1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn cho học sinh thông qua các bài học an toàn điện môn Công nghệ lớp 8

19 2,5K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 384,97 KB

Nội dung

Điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và và sinh hoạt thì vấn đề an toàn khi vận hành và sử dụng điện càng trở nên cần thiết vì những sự cố, tai nạn điện xảy ra rất nh

Trang 1

PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THCS TRUNG MỸ

*******0O0*******

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC Ý THỨC SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC BÀI HỌC AN TOÀN ĐIỆN MÔN

CÔNG NGHỆ LỚP 8

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN:Tạ Bình Minh TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Năm học 2009 - 2010

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

- Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, môn CN lớp

8 trang bị cho HS một số kiến thức cơ bản về Vẽ kĩ thuật,Cơ khí, Kĩ thuật điện Trên tinh thần giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, thể hiện sự liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp gắn liền với cuộc sống lao động sản xuất của mỗi người mỗi gia đình mỗi địa phương cũng như trên cả nước

Công nghiệp điện năng là ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống Nhờ điện năng năng suất lao động được nâng cao, góp phần cải thiện đời sống, thúc đẩy cách mạng khoa học kĩ thuật

Điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và và sinh hoạt thì vấn đề an toàn khi vận hành và sử dụng điện càng trở nên cần thiết vì những sự cố, tai nạn điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm Pháp lệnh Bảo hộ lao động cũng đã quy định: ( mọi người lao động có tiếp xúc với dụng cụ, thiết bị điện đều phải được học tập, huấn luyện để có hiểu biết về

sự nguy hiểm của dòng điện và biết cách sơ cứu người bị tai nạn điện) Trong thực tế đã có những trường hợp chỉ vì một sơ xuất nhỏ trong quản lí vận hành và sử dụng điện năng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tai nạn đe dọa tính mạng con người, gây hư hỏng hoặc làm tan rã hệ thống điện, gây thiệt hại lớn về người và tài sản kinh tế xã hội

Theo Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương cho biết:

Hàng năm cả nước xảy ra khoảng 400, 500 vụ tai nạn do điện, làm 350 đến

400 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương

70% số vụ tai nạn cú nguồn gốc từ mất an toàn trong quy trỡnh sử dụng điện tại gia đỡnh, sinh hoạt và 15% do trục trặc trong khõu sản xuất, 5%

Trang 3

cũn lại thuộc về cỏc vi phạm khỏc Trờn cỏc cụng trường xây dựng, tai nạn lao động vỡ bất cẩn để điện giật chiếm tới 26,70% tổng số vụ và 19,1% tổng số người chết

Phỏt biểu tại Hội thảo “An toàn điện trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp” diễn ra ngày 5/5/2008 tại Hà Nội, Thượng tá Nguyễn Việt Cường, Cục Cảnh sát Phũng chỏy Chữa chỏy (PCCC) cho biết trung bỡnh mỗi năm toàn quốc phát sinh hơn 1.000 vụ cháy, trong đó nguyên nhân do

sử dụng điện đứng hàng thứ hai sau những sơ xuất từ lửa, xăng dầu, khí đốt

Cá biệt, có những giai đoạn, tác nhân gây cháy do điện đó đứng hàng đầu Năm 2008, 38,1% các vụ cháy xuất phát từ lý do chập điện, trong khi cháy

do liên quan đến xăng dầu, khí đốt chỉ chiếm 35,4% gây nên những tổn thất khó lũng tớnh đếm

Theo nhận định của Cục Cảnh sát PCCC, nguyên nhân tai nạn về điện của Việt Nam có phần trái ngược với các nước trên thế giới Cũn tại Phỏp, hầu hết cỏc tai nạn về điện xảy ra do thiết bị điện bị lỗi, trong khi đó, tai nạn điện ở Việt Nam chủ yếu do bất cẩn và thiếu ý thức trong sử dụng và đảm bảo an toàn về điện

