1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

chính sách công hàng rào kĩ thuật thủy sản của việt nam xuất khẩu sang mỹ

6 373 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 19,08 KB

Nội dung

phân tích tìm hiểu về thực trạng vấn đề chính sách công hàng rào kĩ thuật thủy sản của việt nam sang mỹ, khó khăn thực trạng trong lịch sử và giải pháp thực hiện trong tương lai Trong tất cả các quốc gia trên thế giới, thị trường Mỹ được đánh giá là một trong những thị trường khó tính nhất, không chỉ bởi người tiêu dùng rất khắt khe, mà còn vì các luật lệ, các quy định kỹ thuật đặt ra đối với hàng hoá nhập khẩu rất cao. Hàng rào kỹ thuật thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ rất khắt khe khiến cho ngư dân Việt Nam nhiều phen điêu đứng. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại hiện tồn tại với mọi ngành sản xuất, nhưng nó đặc biệt tác động lớn đối với quá trình trao đổi những sản phẩm nông sản chế biến, trong đó có thủy sản.

Trang 1

MỤC LỤC

A, Giới thiệu hàng rào kĩ thuật thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ:

B, Tìm hiểu:

I, Quy cách nhập khẩu thủy sản vào Mỹ:

II, Tiêu chuẩn kỹ thuật thủy sản nhập khẩu vào Mỹ:

C, Một số thực trạng vấn đề xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ:

I, Vụ tranh chấp về tên gọi cá Catfish năm 2002:

II, Cá Việt Nam nhiễm Trifluraline:

D, Khuyến nghị và một số phương hướng trong tương lại xuất khẩu thủy sản của Việt Nam:

E, Kết Luận:

Trang 2

A, Giới thiệu hàng rào kĩ thuật thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ:

- Trong tất cả các quốc gia trên thế giới, thị trường Mỹ được đánh giá là một trong những thị trường khó tính nhất, không chỉ bởi người tiêu dùng rất khắt khe, mà còn vì các luật lệ, các quy định kỹ thuật đặt ra đối với hàng hoá nhập khẩu rất cao

- Hàng rào kỹ thuật thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ rất khắt khe khiến cho ngư dân Việt Nam nhiều phen điêu đứng

- Hàng rào kỹ thuật trong thương mại hiện tồn tại với mọi ngành sản xuất, nhưng nó đặc biệt tác động lớn đối với quá trình trao đổi những sản phẩm nông sản chế biến, trong đó có thủy sản

B, Tìm hiểu:

- Trên thực tế, thuỷ sản nhập vào thị trường Mỹ không quản lý bằng hạn ngạch mà quản lý bằng hai biện pháp chủ yếu: Thuế nhập khẩu thuỷ sản và kiểm soát chặt chẽ bằng các biện pháp kỹ thuật: vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường đánh bắt và nuôi trồng

- Luật Thực phẩm của Mỹ đã quy định rằng: "Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối tượng chịu thuế nhập khẩu mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và phẩm cấp để đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn"

I, Quy cách nhập khẩu thủy sản vào Mỹ:

- Không phải mọi doanh nghiệp có hàng thuỷ sản đều có thể đưa hàng vào Mỹ Mọi tiến trình nhập khẩu thủy sản vào Mỹ đều phải trải qua hai bước:

+ Bước 1: doanh nghiệp tự mình hoặc thông qua nhà nhập khẩu gửi chương trình kiểm soát

an toàn trong chế biến thủy sản để cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp nhận từng doanh nghiệp

+ Bước 2: công nhận ở cấp quốc gia thông qua ký kết văn bản ghi nhớ giữa FDA và cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát vệ sinh an toàn ở nước xuất khẩu

II, Tiêu chuẩn kỹ thuật thủy sản nhập khẩu vào Mỹ:

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật thủy sản nhập khẩu vào Mỹ được chia thành 3 nhóm chính:

+ Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn: các quy định này được đưa ra để bảo vệ sức khỏe của người, vật nuôi và cây trồng

+ Các biện pháp đối với người tiêu dùng: Các biện pháp quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh dưỡng và tạp chất

Trang 3

+ Các biện pháp thương mại: Các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn chặn gian lận thương mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lường

C, Một số thực trạng vấn đề xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ:

 Vụ tranh chấp về tên gọi cá Catfish năm 2002:

- Một trong những biện pháp rào cản kỹ thuật trong thương mại của Mỹ được áp dụng đối với thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam là việc Mỹ cấm nhập khẩu cá catfish (cá tra or basa) nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long

