Lý do chọn đề tài Thực tiễn trong những năm gần đây, việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiểu học của ngành nói chung và trường trường Tiểu học Chiềng Tương B nói
Trang 1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu .1
3 Phạm vi - đối tượng nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu .2
6 Đóng góp của tiểu luận 2
7 Cấu trúc của tiểu luận……… 2
NỘI DUNG Chương 1: Thực trạng công tác quản lý nâng cao chuyên môn-Nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Chiềng Tương B 2.1 Khái quát về tình hình địa phương và nhà trường 2
2.2 Thực trạng chất lượng chuyên môn - nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Chiềng Tương B ……… 4
2.3 Đánh giá các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mà nhà trường đã làm 5
2.4 Đánh giá chung 6
Chương 2: Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng chuyên môn - Nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Chiềng Tương B ……… 8
3.1 Căn cứ đề xuất các biện pháp 8
3.2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Chiềng Tương ……… 8
3.2.1 Xây dựng kế hoạch quản lý nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường 8
3.2.2 Tăng cường quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn và dự giờ rút kinh nghiệm sư phạm 9
3.2.3 Đẩy mạnh tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng chuyên môn - nghiệp vụ 11
3.2.4 Phối kết hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn - nghiệp vụ 13
3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá sự phát triển về chất lượng chuyên môn - nghiệp vụ của đội ngũ 14
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 16
KẾT LUẬN 1 Kết luận 17
2 Kiến nghị 17
Trang 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CNH - HĐH Công nghiệp hoá hiện đại hoá GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
XHCN Xã hội chủ nghĩa
GV Giáo viên
QL Quản lý
Trang 3
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thực tiễn trong những năm gần đây, việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiểu học của ngành nói chung và trường trường Tiểu học Chiềng Tương B nói riêng đã được quan tâm chú ý và có nhiều chuyển biến tích cực Song, để đáp ứng với yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay thì kết quả đó vẫn còn khiêm tốn So với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước thì chất lượng đội ngũ giáo viên của trường còn nhiều bất cập, hạn chế
Thực tế hoạt động của công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn -nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Chiềng Tương B cho thấy: đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Chiềng Tương B rất tích cực, nhiệt tình, có
ý thức trách nhiệm tham gia vào các hoạt động học tập bồi dưỡng chuyên môn
- nghiệp vụ Mọi giáo viên luôn ủng hộ các hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường Kết quả hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường
đã được ban giám hiệu đánh giá cao Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tiễn
xã hội thì đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Chiềng Tương B vẫn phải cố gắng nhiều Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần được bồi dưỡng về chuyên môn - nghiệp vụ một cách thường xuyên; vấn đề bồi dưỡng phải được xây dựng thành kế hoạch khoa học và chịu sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường
Là cán bộ quản lý của nhà trường, tôi thấy: Việc quan tâm bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên của nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết Ban giám hiệu nhà trường xác định rằng: công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên sẽ là mắt xích chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống công tác quản lý Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường Bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở: Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường ? Và tôi xác định: cần làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhà trường để họ có chất lượng dạy cao hơn, đạt kết quả tốt hơn Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đội ngũ giáo viên nhà trường, tôi
chọn đề tài “Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Chiềng Tương B trong giai đoạn hiện nay”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng công tác quản lý chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường tiểu học Chiềng Tương
B - Yên Châu, từ đó đề ra các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng chuyên môn- nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nhà trường, nhằm đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển GD-ĐT hiện nay
Trang 4
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Đội ngũ giáo viên trường tiểu học Chiềng Tương B
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Chiềng Tương B
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu lý luận về quản lý nâng cao chất lượng chuyên
môn-nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học
