1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong thời gian vừa qua - Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh

29 263 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 292,34 KB

Nội dung

Với phương châm xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế, 10 năm qua xuất khẩu thuỷ sản nước ta đã có những chuyển biến tích cực, cho đến nay các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởn

Trang 1

K IL

.C O

M

MụoC LụC

Trang

Mở đầu 2 Phần 1: Vị trí của ngành thuỷ sản trong chiến lược hướng về xuất khẩu 1.1 Khái quát về ngành thuỷ sản 4

1.1.1 Lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản 5

1.1.2 Những thách thức của ngành thuỷ sản Việt nam 7

1.2 Chủ trương phát triển ngành thuỷ sản hướng về xuất khẩu 7

1.3 Thị trường thuỷ sản quốc tế và những cơ hội cho xuất khẩu 10

thuỷ sản Việt nam 1.3.1 Thị trường thuỷ sản thế giới 11

1.3.2 Mỹ-thị trường thuỷ sản đầy tiềm năng 12

1.3.3 Hiệp định thươnh mại Việt-Mỹ 13

1.3.3.1 Những cơ hội chủ yếu đối với hoạt động xuất khẩu của 13

Việt nam 1.3.3.2 Thách thức 14

Phần 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt nam vào thị trường Mỹ trong thời gian qua 2.1 Tình hình sản xuất nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản của Việt nam 16

2.2 Tình hình xuất khẩu chung của thuỷ sản Việt nam 16

2.3 Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị trường Mỹ 18

2.4 Những hạn chế, khó khăn trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt 20

nam sang thị trường Mỹ Phần 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị trường Mỹ 3.1 Dự báo khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị trường Mỹ 24

trong những năm tới 3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị 24

trường Mỹ 3.2.1 Giải pháp mang tầm vĩ mô 24

3.2.2 Giải pháp cấp doanh nghiệp 25

Trang 2

Trong 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển nền kinh tế- xã hội

1991-2010, nông nghiệp nước ta có những đóng góp quan trọng vào những thắng

lợi chung của sự nghiệp đổi mới, là nền tảng vững chắc cho sự ổn định để phát

triển của những năm tiếp theo, trong đó đặc biệt phải kể đến những thành tựu nổi

bật về xuất khẩu thuỷ sản Với phương châm xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế,

10 năm qua xuất khẩu thuỷ sản nước ta đã có những chuyển biến tích cực, cho

đến nay các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng, cũng như tỷ

trọng khá cao trong cơ cấu xuất khẩu của Việt nam , kim ngạch xuất khẩu thuỷ

sản chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và là một trong

những nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nước ta Trong điều kiện nền kinh tế nước

ta còn đang ở giai đoạn đầu của q0uá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá giá trị

xuất khẩu hàng hoá công nghiệp còn thấp thì việc không ngừng tăng nhanh giá

trị xuất khẩu hàng hoá thuỷ sản có ý nghĩa quan trọng không chỉ với hiện tại mà

cho cả tương lai

Hàng thuỷ sản Việt nam hiện đã có mặt trên 60 quốc gia và Mỹ là một trong

những bạn hàng lớn nhất của Việt nam trong lĩnh vực này Mỹ là một quốc gia

nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới với giá trị nhập 10 tỷ USD bình quân mỗi

năm Do đó, Mỹ là một thị trường luôn sôi động và hấp dẫn cả về nhu cầu, số

lượng, chủng loại, chất lượng và giá cả thu hút trên 130 nước xuất khẩu Trong

hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ trong những năm qua, Việt

nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên thực trạng của ngành thuỷ

sản xuất khẩu sang Mỹ vẫn đang gặp những khó khăn, thách thức Giải pháp nào

để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ trong xu thế hội nhập kinh

tế quốc tế là một câu hỏi lớn và hóc búa đối với ngành thuỷ sản Việt nam

Đề án này nhằm cung cấp một số thông tin về tình hình sản xuất, xuất khẩu

thuỷ sản của nước ta và các phương hướng, biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất

khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ

Nội dung của đề tài bao gồm:

