1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

tác động của chính sách thuế nhập khẩu đối với sức cạnh tranh của các doanh nghiệp

14 999 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 130,5 KB

Nội dung

Tìm hiểu chính sách: 1. Đánh giá: Nghị định 202014NĐCP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15052014 đã sửa đổi và sẽ chấm hết hiệu lực thi hành đối với nghị định số 882001NĐCP ngày 22 tháng 11 năm 2001 về thực hiện phổ cập giáo dục trung học sơ sở. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo, đa dạng hóa phương thức đào tạo nâng cao dân trí. Tăng cường chỉ tiêu phổ cập giáo dục và xóa mù chữ (PCGDXMC) ở từng năm. Có những bước đi và mục tiêu cải cách mới trong nền giáo dục với phạm vi thực hiện khắp cả nước. 2. Mục tiêu: Nghị định 202014NĐCP về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (PCGD XMC) khác với Nghị định 882001 NĐCP ngày 22112001. + Nghị định 202014 quy định PCGD THCS có 3 mức độ 1,2,3. Theo đó, xã đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1 phải đảm bảo tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn PCGD Tiểu học mức độ 1 và tiêu chuẩn XMC mức độ 1; Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên (15 – 18 tuổi) tốt nghiệp THCS ít nhất 80% trở lên và ít nhất 70% đối với xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Huyện đạt chuẩn PCGD Tiểu học mức độ 1 phải có ít nhất 90% số xã – Thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1. Tỉnh đạt chuẩn PCGD Tiểu học mức độ 1 có 100% số huyện thành phố (TP) trực thuộc đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1. Để đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2 và 3 đòi hỏi yêu cầu cao hơn về tỷ lệ thanh – thiếu niên có tuổi từ 15 – 18 tốt nghiệp THCS. + Ngoài ra, Nghị định cũng quy định mức đạt chuẩn XMC ở 2 mức độ. Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 phải hoàn thành giai đoạn 1 chương trình XMC và giáo dục tiếp sau khi biết chữ hoặc hoàn thành lớp 3 chương trình tiểu học. Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 phải hoàn thành giai đoạn 2 chương trình XMC và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành chương trình tiểu học (hết lớp 5); Cũng theo Nghị định này; Xã đạt chuẩn XMC mức độ 1 là xã có ít nhất 90% số người trong độ tuổi 15 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1. Đối với xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 – 25 được công nhận đạt biết chữ ở mức độ 1. Huyện đạt chuẩn XMC mức độ 1 có ít nhất 90% số xã – Thị trấn đạt XMC mức độ 1. Tỉnh đạt XMC ở mức độ 1 có ít nhất 90% số huyện, TP trực thuộc đạt chuẩn XMC mức độ 1.

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Chính sách thuế là một trong những chính sách quan trọng nhất trong hệ thống chính sách kinh tế của một quốc gia, góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy hay kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế Trong chính sách thuế, thuế suất là quan trọng nhất Chính sách thuế sử dụng các công cụ là thuế suất và các ưu đãi về thuế Các công cụ này ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua tác động chi phí, giá thành sản phẩm, quy mô tích lũy lợi nhuận, khả năng đầu tư, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp,

trong đó chính sách thuế nhập khẩu có tác động mạnh nhất và

dễ phân biệt nhất đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thuế nhập khẩu tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua sự tác động vào giá cả của hàng hóa nhập khẩu trên thị trường Thông qua chính sách thuế nhập khẩu, chủ yếu là thuế suất, Nhà nước thực hiện mục tiêu có hay không bảo hộ sản xuất trong nước Nếu áp dụng chính sách tự do nhập khẩu thì khi có thuế suất thì giá hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng lên Giá tăng lên có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp trong nước mở rộng

sản xuất, đồng thời làm giảm lượng nhập khẩu từ bên ngoài Như vậy thuế nhập khẩu có tác dụng như một công cụ cản trở hàng hóa nước ngoài tiếp cận thị trường nội địa, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước được hưởng lợi về giá và lượng Tỷ suất thuế càng lớn, lượng nhập khẩu càng giảm, doanh

nghiệp nước ngoài càng thu hẹp thị phần trong nước, trong khi doanh nghiệp trong nước lại có điều kiện bán hàng giá cao hơn giá quốc tế, mở rộng thị phần và sản xuất

