1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

module khai thác giáo dục môi trường

4 2,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 291,5 KB

Nội dung

1.. Kiến thức. Học sinh trình bày được đa dạng thành phần loài, quần xã và hệ sinh thái trên trái đất Học sinh nêu được vai trò của đa dạng sinh học. Học sinh nhận biết được nguyên nhân suy giảm và các biện pháp bảo vệ độ đa dạng sinh vật. 1.2 Kỹ năng Phát triển cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, suy luận và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Rèn luyện kỹ năng phân tích tranh ảnh. Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm. 1.3 Thái độ Hình thành cho học sinh ý thức và hành động bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học. 2 Chuẩn bị 2.1 Giáo viên Số liệu về đa dạng sinh học và sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và thế giới. +. Đa dạng sinh học trên thế giới : Hiện nay người ta thống kê và mô tả được khoảng 1.8 triệu loài, trong đó có khoảng 100 nghìn loài nấm, 290 nghìn loài thực vật, 15 nghìn loài sinh vật vi tảo ở vùng nước ngọt, trên 1 triệu loài động vật. +. Đa dạng sinh vật ở Việt Nam : Hệ động thực vật của Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo đặc trưng cho vùng Đông Nam Á với 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo, 826 loài nấm, và 21.000 loài động vật, trong đó có 310 loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 3.170 loài cá, 7.500 loài côn trùng và các động vật xương sống khác.. Theo các tài liệu thống kê, Việt Nam là một trong 25 nước có mức độ ĐDSH cao trên thế giới và được xếp thứ 16 về mức độ ĐDSH. +. Hiện trạng : Hiện nay đa dạng sinh học đang biến mất nhanh hơn bao giờ hết. Trong 50 năm qua tổn hại mà con người gây ra cho nguồn đa dạng sinh học của thế giới lớn hơn nhiều so với mọi thời kỳ khác trong lịch sử. Trong thế kỷ 20, do hoạt động của con người mà tốc độ tuyệt chủng của các loài lớn gấp 1.000 lần so với tỷ lệ tuyệt chủng tự nhiên, 12% loài chim, gần 25% động vật có vú và khoảng 30% động vật đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Kể từ khi có đánh bắt cá thương mại, nguồn cá toàn cầu đã giảm 90%.