Phần 1: Vị trí của ngành thuỷ sản trong chiến lược hướng về xuất khẩu

Phần 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam vào thị trường Mỹ trong

thời gian qua

Trang 4

1.1 Khái quát về ngành thuỷ sản

Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh , một ngành hoạt động

kinh tế nằm trong tổng thể kinh tế –xã hội của loài người Thuỷ sản đóng vai

trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại , không những thế

nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng

nhân dân đặc biệt là ở vùng nông thôn và vùng ven biển Nhu cầu thuỷ sản cho

nhân loại ngày càng tăng trong khi nguồn lợi của các tài nguyên này lại có giới

hạn và đã bị khai thác tới trần , vì vậy ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển để bù

đắp vào những thiếu hụt đó Ngày nay nuôi trồng thuỷ sản đã cung cấp được

khoảng 27% tổng 0sản lượng thuỷ sản thế giới , nhưng chiếm tới gần 30% sản

lượng dùng làm thực phẩm Đối tượng nuôi trồng rất phong phú gồm đủ các

chủng loại : cá, nhuyễn thể giáp xát , rong tảo và một số loài khác

Nuôi trồng thuỷ sản có quy mô rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện của từng

nước : từ quy mô nhỏ gia đình gắn liền với hệ thống canh tác tổng hợp đến

những trang trại nuôi chuyên công nghiệp hoá có quy mô lớn

Cùng với việc gia tăng sản xuất , thương mại thuỷ sản toàn cầu cũng phát triển

một cách nhanh chóng đặc biệt là các hàng hoá thuỷ sản sống và tươi đang tăng

nhanh Sự bùng nổ dân số thế giới cộng với hậu quả của quá trình công nghiệp

hoá , đô thị hoá ngày càng làm thu hẹp đất canh tác trong nông nghiệp cộng

thêm sự diễn biến bất lợi của thiên nhiên …sẽ làm cho lương thực thực phẩm là

mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới Trong điều kiện đó sản phẩm thuỷ

sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng vì vậy phát triển sản xuất thuỷ sản ở

những nơi có điều kiện không còn đơn thuần là sự đòi hỏi cấp bách và lâu dài

cho việc giải quyết thực phẩm tại chỗ , giải quyết công ăn việc làm mà ngành sản

xuất này đang và đầy hứa hẹn có thể trở thành ngành kinh doanh có lãi suất cao

với xu hướng ổn định lâu dài trên thị trường quốc tế Đó là tiền đề quan trọng

bậc nhất của sản xuất kinh doanh thuỷ sản và tiếp tục là một trong những xuất

phát điểm quan trọng cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh

tế – xã hội ở nước ta

1.1.1 Lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản

Trang 5

Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề phát triển ngành thuỷ sản, coi

ngành thuỷ sản là mũi nhọn, coi công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn là

bước đi ban đầu quan trọng nhất, coi chuyển một bộ phận diện tích đất đai đang

canh tác nông nghiệp và muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản là hướng

đi chủ yếu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn (nghị định

09 NQ-CP ngày 15-06-2000 ) và có những chương trình, chính sách hỗ trợ rất

lớn cho công việc chuyển đổi và phát triển ngành thuỷ sản trên toàn quốc

Ngành thuỷ sản đã có một thời khá dài chuyển sang cơ chế kinh tế mới

(khoảng 20 năm) của nền kinh tế hướng theo thị trường có sự quản lý của nhà

nước, đã tạo được một nguồn nhân lực khá dồi dào trong tất cả mọi lĩnh vực từ

khai thác chế biến, nuôi trồng đến thương mại Trình độ nghiên cứu và áp dụng

thực tiễn cũng đã tăng đáng kể Hàng thuỷ sản liên tục giữ thế gia tăng và ổn

định trên thị trường thực phẩm thế giới

Viêt Nam có bờ biển dài 3260 km với 112 cửa sông rạch và 4000 hòn đảo lớn

nhỏ tạo nên nhiều eo vịnh và đầm phá, đảm bảo cho nguồn tài nguyên thuỷ hải

sản rất phong phú Các vùng biển Việt nam có năng lực tái sinh học cao của

vùng sinh thái nhiệt đới và môi trường biển còn tương đối sạch do đó hải sản

được đánh giá là an toàn cho sức khoẻ – một ưu điểm hàng đầu trên thị trường

thuỷ sản thế giới hiện nay Trong vùng biển độc quyền kinh tế rộng khoảng 1

triệu km2, tổng trữ lượng thuỷ sản biển được đánh giá khoảng 4 triệu tấn, trong

đó lượng thuỷ sản ở tầng nổi chiếm 62,7% nà tầng đáy chiếm 37,3% đảm bảo

cho khả năng khai thác 1.4 đến 1.6 triệu tấn thuỷ sản các loại hàng năm trong đó

có nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao như : tôm hùm, cá ngừ sò

