1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở địa bàn thành phố hồ chí minh

114 281 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Thành phố Hồ Chí Minh, Vũ Lan Hương - Trường Cán bộ quản lý giáo dụcvà Đào tạo II đã có những bài viết về “coi trọng việc đào tạo đội ngũ quản lýgiáo dục có trình độ sau đại học cho các

Trang 1

TRẦN DUY NAM

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 60 14 01 14

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN

VĂN TÀI

HÀ NỘI - 2013

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT

ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 121.1 Quan niệm về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở

1.2 Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ

Chương 3 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI

DƯỠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sự kiện nước ta gia nhập WTO chứng tỏ sự thừa nhận của cộng đồngquốc tế đối với những thay đổi tích cực, to lớn và toàn diện trong thực hiệnđường lối đổi mới của Ðảng Sự kiện này có ý nghĩa sâu sắc về chính trị, kinh

tế, xã hội; khẳng định vị thế của đất nước ta trên thế giới; thể hiện rõ ý chí củatoàn Ðảng, toàn dân quyết tâm xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ, ổn định

về chính trị, đồng thuận về xã hội, sẵn sàng thực hiện các cam kết chung vớicộng đồng quốc tế Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳnđịnh: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, pháthuy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nềntảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại” [14, tr.272] Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng

và Nhà nước luôn chú trọng quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục, xem giáodục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồidưỡng nhân tài Chính vì thế, trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ XI đã xác định đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theohướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá, trong đó đổi mới cơchế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâuthen chốt Vì đây là nguồn lực quyết định việc thực hiện mục tiêu giáo dục,đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục trung học phổ thông đượcxem là nền tảng và có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến hiệu quả của nguồnnhân lực đất nước; bởi lẽ giáo dục trung học phổ thông là nhằm giúp học sinhcủng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiệnhọc vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng

Trang 5

nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghềhoặc đi vào cuộc sống lao động Để giáo dục trung học phổ thông thực sự cóchất lượng cao phải đảm bảo đồng bộ về các điều kiện như nội dung chươngtrình, giáo khoa, cơ sở vật chất; đồng thời phải kể đến vai trò nòng cốt của độingũ giáo viên.

Để đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dụcđào tạo nói chung thì việc xây dựng đội ngũ giáo viên vững mạnh đủ sứchoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, tạo cơ sở tiền đề tốt cho hoạt độngdạy và học là một biện pháp cơ bản nhất Vì vậy, các nhà quản lý giáo dụcphải hết sức coi trọng việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đủ về sốlượng, mạnh về chất lượng, hay nói cách khác là xây dựng, bồi dưỡng đội ngũgiáo viên “vừa hồng, vừa chuyên” Đội ngũ giáo viên là nhân tố có ý nghĩaquyết định đối với sự thành công hay thất bại của việc nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Sản phẩm của họ tích hợp cảnhân tố tinh thần và vật chất, đó là nhân cách, sức lao động Sứ mệnh của nhàgiáo có ý nghĩa đặc biệt, họ là bộ phận lao động tinh hoa của đất nước; laođộng của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của đất nước và cộngđồng đi vào trạng thái phát triển bền vững

Đảng và Nhà nước ta từ khi ra đời cho đến nay rất quan tâm xây dựngđội ngũ giáo viên Trong nền giáo dục mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác địnhđội ngũ giỏo viên là những chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng văn hóa

Họ có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng và đạo đức cách mạngchân chính, hệ thống những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc và tinhhoa của nhân loại Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Có gì vẻvang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này, tích cực góp phần xây dựngchủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứngđáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất” [29, tr.331]

Trang 6

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng, Đảng đặt ra yêu cầu: “giáoviên phải có đủ đức, tài”; các lực lượng giáo dục, trước hết phải được “chuẩnhoá” Luật giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chỉ rõ:

“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” Vănkiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ giáoviên đủ số lượng đáp ứng yêu cầu về chất lượng” [14, tr.216] Xuất phát từ yêucầu và thực tiễn trên, đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần thiết phải được bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ

Nhận thức đúng đắn vai trò của đội ngũ giáo viên đối với giáo dục trunghọc phổ thông, những năm qua Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ ChíMinh đã rất quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáoviên và đã thu được nhiều kết quả tốt Tuy nhiên, công tác phát triển đội ngũgiáo viên nói chung, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trunghọc phổ thông nói riêng vẫn còn tồn tại những hạn chế bất cập Theo báo cáotại hội thảo khoa học năm 2012 về “Đổi mới cơ chế quản lý, phát triển độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” của Câu lạc bộ Giám đốc sở Giáodục và Đào tạo các tỉnh, thành phía Nam xác định công tác quản lý hoạt độngbồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trung học phổ thông ở Thànhphố Hồ Chí Minh chưa thực sự đồng bộ và thường xuyên Điều đó đòi hỏi cần

có sự quản lý khoa học hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáoviên trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Chính vì vậy,

việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh” là cần

thiết và cấp bách

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Xung quanh vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và quản lý hoạt độngbồi dưỡng đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên phổ thông trung

Trang 7

học nói riêng từ lâu thu hút các nhà khoa học, các nhà quản lý quan tâmnghiên cứu Sau đây là một số công trình nghiên cứu của các tác giả có liênquan đến vấn đề trên.