- Hiệp hội nuôi cá Catfish của Mỹ (CFA) bắt đầu vụ tranh chấp khi nhận thấy các nhà

sản xuất của Việt Nam đã chiếm 20% thị trường các filê đông lanh của Mỹ qua việc dùng nhãn mác gây nhầm lẫn cho người sử dụng Cá catfish của Việt Nam được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường qua chuỗi các nhà hàng và các nhà phân phối thực phảm với các nhãn mác như: "Delta Fresh” và “Cajun Delight.” Những người nuôi cá catfish ở Mỹ đã lobby Nghịviện

để thông qua một đạo luật cấm sử dụng tên “catfish" đối với những loàI cá da trơn không có nguồn gốc châu Mỹ CFA lập luận rằng cá “catfish” của Việt Nam không phải là cá catfish và chỉ có các chủng cá Bắc Mỹ được biết đến với cái tên Ictaluridae được gọi với tên như vậy Trên thực tế, các nhà sinh vật học đại dương nhận biết có hơn 2,000 chủng loại cá catfish Để thuyết phục Hạ viện công nhận khiếu kiện này, CFA lập luận rằng những người tiêu dùng Mỹ

có quyền được biết liệu rằng cá catfish mà họ mua hoặc đặt hàng có thực sự là cá catfish không Đại diện phía Việt Nam (VASEP) lập luận rằng cá basa và cá tra là loại cá catfish khác với các chủng loại cá catfish của Mỹ và nó không phải là giả hoặc xâm phạm nhãn hiệu của Mỹ

- Hạ viện Mỹ đã can thiệp với CFA và cấm các nhà xuất khẩu của Việt Nam sử dụng từ“catfish,” mặc dù các chuyên gia về ngành cá vẫn khẳng định rằng các chủng loại cá của Việt Nam trông giống và có hương vị giống như các sản phẩm của Mỹ Hạ viện đã tiến hành các thủ tục

để cấm cá catfish của Việt Nam được dán mác cá catfish Nguyên nhân đưa ra cho quyết định này là do cá nhập khẩu từ Việt Nam đã làm giảm sút doanh số sản phẩm cá da trơn bán

ra của Mỹ hàng hoá

Tuy nhiên, mặc cho các nỗ lực của CFA nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu cá catfish của Việt Nam thì việc nhập khẩu này vẫn tiếp tục tăng Năm 2001, hai hạ nghị sỹ thúc giục Chính quyền Bush đưa ra các nhãn mác xuất xứ bắt buộc (mandatory) đối với cá catfish, đặc biệt cho những sản phẩm cá từ Việt Nam Họ phàn nàn rằng

Trang 4

để dành được 20% thị phần, Việt Nam đã ngừng việc sử dụng mác cá "basa" và bắt đầu gọi chúng với cái tên basa catfish

với cách đóng gói tương tự và gọi chúng là "Delta Fresh.”

 Cá Việt Nam nhiễm Trifluraline:

- Trong những năm gần đây, hai vấn đề nổi cộm về chất lượng thủy sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ là nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Trifluraline và dư lượng kháng sinh nhóm Quinolone

- Năm 2009, Mỹ và EU cảnh báo lô hàng cá tra, cá basa Việt Nam có nhiễm Trifluraline Theo thống kê xuất khẩu thủy sản năm 2010, nước ta phát hiện 18 mẫu: 11 mẫu cá tra, 4 mẫu cá

rô phi, 2 mẫu tôm sú, 1 mẫu cá lóc có chứa kháng sinh Trifluraline vượt mức cho phép xuất khẩu

Do bị ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật đã làm cho nhiều doanh nghiệp bỏ dần thị trường truyền thống giá cao này mà tập trung mở rộng xuất khẩu sang thị trường

dễ tính hơn ở các nước ASEAN, Trung Quốc, Brazil, Colombia, Arab do các nước nói trên chưa đặt ra các rào cản kỹ thuật nghiêm khắc

Sau sự cố đó không lâu, trong chuyến viếng thăm của đoàn đại biểu cấp cao Thượng viện Hoa Kỳ do Chủ tịch Thường trực Thượng viện Hoa Kỳ Patrick Leahy dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng nêu những vấn đề cụ thể và đề nghị lãnh đạo, nhân dân hai nước cùng ủng hộ, thúc đẩy hợp tác về nhiều mặt, đặc biệt chú ý giảm các rào cản kỹ thuật thương mại cho các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