huyết…Với 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản Việt

nam rất dồi dào, khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm

Nhìn chung có thể phát triền thuỷ sản khắp các nơi trên toàn đất nước, ở mỗi

vùng có những tiềm năng đặc thù và sản vật đặc sắc riêng Tuy nhiên , Việt nam

có một số vùng sinh thái đất thấp, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long và châu

thổ sông Hồng, nơi có thể đưa nước mặn vào rất sâu tạo ra một vùng nuôi nước

lợ hoặc nuôi trồng thuỷ hải sản kết hợp với trồng lúa và các hợp đồng canh tác

nông nghiệp khác rộng lớn gần 1 triệu ha Trong hệ sinh thái này có thể tiến

Trang 6

đó được Lợi thế này đặc biệt phát huy thế mạnh trong cạnh tranh với hệ thống

nuôi trồng công nghiệp khi giá cả thuỷ sản trên thị trường thế giới ở mức thấp

nhất là mặt hàng tôm

Việt nam chưa phát triển nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp nên còn nhiều tiềm

năng đất đai để phát triển nuôi mà không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

Việc đưa thành công kỹ thuật nuôi hải sản trên các vùng cát ven biển đã mở ra

một tiềm năng và triển vọng mới cho việc phát triển vùng nuôi tôm và các hải

sản khác theo phương thức nuôi công nghiệp

Việt nam có nhiều lao động và nguồn nhân lực còn ít được đào tạo, sẽ thích

hợp cho những lợi thế khởi điểm mang tính tĩnh khi dùng loại lao động này trong

lĩnh vực phát triển nuôi trồng và chế biến thuỷ sản

Chính nhờ những lợi thế trên mà ngành thuỷ sản Việt nam trở thành một

trong những ngành kinh tế mũi nhọn và thế mạnh của kinh tế nước ta Trong

những năm qua ngành thuỷ sản đã đạt được tốc độ phát triển cao, ổn định và mức

tăng tổng sản lượng thuỷ sản bình quân hàng năm trên 4% , giá trị kim ngạch

xuất khẩu bình quân chiếm 10% đến 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của

Việt nam hàng năm Năm 1999 tổ chức lưong thực thế giới đã xếp Việt nam vào

vị trí thứ 29 trên thế giới và thứ 4 trong các nước ASEAN sau Thái Lan,

Inđônêsia, Malaysia về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản Xuất khẩu thuỷ sản

không ngừng tăng lên từ năm 1990 đến nay Mặt khác cơ cấu sản phẩm xuất

khẩu rất phong phú: mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam là tôm các loại

như: tôm hùm, tôm càng xanh, tôm sú, tôm bạc có giá trị xuất khẩu cao và chiếm

hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu, mực và cá chiếm 17% và 15,2% trong

tổng kim ngạch xuất khẩu Theo báo của tổng cục hải quan năm 1998, mặt hàng

thuỷ sản Việt nam đã có mặt trên 34 nước trên thế giới với tổng kim ngạch 856,6

triệu USD Thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Việt nam là các nước Châu âu, 13

nước Châu á và Mỹ, trong đó Mỹ đang là thị trường mục tiêu mà chúng ta

hướng vào nhất là sau khi hiệp định thương mại Việt- Mỹ được thông qua, cơ hội

cho các ngành xuất khẩu của Việt nam đưa hàng vào thị trường Mỹ trong đó có

thuỷ sản ngày càng được mở rộng Tuy nhiên Việt nam không phải là đối tác duy

nhất của Mỹ, xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ có nhiều đối thủ cạnh tranh với ta

như: Indonesia, Canada, Trung Quốc…thị phần thuỷ sản Việt nam trên thị trường

Trang 7

Mỹ còn rất khiêm tốn Đó là một đòi hỏi, thách thức rất lớn đối với nhà hoạch

định chiến lược của Việt nam

1.1.2 Những thách thức của ngành thuỷ sản Việt nam

Để phát triển ngành thuỷ sản một cách bền vững và có hiệu quả cao chúng ta

cần phải nhận thức rõ những thách thức đang đặt ra, đó là:

• Quá dư thừa lao động ở các vùng ven biển, nguồn nhân lực còn ít được

đào tạo, cuộc sống vật chất thiếu thốn là sức ép rất lớn cả về kinh tế xã hội

và môi trường sinh thái đối với nghề khai thác hải sản

• Cơ sở hạ tầng yếu, chưa đồng bộ với trình độ công nghệ lạc hậu trong khai

thác, nuôi trồng, chế biến dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp

• Công nghệ sản xuất thuỷ sản của Việt nam nhìn chung còn rất lạc hậu so

với đối thủ cạnh tranh

• Những đòi hỏi rất cao và ngày càng chặt chẽ về yêu cầu vệ sinh và chất

lượng sản phẩm thuỷ sản của các nước nhập khẩu

• Sự hội nhập quốc tế với sự rỡ bỏ hàng rào thuế quan, sự gia tăng dần vị thế

của thuỷ sản Việt nam trên trường quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc

liệt, với nhiều phương thức khác nhau trên thị trường thế giới và ngay cả

trên thị trường Việt nam

• Môi trường cho phát triển thuỷ sản là môi trường hết sức linh hoạt và nhạy

cảm Việc phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản không theo quy

hoạch, không chú ý bảo đảm các điều kiện an toàn sinh thái và an toàn vệ

sinh thức phẩm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng có tính chất lâu

dài về môi trường, thị trường và xã hội

1.2 Chủ trương phát triển ngành thuỷ sản hướng về xuất khẩu

Quán triệt đường lối phát triển kinh tế -xã hội của Đảng trên tinh thần tiếp tục

đẩy nhanh công cuộc đổi mới của đất nước, để góp phần thực hiện được các mục

tiêu kinh tế –xã hội đề ra, đảm bảo cho ngành thuỷ sản hội nhập được với kinh

tế khu vực và thế giới, ý thức được yêu cầu gắn kết giữa phát triển sản xuất đa

dạng với bảo vệ chủ quyền vùng biển và an ninh quốc phòng ngành thuỷ sản

Việt nam đã lấy xuất khẩu làm động lực phát triển , coi xuất khẩu là hướng phát

triển mũi nhọn và ưu tiên số một, lấy các thị trường các nước có nền kinh tế phát

Trang 8

triển cao (Bắc Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Mỹ ) là các thị trường chính

Chủ trương này được thể hiện cụ thể trong các vấn đề sau:

- Không ngừng tăng phần đóng góp của ngành thuỷ sản vào công cuộc phát

triển kinh tế xã hội đất nước bằng việc tằng cường xuất khẩu, gia tăng thu

nhập ngoại tệ và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế

- Đưa ngành thuỷ sản trở thành một ngành kinh tế được công nghiệp hoá và

hiện đại hoá có luận cứ khoa học chắc chắn cho phát triển thuỷ sản và áp

dụng công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến và thích hợp, nhằm không

những tạo ra hiệu quả kinh tế cao, phát triển những lợi thế so sánh mà còn

góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước

- Xây dựng một ngành thuỷ sản được quản lý tốt nhằm đạt được sự phát

triển ổn định, bền vững cho hiện nay và trong tương lai Nguồn lợi hải sản

tự nhiên của Việt nam đã bị khai thác quá mức đối với vùng ven biển và

gần bờ, phần gia tăng sản lượng khai thác chỉ có thể trông cậy vào việc

khai thác xa bờ, nhưng sự khai thác này cũng chỉ có giới hạn do tính hiệu

quả không cao Do vậy phương án được lựa chọn là chỉ giữ sản lượng khai

thác của nước ta ổn định ở mức 1.200.000 ữ 1.400.000 tấn, với việc giảm

sản lượng khai thác vùng ven biển và gần bờ đồng thời tăng dần sản lượng

khai thác ở các vùng biển xa bờ để bù đắp số sản lượng bị suy giảm do

hạn chế dần việc khai thác gần bờ Nuôi trồng thuỷ sản sẽ trở thành ngành

sản xuất nguyên liệu chủ yếu và sản lượng của ngành nuôi trồng phải vươn

lên chiếm khoảng 60% tổng sản lượng thuỷ hải sản trong tương lai

Những chỉ tiêu định hướng của ngành thuỷ sản đến năm 2010 được hoạch

định như sau:

• Không tăng sản lượng khai thác trong các thời kỳ 2003- 2010, giữ mức

dao động xung quanh 1.400.000 tấn/ năm( ở đây chỉ tính riêng cho cá

mực) Tăng nhanh sản lượng nuôi trồng thuỷ sản từ 10%-15%

• Kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độ trung bình khoảng 10%-15%/ năm ,

trong giai đoạn 2000 – 2005 tăng khoảng 12%-15%, giai đoạn

2005-2010 tăng khoảng 10%-12%/năm Giá trị xuất khẩu tương ứng là 3,0-3,5

tỷ USD( năm 2005) và 4,5 –5 tỷ USD năm 2010

Thể hiện ở bảng 1:

Trang 9

1.230.000 120.000 50.000 2.300

2.550.000

1.150.000 600.000 225.000 56.000 185.000 84.000 1.400.000 700.000 700.000

1.230.000 120.000 50.000 3.000

3.400.000

2.000.000 870.000 420.000 200.000 380.000 130.000 1.400.000 700.000 700.000

1.230.000 120.000 50.000 4.500

Để duy trì và phát triển ngày càng nhiều sản phẩm từ thuỷ hải sản có giá trị

kinh tế cao cho các thị trường trong nước và quốc tế, chống lại sự giảm sút của

nguồn lợi biển tăng khả năg phục hồi tự nhiên của các nguồn lợi biển nhưng vẫn

duy trì được tốc độ phát triển cao, phát triển ngành thuỷ sản hướng về xuất khẩu

cần tiến hành các hoạt động sau:

- Đánh bắt thuỷ sản: để phát triển lâu dài và ổn định nguồn nguyên liệu

đánh bắt, Việt nam cần tăng cường đầu tư vào điều tra có hệ thống các

nguồn lợi thuỷ sản, xây dựng bản đồ phân bố biến động các đàn cá trên

các ngư trùng, phát triển các đội tàu công suất lớn, trnag thiết bị và đào

tạo kx thuật đánh bắt cá đại dương làm cơ sở cho đánh xa bờ, kỹ thuật bảo

quản, mở rộng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho đánh bắt

Trang 10

- Nuôi trồng thuỷ sản:phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản nước lợ với việc

ưu tiên chiến lược cho nuôi phục vụ xuất khẩu, nhất là nuôi tôm, cá biển

và nhuyễn thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng

suất, tăng giá trị xuất khẩu Cần chú ý xây ựng các trại giống thuỷ sản,nhà

máy sản xuất thức ăn, cải tạo và hiện đại hoá các vùng nuôi trồng quảng

canh và bán thâm canh, phát triển cacs vùng nuôi trồng công nghiệp, phát

triển công nghệ và đa dạng hoá nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước mặn ,

nước lợ, phòng chống sẽ là những trọng điểm mà ngành thuỷ sản cần quan

tâm trong vài năm tới

- Chế biến thuỷ sản xuất khẩu: Đa dạng hoá các mặt hàng chế biến cho xuất

khẩu, đồng thời phải đầu tư cho chế biến thuỷ sản đạt tiêu chuẩn quốc tế

(HACCP) Việc xây dựng các nhà máy chế biến hiện đại phải theo kịp tốc

độ phát triển sản lượng thuỷ sản nhằm nâng cao giá trị hàng hoá xuất

khẩu, phải giảm dần tỷ lệ xuất khẩu thuỷ sản thô tránh hiện tượng lãng phí

nguồn lợi thuỷ sản do yếu kém trong khâu này

- Mở rộng thị trường xuất khẩu: Việt nam cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế để

tranh thủ sự hợp tác giup đỡ về vốn, công nghệ, trong các lĩnh vực khai

thác, chế biến thuỷ sản,đào tạo và chuyển giao kinh nghiệm quản lý và

phát triển thị trường … Công tác Marketing quốc tế cho lĩnh vực thuỷ sản

luôn càn có sự tham gia tích cực của Bộ nông nghiệp và phát triển nông

thôn; Bộ thương mại …như tổ chức và tham gia các hội chợ thương mại về

thuỷ sản tại Việt nam hay tại các thị trường tiềm năng (EU, Mỹ, Nhật bản,

Trung Quốc…) nhằm giới thiệu các sản phẩm thuỷ sản Việt nam

- Các chính sách của Chính phủ: Chính phủ cần sớm hoàn thiện các luật và

chính sách bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển lĩnh

vực thuỷ sản; các chính sách hỗ trợ đầu tư, chính sách đẩy mạnh xuất

khẩu, bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm xuất khẩu…

Với lợi thế tự nhiên to lớn và sự quan tâm của chính phủ cùng sự năng động

chung của toàn bộ nền kinh tế, ngành thuỷ sản Việt nam có đủ khả năng để đứng

trong hàng ngũ 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới vào năm 2010