4.2 Nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý nâng cao chất lượng
chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Chiềng Tương B
4.3 Đề xuất biện pháp quản lý nâng cao chất lượng chuyên môn- nghiệp
vụ cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Chiềng Tương B
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc sách, tài liệu, xử lý thông tin (các văn bản, chỉ thị, nghị quyết, văn kiện của Đảng, cẩm nang quản lý trường học, luật giáo dục, điều lệ trường tiểu học, các văn bản liên quan đến hoạt động chuyên môn…
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Khảo sát
Chương 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN - NGHIỆP VỤ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG TƯƠNG B
1 Khái quát về tình hình địa phương và nhà trường
1.1 Về xã Chiềng Tương
Xã Chiềng Tương huyện Yên Châu là một xã thuộc vùng III của huyện Yên Châu, cách trung tâm huyện 54 km Xã gồm có 9 bản, chia làm 2 khu Khu trên gồm 5 bản thuộc trường Tiểu học Chiềng Tương A trực tiếp quản lý giảng dạy Khu dưới gồm 4 bản thuộc trường Tiểu học Chiềng Tương B trực tiếp quản lý giảng dạy Xã Chiềng Tương là một xã khó khăn của huyện Trình độ dân trí không đồng đều, kinh tế chậm phát triển, kinh tế chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, theo tiêu chí mới còn 95% hộ nghèo Trình
độ nhận thức về học tập của con em vẫn còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục của nhà trường
1.2 Vài nét về trường tiểu học Chiềng Tương B
a/ Lịch sử phát triển
Trang 5
Trường tiểu học Chiềng Tương B được thành lập từ tháng 9 năm 2006, được tách ra từ trường tiểu học Chiềng Tương từ năm 2006 Khu trung tâm của trường được đặt trên bản Co Lắc Cách trung tâm xã 9 km Trường có 4 điểm trường, tổng số phòng học 24 lớp
b/ Quy mô
Trường có 20 lớp trong đó có 5 lớp ghép với 217 học sinh 100% học sinh là dân tộc Mông (năm học 2009 - 2010)
c/ Chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục nhìn chung chất lượng chưa cao, học sinh chưa
thấy được việc quan trọng của việc học tập, chưa chịu khó học tập, chỉ học ở trên lớp rồi về nhà không học bài, tối thì đi ngủ nương cùng bố mẹ cho nên nhà trường cũng đã dùng nhiều biện pháp để vận động các em đến lớp nhưng chất lượng cũng chưa được khả quan, còn thấp, mới chỉ đạt trên 80% học sinh chuyển lớp
d/ Biên chế và cơ cấu
Biên chế và cơ cấu năm học 2009 -2010 Đơn vị tính: người
Tổng cộng: 26
( Nguồn: trường TH Chiềng Tương B)
e/ Cơ sở vật chất
- Tổng số phòng học 24 lớp Trong đó 8 phòng học nhà 2 tầng và 4 phòng học nhà cấp 4 (khu trung tâm); 12 phòng học xây cấp 4 (khu lẻ) sân bãi khuôn viên chưa được cũng chưa được đủ diện tích cho học sinh vui chơi ( do địa hình trường không được bằng phẳng)
- Thiết bị, phương tiện dạy học chưa được cấp đầy đủ, còn thiếu nhiều mặc dù nhà trường cũng đã vận động các tổ, các đồng chí giáo viên trong trường tự làm các đồ dùng dạy học cho chính lớp mình đang dạy và phục vụ cho các năm học tiếp theo
2 Thực trạng chất lượng chuyên môn - nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trường tiểu học Chiềng Tương B
2.1 Thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên
Bảng 1 Tổng hợp trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà
trường từ 2008 - 2010
Đơn vị tính: Người
Năm học Tổng số GV
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
Trang 6
(Nguồn - Trường Tiểu học Chiềng Tương B -Yên Châu)
Nhận xét: Nhìn vào bảng thống kê về trình độ của đội ngũ giáo viên
nhà trường hiện nay 100% giáo viên đã đạt chuẩn, số giáo viên đạt trên chuẩn chiếm trên 50% Song để đáp ứng với yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay, nhà trường đã có kế hoạch cho giáo viên của nhà trường tiếp tục đi học các lớp để nâng cao trình độ, cụ thể hiện đang có 03 đồng chí đang theo học lớp đại học Tiểu học tại chức và 4 đồng chí đang theo học lớp cao đẳng
2.2 Thực trạng về năng lực chuyên môn - nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên
Bảng 2 Tổng hợp đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên
NĂM
HỌC
Đánh giá xếp loại giảng dạy
(Nguồn - Trường Tiểu học Chiềng Tương B -Yên Châu)
* Nhận xét: Nhìn vào bảng đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ
giáo viên nhà trường trong 2 năm học qua ta thấy: Chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng đã được nâng dần lên Song, số giáo viên dạy khá giỏi vẫn còn thấp, số giáo viên trung bình vẫn còn nhiều Qua thực tế trong việc chỉ đạo chuyên môn của nhà trường tôi nhận thấy đội ngũ giáo viên của nhà trường vẫn còn hạn chế ở một số đặc điểm sau:
- Việc sử dụng các phương pháp dạy học vẫn còn chưa linh hoạt, sáng tạo, các phương pháp đôi khi chỉ nặng về hình thức, chưa có hiệu quả cao, nên chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh
- Chưa có kỹ năng, chưa linh hoạt trong quá trình sử dụng các phương tiện dạy học
- Việc nghiên cứu khoa học còn quá hạn chế, mới chỉ dừng ở một số ít đồng chí đăng ký chiến sĩ thi đua mới nghiên cứu