Hiện đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng điện (ngành điện lực) mới chủ yếu

lo khâu an toàn từ lưới điện đến cầu dao hoặc máy ngắt tổng Tuy nhiên, bên trong hộ tiêu thụ, hệ thống điện lại được câu mắc và sử dụng tùy tiện, không có hướng dẫn cụ thể nào của các cơ quan chuyên môn

Nhiều khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, cột điện được tận dụng bằng cây cối hoặc lợi dụng địa hỡnh, địa vật để câu móc, cáp dẫn, dây dẫn cũng lại sử dụng bằng những vật liệu gia công, rẻ tiền nên rất nguy hiểm, dễ gây chập cháy

Thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xó hội cho thấy năm 2008, cả nước xảy ra 5.836 vụ tai nạn lao động, trong đó, tai nạn về điện là 1 trong

2 nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu trong tai nạn lao động và hoạt động dân dụng Tử vong do điện giật chiếm 22,64% số người chết do tai nạn và chiếm 26,7% tổng số vụ tai nạn

Vì vậy giáo dục ý thức an toàn điện vừa là mục tiêu của ngành điện là nhận thức cần thiết với người sử dụng điện và là những nhận thức không thể thiếu đối với học sinh THCS khi học kĩ thuật điện, Đặc biệt với HS là con

Trang 4

em dân tộc thiểu số đang sinh sống học tập trên địa bàn xã Trung Mỹ một

xã miền núi của huyện Bình xuyên Tỉnh Vĩnh Phúc Đây chính là lý do để tôi chọn đề tài này

II MỤC TIÊU:

Đề tài nhằm khẳng định việc giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn là cần thiết Nó trang bị cho HS ý thức bảo vệ tính mạng, tài sản gia đình các

em và cho toàn xã hội khi sử dụng điện năng

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

- Giáo dục ý thức sử dụng an toàn điện thông qua chương an toàn điện Môn công nghệ lớp 8

- Học sinh khối lớp 8, Trường THCS Trung Mỹ Huyện Bình Xuyên Tỉnh Vĩnh Phúc

VI NHIỆM VỤ:

1 Khái niệm chung

2 Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người

3 Các giải pháp an toàn điện

4 Phương pháp cấp cứu người bị điện giật

5 Qua các bài học giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn

6 Kết quả

7 Bài học kinh nghiệm

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết :

Đọc tài liệu để hệ thống hóa lý luận làm cơ sở cho nghiên cứu thực tế

2 Phương pháp điều tra viết

Làm một số trắc nghiệm điều tra ý thức sử dụng điện an toàn ở HS

3 Phương pháp quan sát đàm thoại

4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Trang 5

VI GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

1.Nội dung:

Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học trong chương an toàn điện Môn Công Nghệ lớp 8

2 Địa bàn:

Học sinh khối lớp 8 Trường THCS Trung Mỹ, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc

PHẦN NỘI DUNG

I KHÁI NIỆM CHUNG :

Khoa học hiện nay đã phân tích đầy đủ các tác hại của dòng điện khi đi qua cơ thể con người

Những tai nạn điện thường xảy ra là do hồ quang điện gây bỏng và do dòng điện truyền qua cơ thể người ( điện giật) Các trường hợp trấn thương nặng hoặc tử vong khi sử dụng điện năng là rất nhiều, phần lớn là do bị điện giật:

 76,4% tai nạn xảy ra ở điện áp dưới 1000V

 23,6% tai nanjxayr ra ở điện áp trên 1000V

Khi phân loại các nạn nhân tai nạn do điện giật thấy rằng:

- Những nạn nhân làm việc trong ngành điện bị điện giật chiếm: 42,2%

- Những nạn nhân không có chuyên môn về điện bị điện giật chiếm: 57,8%

Khi phân loại nạn nhân bị điện giật theo nguyên nhân thấy rằng:

+ Tai nạn do chạm trực tiếp vào vật mang điện hay các phần có dòng điện chạy qua chiếm 55,9% trong đó:

- Chạm vào dây dẫn điện không phải do yêu cầu công việc phải tiếp xúc với dây dẫn điện chiếm : 30,6%

