1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

CÁC MODUL SINH HỌC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

18 3,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 216 KB

Nội dung

Module : BẢO TỒN SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC(Sinh học 10 Nâng cao, Bài 2. Giới thiệu các giới sinh vật, Mục II. Đa dạng sinh vật)1 Mục tiêu1.. Kiến thức. Học sinh trình bày được đa dạng thành phần loài, quần xã và hệ sinh thái trên trái đất Học sinh nêu được vai trò của đa dạng sinh học. Học sinh nhận biết được nguyên nhân suy giảm và các biện pháp bảo vệ độ đa dạng sinh vật.1.2 Kỹ năng Phát triển cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, suy luận và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Rèn luyện kỹ năng phân tích tranh ảnh. Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm.1.3 Thái độ Hình thành cho học sinh ý thức và hành động bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học.2 Chuẩn bị2.1 Giáo viên Số liệu về đa dạng sinh học và sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và thế giới.+. Đa dạng sinh học trên thế giới : Hiện nay người ta thống kê và mô tả được khoảng 1.8 triệu loài, trong đó có khoảng 100 nghìn loài nấm, 290 nghìn loài thực vật, 15 nghìn loài sinh vật vi tảo ở vùng nước ngọt, trên 1 triệu loài động vật.+. Đa dạng sinh vật ở Việt Nam : Hệ động thực vật của Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo đặc trưng cho vùng Đông Nam Á với 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo, 826 loài nấm, và 21.000 loài động vật, trong đó có 310 loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 3.170 loài cá, 7.500 loài côn trùng và các động vật xương sống khác.. Theo các tài liệu thống kê, Việt Nam là một trong 25 nước có mức độ ĐDSH cao trên thế giới và được xếp thứ 16 về mức độ ĐDSH.+. Hiện trạng : Hiện nay đa dạng sinh học đang biến mất nhanh hơn bao giờ hết. Trong 50 năm qua tổn hại mà con người gây ra cho nguồn đa dạng sinh học của thế giới lớn hơn nhiều so với mọi thời kỳ khác trong lịch sử. Trong thế kỷ 20, do hoạt động của con người mà tốc độ tuyệt chủng của các loài lớn gấp 1.000 lần so với tỷ lệ tuyệt chủng tự nhiên, 12% loài chim, gần 25% động vật có vú và khoảng 30% động vật đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Kể từ khi có đánh bắt cá thương mại, nguồn cá toàn cầu đã giảm 90%. Chuẩn bị tranh ảnh về nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học : cháy rừng, chặt phá rừng, tăng dân số, ô nhiễm môi trường. Chuẩn bị phiếu học tập

Phạm Hữu Sơn CÁC MODUL GDMT LỚP 10 NÂNG CAO Vấn đề môi trường Kiến thức sinh học được khai thác Dạng khai thác GDMT Tên bài Lớp 1. Ô nhiễm môi trường II. Ứng dụng của sự tổng hợp ở vsv. Giảm nhẹ ô nhiễm môi trường 1 Bài 34 : Qúa trình tổng hợp các chất ở vsv và ứng dụng 10 III. Tác hại của các quá trình phân giải ở vsv I Bài 35 : Qúa trình phân giải các chất ở vsv và ứng dụng. 10 Sinh sản của vsv I Bài 39 : Sinh sản của vsv 10 I. Nhiệt độ I Bài 41: Ảnh hưởng của của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vsv. 10 I. Virut gây bệnh I Bài 45: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut 10 II. HIV và hội chứng AIDS II Bài 44 : Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ 10 3. Dân số và môi trường II. HIV và hội chứng AIDS I Bài 44 : Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ 10 II. Ứng dung của virut trong thực tiễn I Bài 45: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut 10 MODUL 1 : Module : BẢO TỒN SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC (Sinh học 10 Nâng cao, Bài 2. Giới thiệu các giới sinh vật, Mục II. Đa dạng sinh vật) 1/ Mục tiêu 1./. Kiến thức. - Học sinh trình bày được đa dạng thành phần loài, quần xã và hệ sinh thái trên trái đất - Học sinh nêu được vai trò của đa dạng sinh học. - Học sinh nhận biết được nguyên nhân suy giảm và các biện pháp bảo vệ độ đa dạng sinh vật. 1.2/ Kỹ năng - Phát triển cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, suy luận và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. - Rèn luyện kỹ năng phân tích tranh ảnh. - Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm. 1.3/ Thái độ - Hình thành cho học sinh ý thức và hành động bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học. 2/ Chuẩn bị 2.1/ Giáo viên - Số liệu về đa dạng sinh học và sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và thế giới. 1 Phạm Hữu Sơn +. Đa dạng sinh học trên thế giới : Hiện nay người ta thống kê và mô tả được khoảng 1.8 triệu loài, trong đó có khoảng 100 nghìn loài nấm, 290 nghìn loài thực vật, 15 nghìn loài sinh vật vi tảo ở vùng nước ngọt, trên 1 triệu loài động vật. +. Đa dạng sinh vật ở Việt Nam : Hệ động thực vật của Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo đặc trưng cho vùng Đông Nam Á với 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo, 826 loài nấm, và 21.000 loài động vật, trong đó có 310 loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 3.170 loài cá, 7.500 loài côn trùng và các động vật xương sống khác Theo các tài liệu thống kê, Việt Nam là một trong 25 nước có mức độ ĐDSH cao trên thế giới và được xếp thứ 16 về mức độ ĐDSH. +. Hiện trạng : Hiện nay đa dạng sinh học đang biến mất nhanh hơn bao giờ hết. Trong 50 năm qua tổn hại mà con người gây ra cho nguồn đa dạng sinh học của thế giới lớn hơn nhiều so với mọi thời kỳ khác trong lịch sử. Trong thế kỷ 20, do hoạt động của con người mà tốc độ tuyệt chủng của các loài lớn gấp 1.000 lần so với tỷ lệ tuyệt chủng tự nhiên, 12% loài chim, gần 25% động vật có vú và khoảng 30% động vật đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Kể từ khi có đánh bắt cá thương mại, nguồn cá toàn cầu đã giảm 90%. - Chuẩn bị tranh ảnh về nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học : cháy rừng, chặt phá rừng, tăng dân số, ô nhiễm môi trường. - Chuẩn bị phiếu học tập Phiếu học tập : Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học 2.2/ Học sinh 3/ Hệ thống các việc làm 3.1/ GV cung cấp cho học sinh các số liệu về đa dạng sinh học trên thế giới và của Việt Nam bao gồm : - Đa dạng loài : Hiện nay người ta thống kê và mô tả được khoảng 1.8 triệu loài, trong đó có khoảng 100 nghìn loài nấm, 290 nghìn loài thực vật, 15 nghìn loài sinh vật vi tảo ở vùng nước ngọt, trên 1 triệu loài động vật. - Ở nước ta có khoảng 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo, 826 loài nấm, và 21.000 loài động vật, trong đó có 310 loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 3.170 loài cá, 7.500 loài côn trùng và các động vật xương sống khác. - Đa dạng sinh vật còn thể hiện ở sự đa dạng quần xã và đa dạng hệ sinh thái, mỗi một quần xã , hệ sinh thái có một đặc thù riêng trong quan hệ nội bộ sinh vật và quan hệ với môi trường. 3.2/ Vậy theo các em đa dạng sinh học có vai trò như thế nào ? - Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có con người 2 Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học Nguyên nhân trực tiếp Nguyên nhân gián tiếp Phạm Hữu Sơn - Các quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, giảm nhẹ hạn hán, lũ lụt cũng như duy trì chất lượng nước. - Quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu địa phương, khí hậu vùng và cả khí hậu toàn cầu: tạo bóng mát, khuyếch tán hơi nước, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực - Gía trị kinh tế - Gía trị xã hội và nhân văn 3.3/ GV chia nhóm học sinh, yêu cầu các nhóm quan sát tranh thảo luận hoàn thành phiếu học tập 3.4/ Từ các nguyên nhân đó, Em hãy nêu các biện pháp để bảo tồn sự đa dạng sinh học trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng ? (các nhóm trả lời và bổ sung cho nhau) - Ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho sinh vật, bảo tồn hệ sinh thái. - Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loại động thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài. - Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh thái rừng. - Hạn chế sự gia tăng dân số. - Tham gia bảo vệ môi trường sống, hạn chế tối đa sự ô nhiễm môi trường. - Tuyên truyền rộng rãi cho người dân để cùng tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, chính là góp phần xây dựng cuộc sống tươi đẹp hơn. 3.5/ Liên hệ bản thân em có thể làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học ở địa phương ? - Tham gia bảo vệ, trồng cây xanh ở trường, địa phương. - Tích cực tham gia gữ gìn vệ sinh môi trường. - Lên án các hành vi phá hoại rừng, các hành vi săn bắt các loài thú quí hiếm. - Tuân thủ các biện pháp và tuyên truyền cho người thân, về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC Đa dạng sinh học không những cung cấp trực tiếp những phúc lợi cho xã hội như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng, năng lượng, mà còn có giá trị đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học, trong ứng dụng thực tiễn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, y tế, du lịch…nó còn là một cấu thành quan trọng trong chiến lược bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo của thế giới nói chung. Tuy nhiên việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên và quy hoạch phát triển chưa hợp lý đã tác động lớn tới đa dạng sinh học, gây suy thoái đa dạng sinh học trên trái đất. 3 Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học Nguyên nhân trực tiếp Nguyên nhân gián tiếp Mất và nơi cư trú bị phá huỷ Khai thác quá mức Gia t ăng d ân số Ô nh iễm môi trườn g Biến đổi k hí hậ u toà n cầu Phạm Hữu Sơn Kể từ năm 1970, số lượng động vật toàn cầu giảm 30%, diện tích các rừng đước và cỏ biển giảm 20%, còn diện tích san hô giảm 40%. Những con số này gióng lên hồi chuông báo động để các chính phủ thực hiện những hành động khẩn cấp nhằm bảo vệ đa dạng sinh học. Theo báo cáo đánh giá về đa dạng sinh học mới nhất của của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) thì có khoảng 1/4 loài động vật có vú đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Trong báo cáo về đa dạng sinh học mới được cập nhật, các nhà khoa học thuộc tổ chức IUCN và các đối tác đã đánh giá tình trạng của 61.900 loài thực vật và động vật, bao gồm một số loài tê giác được cho là tuyệt chủng trong tự nhiên. Báo cáo của IUCN nhận định loài tê giác trắng ở Trung Phi (Ceratotherium simum cottoni) hiện đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng và được đưa vào nhóm những động vật “Có thể tuyệt chủng trong tự nhiên”. Loài tê giác Java (Rhinoceros sondaicus annasmiticus) ở Việt Nam cũng được cho là có thể đã tuyệt chủng sau khi các nhà khoa học tìm thấy xác của cá thể tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam vào năm 2010. Trong khi, số lượng tê giác Java trên đảo Java ở Indonesia cũng đang suy giảm rất nhanh. Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng 40% loài bò sát trên bán đảo Madagascar đang bị đe dọa tuyệt chủng. 22 loài đặc chủng trên bán đảo Madagascar hiện tại được xác định có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng, bao gồm tắc kè hoa, tắc kè, thằn lằn không chân, rắn, Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của trái đất. Mặt khác sinh vật và hệ sinh thái là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, công cụ, nhiên liệu Do vậy khi hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực làm cho con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người. Tình hình hiện nay cho thấy việc khôi phục bảo vệ các hệ sinh thái, nguồn tài nguyên rừng, sự đa dạng loài và đa dạng di truyền để bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn sự diệt vong của các loài quý hiếm là một việc làm cấp bách. (Theo Cục bảo tồn đa dạng sinh học) MODUL 2 : Module : VI SINH VẬT GÂY HẠI (Sinh học 10 Nâng cao, Bài 35. Qúa trình phân giải các chất ở vsv và ứng dụng, Mục III. Tác hại của các quá trình phân giải ở vsv) 1/ Mục tiêu - Học sinh chỉ ra được tác hại của các quá trình phân giải ở vsv từ đó có biện pháp ngăn chặn thiệt hại. - Rèn luyện cho hs kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Có ý thức bảo vệ môi trường, phòng tránh một số quá trình phân giải có hại. 2/ Chuẩn bị 2.1/ Giáo viên - - tranh ảnh về tác hại của các quá trình phân giải ở vsv bao gồm : Quả chín bị thối mốc, thức ăn bị ôi thiu, nước uống bị lên men, các loại lương thực bị mốc (gạo, ngô, khoai )quần áo bị mốc - các mẫu vật : cơm bị ôi thiu, quần áo bị mốc, nước uống bị mốc, hoa quả chuối bị mốc 2.2/ Học sinh 3/ Hệ thống các việc làm 3.1/ Giới thiệu cho học sinh tranh ảnh và các mẫu vật về tác hại của các quá trình phân giải ở vsv bao gồm : Quả chín bị thối mốc, thức ăn bị ôi thiu, nước uống bị lên men, các 4 Phạm Hữu Sơn loại lương thực bị mốc (gạo, ngô, khoai )quần áo bị mốc. Từ đó Yêu cầu học sinh nêu tác hại của các quá trình phân giải các chất ở vsv ? - Gây hư hỏng thực phẩm : các loại hoa quả chín, đò ăn thức uống giàu tinh bột và protein dễ bị ôi, thiu do vi khuẩn và nấm mốc phân giải làm