1.3 Thị trường thuỷ sản quốc tế và những cơ hội cho xuất khẩu thuỷ sản

Việt nam

Trang 11

1.3.1 Thị trường thuỷ sản thế giới

Trong những năm gần đây khác với thị trường nhiều loại hàng thực phẩm trì trệ

hay chậm phát triển, thị trường thuỷ sản thế giới khá năng động Điều này một

phần liên quan đến đặc điểm về tính chất quốc tế của hàng thuỷ sản, phần khác

là do tương quan cung- cầu về thuỷ sản trên thế giới chưa cân đối gây ra Dù sao

thị trường thuỷ sản thế giới vô cùng đa dạng, phong phú với hàng trăm dạng sản

phẩm được trao đổi mua bán trên nhiều thị trường trong nước và khu vực khác

nhau

Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và La Nina sau khi tăng nhẹ 1,8% vào

năm 1997, tổng sản lượng thuỷ sản thế giới đã giảm liên tiếp trong hai năm 1998

và 1999 Năm 1999 sản lượng đánh bắt thuỷ sản đạt 91 triệu tấn và sản lượng

thuỷ sản nuôi trồng đạt 31 triệu tấn Trong khi sản lượng đánh bắt giảm sút liên

tục thì khu vực nuôi trồng có những bước tăng trưởng khá cao, khoảng 75%/năm

trong mười năm qua Những nước đứng đầu về sản lượng đánh bắt thuỷ sản là

Trung Quốc, Pê Ru, Nhật Bản, Mỹ, Nga, ChiLê, Indonesia, Thái Lan, ân Độ ,

AiLen, Na Uy, Hàn Quốc, chiếm hơn một nửa tổng sản lượng thế giới Trong

lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản,Trung Quốc chiếm hơn 70% tổng sản lượng nhưng

chỉ 50% tổng kim ngạch xuất khẩu Trong khi đó, Nhật bản chỉ chiếm 3,7%

tổng sản lượng thế giới nhưng đạt gần 10% tổng kim ngạch trao đổi thuỷ sản

nuôi trồng nhờ những sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao như : ngọc trai, cá ngừ…

Thị trường trao đổi thuỷ sản thế giới rất rộng lớn bao gồm 195 nước xuất khẩu

và 180 quốc gia nhập khẩu thuỷ sản trong đó nhiều quốc gia vừa xuất khẩu vừa

nhập khẩu thuỷ sản như Mỹ, Pháp, Anh

Hiện nay Thái Lan là nhà xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất với kim ngạch xuất

khẩu hơn 4 tỷ USD, tương đương 8% tổng kim ngạch thế giới Sau đó là

Mỹ,Nauy ,Trung Quốc, Pêru, Đài Loan…

Trong nhập khẩu thuỷ sản thế giới các nước phát triển chiếm tỷ lệ áp đảo

(85% -90%) nhập khẩu toàn thế giới trong 10 năm nay Nhập khẩu thuỷ sản của

các nước đang phát triển chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng lên

trong thời gian gần đây Nước truyền thồng nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất trên thế

giới là Nhật Bản (chiếm 35,9%), tăng từ 4,7 tỷ USD năm 1985 lên 17,8 tỷ USD

Trang 12

lên 7,14 tỷ USD năm 1995 (chiếm khoảng 16% nhập khẩu của thế giới ) Các

nước phát triển Tây Âu ( đặc biệt là các nước thuộc liên minh Châu Âu) Chiếm

tỷ trọng nhập khẩu là 35,1%, nhập khẩu tăng từ 6,4 tỷ USD năm 1985 lên 18,9

tỷ USD năm 1995 Từ đầu những năm1990, trong số 15nước nhập khẩu thuỷ sản

hàng đầu thế giới hiện nay, người ta thấy có tên của các nước đang phát triển như

Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc Từ năm 1995 đến nay, tiêu thụ thuỷ sản của

mỗi gia đình Trung Quốc tăng lên gấp 3,5 lần Hơn thế nữa Trung Quốc được coi

là thị trường dễ tính, thị trường này chấp nhận tiêu thụ cả những sản phẩm xuất

khẩu đi EU bị trả lại do bao bì hư Có thể nói đây là một thuận lợi căn bản cho

những doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Việt nam

1.3.2 Mỹ- thị trường thuỷ sản đầy tiềm năng

Mỹ là một cường quốc hàng đầu thế giới về cả kinh tế, khoa học- công nghệ,

quân sự Khả năng xuất nhập khẩu của Mỹ hiện đã lên tới trên 1000 tỷ USD, mỗi

năm chiếm khoảng 1/4 kim ngạch xuất nhập khẩu Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đến

thị trường thế giới, đến các tổ chức kinh tế như : AFTA, APEC, WTO…vì vậy

mở rộng kinh quan hệ kinh tế – thương mại với Mỹ Việt nam không những có

thể tiếp cận nhanh chóng một nền kinh tế lớn nhất hành tinh, có thị trường rộng

lớn, đa dạng và có trình độ khao học – công nghệ tiên tiến, mà còn giúp Việt

nam tiếp cận được với thị trường khu vực và thế giới, tiếp cận với các tổ chức

thưong mại và các tổ chức tài chính thế giới, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu, ổn định

nền kinh tế, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Tuy nhiên,

để xuất khẩu được nhiều hàng hoá sang thị trường Mỹ chính phủ và các doanh

nghiệp Việt nam phải tích cực và chủ động khai thác mọi cơ hội đồng thời đấu

tranh vượt qua những thách thức, trở ngại để hàng hoá Việt nam đặc biệt là hàng

thuỷ sản có chỗ đứng xứng đáng trong thị trường đầy tiềm năng này

Hiện nay, với dân số khoảng hơn 270 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội lên

tới 10000 tỷ USD / năm, trong đó 80% được dành cho tiêu dùng Mỹ là một nước

có nền kinh tế mạnh nhất, là thị trường có sức mua lớn nhất, hàng năm Mỹ tiêu

thụ hàng triệu tấn thuỷ sản các loại Theo số liệu của viện nghề cá quốc gia Hoa

Kỳ (NFI) mức tiêu thụ thuỷ sản thực phẩm bình quân của người Mỹ năm 2000

đã đạt 7,02 kg Bởi vậy, mặc dù là nước có tiềm năng về thuỷ sản (Là một trong

10 nước có sản lượng thuỷ sản cao nhất thế giới ), hàng năm Mỹ vẫn phải nhập

Trang 13

khẩu rất nhiều các mặt hàng thuỷ sản Năm 2000 giá trị nhập khẩu thuỷ sản của

Mỹ đã đạt con số kỷ lục là 19 tỷ USD

Bên cạnh đó, nước Mỹ có thành phần xã hội đa dạng, gồm nhiều cộng đồng

riêng biệt Hầu hết người Mỹ có nguồn gốc từ Châu Âu, các dân tộc thiểu số

gồm người Mỹ bản xứ, Mỹ la tinh, Châu á và người từ các đảo Thái Bình Dương

Các dân tộc này đã đưa vào nước Mỹ các phong tục tập quán, ngôn ngữ, đức tin

riêng của họ Điều này tạo nên một môi trường văn hóa phong phú và đa dạng,

một quốc gia đa sắc tộc Đặc điểm này đã đem lại cho Mỹ tính đa dạng trong

tiêu dùng rất cao Với những mức thu nhập khác nhau, người tiêu dùng Mỹ có sở

thích mua tất cả các loại sản phẩm từ đá tiền đến rẻ tiền từ khắp nơi trên thế giới

Một đặc điểm đáng lưu ý nữa là số lượng Việt kiều tại Mỹ là rất đông, đây có thể

sẽ là một gợi ý rất quan trọng cho các doanh nghiệp Việt nam thâm nhập thị

trường Mỹ Hơn nữa, để bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản, Mỹ chủ trương tăng nhập

giảm xuất và xu hướng này vẫn tiếp tục kéo dài trong những năm tới đây

Chính vì lẽ đó Mỹ là một thị trường thuỷ sản rất hấp dẫn đối với các nước xuất

khẩu

1.3.3 Hiệp định thương mại Việt-Mỹ

Hiện nay,Việt nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và

khu vực, việc ký kết và thực thi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ sẽ đem lại cho