Tuy nhiên, tác động này của thuế nhập khẩu cũng có mặt trái, không phải lúc nào cũng mang lại năng lực cạnh tranh

cho doanh nghiệp nội địa mà thường chỉ có ý nghĩa khi áp dụng đối với thành phẩm và trong trường hợp doanh nghiệp nội địa có khả

Trang 2

năng cung ứng sản phẩm đó với chất lượng và giá cả tương đương doanh nghiệp nước ngoài

Hơn nữa sự bảo hộ của Nhà nước trong điều kiện hội nhập chỉ

có thể tồn tại trong ngắn hạn Còn xét về dài hạn, dưới sức ép của các cam kết hội nhập và sức ép của chính người tiêu dùng trong nước, Nhà nước buộc phải từng bước mở cửa thị trường và giảm thuế suất Nếu doanh nghiệp không tích cực sử dụng năng lực cạnh tranh ngắn hạn để tạo lợi thế, khẳng định năng lực cạnh tranh dài hạn thông qua giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng thì trong dài hạn doanh nghiệp sẽ mất năng lực cạnh tranh khi thị trường mở cửa

Chính vì lẽ đó, việc triển khai nghiên cứu đề tài: “Tác động của chính sách thuế nhập khẩu đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” là hết sức

cần thiết

2.1.Quan niệm về thuế xuất nhập khẩu.

2 1 1 Khái niệm thuế

Thuế hay thu ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ Ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nước

Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu

nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội

2 1 2 Khái niệm thuế xuất nhập khẩu.

Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu hàng hóa thường được gọi chung là

thuế quan, là loại thuế mà các nước dùng để đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo

Trang 3

hộ sản xuất và can thiệp vào quá trình hoạt động buôn bán, trao đổi hàng húa giữa các quốc gia

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu, do các tổ

chức, cá nhân xuất nhập khẩu hàng húa thuộc đối tượng chịu thuế, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp theo luật định của nhà nước Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế tài chính, thương mại, gắn liền với cơ chế quản lý xuất nhập khẩu và chính sách đối ngoại của một quốc gia

Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa là loại thuế gián thu, chỉ thu vào hàng

hóa xuất nhập khẩu, không thu vào hàng húa sản xuất trong nước

Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa gắn chặt với hoạt động trao đổi thương mại quốc tế của mỗi nước trong từng thời kỳ

Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa do cơ quan hải quan quản lý thu, cơ quan thuế các cấp không thu, nhằm gắn công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu với công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

2 1 3 Đặc trưng cơ bản của thuế xuất nhập khẩu.

Thứ nhất, thuế xuất nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng húa

được phép vận chuyển qua biên giới Trong xã hội hiện nay, xuất hiện càng

nhiều loại hàng hóa vô hình được chuyển vào hoặc ra khỏi biên giới một nước nhưng không phải bằng phương thức thông thường mà cơ quan hải quan có thể kiểm soát được

Thứ hai, thuế xuất nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hay

gián thu, nghĩa là khi một nhà nhập khẩu nộp thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng

số hàng hóa nhập khẩu đó chứ không bán ra bên ngoài thì khi đó khoản thuế nhập khẩu đã nộp có tính chất là thuế trực thu vì chính người nhập khẩu là người nộp thuế đồng thời cũng là người chịu thuế Ngược lại khi nhà nhập khẩu đã nộp xong thuế nhập khẩu và bán lại hàng hóa đó cho người thì khác

Trang 4

thì số tiền thuế nhập khẩu đã nộp có xu hướng chuyển sang cho người mua hàng chịu do đó khoản thuế nhập khẩu này có tính chất là khoản thuế gián thu bởi người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một

Thứ ba, thuế xuất nhập khẩu có đặc trưng là bảo hộ sản xuất trong

nước và điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu Chức năng này thể hiện sự khác

biệt căn bản giữa thuế xuất nhập khẩu và các thuế nội địa khác Tuy nhiên,

do súc ép của trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại, chức năng bảo hộ thuế nền sản xuất trong nước của thuế xuất nhập khẩu có

xu hướng ngày càng giảm cắt giảm dần các mức thuế suất nhằm đáp ứng nhu cầu tự do hóa thương mại quốc tế nên ranh giới phân biệt giữa thuế xuất nhập khẩu và thuế nội địa là rất mong manh thậm chí có thể bị xúa nhũa hoàn toàn khi mà tự do húa thương mại trở thành xu hướng tất yếu và mang tính hiện thực trên toàn thế giới