chất lượng giảm đôi khi gây ngộ độc cho người và động vật. - Làm giảm các loại lương thực, đồ dùng, hàng hóa : các nông sản (gạo, ngô, khoai sắn ) và các đồ dùng như quần áo, chăn chiếu, sách vở bị mốc và giảm phẩm chất. 3.2/ Tác hại từ quá trình phân giải ở sinh vật gây ra cho con người là rất lớn. Vậy theo em chúng ta cần làm gì để ngăn chặn quá trình phân giải ở vsv ? - Bảo quản đồ ăn, thức uống ở môi trường thích hợp tránh sự phát triển của vsv. Ví dụ như các loại thịt, rau , quả nên rửa sạch và bảo quản bằng tủ lạnh. - Giữ gìn vệ sinh ăn uống, thực hiện ăn chín uống sôi, tránh để thức ăn qua ngày. - Với quần áo, chăn, màn cần phải giặt thường xuyên tránh sự phát triển của vsv. - Dọn dẹp môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ làm giảm sự phát triển của các vsv gây hại TÀI LIỆU THAM KHẢO Thủ phạm gây ung thư Theo Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư TP HCM, cho biết nấm mốc là nguyên nhân chủ yếu sản sinh ra chất aflatoxin cực độc làm ảnh hưởng đến sức khỏe conngười và chất này là một trong những thủ phạm gây ung thư gan.Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho hay, khi bảo quản kém, thực phẩm dễ sinh ra các loại nấm xanh, nấm có mũ… và đều chứa chất aflatoxin. Đây là chất độc gây hại khắp cơ thể nhưng nhiều nhất là gan. Khi xâm nhập vào gan, nó sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan. Nếu người đang bị viêm gan B và ăn phải nấm mốc có chứa aflatoxin thì coi như lá gan bị “vùi dập”, tăng nguy cơ ung thư cao 60 lần so với người chỉ nhiễm viêm gan B. Với thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam, lương thực thực phẩm khô rất dễ bị mốc do hút ẩm nhiều. Nhiều bà nội trợ thấy gạo, đậu bị mốc nhưng tiếc không bỏ đi mà đem phơi khô để ăn tiếp, với suy nghĩ phơi qua nắng nấm mốc sẽ bị tiêu diệt. Nhưng thực chất độc tố của các loại nấm mốc thường không được phá hủy hoàn toàn dù ở nhiệt độ rất cao. MODUL 3 : Module : THỦY TRIỀU ĐỎ HAY NỞ HOA CỦA TẢO VỚI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (Sinh học 10 Nâng cao, Bài 39 : Sinh sản của vsv, Mục I. Sinh sản của vsv nhân sơ) 1/ Mục tiêu - Học sinh trình bày được các hình thức sinh sản ở vsv nhân sơ đó là phân đôi, nảy chồi - Phát triển cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, suy luận và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, Rèn luyện kỹ năng phân tích tranh ảnh. - Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và hành động hạn chế sự phát triển của vsv có hại. 2/ Chuẩn bị 2.1/ Giáo viên - hình ảnh và phim ở dưới 2.2/ Học sinh 3/ Hệ thống hoạt động 5 Phạm Hữu Sơn 3.1/ Giới thiệu cho học sinh tranh ảnh và đoạn phim về sự sinh sản của trực khuẩn và Bào tử ở xạ khuẩn. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : - vsv nhân sơ sinh sản bằng cách nào ? Trình bày qus trình phân đôi và nảy chồi ở vsv nhân sơ? - vsv nhân sơ sinh sảnchủ yếu bằng phân đôi và nảy chồi. - quá trình nhân đôi ở vi khuẩn : tb tăng về kthuoc, nhân đôi AND , tổng hợp mới các enzim và ribosome. Một vách ngăn hình thành và phát triển tách 2ADN và tb chất thành 2 phần riêng biệt, 2 tb con tách nhau ra - nảy chồi : tb mẹ tạo thành 1 chồi ở cực mỗi chồi lớn dần rồi tách ra thành 1 vik mới - ngoài ra còn sinh san bằng bào tử : phần đỉnh của sợi khí sinh phân cắt ra thành 1 chuỗi bào tử . bào tử nảy mầm tạo thành 1 cơ thể mới. 3.2/ Giáo viên chia nhóm học sinh yêu cầu thảo luận các câu hỏi sau: - so sánh hình thức sinh sản phân đôi ở vk với quá trình nguyên phân ? - Vì sao nói phân đôi là hình thức phân chia đặc trưng của các tb vi khuẩn? Đại diện các nhóm trình bày và bổ sung cho nhau : - Hình thức phân đôi của tb vk không có sự hình thành thoi vô sắc và không trải qua các kì như ở nguyên phân. - Phân đôi là hình thức ss đặc trưng cho vk vì chỉ có 1 vòng đơn AND trần và cấu tạo đơn giản. 3.3/ Giáo viên thông báo : Trong đk thuận lợi với thời gian 120p tb vk có thể tạo ra 1 quần thể có khối lượng khoảng 80.000 tấn. Em có nhận xét gì về tốc độ sinh sản của vsv - sinh sản ở vsv diễn ra rất nhanh chóng. 