- Ý thức tự học, tự bồi dưỡng của một số giáo viên chưa cao, chưa chịu khó học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình
Chính vì vậy nhà trường có kế hoạch cho giáo viên phải lập kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục cho bản thân và thường xuyên kiểm tra, đánh giá
2.3 Thực trạng về chất lượng học tập của học sinh nhà trường
* Bảng 3 Chất lượng học tập của học sinh từ năm học 2007 - 2009
(Đơn vị tính: Người)
Trang 7
(Nguồn - Trường Tiểu học Chiềng Tương B -Yên Châu )
* Nhận xét: Nhìn vào bảng tổng hợp chất lượng học tập của học sinh ta
thấy số lượng học sinh đạt khá giỏi vẫn còn quá thấp, số học sinh trung bình còn chiếm quá nhiều, số em học yếu vẫn còn đáng kể Nguyên nhân do phần lớn là ở chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên chưa cao, chưa có phương pháp dạy hiệu quả, chưa phù hợp với đối tượng của học sinh, chưa gây hứng thú cho học sinh, chưa khơi dậy được lòng ham mê học tập của các
em nên chất lượng học tập của học sinh chưa cao
* Tóm lại: Qua kết quả dạy và học của nhà trường tôi thấy chất lượng
giáo dục của nhà trường thực sự chưa đáp ứng được với yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay Chất lượng của thầy chưa đạt làm sao chất lượng của trò đạt được hiệu quả Chính vì vậy việc bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn cho
đội ngũ giáo viên của trường tiểu học Chiềng Tương B là việc làm cần thiết
và cần được quan tâm
Trong những năm học vừa qua, nhà trường đã chú trọng và quan tâm bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của nhà trường, nhà trường đã áp dụng một số biện pháp cụ thể như sau:
- Ngay từ đầu năm học nhà trường đã giao cho một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trực tiếp xây dựng kế hoạch chỉ đạo, quản lý chuyên môn của nhà trường, kế hoạch được hiệu trưởng duyệt và thông qua hội đồng nhà trường bổ sung và thực hiện
- Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn toàn trường theo định kỳ 1 tháng 1 buổi, các tổ chuyên môn sinh hoạt 1 buổi / tháng Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm học tập lẫn nhau về phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho toàn thể giáo viên nhà trường cùng tham dự, và chọn những đồng chí có chuyên môn vững vàng trực tiếp dạy thực hành các tiết chuyên đề đó
- Tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của công tác tự học tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng chuyên môn
- Về cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đảm bảo, khu trung tâm 100% các lớp học và nhà làm việc được xây cấp 4 và nhà cao tầng Riêng 4 khu lẻ của nhà trường mới có 3 khu đã được xây nhà cấp 4, còn 3 khu học sinh vẫn còn phải học bằng nhà tạm Trong năm học 2008 - 2009 nhà trường đã tham mưu với chính quyền địa phương có kế hoạch tiếp tục xây dựng các khu còn lại của nhà trường để đảm bảo cho việc học tập của học sinh
- Công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường đã làm tương đối tốt, đã tham mưu, vận động được các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động giáo dục của
Trang 8
nhà trường ngày một đi lên
* Kết quả thu được của nhà trường trong quá trình triển khai áp dụng
những biện pháp nâng cao chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của nhà trường trong thời gian qua cụ thể như sau:
- Về giáo viên: giảng dạy đạt khá giỏi đã được nâng lên rõ rệt, không còn giáo viên nào xếp loại yếu về giờ dạy
- Trong những năm qua đã có gần 20 đồng chí tham gia học Cao đẳng
và đại học để nâng cao trình độ
- Chất lượng, nội dung sinh hoạt của các tổ chuyên môn trong nhà trường đã hoạt động có nề nếp và tương đối có hiệu quả
- Một số sáng kiến kinh nghiệm của các chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi
đã được đưa vào áp dụng thực tế và có hiệu quả
3 Đánh giá chung
3.1 Mặt mạnh
- Ban giám hiệu
Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề Luôn chỉ đạo, phối kết hợp nhịp nhàng với các đoàn thể trong nhà trường hoạt động đều tay xoay việc để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của nhà trường
- Đối với giáo viên
Đội ngũ giáo viên nhà trường đa số còn trẻ, khoẻ, có tâm huyết với nghề, luôn tận tâm với thế hệ trẻ, chấp hành tốt nội quy, quy chế chung của ngành và của trường đề ra
Có ý thức tự học và tự nghiên cứu để dạy và soạn theo phương pháp mới, phù hợp với đối tượng học sinh
- Đối với các tổ chuyên môn
Các tổ chuyên môn của nhà trường đã xác định được việc nâng cao trình
độ chuyên môn cho mỗi giáo viên là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, nên các tổ chuyên môn đã hoạt động đều đặn đi vào chiều sâu, nội dung tương đối phong phú và đã có hiệu quả rõ rệt
3.2 Những mặt hạn chế
- Đối với Ban giám hiệu