- Chạm vào dây dẫn điện do yêu cầu công việc phải tiếp xúc với dây dẫn điện chiếm 1,7%

Trang 6

- Đóng nhầm điện lúc đang sửa chữa kiểm tra hệ thống mấy móc và TBĐ chiếm; 23,6%

+ Tai nạn do chạm vào các bộ phận bằng kim loại của thiết bị có mang điện áp chiếm 22,8% trong đó :

-Thiết bị có nối đất chiếm : 0,6%

-Thiết bị không có nối đát chiếm: 22,2%

+Tai nạn do chạm phải vật không phải là kim loại có mang điện áp ( tường, nền nhà các vật cách điện) chiếm 20,1% trong đó:

- Bị chấn thương do hồ quang lúc thao tác đóng ngắt mạch điện hoặc TBĐ chiếm ; 1,12%

- Bị chấn thương do cường độ điện trường cao ở môi trường hay tram biến áp cao áp, siêu cao áp chiếm : 0,08%

Như vậy phần lớn các trường hợp bị tai nạn về điện là do chạm phải vật mang điện, dẫn điện hoặc do vật có điện áp xuất hiện bất ngờ, những tai nạn này thường xảy ra đói với những người không có chuyên môn và xảy

ra ở các mạng điện có điện áp thấp (380V/220V, 220V/127V)

II ĐIỆN GIẬT TÁC ĐỘNG TỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?

Dòng điện đi qua cơ thể người gây nên các phản ứng sinh lý phức tạp như:

- Điện giật tác động tới hệ thần kinh và cơ bắp :

Dòng điện tác động vào hệ thần kinh trung ương sẽ gây rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn Người bị điện giật nhẹ thường thở hổn hển, tim đập nhanh trường hợp điện giật nặng,trước hết là phổi sau đó đến tim ngừng hoạt động, nạn nhân chết trong tình trạng ngạt

- Hồ quang điện phát sinh khi có sự cố điện, (có thể gây bỏng cho người hay gây cháy do bọt kim loại bắn vào vật dễ cháy) Hồ quang điện thường gây thương tích ngoài da, có khi phá hoại cả phần mềm, gân và xương

Các yếu tố gây nguy hiểm khi bị tai nạn điện đối với con người là :

* Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể:

Trang 7

Mức độ nguy hiểm của dòng điện với cơ thể người tùy thuộc vào trị số cường độ dòng điện và loại nguồn điện một chiều hay xoay chiều

* Đường đi của dòng điện qua cơ thể

* Thời gian dòng điện qua cơ thể, độ lớn của điện áp, điện trở môi trường làm việc và tình trạng sức khỏe của người

1 Mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người

Dòng điện

(mA)

TÁC HẠI ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI

Xoay chiều (50 - 60Hz) Một chiều

0,6 _ 1,5

2 _ 3

5 _ 10

12 _ 15

20 _ 25

50_80

91_ 100

Bắt đầu có cảm giác ngón tay run nhẹ

Ngón tay bị giật mạnh

Bàn tay bị giật mạnh

Khó rút tay khỏi điện cực,xương bàn

tay,cánh tay cảm thấy đau nhiều

trạng thái này có thể chịu được từ 5

_10 giây

Tay tê liệt ngay không thể rút khỏi

điện cực Rất đau, khó thở Trạng thái

này chịu được 5 giây trở lại

Tê liệt hô hấp Bắt đầu rung các tâm

thất

Tê liệt hô hấp khi kéo dài 3 giây và

hơn thì tâm thất rung mạnh.Tê liệt tim

Không có cảm giác gì Không có cảm giác gì Ngứa ,cảm thấy nóng Nóng tăng lên

Càng nóng hơn Bắp thịt tay hơi bị co giật

Cảm thấy rất nóng,bắp thịt tay co giật , khó thở.Tê liệt hô hấp

Tê liệt hô hấp

Trang 8

Qua bảng trên ta thấy đối với dòng điện xoay chiều tần số 50Hz có trị

số 10mA được coi là dòng điện giới hạn bắt đầu nguy hiểm đối với cơ thể con người

