lập bản

đồ địa chính, bản đồ giải thửa được quan tâm từ lâu, xã đã hoàn thành việc đođạc bản đồ giải thửa 299/TTg, tỷ lệ 1/1000 ở khu dân cư nông thôn và 1/2000

ở khu sản xuất nông nghiệp Vừa qua xã đã đo đạc, xây dựng và biên tập lạibản đồ địa chính tỷ lệ 1: 2000 làm căn cứ để giao đất, cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân

* Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sở Tài Nguyên và Môi Trường,UBND Thành phố và phòng Tài nguyên và Môi trường, xã đã lập quy hoạch

sử dụng đất thời kỳ 2001 – 2010

* Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

đã được thực hiện có hiệu quả và đúng pháp luật Đất ở cho hộ gia đình đãđược giao theo đúng quy hoạch và quyết định của UBND Thành phố

* Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trang 31

Công tác đăng ký quyền sử dụng dất đã được triển khai đến tất cả các đốitượng đang sử dụng đất Căn cứ vào đơn đăng ký, xã đã lập Hội đồng xétduyệt và đề nghị UBND Thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtđối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và đất ở.

Bộ hồ sơ địa chính đã được hoàn thiện gồm bản đồ địa chính, sổ mục kê,

sổ địa chính, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõibiến động đất đai Hằng năm xã thường xuyên cập nhật thông tin vào hồ sơđịa chính

* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê đất đai được tổ chức thực hiện định kỳ vào 31/12 hàngnăm theo sự chỉ đạo của UBND Thành phố và phòng Tài nguyên và Môitrường nhằm bổ sung, cập nhật các thông tin về biến động quỹ đất của xã

Xã đã hoàn thành kiểm kê đất đai năm 2010

* Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi

phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

Xã đã chủ trương giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp, khiếu nại, tốcáo về đất đai trên cơ sở luật pháp về đất đai, có lý có tình

Trang 32

Theo số liệu kiểm kê đến ngày 01/01/2011, diện tích đất tự nhiên toàn

xã là 680,84ha Trong đó:

 Đất nông nghiệp: 438,26ha, chiếm 64,37% diện tích tự nhiên

 Đất phi nông nghiệp: 197,75ha, chiếm 29,05% diện tích tự nhiên

 Đất chưa sử dụng: 44,83ha, chiếm 6,58% diện tích tự nhiên

Hiện trạng sử dụng đất của xã được thể hiện trong bảng 6

Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất 2011

(ha)

Cơ cấu (%)

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 47,99 7,05

Ngày đăng: 21/04/2015, 10:45

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w