BÀI KIỂM TRA Câu hỏi : Hãy lựa chọn thiết kế một module khai thác giáo dục môi trường từ nội dung sách giáo khoa trung học phổ thông? Bài làm Module : BẢO TỒN SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC (Sinh học 10 Nâng cao, Bài 2. Giới thiệu các giới sinh vật, Mục II. Đa dạng sinh vật) 1/ Mục tiêu 1./. Kiến thức. - Học sinh trình bày được đa dạng thành phần loài, quần xã và hệ sinh thái trên trái đất - Học sinh nêu được vai trò của đa dạng sinh học. - Học sinh nhận biết được nguyên nhân suy giảm và các biện pháp bảo vệ độ đa dạng sinh vật. 1.2/ Kỹ năng - Phát triển cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, suy luận và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. - Rèn luyện kỹ năng phân tích tranh ảnh. - Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm. 1.3/ Thái độ - Hình thành cho học sinh ý thức và hành động bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học. 2/ Chuẩn bị 2.1/ Giáo viên - Số liệu về đa dạng sinh học và sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và thế giới. +. Đa dạng sinh học trên thế giới : Hiện nay người ta thống kê và mô tả được khoảng 1.8 triệu loài, trong đó có khoảng 100 nghìn loài nấm, 290 nghìn loài thực vật, 15 nghìn loài sinh vật vi tảo ở vùng nước ngọt, trên 1 triệu loài động vật. +. Đa dạng sinh vật ở Việt Nam : Hệ động thực vật của Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo đặc trưng cho vùng Đông Nam Á với 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo, 826 loài nấm, và 21.000 loài động vật, trong đó có 310 loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 3.170 loài cá, 7.500 loài côn trùng và các động vật xương sống khác Theo các tài liệu thống kê, Việt Nam là một trong 25 nước có mức độ ĐDSH cao trên thế giới và được xếp thứ 16 về mức độ ĐDSH. +. Hiện trạng : Hiện nay đa dạng sinh học đang biến mất nhanh hơn bao giờ hết. Trong 50 năm qua tổn hại mà con người gây ra cho nguồn đa dạng sinh học của thế giới lớn hơn nhiều so với mọi thời kỳ khác trong lịch sử. Trong thế kỷ 20, do hoạt động của con người mà tốc độ tuyệt chủng của các loài lớn gấp 1.000 lần so với tỷ lệ tuyệt chủng tự nhiên, 12% loài chim, gần 25% động vật có vú và khoảng 30% động vật đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Kể từ khi có đánh bắt cá thương mại, nguồn cá toàn cầu đã giảm 90%. - Chuẩn bị tranh ảnh về nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học 1 Cháy rừng Chặt phá rừng Tăng dân số Ônhiễm môi trường - Chuẩn bị phiếu học tập Phiếu học tập : Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học 2.2/ Học sinh 3/ Hệ thống các việc làm 3.1/ GV cung cấp cho học sinh các số liệu về đa dạng sinh học trên thế giới và của Việt Nam bao gồm : đa dạng về thành phần loài, đa dạng về quần xã, hệ sinh thái và sự suy giảm về đa dạng sinh học hiện nay. 3.2/ GV chia nhóm học sinh, yêu cầu các nhóm quan sát tranh thảo luận hoàn thành phiếu học tập 2 Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học Nguyên nhân trực tiếp Nguyên nhân gián tiếp Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học Nguyên nhân trực tiếp Nguyên nhân gián tiếp Mất và nơi cư trú bị phá huỷ Khai thác quá mức Gia tăn g dân s ố Ô nhiễ m môi trường Biến đổ i khí h ậu toàn cầu 3.3/ Từ các nguyên nhân đó, Em hãy nêu các biện pháp để bảo tồn sự đa dạng sinh học trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng ? (các nhóm trả lời và bổ sung cho nhau) - Ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho sinh vật, bảo tồn hệ sinh thái. - Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loại động thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài. - Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh thái rừng. - Hạn chế sự gia tăng dân số. - Tham gia bảo vệ môi trường sống, hạn chế tối đa sự ô nhiễm môi trường. - Tuyên truyền rộng rãi cho người dân để cùng tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, chính là góp phần xây dựng cuộc sống tươi đẹp hơn. 3.4/ Liên hệ bản thân em có thể làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học ở địa phương ? - Tham gia bảo vệ, trồng cây xanh ở trường, địa phương. - Tích cực tham gia gữ gìn vệ sinh môi trường. - Lên án các hành vi phá hoại rừng, các hành vi săn bắt các loài thú quí hiếm. - Tuân thủ các biện pháp và tuyên truyền cho người thân, về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC Đa dạng sinh học không những cung cấp trực tiếp những phúc lợi cho xã hội như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng, năng lượng, mà còn có giá trị đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học, trong ứng dụng thực tiễn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, y tế, du lịch…nó còn là một cấu thành quan trọng trong chiến lược bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo của thế giới nói chung. Tuy nhiên việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên và quy hoạch phát triển chưa hợp lý đã tác động lớn tới đa dạng sinh học, gây suy thoái đa dạng sinh học trên trái đất. Kể từ năm 1970, số lượng động vật toàn cầu giảm 30%, diện tích các rừng đước và cỏ biển giảm 20%, còn diện tích san hô giảm 40%. Những con số này gióng lên hồi chuông báo động để các chính phủ thực hiện những hành động khẩn cấp nhằm bảo vệ đa dạng sinh học. Theo báo cáo đánh giá về đa dạng sinh học mới nhất của của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) thì có khoảng 1/4 loài động vật có vú đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Trong báo cáo về đa dạng sinh học mới được cập nhật, các nhà khoa học thuộc tổ chức IUCN và các đối tác đã đánh giá tình trạng của 61.900 loài thực vật và động vật, bao gồm một số loài tê giác được cho là tuyệt chủng trong tự nhiên. Báo cáo 3 của IUCN nhận định loài tê giác trắng ở Trung Phi (Ceratotherium simum cottoni) hiện đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng và được đưa vào nhóm những động vật “Có thể tuyệt chủng trong tự nhiên”. Loài tê giác Java (Rhinoceros sondaicus annasmiticus) ở Việt Nam cũng được cho là có thể đã tuyệt chủng sau khi các nhà khoa học tìm thấy xác của cá thể tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam vào năm 2010. Trong khi, số lượng tê giác Java trên đảo Java ở Indonesia cũng đang suy giảm rất nhanh. Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng 40% loài bò sát trên bán đảo Madagascar đang bị đe dọa tuyệt chủng. 22 loài đặc chủng trên bán đảo Madagascar hiện tại được xác định có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng, bao gồm tắc kè hoa, tắc kè, thằn lằn không chân, rắn, Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của trái đất. Mặt khác sinh vật và hệ sinh thái là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, công cụ, nhiên liệu Do vậy khi hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực làm cho con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người. Tình hình hiện nay cho thấy việc khôi phục bảo vệ các hệ sinh thái, nguồn tài nguyên rừng, sự đa dạng loài và đa dạng di truyền để bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn sự diệt vong của các loài quý hiếm là một việc làm cấp bách. (Theo Cục bảo tồn đa dạng sinh học) 4 . BÀI KIỂM TRA Câu hỏi : Hãy lựa chọn thiết kế một module khai thác giáo dục môi trường từ nội dung sách giáo khoa trung học phổ thông? Bài làm Module : BẢO TỒN SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC (Sinh học 10. tăng dân số. - Tham gia bảo vệ môi trường sống, hạn chế tối đa sự ô nhiễm môi trường. - Tuyên truyền rộng rãi cho người dân để cùng tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, chính là góp phần xây. lời và bổ sung cho nhau) - Ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho sinh vật, bảo tồn hệ sinh thái. - Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loại động thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng

Ngày đăng: 20/04/2015, 21:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w