2 Đường đi của dòng điện qua cơ thể người

Bất cứ bộ phận nào của cơ thể khi có dòng điện chạy qua đều nguy hiểm, nhưng tỉ lệ dòng điện qua tim quyết định mức độ nguy hiểm hơn đối với con người

Mức độ nguy hiểm này thể hiện qua bảng dưới đây:

Đường đi của dòng

điện

Tỷ lệ dòng điện qua tim (%)

Tỷ lệ nạn nhân bị bất tỉnh (%)

Nhận xét :

Mức độ nguy hiểm nhất là khi dòng điện đi vào đầu rồi đi từ đầu qua tay xuống đất Dòng điện đi từ chân này qua chân kia xuống đất ít nguy hiểm hơn

3 Thời gian dòng điện qua cơ thể

Thời gian càng dài, lớp da bị phá hủy trở nên dẫn điện mạnh hơn, rối loạn hoạt đọng chức năng của hệ thần kinh càng tăng nên múc độ nguy hiểm càng tăng

4 Tần số của dòng điện qua người

Khi tần số của dòng điện qua người lớn thì điện kháng của người giảm và dòng điện sẽ tăng lên Vì vậy mức độ nghuy hiểm sẽ tăng theo tần số của dòng điện

Trang 9

Trong thực tế , mức độ nguy hiểm của dòng điện sẽ tăng trong tần số

từ khoảng 50Hz - 60Hz.Khi tần số lớn hoặc bé hơn mức độ nguy hiểm sẽ lớn hoặc bé hơn

5 Điện áp an toàn

Điện trở người không phải là một hằng số mà phụ thuộc vào hàng loạt yếu

tố như tình trạng sức khỏe, mức độ mồ hôi, môi trường làm việc Mức độ nguy hiểm càng tăng khi :

+ Da ẩm, bẩn hoặc mất lớp da ngoài,

+ Diện tích tiếp xúc với vật mang điện tăng

+ Tiếp xúc với điện áp cao

Lấy mức dòng điện 20mA (là dòng điện làm cho con người không thể tách

ra khỏi nguồn điện) làm cơ sở để tính điện áp an toàn :

- Vùng ít nguy hiểm : Khô ráo, độ ảm tháp, không có bụi dẫn điện, điện áp an toàn là 65V

- Vùng nguy hiểm : độ ẩm không khí thấp hơn 75%, sàn nhà nền nhà

ẩm ướt điện áp an toàn là 36V

- Vùng đặc biệt nguy hiểm : Thật ẩm, có bụi dẫn điện, tiếp xúc trực tiếp sàn kim loại điện áp an toàn là 12V

6 Điện áp bước :

Là diện áp giữa hai bàn chân đứng ở hai điểm trên đất gần nơi có dòng điện xuống đát (dây dẫn, thiết bị có điện chạm đất) để dảm bảo an toàn phải tuân theo khoảng cách sau:

+ Từ 4m đến 6m đối với thiết bị trong nhà

+ Từ 8m đến 10m đối với thiết bị ngoài trời

+ Ngoài 20m đối với dây điện cao áp

III CÁC GIẢI PHÁP AN TOÀN ĐIỆN

1.Kiểm tra cách điện của thiết bị

Khi chế tạo các thiết bị dùng điện, người ta đã chú ý đến độ cách điện giữa các phần mang điện với vỏ để đảm bảo an toàn cho người và thiết

bị Trường hợp phần cách điện bị rò, sự cách điện bị giảm nghiêm trọng có thể do nhiều nguyên nhân:

+ Do thiết bị quá cũ,

Trang 10

+ Phần cách điện bị già hóa, hư hỏng

+ Làm việc quá áp

Vì vậy phải kiểm tra độ cách điện trước khi vận hành, và cần kiểm tra độ cách điện định kỳ cho máy móc thiết bị từ 1- 2 lần/ năm