3.4/ Bên cạnh việc lợi dụng sự sinh sản của vsv để thu các sp sinh khối theo ý muốn như sx các loại protein, muối dưa sự ss nhanh chóng của vk ngoài tự nhiên cũng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Giới thiệu cho hs hình ảnh về hiện tượng thủy triều đỏ gồm hình ảnh về sự chết của các sinh vật , ô nhiễm môi trường do thủy triều đỏ gây ravà yêu cầu hs thảo luận các câu hỏi: - Tại sao sự sinh sản của vsv lại gây chết các động thực vật khác trong môi trường ? Do độc tố của các vi khuẩn gây ra. Ss vsv gây ra sự thiếu hụt oxi - Sự sinh sản của các vsv phụ thuộc vào những yếu tố nào ? nhiệt độ, độ mặn và hàm lượng muối dinh dưỡng, sự phú dưỡng của các sv phù du. yếu tố tác động đến môi trường biển như tính chất vật lý, hóa học, nhiệt độ, dòng chảy, nguồn nước thải ra biển, - Làm thế nào để có thể hạn chế tác hại do thủy triều đỏ gây ra ? - Xử lí rác thải trước khi thải ra biển, đặc biệt là nước thải từ các khu công ngiệp. Tham gia bảo vệ môi trường sống, hạn chế tối đa sự ô nhiễm môi trường (3/ Hệ thống các việc làm 3.1/ Giáo viên giới thiệu tranh và cho học sinh xem phim về sự sinh sản phân đôi, nảy chồi của nấm men rượu rum (schizosacharomyces) và nấm men rượu (sacharomyces). Từ đó yêu cầu học sinh cho biết sinh sản bằng phân đôi và nảy chồi ở sinh vật nhân thực diễn ra như thế nào? Phân đôi ơ sinh vật nhân thực có gì khác so với ơ nhân sơ ? - Phân đôi : Từ 1 tế bào mẹ tế bào được phân tách bằng một vách ngăn tạo thành 2 tế bào con.Phân đôi ở vi khuẩn không có sự hình thành thoi vô sắc và không trải qua các kỳ như quá trình nguyên phân còn ở nhân thực thì theo cơ chế nguyên phân. - Nảy chồi : Từ tế bào mẹ mọc ra 1 hay nhiều chồi nhỏ, mỗi chồi nhận được một phần chất nhân và tế bào chất của tế bào mẹ. Chồi tách khỏi cơ thể mẹ và sống độc lập hoặc có thể không tách mà sống ngay trên cơ thể mẹ hình thành tập đoàn. 6 Phạm Hữu Sơn 3.2/ Yêu cầu học sinh quan sát hình 39.2 và thông tin sgk để mô tả sự hình thanh bào tử hữu tính ở nấm men? Bào tử đực Tế bào lưỡng bội giảm phân bào tử đơn bội tb lưỡng bội Bào tử cái Nảy chồi 3.3/ Yêu cầu học sinh nghiên cứu hình 39.3 và 39.4 kết hợp sgk hãy phan biệt các dạng bào tử vô tính và bào tử hữu tính ? - bào tử vô tính : tao thành chuỗi hay tạo thành bên trong cá túi đỉnh của các sợi nấm lý sinh. - bào tử hữu tính : Bào tử đảm : mặt dưới của mũ nấm Bào tử túi : trong túi hay trong thể quả lớn Bào tử tiếp hợp : được bao bọc bằng vách dày, có thể chịu kho hạn và nhiệt độ Bào tử noãn : ở nấm thủy sinhcos lông , roi) TÀI LIỆU THAM KHẢO Thảm họa "thủy triều đỏ" ở Bình Thuận trung tuần tháng 7/2002 tạo thành vùng thủy triều đỏ rộng khoảng hơn 40km 2 , làm khoảng 90% sinh vật trong vùng triều, kể cả cá, tôm trong các lồng, bè bị tiêu diệt; môi trường bị ô nhiễm nặng, mấy tháng sau mới hồi phục. "Thủy triều đỏ" cũng đã khiến 82 người phải nhập viện do tắm biển, với các triệu chứng ngứa, phồng rộp vùng da nhạy cảm; nguyên nhân là một loài tảo xanh lam "nở hoa", tiết độc tố vào nước biển. Cần lưu ý, sự "nở hoa" của tảo xanh lam (vi khuẩn lam) còn xảy ra ở nhiều hồ chứa nước ngọt, đe dọa sức khỏe những người sử dụng nguồn nước này.Cũng có những loài tảo không "nở hoa" nhưng sản sinh độc tố; cá và các loài hai mảnh vỏ ăn tảo sẽ tích lũy độc tố trong cơ thể. Đến nay, các nhà nghiên cứu đã xác định 6 triệu chứng ngộ độc ở người do ăn phải những loài có tích lũy độc tố tảo. Những độc tố này không bị phá hủy trong quá trình đun nấu và cũng không ảnh hưởng đến mùi vị của thực phẩm biển. Vì vậy, người sử dụng, kể cả ngư dân, cũng không phát hiện ra độc tố tảo trong thức ăn. Ở nước ta, Trung tâm An toàn thực phẩm và vệ sinh thú y thủy sản (thuộc Bộ Thủy sản) có trách nhiệm giám sát an toàn thực phẩm biển (chủ yếu là thân mềm hai mảnh vỏ) xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Tuy nhiên, nhiều địa phương nuôi vẹm xanh và các loài thân mềm hai mảnh vỏ khác lại chưa chú trọng vấn đề này.Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lâm cho rằng chúng ta có thể hạn chế thiệt hại do "thủy triều đỏ" gây ra, với điều kiện phải đầu tư thích đáng cho các nghiên cứu cơ bản. Đối tượng nghiên cứu ở đây không chỉ là tảo gây hại, mà phải điều tra cả những yếu tố tác động đến môi trường biển như tính chất vật lý, hóa học, nhiệt độ, dòng chảy, nguồn nước thải ra biển, đặc điểm kinh tế - xã hội Ngoài ra, cần tuyên truyền, giáo dục trong ngư dân là khi phát hiện dấu hiệu "thủy triều đỏ" cần báo ngay cho cơ quan chức năng, để từ đó có những giải pháp cần thiết, như di chuyển lồng nuôi tôm, cá đến nơi khác, thay nước trong hồ nuôi Theo Cục bảo vệ môi trường, MienTrung MODUL 4 : Module : NGĂN NGỪA SỰ LÂY TRUYỀN CỦA VIRUT (Sinh học 10 Nâng cao, Bài 45: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut, Mục I. Virut gây bệnh) 1/ Mục tiêu 7 Phạm Hữu Sơn - Hs biết được một số bệnh do virut gây nên ở người và động vật, trình bày được đặc điểm , tác hại và biện pháp phòng tránh tác hại của virut. - Phát triển cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, suy luận và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, Rèn luyện kỹ năng phân tích tranh ảnh - Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ăn uống sinh hoạt hợp vệ sinh tránh sự phát triển của các sinh vật trung gian truyền bệnh và sự lây lan của virut 2/ Chuẩn bị 2.1/ Giáo viên - Hình ảnh và phim ở dưới 2.2/ Học sinh 3/ Hệ thống hoạt động 3.1/ Giới thiệu tranh, phim về hình thái của môt số loại virut gây bệnh (virut HIV, khảm thuốc lá, baculo, virut sốt xuất huyết, vi rút viêm gan b, gây bệnh dại, ). Hình ảnh vè các cây trồng, động vật và con người bị bệnh do virut gây nên (cây bị khảm thuốc lá, xoăn lá khoai tây, người bị hiv, ung thư) Yêu cầu học sinh quan sát tranh kết hợp ngiên cứu sgk để hoàn thành các nội dung ở phiếu học tập Đặc điểm Tác hại Virut kí sinh ở thực vật - Bộ gen là AND mạch đơn - Xâm nhập vào tv nhờ các vết thương ở tv - Nhân lên trong tb rồi lan sang tb khác qua cầu sinh chất - Gây tắc mạch làm hình thái của lá thay đổi như xoắn lá, đốm lá - Than bị lùn,, còi cọc Virut kí sinh ở vsv AND có dạng xoắn kép và 90% có đuôi - virut nhân lên làm chết hàng loạt vi khuẩn, gây nhiều thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh như sx mì chính, kháng sinh Virut kí sinh ở côn trùng - nhóm virut chỉ ký sinh ở côn trùng - nhóm kí sinh ở côn trùng sau đó nhiễm vào người và động vật - virut kí sinh ở sâu bọ ăn lá làm sâu bị chết - virut gây độc tố - Khi côn trùng đốt người và động vật thì virut xâm nhập vào tb gây bệnh : viêm não nhật bản, sốt xuất huyết Virut kí sinh ở người và động vật - Virut kí sinh gây bệnh và lây lan rất nhanh thàn dịch - gây tử vong ở người và động vật như cúm gà, HIV, lở mồm lông móng - gây ảnh hưởng tới sức khỏe sức sx của con người và đv : mắt đỏ quai bị, sốt xuất huyết. 3.2/ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và cho biết làm cách nào để có thể phòng tránh các bệnh virut? - Tv: chọn giống cây sạch bệnh, luan canh cây trồng, vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt côn trùng gây bệnh - Vsv: trước khi đưa vào sx phải đảm bảo vô trùng theo qui trình nghiêm ngặt. - Côn trùng : tiêu diệt đv trung gian truyền bệnh - Người và đv : tiêm vacxin phòng bệnh, vệ sinh nơi ơ, cách li nguồn bệnh, sống lành mạnh. 8 Phạm Hữu Sơn 3.3/ Đang là hs em có thể làm gì để góp phần phòng tránh bệnh do virut gây ra cho mình và người thân ? - Tham gia giọn dẹp môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường sống, vệ sinh nơi ở sạch sẽ góp phần làm cho nơi ở củ các vạt trung gian, virut bị phá hoại - Tham gia phát qiang bụi rậm, khơi thông cống rãnh tiêu diệt đv trung gian truyền bệnh như muỗi (trung gian truyền bệnh viêm não nhật bản, sốt xuất huyết) - Tuyên truyền cho người thân về việc giữ gìn vệ sinh môi trường tránh sự lây lan virut - Có lối sống lành mạnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 213 sách giáo án sinh học 10 MODUL 5 : (nhớ phần chuẩn bị phải có phiếu học tạp) Module : PHÒNG CHỐNG HIV VÀ SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI (Sinh học 10 Nâng cao, Bài 44 : Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ, Mục II. HIV và hội chứng AIDS) 1/ Mục tiêu - Trình bày được các con đường xâm nhập của HIV, các giai đoạn của bệnh AIDS, Biết cách phòng tránh lây nhiễm HIV và tích cực phòng tránh HIV, cảm thông và giúp đỡ người bị nhiễm HIV - Phát triển cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, suy luận và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, Rèn luyện kỹ năng phân tích tranh ảnh - Có cách nhìn khái quát và chính xác hơn về các con đường lây nhiễm HIV 2/ Chuẩn bị 2.1/ Giáo viên - Hình ảnh và phim ở dưới 2.2/ Học sinh 3/ Hệ thống hoạt động 3.1/ Giáo viên giới thiệu tranh về cấu tạo của vi rút hiv và yêu cầu học sinh dựa vào tranh và kiens thức dã học ở lớp 8 nhắc lại cấu tạo của virut