Đề tài cấp Bộ “Các giải pháp bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội

ngũ giáo viên tiểu học Đồng bằng Sông Cửu Long”, do Nguyễn Thị Quy làm

chủ nhiệm, đã tiến hành khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học và thựctrạng dạy học tiểu học ở Đồng bằng Sông Cửu Long, trên cơ sở đó đề xuấtcác giải pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Đồngbằng Sông Cửu Long

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền với công trình: “Đổi mới công tác bồi

dưỡng giáo viên trong trường phổ thông”, đã làm rõ các khái niệm đào tạo, bồi

dưỡng; làm rõ mục đích bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, phương pháp bồidưỡng giáo viên trong các nhà trường phổ thông

Các tác giả Chu Mạnh Nguyên, Mai Quang Tâm, Dương Thúy Giang,

Đỗ Thị Hòa nghiên cứu một cách hệ thống “nghiệp vụ quản lý trường trung

học”, đặc biệt trong đó đã chi tiết hóa công tác quản lý, bồi dưỡng, kiểm tra,

đánh giá đội ngũ giáo viên Các công trình của các tác giả như Hà Thế Ngữ;Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo; Bùi Thanh Huyền đã đề cậpđến vị trí, tầm quan trọng của người giáo viên, đặc điểm lao động của đội ngũgiáo viên, những yêu cầu chung về xây dựng đội ngũ giáo viên và nhiệm vụcủa họ đều được thể hiện trong Các tác giả Phùng Đình Mẫn, Trần Văn Hiếu,

Hồ Văn Liên, Phan Minh Tiến, Trương Thanh Thúy - Đại học Sư phạm Huế,

đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục trung học phổ thônghiện nay trong đó nhấn mạnh vai trò của người giáo viên và xu hướng đổi mớiđánh giá ở trường trung học phổ thông Riêng tác giả Phạm Quang Huân đãđưa ra những quan niệm mới: Giáo viên thực sự là chủ thể quản lý chất lượngtrong nhà trường Các tác giả Nguyễn Kim Hồng - Trường Đại học Sư phạm

Trang 8

Thành phố Hồ Chí Minh, Vũ Lan Hương - Trường Cán bộ quản lý giáo dục

và Đào tạo II đã có những bài viết về “coi trọng việc đào tạo đội ngũ quản lýgiáo dục có trình độ sau đại học cho các quận/huyện” và “hướng tới mục tiêu10% giáo viên trung học phổ thông có trình độ sau đại học vào năm 2010”.Các tác giả Nguyễn Văn Lê, Trần Bá Hoành đã chú ý nhiều đến bồi dưỡnggiáo viên về tư tưởng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao năng lựcgiảng dạy cho đội ngũ giáo viên

Tác giả Trần Đình Thuận đã đề xuất xây dựng chương trình bồi dưỡngcán bộ, giáo viên qua truyền hình, một vấn đề không mới nhưng rất cần được

sự quan tâm, đầu tư Nhóm nghiên cứu gồm các tác giả Nguyễn Kim Hồng,Đoàn Văn Điều, Nguyễn Sỹ Trung, Đoàn Nguyễn Thùy Dương - Trường Đạihọc Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh qua nghiên cứu tiêu chí đánh giá giáoviên cấp trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất bảngđánh giá giờ dạy của giáo viên gồm 35 tiêu chí cụ thể

Cùng với các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đây, còn cónhiều luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục đề cập đến vấn đề quản

lý giáo viên trung học phổ thông

Luận văn thạc sĩ “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ

thông huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi” của Nguyễn Văn Nhựt, đã đề cập

các vấn đề thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng cáctrường trung học phổ thông huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, trên cơ sở đó

đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng tốt yêu cầu vànhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay

Phạm Thanh Hải với luận văn thạc sĩ về đề tài“Biện pháp quản lý bồi

dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ở trường trung học phổ thông Số III Bảo Yên”, đã đề cập các vấn đề lý luận về quản lý công

tác bồi dưỡng giáo viên trong trường phổ thông và thực trạng hoạt động này

Trang 9

của trường trung học phổ thông Số III huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai Trên cơ

sở đó đưa ra biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng caochất lượng đội ngũ nhà giáo trường trung học phổ thông số III huyện BảoYên, tỉnh Lào Cai

Luận văn thạc sĩ “Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm

nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường trung học phổ thông huyện Châu Thành A - tỉnh Cần Thơ” của tác giả Trần Thị Tư đã đi sâu nghiên cứu

về vấn đề xây dựng, bồi dưỡng quy hoạch quản lý phát triển đội ngũ giáoviên, hoàn thiện dần cơ sở lý luận về xây dựng đồng thời đề xuất các biệnpháp trong việc quản lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương,điều kiện nhà trường để từng bước củng cố, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáoviên trở thành lực lượng chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng học tập cho họcsinh, quyết định sự phát triển giáo dục

Như vậy, xung quanh vấn đề bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũgiáo viên nói chung, giáo viên trung học phổ thông nói riêng đã có nhiều côngtrình của các tác giả đi sâu nghiên cứu Tuy nhiên, các công trình nghiên cứucủa các tác giả thường chỉ đề cập đến bồi dưỡng giáo viên ở bậc phổ thôngnói chung hoặc bồi dưỡng giáo viên với trường thuộc nhiều địa phương khác

nhau Đối với vấn đề “Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh” chưa

có công trình nào đề sâu nghiên cứu một cách cụ thể

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, từ

đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chođội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trung học phổthông ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Trang 10

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ởThành phố Hồ Chí Minh

Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ởThành phố Hồ Chí Minh

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở Thành phố Hồ ChíMinh hiện nay

4 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viêntrung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáoviên trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh

4.3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tại một số trường trung học phổ thông ởThành phố Hồ Chí Minh

Các số liệu điều tra, khảo sát ở các trường trung học phổ thông nêu trênđịa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tính từ năm 2007 đến 2013

5 Giả thuyết khoa học

Chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông phụ thuộc vào nhiềuyếu tố, trong đó quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là yếu

tố giữ vị trí, vai trò rất quan trọng Nếu chủ thể quản lý thực hiện đồng bộ

Trang 11

các biện pháp quản lý như: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộquản lý; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức, chỉđạo triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệpvụ; đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng; thường xuyên kiểm tra, đánh giáhoạt động bồi dưỡng thì chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông sẽđược nâng cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo ởThành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận

Để nghiên cứu đề tài, tác giả đã dựa trên nền tảng các quan điểm, tưtưởng về giáo dục, quản lý giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và quán triệt,vận dụng sâu sắc quan điểm hệ thống, cấu trúc, lôgic, lịch sử và quan điểmthực tiễn trong nghiên cứu khoa học giáo dục, từ đó định hướng cho việc tiếpcận đối tượng nghiên cứu và luận giải các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

6.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng kết hợpcác phương pháp sau:

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Thực hiện việc thu thập, nghiên cứu tài liệu; phân tích, tổng hợp, hệthống hoá, khái quát hoá các tài liệu về giáo dục, đào tạo, đặc biệt là những tàiliệu liên quan đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chođội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh như nghịquyết của các cấp ủy đảng, các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Giáo dục

và Đào tạo; kế hoạch quản lý giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nói riêngcủa Sở Giáo dục và Đào tạo Hồ Chí Minh và của các trường trung học phổthông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Trang 12

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát sư phạm: quan sát việc quản lý các buổi tập huấn,họp hội đồng chuyên môn của các tổ bộ môn ở một số trường, qua đó tìm hiểucách thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

Phương pháp điều tra: điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến (hỏi) đối với

100 cán bộ quản lý và 156 giáo viên của 6 trường trung học phổ thông ởThành phố Hồ Chí Minh

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm quản lý: nghiên cứu kết quả quản lý

hoạt động bồi dưỡng giáo viên của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục thông quacác báo cáo tổng kết năm học ở các trường trung học phổ thông trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh

Phương pháp chuyên gia: trao đổi, tham khảo ý kiến của một số nhàkhoa học, cán bộ quản lý giáo dục ở một số trường trung học phổ thông trênđịa bàn Thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây

Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê để xử lý số liệu thu thậpđược, qua đó rút ra những kết luận các nội dung liên quan đến đề tài

7 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài góp phần hệ thống hoá và khái quát hoá lý luận về quản lý hoạt độngbồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụcho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo chonghiên cứu, giảng dạy và thực hiện những vấn đề liên quan đến công tác quản

lý giáo dục của các trường trung học phổ thông

8 Kết cấu của luận văn

Luận văn có kết cấu gồm: Phần mở đầu, 3 chương, 7 tiết, kết luận, kiếnnghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 13

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1 Quan niệm về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh

1.1.1 Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trung học phổ thông

Bồi dưỡng là quá trình tác động của chủ thể giáo dục đến đối tượngđược giáo dục, làm cho đối tượng được bồi dưỡng tăng thêm năng lực, phẩmchất và phát triển theo chiều hướng tốt hơn

Khái niệm bồi dưỡng được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩahẹp Bồi dưỡng theo nghĩa rộng là quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hìnhthành nhân cách và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo địnhhướng mục đích đã chọn Như vậy, bồi dưỡng theo nghĩa rộng bao hàm cảđào tạo Bồi dưỡng theo nghĩa hẹp là trang bị thêm những kiến thức, thái độ,

kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong cáclĩnh vực cụ thể Như vậy, bồi dưỡng theo nghĩa hẹp là một kế tục và bổ sungcho quá trình đào tạo

Bồi dưỡng là quá trình diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nângcao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân để đáp ứngnhu cầu lao động nghề nghiệp Hay bồi dưỡng là một quá trình cập nhật kiếnthức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học vàthường được xác nhận bằng một chứng chỉ Thực chất của quá trình bồidưỡng là để bổ sung tri thức và kỹ năng còn thiếu hụt, hoặc đã lạc hậu để

Trang 14

nâng cao trình độ, phát triển thêm năng lực trong một lĩnh vực hoạt độngchuyên môn, dưới một hình thức phù hợp Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụthể hiện quan điểm giáo dục hiện đại đó là “Đào tạo liên tục và học tập suốtđời” Nội dung bồi dưỡng được triển khai ở các mức độ khác nhau, phù hợpcho từng đối tượng cụ thể Sau khi được bồi dưỡng, năng lực cá nhân đượcgia tăng, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong hiện tại và trongtương lai của tổ chức.

Chuyên môn là lĩnh vực kiến thức riêng của một ngành khoa học nhấtđịnh Chuyên môn của giáo viên là sự hiểu biết về kiến thức bộ môn khoa học

mà họ phải giảng dạy trong nhà trường Ở các trường phổ thông có nhiều bộmôn khác nhau, do vậy đội ngũ giáo viên có nhiều chuyên môn khác nhau

Nghiệp vụ là khả năng để thực hiện một hoạt động, thường liên quanđến một nghề nghiệp nhất định Nghiệp vụ của giáo viên là khả năng thựchiện các hoạt động dạy học, giáo dục trong các nhà trường và thường đượcgọi là nghiệp vụ sư phạm Nghiệp vụ sư phạm bao gồm những kiến thức, kỹnăng về dạy học, giáo dục và phát triển nghề nghiệp; những kỹ thuật để hìnhthành năng lực dạy học, năng lực giáo dục Hay nói cách khác, nghiệp vụ sưphạm là tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị nghề nghiệp thiết yếuđảm bảo cho người giáo viên thực hiện thành công quá trình dạy học, giáodục học sinh

Chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,tác động qua lại, bổ sung cho nhau cho phép người giáo viên thực hiện tốt hoạtđộng dạy học và giáo dục trong nhà trường Chuyên môn, nghiệp vụ là tổ hợpcác tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thực hành mà con người tiếp thu được qua đào tạo

để có khả năng thực hiện một loạt công việc trong phạm vi một ngành nghềnhất định theo phân công của xã hội Chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viêntrung học phổ thông là sự hiểu biết về các bộ môn khoa học nói chung, khoa

Trang 15

học thuộc chuyên môn của bản thân nói riêng, hiểu rõ về công việc giáo dụchọc sinh mà mình phụ trách ở trường trung học phổ thông, yêu nghề, có kỹnăng lựa chọn và thực hiện những phương pháp, hình thức giảng dạy có hiệuquả Ngoài ra, giáo viên trung học phổ thông còn biết quan tâm đến nhữngvấn đề mà ngành học của mình đang cố gắng giải quyết trong sự phát triểnchung của khoa học

Người giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao là người cóhiểu biết về tâm lý học, giáo dục học, hiểu và ý thức được rằng nếu không cónhững tri thức khoa học về giáo dục thì sẽ không thể cộng tác được với họcsinh Giáo viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt là người nắm vững các

kỹ năng đến mức hoàn thiện trong một lĩnh vực hoạt động lao động nào đó, làngười “lão luyện” trong công việc của mình Những giáo viên như vậy, ngoàihiệu quả đào tạo của nhà trường sư phạm và tự bồi dưỡng, rèn luyện bản thân,còn phụ thuộc không ít vào vai trò của các nhà quản lý trong việc chú ý bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên

Chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trung học phổ thông còn đượcbiểu hiện ở trình độ đạt chuẩn giáo viên trung học phổ thông do Nhà nướcquy định Cụ thể, chuẩn giáo viên trung học phổ thông được quy định trongThông tư số 30/2009/TT - BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệpgiáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông

Đội ngũ giáo viên, bên cạnh đào tạo cần có hoạt động bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên làmột hoạt động có chủ đích nhằm cập nhật những kiến thức mới tiến bộ, hoặcnâng cao trình độ giáo viên để hoàn thiện phẩm chất, tăng thêm tri thức, nănglực sư phạm theo yêu cầu của ngành học Công tác bồi dưỡng được thực hiệntrên nền tảng các loại trình độ đã được đào tạo cơ bản từ trước Hoạt động bồidưỡng là việc làm thường xuyên, liên tục cho mỗi giáo viên, cấp học, ngành

Trang 16

học, không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ để thích ứng với đòi hỏi củanền kinh tế xã hội.

Từ những phân tích trên có thể hiểu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụcho giáo viên trung học phổ thông như sau:

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông là hoạt động có mục đích, có tổ chức của các chủ thể bồi dưỡng tác động đến đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, đáp ứng với yêu cầu giáo dục ở bậc trung học phổ thông và đáp ứng với chuẩn giáo viên trung học phổ thông theo quy định của Nhà nước.

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trung học phổ thông làquá trình cung cấp những tri thức về chuyên môn, về nghiệp vụ quản lý, nhằmvun đắp, bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho đội ngũ giáoviên trên cơ sở những kiến thức, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn, nghiệp

vụ họ đã có, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng những yêu cầungày càng cao của sự phát triển giáo dục, phát triển toàn diện cho học sinh vềkiến thức, tinh thần và thể chất

Mỗi giáo viên cần phải có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vữngchắc, sâu rộng Vì vậy, giáo viên cần được bồi dưỡng những kiến thức, kỹnăng trong suốt quá trình công tác Đối với những giáo viên chưa đạt trình độchuẩn thì được bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định Trên cơ sở những kiếnthức chuyên môn, nghiệp vụ chắc chắn mới thể hiện kỹ năng sư phạm nhuầnnhuyễn Có nghĩa là người giáo viên có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụvững vàng, kiến thức sâu sắc, toàn diện là cơ sở cho việc cải tiến phươngpháp dạy học và hoàn thiện nghiệp vụ sư phạm Việc bồi dưỡng để hoàn thiện

kỹ năng sư phạm là cần thiết và phù hợp với khả năng của đội ngũ giáo viên,

là hình thức phổ biến thường làm ở các trường trong hệ thống giáo dục quốcdân nói chung, trường trung học phổ thông nói riêng

Trang 17

Nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phải quán triệt đầy đủ quanđiểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, giúp người được bồidưỡng có điều kiện phát triển nghề nghiệp về phẩm chất và năng lực Bồidưỡng kiến thức là bồi dưỡng kiến thức cơ bản về giáo dục trung học phổthông, các kiến thức chuyên ngành, các kiến thức phổ thông về chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục trung học phổ thông Bồi dưỡngcho giáo viên trung học phổ thông các kiến thức về khoa học giáo dục, tâm lýhọc sư phạm; cập nhật những lý thuyết sư phạm và lý thuyết các phương phápdạy học hiện đại ở bậc phổ thông

Bồi dưỡng cho giáo viên những kỹ năng về đào tạo, giảng dạy là bồidưỡng về kỹ năng lập kế hoạch đào tạo, giảng dạy theo năm học, tháng, tuần;lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của học sinh để thực hiện mục tiêu đào tạo,giảng dạy Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt độnggiảng dạy ngoại khoá cho học sinh như tổ chức môi trường nhóm, lớp đảmbảo vệ sinh an toàn; rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng tự học tập vànghiên cứu; phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặpđối với học sinh Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tổ chức hoạt động giáodục học sinh là tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp, phát huytính tích cực, sáng tạo của học sinh, môi trường giáo dục phù hợp với điềukiện của nhóm, lớp; quan sát, đánh giá và có phương pháp đào tạo - giảng dạyhọc sinh phù hợp

Bên cạnh các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết của người giáo viên nói chung,cần thường xuyên bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng quản lý lớp học, đảm bảotính kỹ luật, học tập nghiêm túc của học sinh; kỹ năng xây dựng và thực hiện

kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động đào tạo, giảng dạyhọc sinh; kỹ năng giao tiếp, ứng xử với học sinh một cách gần gũi, tình cảm;giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn;

Trang 18

gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ học sinh;giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác

Về hình thức và phương pháp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chođội ngũ giáo viên trung học phổ thông rất phong phú, đa dạng Tùy theo nộidung và các điều kiện hiện có, các trường trung học phổ thông thường có cáchình thức bồi dưỡng như bồi dưỡng tại chỗ là tổ chức bồi dưỡng ngay tạitrường, nơi giáo viên công tác, thông qua sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn, tổchức hội thảo theo từng trường hoặc cụm trường Có nhiều hoạt động phongphú để bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên theo hướng này là tổ chức cho giáoviên dự giờ, thăm lớp lẫn nhau; tổ chức hội thảo chuyên đề về nội dung hayphương pháp đào tạo, giáo dục học sinh; tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi học

kì, mỗi năm học; các giáo viên trong trường có thể giúp đỡ lẫn nhau, làm việctheo cặp hoặc theo tổ Thông qua việc bồi dưỡng chuyên môn để giáo viêngiỏi, giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong dạy học, giáo dục giúp đỡ cho giáoviên còn yếu về chuyên môn; giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy giúp giáoviên mới ra trường; tổ chức cho giáo viên giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; tạođiều kiện cho giáo viên tham dự các hội thảo, seminar Bồi dưỡng thườngxuyên là bồi dưỡng theo chu kỳ cho giáo viên trung học phổ thông để họ được

bổ sung các kiến thức thiếu hụt và cập nhật kiến thức mới về chủ trương,đường lối giáo dục, về nội dung chương trình, phương pháp giáo dục học sinhtrung học phổ thông