D, Khuyến nghị và một số phương hướng trong tương lại xuất khẩu thủy sản của Việt Nam:

- Chính phủ cần lên kế hoạch để tiến hành ký kết một hiệp định cấp chính phủ với Mỹ

để công nhận lẫn nhau kết quả xét nghiệm của cơ quan có thẩm quyền đối với các sản phẩm thuỷ sản Để hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nước đảm bảo an toàn thuỷ sản khi đưa vào thịtrường Mỹ, Chính phủ Việt Nam cần có định hướng và xúc tiến đàm phán với FDA Hoa kỳ nhằm tranh thủ sự trợ giúp trong việc phổ biến và ứng dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Mỹ cho các đối tượng có liên quan của Việt Nam

- Do các nguồn lực của Việt Nam hiện còn có những hạn chế, sự hỗ trợ trước tiên cần tập trung vào việc đào tạo các kỹ thuật viên giám định thuỷ sản Cần có các khoá đào tạo ngắn hạn về chế biến thuỷ sản, giám định, xuất khẩu, thu mua và chứng nhận chất lượng sản phẩm Sự hỗ trợ này bao gồm cả việc mời FDA của Mỹ và các chuyên gia về thuỷ sản tiến

Trang 5

hành các khoá đào tạo thường xuyên tại Việt Nam như họ đã tiến hành đối với các đối tác thương mại chủ yếu xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ

- Đối với Chính phủ, điều cần làm thường xuyên là có kế hoạch và ngân sách để tuyên truyền rộng rãi tại cấp cơ sở, triển khai các lớp tập huấn cho ngư dân và các nhà sản xuất, khuyến cáo họ không sử dụng các chất kháng sinh và các hoá chất độc hại nhằm tạo dựng một môi trường thuỷ hải sản sạch Những chiến dịch như thế sẽ đem lại lợi ích cho cả các ngư dân và các nhà xuất khẩu thuỷ hải sản, đảm bảo các lô hàng xuất khẩu sau khi rời Việt Nam sẽ không

bị là nạn nhân của các tiêu chuẩn khắt khe và có thể là các rào cản đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt nam khi nhập khẩu vào Mỹ

Đối với Bộ Thuỷ sản, cơ quan quản lý trực tiếp về các lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt,

chế biến và tiêu thụ thuỷ hải sản, cần nhanh chóng soạn thảo và ban hành Quy chế Truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuỷ sản (traceability) nhằm quy định trách nhiệm và quyên hạn của các đơn vị liên quan tới hoạt động mã hóa và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản Đối tượng áp dụng bao gồm các cơ quan quản lý Nhà nước, vùng nuôi thủy sản, các cơ sở sản xuất/kinh doanh thủy sản Quy chế Truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuỷ sản giúp các cơ quan

có thẩm quyền có khả năng nhận diện một thực phẩm, sẵn sàng loại bỏ sản phẩm thuỷ sản không an toàn thực phẩm từ thị trường và cơ sở phân phối để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và chính lợi ích của những người xuất khẩu thuỷ sản

E, Kết Luận:

- Là một trong những nước xuất khẩu mới nổi lên, Việt Nam không được hưởng những ưu đãi khi vào thịtrường Mỹ do hiện còn tồn tại các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, đáng chú

ý là các quy định khắt khe đối với các sản phẩm nông sản, thuỷ hải sản

-Vì các rào cản kỹ thuật trong thương mại của Mỹ trở nên chặt chẽ hơn và đa dạng

hơn, các nhà chế biến và xuất khẩu của Việt Nam đang buộc phải chú ý hơn tới các rào cản này để đảm bảo tạo dựng được chỗ đứng và thị phần bền vững trên thị trường Mỹ Chính phủViệt Nam cần có các động thái mạnh mẽ hơn trong công cuộc hội nhập, để giúp các doanh nghiệp và người sản xuất các sản phẩm nông sản, thuỷ hải sản bảo vệ có hiệu quả các lợi ích hợp pháp của mình khi nhằm đến các thị trường xuất khẩu ngoài nước

(Tài liệu tham khảo: http://www.tbtvn.org/ http://www.grips.ac.jp/ http// www.cafef.vn

http// www chicuctdc.baria-vungtau.gov.vn http// www.vnua.edu.vn )

Ngày đăng: 11/04/2015, 20:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w