hiv? Từ đó cho biết viurt hiv là gì và aids là gì:? - Bao ngoài là một lớp màng lipid kép, dưới màng có gai là các glycoprotein Vỏ Protein: có dạng hình cầu Lõi: có dạng hình trụ được bao bọc bằng một lớp protein p24. Trong lõi có hai sợi ARN đơn, có enzym phiên mã ngược và một số phân tử protein phân tử lượng nhỏ. Trong mỗi sợi ARN của Virus này có 3 gen cấu trúc là gen GAG- gen mã hoá cho các protein trong của Virus; gen pol mã hoá cho các enzyme phiên mã ngược và gen env mã hoá cho protein bao ngoài của Virus gp120. - hiv là virut gay suy giảm miễn dịch ở người - aids là hội chứng miễn dịch mắc phải ở người do virut hiv gây ra. 3.2/ Giáo viên giới thiệu các bức ttranh về các con đường lây nhiễm hiv bao gồm : tranh về quan hệ tình dục không an toàn, người mẹ nhiễm hiv đang mang thai, dùng chung kim tiêm với nguwoif bị nhiễm hiv. Yêu cầu học sinh quan sát tranh kết hợp với các kiến thức đã biết hãy nêu các con đường chính lấy nhiễm hiv? - đường máu - đường tình dục - từ mẹ sang con 3.3/ Chia nhóm học sinh , giới thiệu tranh và yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi sau: phếu học tập số 1 9 Phạm Hữu Sơn - Trường hợp 2 người hôn nhau mà một người đã bị nhiễm hiv thì người kia có bị nhiễm hiv không? Bị nhiễm trong th nào và không bị trong th nào? Nếu hôn sâu, bị sây sước niêm mạc miệng  có thể bị lây nhiễm - Trường hợp dùng chung chén bát , đồ dùng hay tiếp xúc với người bị nhiễm hiv thì có bị lây nhiễm không ? Chỉ dùng chung chén bát, đồ dùng và tiếp xúc thì không bị nhiễm hiv. - Hãy nêu những trường hợp ở thực tế khác trong cuộc sống có thể dẫn tới lây nhiễm hiv? Cắt móng tay, móng chân, bấm lỗ tai ở nữ giới và cắt tóc, cạo râu ở nam giới. Hay từ các dụng cụ y tế dùng chung mà khong được khử trừng. 3.4. Giới thiệu cho học sinh các đoạn phim về các giai đoạn phát triển của hội chứng aids vf yêu cầu hs hoàn thàn phiếu học tập số 2 : Các giai đoạn của AIDS Thời gian kéo dài Triệu chứng Sơ nhiễm 2 tuần – 3 tháng Không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ Không triệu chứng 1-10 năm số lượng Limphô T-CD 4 giảm dần Triệu chứng AIDS Vài tháng đến vài năm Các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, ung thư, mất trí, sốt kéo dài, sút cân → chết 3.5/ Vậy chúng ta cần làm gì để phòng tránh sự lây nhiễm bệnh aids? - sống lành mạnh chung thủy 1 vợ 1 chồng - Không tiêm chích ma tủy - thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế 3.5/ Là hs em phải làm gì để tránh mắc phải hiv cho mình và người thân? - MODUL 6 : (Nhớ phần chuẩn bị phải có phiếu học tạp) Module : PHÒNG CHỐNG BỆNH DO VIRUT VÀ SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI (Sinh học 10 Nâng cao, Bài 45: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut, Mục II , ứng dụng của virut trong thực tiễn) 1/ Mục tiêu - Phân tích được cơ sở khoa học của việc sử dụng virut mang lại lợi ích cho cuộc sống và biết một số thành tựu đã đạt được - Phát triển cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, suy luận và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, Rèn luyện kỹ năng phân tích tranh ảnh - Có ý thức và biện pháp phòng tránh bệnh do virut. 2/ Chuẩn bị 2.1/ Giáo viên - Hình ảnh và phim ở dưới 2.2/ Học sinh 3/ Hệ thống hoạt động 3.1/ Giáo viên chia nhóm hs, yêu cầu hs nghiên cứu mục II sgk kết hợp quan sát tranh về các loại virut đã được ứng dụng (pox, baculo, ) và những hiểu biết thực tế nêu những ứng dụng của virut vào thực tiễn? - Bảo vệ đời sống con người & mt : sản xuất thành công vacxin phòng chống dịch bệnh như đậu mùa, dịch cúm, dịch sốt, bệnh dại, viêm gan b vf một số virut kí sinh ở đv được 10 [...]... chỉnh sinh trưởng của VSV và ứng dụng trong đời sống con người - Có ý thức bảo vệ môi trường sống của chính mình: đồ ăn, thức uống, các vật dụng… II Chuẩn bị: a Giáo viên - Hình 41 SGK, một số tranh ảnh về các vsv ở một số môi trường nhất định - Tranh ảnh về sự sinh trưởng không được kiểm soát của VSV - Các câu hỏi khai thác giáo dục môi trường b Học sinh III IV.Hoạt động  Hoạt động 1: cho học sinh. .. nhiễm môi trường 2/ Chuẩn bị 2.1/ Giáo viên - Hình ảnh và phim ở dưới 2.2/ Học sinh 3/ Hệ thống hoạt động Hoạt động 1 : Gv: Đưa ra ví dụ Bò 500kg sx 0.5kg protein/ ngày Đậu tương 500kg 40kg Nấm men 500kg 5 tấn Em có nhận xét gì về sự sinh trưởng của nấm men ? Hs : Sinh trưởng rất nhanh Gv: Lợi dụng đặc điểm này mà người t đã ứng dụng vào sx sinh khối và sx a.a, các chất xúc tác sinh học hay gôm sinh học. .. hợp Theo viện paster thành phố hcm MODUL 7 : NHÂN TỐ NHIỆT VỚI TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT (Sinh học 10, bài 41: Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật Mục I: nhiệt độ) I Mục tiêu: - HS trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của vi sinh vật 12 Phạm Hữu Sơn - Phân biệt được các nhóm vi sinh vật phân loại dựa trên phạm vi nhiệt độ ưa thích: Vsv ưa lạnh,vsv... ứng dung jđể sx a.a gutamic, lizin, valin Gv: Yêu cầu hs liên hệ về giá trị của các sp như mì chính trong cuộc sống hàng ngày Gv; yêu cầu hs nghiên cứu mục 4 các chât xúc tác sinh học đồng thời giới thiệu cho học sinh các chất xúc tác sinh học, một số mẫu vật như : xà phòng, tuwowg, ruwouj nếp, cho biết chất xúc tác sinh học có ý nghĩa ntn với đs con nguwoif ? - Amylaza dùng trong làm tương, rượu nếp,... phạm vi nhiệt độ sinh trưởng ở hình hãy điền vào dấu hỏi chấm tên các nhóm vsv? Ưa ấm Ưa lạnh 0 Ưa nhiệt Ưa siêu nhiệt 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 To(0C) Hình 41: Nhiệt độ sinh trưởng của các nhóm vi sinh vật - GV cho HS quan sát hình ảnh một số vsv sống ở một số môi trường nhất định(Micrococcus cryophilus VSV ưa lạnh, Escherichia coli -VSV ưa ấm, ) yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:... chúng đã ngừng sinh trưởng Do trao đổi chất, nhiệt thoát ra làm tan tuyết xung quanh mỗi tế bào cung cấp nước lỏng cần cho sinh trưởng của tảo; ánh sáng mặt trời bảo đảm năng lượng cho quang hợp của chúng và để các bào tử được dịp khoe sắc với thiên nhiên Thật là một loại tảo kì lạ và hấp dẫn! MODUL 8 : Module : ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT VÀO VIỆC GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (Sinh học 10 Nâng... rét gây ra - biện pháp phòng tránh : ngủ mắc màn, dọn dẹp môi trường, khơi thông cổng rảnh 3.5/ Chúng ta cần làm gì để tăng khả năng chống lại virut cho cơ thể - Thực hiện các biện pháp ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh tăng sức đề kháng của cơ thể Cần dọn dẹp vệ sinh môi trường đảm bảo môi trường trong sạch tránh sự tồn tại của các vật chủ trung gian truyền bệnh TÀI LIỆU THAM KHẢO SƠ... thuật sinh học phân tử và sự phát triển cuả công nghệ sinh học người ta đã sử dụng kỹ thuật kháng thể đơn dòng để chuẩn đoán các chủng virút dại gây bệnh ở người và động vật Bằng kỹ thuật PCR người ta đã có thêm nhiều hiểu biết về trật tự sắp xếp cuả các gen virút Nhờ kỹ thuật sinh học phân tử đã mang lại nhiều tiến bộ cho việc sản xuất các vắc xin dại tái tổ hợp Theo viện paster thành phố hcm MODUL. .. trường ? vì sao ? - việc sx sinh khối vsvcó tác động làm giảm ô nhiễm môi trường ? - Chất thải từ các công ty, xí nghiệp chế biến rau quả, bột, sữa khi thải ra môi trường với số lượng lớn sẽ làm ô nhiễm môi trường, việc sử dụng vsv sẽ giúp tận dụng những loại rác thải này đưa chúng làm nguyên liệu lên men tổng hợp thu nhận sinh khối làm thức ăn cho gia súc gia cầm  giảm ô nhiễm môi trương do rác thải gây... Phạm Hữu Sơn + Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng của vsv? + Thế nào là nhiệt độ tối ưu, nhiệt độ cực tiểu, nhiệt độ cực đại?  HS trả lời: Micrococcus cryophilus-VSV ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học, sinh hóa học trong tế bào nên + Nhiệt độ ưa lạnh ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật + Nhiệt độ tối ưu là nhiệt độ vsv sinh trưởng mạnh nhất + Nhiệt độ tối thiểu là nhiệt . của virut 10 MODUL 1 : Module : BẢO TỒN SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC (Sinh học 10 Nâng cao, Bài 2. Giới thiệu các giới sinh vật, Mục II. Đa dạng sinh vật) 1/ Mục tiêu 1./. Kiến thức. - Học sinh trình bày. loài, quần xã và hệ sinh thái trên trái đất - Học sinh nêu được vai trò của đa dạng sinh học. - Học sinh nhận biết được nguyên nhân suy giảm và các biện pháp bảo vệ độ đa dạng sinh vật. 1.2/ Kỹ. Hình thành cho học sinh ý thức và hành động bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học. 2/ Chuẩn bị 2.1/ Giáo viên - Số liệu về đa dạng sinh học và sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam

Ngày đăng: 20/04/2015, 21:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w