2.1.4 Mục đích thuế xuất nhập khẩu.

Thuế xuất nhập khẩu là công cụ của chính sách thương mại Thuế xuất

nhập khẩu bảo hộ sản xuất trong nước khuyến khích xuất khẩu kiểm soát hoạt động thương mại quốc tế

Thuế xuất nhập khẩu là công cụ thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần

giải quyết việc làm và thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia…

Thuế nhập khẩu làm giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên

đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm

thâm hụt trong cán cân thương mại.

Chống lại các hành vi bán phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu

của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường

Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác

đánh thuế đối với hàng hoá xuất khẩu của mình nhất là trong cuộc chiến

tranh thương mại.

Trang 5

Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt.

Bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để

có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế

Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là hàng hóa

xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa của dân tộc

2 1 5 Vai trò của thuế xuất nhập khẩu.

Giống như bất kỳ một loại thuế nào, thuế xuất nhập khẩu cũng thể hiện

ba vai trò cơ bản: một là nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thứ hai là điều tiết nền kinh tế, ba là hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội Tuy nhiên, xuất phát

từ đặc trưng cơ bản của thuế xuất nhập khẩu là đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu và sau đó dược cấu thành trong giá cả của hàng húa xuất nhập khẩu nên loại thuế này còn có một vai trò hết sức đặc thù, đó là bảo hộ nền sản xuất trong nước và chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa trong nước và hàng húa ngoại nhập

Vai trò này của thuế xuất nhập khẩu được thể hiện trên hai khía cạnh chủ yếu:Một là, đối với hàng hóa nhập khẩu do bị đánh thuế nhập khẩu nên giá cả của loại hàng hóa này trên thị trường nhập khẩu sẽ tăng lên, trong khi

đó các hàng hóa sản xuất trong nước, do không chịu thuế nhập khẩu hoặc chỉ phải chịu thuế cho phần nguyên liệu hay máy móc nhập khẩu nên giá thành sản phẩm của loại hàng hóa này có xu hướng rẻ hơn và do đó có sức cạnh tranh lớn hơn đối với hàng ngoại nhập điều này cho thấy việc đánh thuế nhập khẩu thực chất là một biện pháp để bảo hộ sản xuất trong nước khi chính phủ nhận thấy những bất lợi nghiêng về phía hàng hóa được sản xuất

từ các doanh nghiệp trong nước

Hai là, đối với hàng xuất khẩu do bị đánh thuế xuất khẩu nên việc tiêu thụ các hàng hóa này ở thị trường nước ngoài trở nên khó nhăn hơn so với thị trường nội địa và khi đó các hàng hóa này có xu hướng sẽ được tiêu thụ trong nước Bằng cách này, Nhà nước đã bảo hộ một cách hữu hiệu cho thị

Trang 6

trường tiêu thụ trong nước Mặt khác, khi Nhà nước muốn khuyến khích xuất khẩu nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa do nước mình sản xuất khi chúng được tiêu thụ trên thị trường nước ngoài thì thuế suất đối với hàng húa xuất khẩu sẽ được quy định giảm đi, thậm chí là bằng không Việc nhà nước giảm thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh tốt hơn cho loại hàng hoá này trên thị trường quốc tế, so với hàng húa cùng loại của những nước khác đang lưu thông trên thị trường

2.1.6Tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế

Khi đánh thuế nhập khẩu, người sản xuất hàng trong nước được lợi nhưng người tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm tăng giá của hàng nhập khẩu từ mức giá thế giới lên bằng với giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu Đồ thị này chỉ

ra tác động của thuế nhập khẩu:

• Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng muốn mua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới trong khi những nhà sản xuất trong nước chỉ sản xuất một số lượng Qs ở mức giá thế giới Bằng cách nhập khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Qd và

Trang 7

Qs) ở mức giá thế giới, người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu

ở mức giá này

• Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong nước bị tăng lên đến mức bằng giá thế giới công với thuế nhập khẩu kích thích những nhà sản xuất trong nước sản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Qs lên Qs' Tuy nhiên do giá tăng nên cầu của người tiêu dùng bị kéo từ Qd xuống Qd' Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền bằng diện tích của hình chữ nhật CEGH để mua số lượng hàng Qd' Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích hình BCEF) được chuyển cho chính phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần (bằng diện tích hình

AFGH) được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do vậy hai phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia Tuy nhiên phần diện tích hình ABF đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội

để chi phí cho sự yếu kém của những nhà sản xuất trong nước Diện tích hình ECD lại là một tổn thất nữa khi độ thoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thể tiêu thụ Qd hàng hoá, do có thuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Qd' mà thôi

Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu dùng sang chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích ròng của toàn xã hội Do những tác động ấy, nó khuyến khích sản xuất phi hiệu quả trong nước, làm cho người tiêu dùng giảm sút độ thoả dụng do phải tiêu dùng ít đi nhưng nó tạo ra nguồn thu cho chính phủ

3 Tình hình xuất nhập khẩu chung của nước ta

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 8/2013 đạt 23,24 tỷ USD, tăng nhẹ 1,9% so kết quả thực hiện của tháng 7 trước đó; trong đó, xuất khẩu đạt 11,92 tỷ USD, tăng 2,8% và nhập khẩu là 11,32 tỷ USD, tăng nhẹ 0,9% Với kết quả này, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 8 này có mức thặng dư 0,6 tỷ USD

Như vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2013, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 170,15 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ

Trang 8

năm trước; trong đó, xuất khẩu đạt 85,16 tỷ USD, tăng 15,1% và nhập khẩu gần 84,99 tỷ USD, tăng 14,4% Kết quả là cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam tính trong 8 tháng năm 2013 có mức thặng dư trị giá 176 triệu USD

Đối với khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu[1] trong8 tháng năm 2013 là 99,55 tỷ USD, tăng 25,5% và chiếm 58,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước; trong đó, xuất khẩu đạt 51,55 tỷ USD, tăng 26,7% và nhập khẩu là gần 48 tỷ USD, tăng 24,3% so với kết quả thực hiện của cùng kỳ năm trước

Đối với khối doanh nghiệp trong nước, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu trong 8 tháng năm 2013 là 70,6 tỷ USD, tăng 2,4% và chiếm 41,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam; trong đó, xuất khẩu đạt hơn 33,6 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 1% và nhập khẩu là 36,99 tỷ USD, tăng 3,7% so với kết quả thực hiện trong 8 tháng năm 2012

4.Những chính sách ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu

Trình bày ba loại chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện

tử Đó là các chính sách khuyến khích xuất khẩu; các hiệp định thương mại và thực thi cam kết của Việt Nam; các quy định và rào cản của nước nhập khẩu

Dệt may, thủy sản và điện tử cũng là ba ngành trọng điểm xuất khẩu của Việt Nam, được thể hiện trong các Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành đến năm 2020 đã được phê duyệt Tuy vậy, các chiến lược, quy hoạch này đặt mục tiêu rất cao, trong khi các chính sách để thực hiện và bước đi lại thiếu rõ ràng Các chính sách khuyến khích xuất khẩu có khá nhiều, song nằm ở nhiều văn bản, thuộc các lĩnh vực khác nhau và mức độ, đối tượng hỗ trợ cũng rất đa dạng Điều này làm cho quá trình thực thi gặp nhiều khó khăn, trong khi cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực thuế và hải quan còn chậm

Đáng lưu ý là các công cụ hỗ trợ tài chính nhằm giảm chi phí hay được sử dụng, trong khi ít thấy những chính sách hỗ trợ

Trang 9

cho DNXK làm quen và giải quyết những vấn đề mới nảy sinh như các hàng rào phi thuế quan, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của nước nhập khẩu Các quy định ngày càng khắt khe hơn

về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đối với hàng may mặc, thủy sản

và điện tử là những lời cảnh báo cho thấy cần phải thay đổi về chất lượng xuất khẩu và đó mới chính là bức tường rào mà DNXK phải vượt qua trong giai đoạn tới