Việt nam những cơ hội và thách thức Điều đó, đòi hỏi chính phủ mà đặc biệt là

các nhà kinh doanh Việt nam phải tính tới và xây dựng cho được lộ trình, bước đi

thích hợp để đưa hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao trong điều kiện hội nhập

và cạnh tranh quốc tế gay gắt

1.3.3.1 Những cơ hội chủ yếu đối với hoạt động xuất khẩu của Việt nam

Thứ nhất, khi hiệp định thực thi có hiệu lực, Việt nam sẽ được hưởng ưu đãi

thương mại, có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng thị trường Chúng ta đều

biết Mỹ là một thị trường hấp dẫn đối với nhiều quốc gia, thu hút sự qua tâm của

nhiều nhà xuất khẩu Trước thời điểm Hiệp định thương mại chưa được ký kết,

doanh nghiệp Việt nam và hàng hoá Việt nam xâm nhập thị trường Mỹ rất khó

khăn, phải cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp của các nước khác

cùng có mặt tại thị trường Mỹ, đặc biệt là hàng hoá Việt nam phải chịu mức thuế

Trang 14

bởi lẽ Việt nam có được đối xử Tối huệ quốc (được hưởng điều kiện thương mại

bình thường) từ phía Mỹ trong đó quan trọng là các hàng rào thuế quan và phi

thuế quan sẽ được cắt giảm đáng kể

Thứ hai, tăng cường thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ cao từ Mỹ và

các nước tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng năng xuất lao động

hạ giá thành sản phẩm Nhiều nước và trước hết là các nước trong khu vực như

Hàn Quốc, Nhật, Singapo, Thái Lan…sẽ tăng cường đầu tư vào Việt nam vì hàng

hóa sản xuất tại Việt nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ Bản thân các nhà đầu tư Mỹ

cũng sẽ vào Việt nam nhiều hơn để sử dụng những lợi thế ở thị trường này sản

xuất ra hàng hoá rồi xuất khẩu trở lại Hoa Kỳ và các nước khác

Thứ ba, tạo điều kiện tiền đề cho Việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế và

gia nhập WTO Việc Việt nam tham gia vào ASEAN, APEC và đặc biệt là hiệp

định thương mại có những điểm khá tương đồng về mục tiêu, nguyên tắc và lộ

trình Đó là sự thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư giữa các quốc gia với

nguyên tắc: thương mại không phân biệt đối xử dưới hai hình thức đãi ngộ Tối

huệ quốc và đãi ngộ quốc gia, thương mại tự do hơn, tăng cường cạnh tranh bình

đẳng, công bằng khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế

Thứ tư, thúc đẩy quá trình đổi mới đất nước đặc biệt là đổi mới cơ chế và hành

chính Chính việc thực hiện các cam kết và mở cửa thị trường Việt nam theo lộ

trình của Hiệp định đã ký sẽ là chất xúc tác thúc đẩy quá trình điều chỉnh, đổi

mới cơ chế chính sách, luật pháp và thực tiễn hoạt động kinh tế của đất nước làm

cho các hoạt động này trở nên năng động, mềm dẻo hơn thích ứng với thông lệ

và tập quán quốc tế, cũng như các nguyên tắc, quy định của Mỹ

1.3.3.2 Thách thức

Bên cạnh những cơ hội mà hiệp định thương mại Việt- Mỹ mở ra, nó còn đặt

ra cho chúng ta những khó khăn, thách thức đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng,

toàn dân ta trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong quan hệ

kinh tế đối ngoại

Thứ nhất, việc được hưởng quy chế MFN chưa phải là điểm quyết định để

tăng khả năng cạnh tranh đối với hàng thuỷ sản Việt nam, vì Mỹ đã áp dụng quy

chế MFN với 136 nước thành viên WTO, ngoài ra còn có ưu đãi đặc biệt đối với

các nước chậm phát triển nhưng Việt nam chưa được hưởng chế độ này Mức

Ngày đăng: 03/12/2015, 12:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w