Bồi dưỡng thay sách là hình thức bồi dưỡng được tiến hành khi có nhữngthay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy học sinh trunghọc phổ thông Loại bồi dưỡng này chủ yếu giúp giáo viên có kiến thức mới,cập nhật những đổi mới trong chương trình về nội dung cũng như phương phápgiáo dục, kỹ năng sư phạm giúp cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông cóthể dạy tốt chương trình mới Các đợt bồi dưỡng thay sách này thường diễn ra

Trang 19

trong hè trước khi năm học mới bắt đầu Việc bồi dưỡng này rất thiết thực, đòihỏi mỗi giáo viên phải có ý thức tự bồi dưỡng, thường xuyên trau dồi kiếnthức, nếu không sẽ khó có thể dạy tốt chương trình mới

Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu với các yêu cầu như pháthuy hình thức tự bồi dưỡng, kết hợp nghe giảng, trao đổi, thảo luận; tăngcường thực hành, rút kinh nghiệm, chia sẻ cùng đồng nghiệp; chú trọng sửdụng các thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học Bồi dưỡng là loại hình củahoạt động dạy và học Yếu tố nội lực trong dạy học là tự học; yếu tố nội lựctrong bồi dưỡng là tự bồi dưỡng Trong bồi dưỡng, việc tự bồi dưỡng sẽ pháthuy hiệu quả tối ưu khi có sự định hướng của người hướng dẫn của tổ chức và

có sự tác động đúng hướng của quản lý Bồi dưỡng tập trung chỉ có hiệu quảkhi được quản lý hợp lý và phải dựa trên cơ sở ý thức tự giác và tự bồi dưỡngcủa người học

Phương pháp, hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáoviên là phương pháp dạy học cho người lớn, là những người đã có phươngpháp sư phạm nên phương pháp bồi dưỡng phải linh hoạt, phù hợp, nghiêng

về phương pháp tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫn khai thác nhiềukênh thông tin Hiện nay, khai thác những tiến bộ của khoa học công nghệtrong hoạt động bồi dưỡng đang được khuyến khích, các chủ thể quản lý nênquan tâm đến hình thức bồi dưỡng này Phương pháp, hình thức bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ phải đa dạng, phong phú kết hợp bồi dưỡng trong dịpnghỉ hè với bồi dưỡng trong năm học, kết hợp bồi dưỡng nội dung với bồidưỡng phương pháp Quá trình tự học, tự phấn đấu là con đường thuận lợi và

ít tốn kém nhất để giáo viên hoàn thiện kiến thức và phát huy các khả năngtiềm ẩn của bản thân Do đó cần phải xem việc tự bồi dưỡng của từng giáoviên là hình thức cơ bản, chủ yếu trong vấn đề bồi dưỡng đội ngũ Cần phảiđưa việc tự học của giáo viên đi vào nề nếp, tạo thành một quy chế bắt buộc

Trang 20

trong nhà trường và cao hơn nữa là trở thành một thói quen, một nhu cầu tựgiác trong mỗi giáo viên.

1.1.2 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Theo từ điển tiếng Việt của nhóm tác giả Hồng Mây Ngọc Sương Minh Mẫn, nhà xuất bản Thống kê 2004, giáo viên là người dạy học ở bậcphổ thông hoặc tương đương Như vậy, Nhà giáo giảng dạy, giáo dục ở cơ sởgiáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáoviên Ở các trường mầm non, giáo viên không làm công việc giảng dạy, màgiáo viên là người chăm sóc và giáo dục trẻ em Nhà giáo giảng dạy ở bậc đạihọc được gọi là giảng viên Giáo viên trung học phổ thông là người hànhnghề giảng dạy một môn học nào đó ở trường trung học phổ thông và qua sựgiảng dạy môn học đó mà giáo dục học sinh theo mục tiêu giáo dục mà BộGiáo dục và Đào tạo đã đề ra đối với giáo dục trung học phổ thông Đội ngũgiáo viên của một trường trung học phổ thông là tập hợp tất cả các giáo viêncủa trường đó theo một cấu trúc nhất định về mặt tổ chức, có một sốlượng giáo viên nhất định (đủ hay chưa đủ theo quy định), có một chấtlượng nhất định (về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và chuyên môn,nghiệp vụ) tạo thành một tập thể sư phạm được đánh giá là vững mạnh hayyếu kém nói chung, hoặc vững mạnh hay yếu kém về từng mặt nói riêng

-Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông là tập hợp những giáo viênlàm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong trường trung học phổ thông, là lựclượng chủ yếu giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và kếhoạch giáo dục của trường trung học phổ thông Bất kỳ giáo viên nào cũng

có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến một tập thể học sinh, và ngược lại họcsinh nào cũng đều trực tiếp nhận sự giáo dục của đội ngũ giáo viên Chấtlượng giáo dục trong trường trung học phổ thông là sự đóng góp chung của

Trang 21

tập thể sư phạm trong đó đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định Chấtlượng giáo dục không chỉ phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm và năng lựccông tác của từng giáo viên mà còn phụ thuộc vào sự phối hợp giáo dục củacác giáo viên Đội ngũ giáo viên trong trường trung học phổ thông có sự quan

hệ gần gũi, gắn bó, giúp đỡ, tương trợ nhau trong cuộc sống và trong côngtác Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ đạo trong các hoạt động giáo dụccủa nhà trường, có sự thống nhất cao về nhận thức và hoạt động giáo dục

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáoviên trung học phổ thông là một bộ phận trong hoạt động quản lý giáo dục.Quản lý giáo dục theo nghĩa chung nhất là quá trình tác động có ý thức, đượcđịnh hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố của hoạt động giáo dục nhằmthực hiện mục tiêu giáo dục có hiệu quả Quản lý giáo dục được thực hiệntrên nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của cơ sở giáo dục, trong đó quản lýnguồn nhân lực là một lĩnh vực chủ yếu Quản lý nguồn nhân lực giáo dục làquá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, điều khiển, quản lý công việccủa các thành viên, đơn vị trong hệ thống quản lý nhằm thực hiện tốt các mụctiêu đã xác định