2 Không dùng dây dẫn điện vào những mục đích khác ngoài mục đích dẫn điện

- Không dùng dây dẫn để phơi quần áo Cần tính toán và chọn tiết diện, loại dây dẫn thỏa mãn yêu cầu dẫn điện và môi trường làm việc để đảm bảo

độ bền, chống tổn thất điện năng

3 Dùng rào chắn biển báo

Đây là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa cho người khỏi tiếp xúc những phần

tử mang điện, hoặc không đến gần những nơi có điện áp nguy hiểm Các biển báo như : "Cấm vào, điện cao thế nguy hiểm chết người" ; " Cấm trèo , nguy hiểm chết người"

Biển báo cắt điện

4 Phương pháp phòng hộ cá nhân:

Để đảm bảo an toàn khi làm việc với thiết bị đang mang điện , người ta

dùng các phương tiện phòng hộ cá nhân như : Sào thao tác , Bút thử điện cao thế, Bút thử điện hạ thế , Kìm cách điện, ủng , Găng taycao su trong sửa chữa

Chú ý khi sử dụng các phương tiện an toàn :

+ Thường xuyên kiểm tra chất lượng, thử đọ cách điện , thử đọ bền

cơ học

+ Kiểm tra ,sử dụng đúng loại phương tiện theo đúng điện áp định mức sử dụng

5 Nối vỏ máy và nối trung tính vỏ máy:

Khi vận hành gặp trường hợp vỏ máy có điện truyền đến gây tai nạn về điện đặc biệt là đối với vỏ máy cần nối tiếp đát hoặc nối với dây trung tính đã tiếp đất

Trang 11

IV PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT:

1 Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện :

* Nếu cắt được nguồn điện : Đây là trường hợp thuận lợi nhất

nhưng phải bảo đảm nhanh chóng, chính xác

* Nếu không cắt được nguồn điện:

+ ở mạng hạ thế : Tìm các vật dụng cách điện như gỗ khô, đi dép , ủng cao

su, lót tay bằng vải khô tách nạn nhân ra khỏi nguoponf điện

+ ở mạng cao thế : Phải có biện pháp an toàn, hoặc làm ngắn mạch bằng vật dẫn điện và khẩn trương báo cho trạm điện hoặc chi nhánh điện cắt điện từ

các cầu dao trước, sau đó mới được tới gần nạn nhân và tiến hành sơ cứu

2.Cấp cứu nạn nhân :

Căn cứ hiện tượng cụ thể của nạn nhân mà có biện pháp cấp cứu :

* Tách nạn nhân ra khỏi nưi chạm điện một cách nhanh chóng và an toàn cho người cấp cứu nạn nhân, ( sơ cứu nạn nhân, đưa nạn nhân đến trạm

y tế gần nhất)

* Nếu nạn nhân bị ngất ; Để nạn nhân nơi thoáng, nới áo quần , cho ngửi Amoniac

* Nếu nạn nhân ngừng thở, tim ngừng đập: Phải tìm mọi cách nhô hấp và làm cho tim nạn nhân đập trở lại, trường hợp này nạn nhân phải được cứu chữa ngay, càng nhanh càng nhiều hy vọng cứu sống

Cấp cứu thường dùng một trong các phương pháp như: Phương pháp

hô háp sấp, phương pháp hô hấp ngửa, hà hơi thổi ngạt

V QUA CÁC BÀI HỌC GIÁO DỤC Ý THỨC SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN:

Do hiểu rõ tác hại của dòng điện với cơ thể người , nên vấn đề bồi dưỡng kiến thức an toàn điện cho người sử dụng điện nói chung và cho học sinh nói riêng, đồng thời tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho tất cả mọi người chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình ,quy phạm về kỹ thuật an toàn điện

và pháp lệnh Bảo hộ lao động với những đối tượng học tập lao động có tiếp xúc với dụng cụ ,thiết bị điện là hết sức cần thiết

Câc bài học dưới đây là những nội dung cơ bản trang bị cho các em nhưng vấn đề mà tôi đã nêu ở

Ngày đăng: 20/04/2015, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w