4.1 Tổng quan các doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử; mức độ đa dạng hóa

Thị trường và sản phẩm của ba ngành Phần thứ ba đánh giá tổng quan doanh nghiệp sản xuất, gia công xuất khẩu trong ba ngành và cho thấy số lượng doanh nghiệp tăng liên tục theo các năm, nhưng tỷ lệ so với toàn ngành còn thấp Giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu trung bình của DNXK cao hơn mức trung bình của ngành và việc làm bình quân một DNXK cũng nhiều hơn so với doanh nghiệp không xuất khẩu cùng ngành Trong số ba ngành xem xét, các doanh nghiệp điện tử thâm dụng vốn và ít sử dụng lao động hơn cả, trái với doanh nghiệp may mặc, nơi sản xuất, gia công xuất khẩu chủ yếu sử dụng lao động kết hợp với công nghệ giản đơn

Ngược với ngành điện tử và may mặc, xuất khẩu thủy sản chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp tư nhân trong nước, hoạt động dựa nhiều vào vốn vay làm cho các doanh nghiệp này có phần bị bất lợi, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh do phải chịu chi phí vốn cao, khó chủ động trong hoạt động xuất khẩu và đổi mới cơ cấu hàng xuất khẩu

Những tính toán về chỉ số đa dạng hóa thị trường và sản

phẩm cho ba ngành đều đi đến những kết quả không mấy khả quan Theo đó, mặc dù mức độ đa dạng hóa sản phẩm may mặc tương đối cao, nhưng mức độ đa dạng hóa thị trường lại thấp, phản ánh thực tiễn xuất khẩu sản phẩm này quá phụ thuộc vào một vài thị trường,

Trang 10

đặc biệt là thị trường Mỹ Trái lại, sản phẩm thủy sản xuất khẩu lại

có mức độ đa dạng hóa thị trường cao, nhờ những nỗ lực mở rộng thị trường, song rủi ro mà các DNXK phải đối mặt là mức độ đa dạng hóa sản phẩm còn thấp, xuất khẩu vẫn chủ yếu là hàng sơ chế

và dạng nguyên liệu có giá trị gia tăng thấp

Đối với sản phẩm điện tử, mặc dù có sự bùng nổ xuất khẩu

từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng mức độ đa dạng hóa đều rất thấp cả về thị trường lẫn sản phẩm, hiện tại đang kém xa các chỉ số này của các nước trong khu vực, nhất là so với Trung Quốc Xuất khẩu điện tử phần lớn

do khu vực doanh nghiệp có vốn nước ngoài thực hiện, nhưng thực

tế cho thấy các doanh nghiệp này đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh khốc liệt nhất trong số ba ngành để tranh giành thị

trường và sản phẩm xuất khẩu

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DNXK trong ba ngành

Các chính sách liên quan đến xuất khẩu có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động sản xuất, gia công xuất khẩu của doanh nghiệp trong ba ngành điều tra Các chính sách được đánh giá có ảnh hưởng theo hướng tốt lên cho số đông DNXK là lĩnh vực thuế

và hải quan Trái lại, chính sách tiền lương tối thiểu, tỷ giá và tín dụng còn khó khăn cho nhiều doanh nghiệp hơn theo chiều hướng xấu đi, đặc biệt các doanh nghiệp có vốn trong nước ở ngành may mặc và thủy sản

Đáng lưu ý vẫn còn một số lượng không nhỏ doanh nghiệp chưa biết đến các chính sách hỗ trợ của nhà nước, hoặc biết nhưng không tham gia, chủ yếu do ngại thủ tục phức tạp Trong khi các hiệp định thương mại được đánh giá tốt thì mối lo ngại phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu lại tăng lên ở các DNXK, đặc biệt trong ngành thủy sản Việc các hiệp hội chứng tỏ được vai trò của mình trong cung cấp thông tin và bảo

vệ lợi ích của doanh nghiệp thành viên có ý nghĩa thiết thực cho các DNXK

Tuy nhiên, làm thế nào để các DNXK nói chung và doanh nghiệp ngành thủy sản nói riêng tăng

được năng lực, có thể đáp ứng các chính sách và quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của khách hàng và nước nhập

Ngày đăng: 21/04/2015, 10:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w