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáoviên trung học phổ thông là một nội dung chủ yếu trong quản lý nguồn nhânlực ở các trường trung học phổ thông với mục đích nâng cao năng lực chuyênmôn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục trung họcphổ thông Từ những phân tích trên đây có thể hiểu:

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông là sự tác động của các chủ thể quản lý thông qua công tác kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo

và kiểm tra hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên, góp phần

Trang 22

chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu giáo dục trung học phổ thông.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáoviên trung học phổ thông là một nội dung quan trọng, cơ bản trong công tácquản lý giáo viên, vì chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên là yếu tố hàng đầu,quyết định chất lượng của đội ngũ giáo viên

Mục tiêu quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho độingũ giáo viên trung học phổ thông là tạo dựng môi trường và những điều kiệnthuận lợi để thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ cho giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáoviên đạt chuẩn quốc gia và đáp ứng với yêu cầu giáo dục trung học phổ thônghiện nay Cụ thể, mục tiêu quản lý hoạt động bồi dưỡng hướng vào quản lýcác hoạt động bồi dưỡng phát triển, hoàn thiện phẩm chất chính trị, đạo đức,lối sống; năng lực, kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy học; nănglực thực hiện các hoạt động dạy học; năng lực thực hiện các hoạt động giáodục; năng lực thực hiện các hoạt động chính trị, xã hội, giao tiếp sư phạm;năng lực phát triển nghề nghiệp

Chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho độingũ giáo viên trung học phổ thông gồm chủ thể trực tiếp và chủ thể gián tiếp.Chủ thể trực tiếp là tổ trưởng tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường trunghọc phổ thông, chuyên viên phụ trách bậc trung học phổ thông, các nhà quản

lý thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Chủ thể gián tiếp quản lý bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông là Đảng, cấp ủy,chính quyền địa phương, có chức năng và quyền hạn quản lý giáo dục ở bậchọc trung học phổ thông

Trang 23

Đối tượng quản lý là toàn bộ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông Trong đó quan trọng nhất làquản lý các hoạt động của chủ thể bồi dưỡng và hoạt động của các đối tượngđược bồi dưỡng

1.2 Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáoviên trung học phổ thông là một trong những hoạt động của quản lý giáo dục,

là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý giáo dục tới khách thểquản lý (tập thể giáo viên, mỗi giáo viên) tạo cơ hội cho giáo viên tham giacác hoạt động dạy học, giáo dục, học tập trong và ngoài nhà trường nhằm cậpnhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởngtình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực sư phạm đáp ứngyêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, đào tạo

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáoviên trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung

cơ bản đó là công tác kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện việc bồidưỡng và công tác kiểm tra hoạt động bồi dưỡng

Trước tiên là công tác kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trung học phổ thông Đây là khâu đầu tiên của chu trình quản lý.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên là nguồn nhân lực sư phạm có vai trò quyết địnhđến chất lượng giáo dục đào tạo học sinh trong trường Để đáp ứng kịp thờivới yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng giáo dục, chủ thể quản lýcần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũgiáo viên thường xuyên, liên tục, cập nhật với chương trình giáo dục trung

Trang 24

học phổ thông mới, phương pháp giáo dục mới Nội dung chủ yếu là xác địnhhình thành mục tiêu đối với hoạt động bồi dưỡng giáo viên, lựa chọn cácphương án, biện pháp tốt nhất phù hợp nhất với điều kiện thực tế để tiến hànhhoạt động bồi dưỡng đạt kết quả tốt

Quản lý kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viêntrung học phổ thông là quản lý việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện

kế hoạch Đây là nội dung quan trọng trong quản lý hoạt động bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông nói chung

và trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng

Công tác tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ cho giáo viên là chức năng được tiến hành sau khi lập kế hoạch nhằm

chuyển hoá những mục đích, mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được đưa

ra trong kế hoạch thành hiện thực Nhờ đó mà tạo ra mối quan hệ giữa cácđơn vị trường học, các bộ phận liên quan trong hoạt động bồi dưỡng giáo viênđược liên kết thành bộ máy thống nhất, chặt chẽ và nhà quản lý có thể điềuphối các nguồn lực của các nguồn lực phục vụ ngày một tốt hơn cho công tácbồi dưỡng Phương pháp làm việc của cán bộ quản lý có ý nghĩa quyết địnhcho việc chuyển hoá kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viênthành hiện thực

Quản lý việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hoạt bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông là chức năng được thể

hiện rõ ràng trong nội hàm của khái niệm quản lý Sau khi lập kế hoạch và cơcấu bộ máy, khâu vận hành, điều khiển hệ thống cốt lõi của chức năng chỉđạo Nội dung của chức năng này là liên kết các thành viên trong tổ chức, tậphợp động viên họ nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, để đạtđược mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Nó kết nối, thẩm

Trang 25

thấu và đan xen vào hai chức năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm

vụ của quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Công tác kiểm tra, đánh giá là chức năng cơ bản và quan trọng của

quản lý nói chung và trong quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.Kiểm tra nhằm thiết lập mối quan hệ ngược và là khâu không thể thiếu trongquản lý, kiểm tra là để quản lý, muốn quản lý tốt thì phải kiểm tra tốt Thôngqua kiểm tra đánh giá được thành tựu hoạt động của công tác bồi dưỡng, điềuchỉnh kịp thời nội dung phương pháp, hình thức cho phù hợp, đúng hướng.Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũgiáo viên là quản lý được chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáoviên sau khi được bồi dưỡng Chủ thể quản lý sẽ nắm được kết quả chuyênmôn, nghiệp vụ mà đội ngũ giáo viên đạt được để từ đó có những biện phápbồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hiệu quả

Tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho độingũ giáo viên, góp phần nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên là một yêu cầucấp bách trong nhà trường Chủ thể quản lý cần tạo điều kiện cho đội ngũ cán

bộ, giáo viên vận dụng lý luận đã học vào thực tiễn, tích lũy và tổng kết đượcnhững kinh nghiệm thực tiễn, rút ra những lý luận mới Qua đó, nâng caotrình độ về mọi mặt Muốn đạt được nội dung trên, chủ thể quản lý cần phảicủng cố thêm nhận thức về vị trí và trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên ; xâydựng được khối đoàn kết, nhất trí trong nhà trường; chăm lo đời sống vật chất

và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giáo viên Nâng cao nghiệp vụ và rèn luyệnchuyên môn cho cán bộ, giáo viên, thực hiện các yêu cầu chuyên môn, thanhtra, kiểm tra, dự giờ, thăm lớp, áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm trong vàngoài nhà trường nhằm phát hiện, giúp đỡ các giáo viên yếu, kém vươn lênhoàn thiện phẩm chất, năng lực sư phạm

Trang 26

Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, vữngvàng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đủ khả năng thực hiện tốt mụctiêu, kế hoạch đào tạo luôn là yêu cầu bức thiết và quan trọng hàng đầu đốivới cán bộ quản lý trường trung học phổ thông trong việc nâng cao chấtlượng giáo dục của nhà trường Quản lý đội ngũ giáo viên là điều hành tậpthể những người lao động nhằm đạt được mục tiêu đề ra, chính vì vậy cácchủ thể quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên bằng các hình thức như quản lýcán bộ, giáo viên bằng kế hoạch công tác cá nhân của họ; quản lý cán bộ,giáo viên thông qua tập thể tổ và các phong trào thi đua; quản lý cán bộ, giáoviên bằng các văn bản, thể chế của nhà nước Các chủ thể quản lý xác địnhhình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên vào từng thờiđiểm như bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng qua hội giảng, bồi dưỡng ngắn hạntrong hè Giáo viên tự học bồi dưỡng như bồi dưỡng dài hạn, tham quan họchỏi các trường bạn Từ đó có kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡngcho giáo viên phù hợp với đặc điểm tình hình của trường mình mà vẫn đạthiệu quả cao.

Quản lý việc chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chođội ngũ giáo viên, đòi hỏi chủ thể quản lý cần chỉ đạo một cách cụ thể hoạtđộng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên về mục tiêu,nội dung bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, thời điểm bồi dưỡng, hình thức bồidưỡng, phương pháp bồi dưỡng, địa điểm bồi dưỡng, phân công trách nhiệmcho từng thành viên, yêu cầu cần đạt sau bồi dưỡng

Ngoài nội dung quản lý xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kếhoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổthông, các chủ thể quản lý cần phải quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp,hình thức tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho độingũ giáo viên trung học phổ thông

Trang 27

Mục tiêu bồi dưỡng được hiểu là kết quả, là sản phẩm mong đợi củaquá trình bồi dưỡng Quản lý mục tiêu bồi dưỡng là quá trình thực hiện nhữngtác động của chủ thể quản lý đến việc thiết kế và tổ chức thực hiện mục tiêubồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông.Quản lý mục tiêu nhằm đảm bảo cho mục tiêu bồi dưỡng được khoa học, rõràng, cụ thể và mang tính khả thi.

Nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chính là hệ thống các kiếnthức về chính trị xã hội, về khoa học, nghiệp vụ sư phạm, đảm bảo cho giáoviên có thể thực hiện tốt các hoạt động dạy học và giáo dục Quản lý nội dungbồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thôngnhằm đảm bảo cho nội dung bồi dưỡng đảm bảo tính cơ bản, tính khoa họchiện đại và tính thiết thực Khắc phục những biểu hiện vừa thừa, vừa thiếuchồng chéo về nội dung hoặc nội dung lạc hậu không cần thiết cho hoạt độngbồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Quản lý các hình thức, biện pháp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụcho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông Nội dung này đòi hỏi các nhàquản lý phải kiểm soát được việc xác định các hình thức, biện pháp tiến hànhbồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý việc thực hiện các hình thức, biệnpháp tiến hành bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trunghọc phổ thông Quản lý hình thức, biện pháp bồi dưỡng nhằm đảm bảo chohoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trung học phổthông được thực hiện bằng các hình thức, biện pháp khoa học nhất, mang lạihiệu quả cao nhất

Để thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũgiáo viên trung học phổ thông, cần phải có chủ thể tiến hành hoạt động bồidưỡng Chủ thể của hoạt động bồi dưỡng là những người tiến hành hoạt động

Trang 28

bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Quản lý chủ thể bồi dưỡngbao gồm quản lý về số lượng, trình độ, kỹ năng và quản lý các hoạt động củachủ thể bồi dưỡng, với mục đích phát huy tối đa vai trò của các chủ thể trongbồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

Đối tượng được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là đội ngũ giáo viêntrung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh Hoạt động quản lý đối tượngbồi dưỡng bao gồm quản lý về số lượng, quản lý về chất lượng, quản lý cáchoạt động học tập, rèn luyện của đối tượng, với mục tiêu phát huy tính tíchcực, chủ động, độc lập, sáng tạo của cả chủ thể và khách thể trong hoạt độngbồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi giáo viên nhằmđạt được mục tiêu bồi dưỡng đã đề ra

Cùng với các nội dung trên, các chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên cần quản lý các điều kiện phục

vụ bồi dưỡng là khai thác, sử dụng tốt điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tàichính và các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác bồi dưỡng Đây là nộidung đảm bảo điều kiện cho công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có thểđược thực hiện và thực hiện một cách có kết quả

Quản lý chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổthông ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm nhiều nội dung Trong đó chủ thể quản

lý cũng cần tập trung vào các nội dung như quản lý việc xây dựng và tổ chứcthực hiện kế hoạch bồi dưỡng, quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hìnhthức, phương tiện, chủ thể và đối tượng bồi dưỡng Việc quản lý toàn diện vềnội dung đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho độingũ giáo viên trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh đạt chất lượnghiệu quả cao nhất

*

Trang 29

* *

Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo Việcquản lý chất lượng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũgiáo viên góp phần hoàn thiện phẩm chất nhân cách, nâng cao năng lựcchuyên môn sư phạm tạo tiền đề vững chắc để nâng chất lượng giáo dục, đàotạo học sinh của nhà trường trung học phổ thông

