II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ MARKETING
3. Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát, đánh giá hiệu quả
− Tăng cường hoạt động quảng cáo thông qua:
Trang web của Công ty, nên xây dựng mục hỗ trợ online cho khách hàng và mục đóng góp, phản hồi dịch vụ mà Công ty cung cấp.
Liên kết với các trang khác như: vatgia.com, iso-vn.com, raovat.com.vn diendantudonghoa.com, … như thế sẽ tạo nhiều phương tiện để tiếp cận khách hàng.
− Tăng cường công tác sau bán hàng và hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty, song song đó nên có những dịch vụ gia tăng như : hiệu chỉnh, sửa chữa… các máy móc thiết bị của khách hàng khi cần thiết, mở rộng phạm vi để tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty.
− Tuyển dụng thêm nhân sự và tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Công ty để phối hợp và hỗ trợ cho bộ phận marketing nhất là cần chú tâm đến công tác giao nhận, bên hải quan và xuất nhập khẩu để đảm bảo thời gian nhanh chóng.
− Xây dựng văn hóa tổ chức: văn hóa mở tạo điều kiện cho các nhân viên marketing và tất cả các cán bộ nhân viên trong công ty hòa đồng, sáng tạo, thân thiện, đoàn kết và tạo bầu không khí làm việc năng động.
− Xây dựng thương hiệu của Công ty qua dịch vụ khách hàng, đây là cách thức thu hút và duy trì khách hàng, làm cho doanh nghiệp trở nên khác biệt, tăng cường sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.
3. Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát, đánh giá hiệu quả quả
3.1 Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát
− Công tác này đòi hỏi bộ phận marketing thực hiện theo định kì, độc lập, có hệ thống, toàn diện môi trường marketing, chiến lược vá hoạt động của Công ty, nhằm xác định vấn đề và những cơ hội, thách thức từ đó đưa ra các đề xuất kế hoạch hành động nhằm nâng cao thành tích marketing của doanh nghiệp.
T O P IC A - 20 12 63
− Tổ chức kiểm tra định kỳ hàng tháng, quý, năm hay ngay khi có bảng kế hoạch marketing, riêng ban lãnh đạo doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu, phạm vi, chiều sâu, nguồn số liệu, biểu mẫu báo cáo và thời gian tiến hành kiểm tra.
− Cần có kế hoạch một kế hoạch kiểm tra chi tiết về đối tượng sẽ phỏng vấn, thiết kế bảng câu hỏi, thời gian và địa điểm tiến hành…để đảm bảo thời gian và chi phí kiểm tra ở mức tối thiểu.
− Cần tiến hành kiểm tra trên nhiều mẫu khác nhau và đảm bảo rằng đối tượng phỏng vấn là khách hàng của Công ty, các khách hàng tiềm năng, các nhóm khách hàng trong ngành…
− Việc kiểm soát hoạt động maketing chủ yếu là kiểm soát nội bộ, nhưng điều cần chú ý ở đây là Công ty đang hoạt động trong ngành dịch vụ một ngành còn khá mới với thị trường tại Việt Nam nên lợi thế cạnh tranh của Công ty là giao tiếp dịch vụ được nhấn mạnh với vai trò của giao tiếp cá nhân được đánh giá cao.
− Linh hoạt trong kiểm soát tình huống để cân bằng nhu cầu kiểm soát của khách hàng và nhân viên cung cấp dịch vụ để đổi lại nhu cầu hiệu quả của các hoạt động. Trên góc độ nhà quản trị, thì cần xác định các vấn đề sau:
Công ty đã tạo điều ra nhiều kiểm soát hơn cho nhân viên cung cấp dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt nhất.
Hiệu suất marketing và hiệu suất của nhân viên có giá trị hơn hiệu quả hoạt động không ?
Khách hàng xem xét dịch vụ dưới góc độ kiểm soát tối đa chưa, đặc biệt trong quan hệ giao tiếp dịch vụ của các nhà cạnh tranh?
3.2 Đối với công tác đánh giá hiệu quả
Từ hội thảo khách hàng về dịch vụ bộ phân marketing đã thu thập được bảng đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ để từ việc phân tích và liệt kê các yếu tố hài lòng và không hài lòng của khách hàng, tôi xin đề xuất một số giải pháp cho công tác đánh giá hiệu quả marketing tại Công ty.
T O P IC A - 20 12
đánh giá hiệu quả hoạt động marketing nên thể hiện 5 nội dung sau :
− Triết lí về khách hàng
− Tổ chức marketing – mix
− Thông tin marketing chính xác
− Định hướng chiến lược
− Hiệu suất công tác (hiệu suất lưc lượng marketing - bán hàng, hiệu suất quảng cáo, hiệu suất phân phối,…)
Xây dựng và liệt kê bảng chi phí hoạt động Marketing cụ thể, chi tiết cách khoản mục để từ đó nhà quản trị có thể giám sát, kiểm soát hiệu quả hoạt động Marketing của Công ty thông qua việc tối đa chi phí so với doanh thu.