Ban giám hiệu có nhận thức về vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, song chưa thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của mình, việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện còn hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao Biện pháp tổ chức chưa phong phú nên chưa kích thích được tính tích cực của mỗi cá nhân Việc xây dựng kế hoạch chỉ dựa vào kinh nghiệm của mình chưa thực sự hiệu quả
- Đối với giáo viên
+ Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và việc đổi mới phương pháp dạy học Đồng thời họ chưa coi trọng việc tự học tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn
Trang 9
+ Một số giáo viên phương pháp dạy học cũ đã trở thành lối mòn ăn
sâu vào nếp nghĩ của họ, nên việc dạy học theo phương pháp “Tích cực hoá hoạt động của người học” điều này giáo viên thực hiện còn gượng ép, vụng
về Còn một số ít giáo viên đã có thâm niên trong nghề nên việc tiếp thu phương pháp dạy học mới có phần chậm chạp, thiếu nhạy bén, linh hoạt
- Đối với các tổ chuyên môn
Năng lực của các tổ trưởng chuyên môn còn hạn chế, chưa mạnh dạn tham mưu, đề xuất các biện pháp nang cao chất lượng chuyên môn- nghiệp vụ
3.3 Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan
- Sự quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu chưa thực sự sát sao Nề nếp chuyên môn chưa chạt chẽ Việc dự giờ, thăm lớp vẫn còn mang tính hình thức, chưa được chú trọng
- Kế hoạch chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện chuyên đề, trao đổi phương pháp dạy học vẫn còn mang tính hình thức, chưa đạt hiệu quả cao
- Một số giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế, chưa nhận thức đầy đủ về vai trò nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho bản thân
* Nguyên nhân khách quan
Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục của xã Cơ sở vật chất một số khu còn chưa đảm bảo cho việc học tập của con em mình
- Phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của con em mình nên việc học tập của các em chưa đạt hiệu quả cao
Kết luận chương 1
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1 và thực trạng chất lượng chuyên môn - nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên nhà trường cũng như thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn của nhà trường chúng tôi thấy: muốn nâng cao chất lượng dạy và học để đáp ứng với
sự đổi mới của đất nước ta hiện nay, thì nhà trường cần có những biện pháp quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả và phù hợp để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và xã hội Những hạn chế, bất cập về chuyên môn - nghiệp vụ của đội ngũ GV nhà trường là cơ sở để đề xuất các biện pháp ở chương 3
Chương 2.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN - NGHIỆP VỤ CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG TƯƠNG B
Trang 10
1 Căn cứ đề xuất các biện pháp
- Căn cứ vào những mặt còn hạn chế, yếu kém của đội ngũ giáo viên trong nhà trường trong những năm học qua
- Căn cứ vào định hướng phát triển của ngành, của nhà trường trong những năm học tới Ban giám hiệu nhà trường đã xác định việc quản lý nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường là một vấn
đề sống còn tồn tại của nhà trường, nếu không nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên thì nhà trường sẽ bị tụt hậu so với các trường khác trong huyện Vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường đều được đưa vào kế hoạch của nhà trường trong từng năm học Để quản lý nâng cao chất lượng chuyên môn được sát sao, trước hết ban giám hiệu nhà trường phải tìm ra được những nguyên nhân yếu kém về chuyên môn của đội ngũ giáo viên
- Căn cứ vào định hướng phát triển giáo dục của nhà trường trong những năm tới cụ thể là:
+ Phấn đấu trong năm tới đạt các chỉ tiêu: từ 1 - 2 Giáo viên giỏi cấp huyện đồng chí; 1 giáo viên giỏi cấp tỉnh; học sinh giỏi các cấp đạt từ 1- 3 em
+ Nhà trường đạt trường tiên tiến xuất sắc, đề nghị UBND huyện tặng bằng khen
Từ đó Ban giám hiệu xác định rõ: Muốn đạt được tất cả các mục tiên trên thì việc nâng cao được chất lượng chuyên môn – nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là việc làm đầu tiên và hết sức cần thiết
2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Chiềng Tương B
2.1 Xây dựng kế hoạch quản lý nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhà trường
a/ Mục tiêu của biện pháp
- Làm người quản lý phải xác định đây là một việc làm hết sức quan trọng bởi vì: Có xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên thì người cán bộ quản lý mới xác định được mục tiêu cần đạt, đề ra được các giải pháp cần thực hiện phù hợp với thực tế trường mình phụ trách
- Nắm được chất lượng của đội ngũ giáo viên, từ đó có kế hoạch quản lý chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của nhà trường đạt hiệu quả cao nhất
b/ Nội dung của biện pháp
Trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học thông qua các buổi dự giờ, trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy và học, bồi dưỡng giáo viên giỏi, các buổi sinh hoạt chuyên đề nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình dạy - học của giáo viên