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáoviên trung học phổ thông là sự tác động của các chủ thể quản lý tới hoạt độngbồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao nănglực của đội ngũ giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục trung học phổ thông vàchuẩn giáo viên trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáoviên trung học phổ thông có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, trực tiếp góp phầnhoàn thiện phẩm chất nhân cách, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,giúp giáo viên trung học phổ thông thực sự là người có tay nghề, có lòng yêunghề, yêu học sinh, có khả năng chủ động cải tiến, sáng tạo trong mọi hoạtđộng đào tạo - giảng dạy học sinh, kịp thời tiếp cận với chương trình giáo dụctrung học phổ thông mới

Chính vì vậy, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông luôn được các cấp quản

lý giáo dục quan tâm đúng mức để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao vềchất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay Làm tốt công tác quản

lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trunghọc phổ thông, chắc chắn sẽ xây dựng, phát triển được đội ngũ giáo viêntrung học phổ thông có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, tự tin hơntrong công việc giảng dạy, giáo dục học sinh

Trang 30

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 2.1 Đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở Thành Phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Trung học phổ thông là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Namhiện nay Để tốt nghiệp bậc học này, học sinh phải vượt qua kì thi tốt nghiệpvào cuối năm học lớp 12 Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh có 184 trườngtrung học phổ thông Tổng số học sinh trung học phổ thông là 193.945 em vàtổng số giáo viên là 14.778 người

Bảng 2.1 Quy mô của ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí

(Nguồn thống kê của Sở giáo dục và đào tạo)

Để đáp ứng xu thế đổi mới giáo dục trung học phổ thông, các trường tiếptục đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũgiáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo theo chương trình giáo

Trang 31

dục trung học phổ thông mới Đa số giáo viên có kỹ năng vận dụng phươngpháp dạy học tích cực, xây dựng môi trường hoạt động linh hoạt, tích cực chohọc sinh Kỹ năng sử dụng máy tính để tìm kiếm thông tin giảng dạy, đào tạocủa nhiều giáo viên được nâng lên Ban giám hiệu trường trung học phổ thông

đã hiểu biết sâu sắc hơn về chương trình mới; từ đó đánh giá hoạt động của độingũ giáo viên theo hướng đổi mới; tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khảnăng sáng tạo, linh hoạt, chủ động hơn trong việc giảng dạy học sinh

Hiện nay, ngành giáo dục của thành phố tích cực ứng dụng công nghệthông tin vào quản lý, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũgiáo viên và hưởng ứng cuộc vận động “mỗi thầy cô giáo là một tấm gươngđạo đức, tự học và sáng tạo”, ban giám hiệu các nhà trường tăng cường và đẩymạnh việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức nghề nghiệp theo chuẩn nghề nghiệpcho giáo viên Cuộc vận động đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chấtlượng, có nhiều tấm gương mới xuất hiện; có nhiều sáng kiến kinh nghiệmđược áp dụng tại đơn vị Mỗi cán bộ giáo viên và nhân viên đều thể hiện tốt tácphong, cử chỉ, lời nói đối với đồng nghiệp, với học sinh, tạo được môi trườngthân thiện trong nhà trường Với số học sinh và giáo viên trung học phổ thônglớn nhất trên cả nước (so sánh với 62 tỉnh, thành còn lại), đội ngũ giáo viêntrung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cần được bồi dưỡngnhiều về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, tạo tiền đề thực hiệncác mục tiêu chiến lược về giáo dục mà Đảng bộ, Uỷ Ban nhân dân và nhândân Thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra

Bảng 2.2 Thống kê chuẩn trình độ giáo viên trung học phổ thông qua một số niên học gần đây

Niên học Tổng số

giáo viên

Dưới chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn Thạc sĩ,

Tiến sĩ

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

2009-2010 8671 211 2.43% 8319 97.57% 141 1.63% 141 1.63%2010-2011 9.861 302 3.06% 9355 94.87% 204 2.07% 204 2.07%2011-2012 12.538 415 3.31% 11869 94,66% 254 2.03% 254 2.03%

Trang 32

2012-2013 14.778 552 3.73% 13916 94.17% 310 2.10% 310 2.10%

(Nguồn: Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM)

Bảng 2.3 Trình độ lý luận chính trị, tin học, quản lý nhà nước của

giáo viên trung học phổ thông niên học 2012-2013

Đối tượng (bằng B) Tin học trị (trung cấp) Lý luận chính Quản lý nhà

nước

(Nguồn: Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM)

Từ hai bảng thống kê trên cho thấy đội ngũ giáo viên trung học phổthông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay về cơ bản đã đáp ứng đủ

về số lượng, tỷ lệ giáo viên/lớp đảm bảo định biên theo quy định Tuy nhiên,chúng ta thấy số lượng giáo viên từ 8.671 (niên học 2009 - 2010) tăng lên với

số lượng giáo viên là 14.778 (niên học 2012 - 2013), nhưng tỷ lệ chưa đạtchuẩn chưa được giảm đi mà có xu hướng tăng lên Do vậy, để có thể đáp ứngđược nhu cầu học sinh trung học phổ thông đến trường hiện nay, cần phảinâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua tuyển chọn, đào tạo và đàotạo lại bằng các hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Đây chính làmột trong những lý do cần bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đối tượnggiáo viên này để không còn hoặc hạn chế đến mức tối thiểu số giáo viên chưađạt chuẩn

Về chất lượng, trong những năm qua, đội ngũ giáo viên trung học phổthông đã có nhiều cố gắng nâng cao về trình độ, năng lực quản lý và chuyênmôn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục trung họcphổ thông Hàng năm, 100% giáo viên tham gia học bồi dưỡng thường xuyên,tiếp thu các chuyên đề đổi mới về nội dung, chương trình giảng dạy học sinhtrung học phổ thông mới Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã bước đầutriển khai trong công tác giảng dạy của giáo viên ở các trường trung học phổ

Trang 33

thông, đặc biệt là các trường trọng điểm trong Thành phố Hồ Chí Minh Côngtác bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ giáo viên được quantâm đẩy mạnh, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo học sinh Hầuhết giáo viên trung học phổ thông có phẩm chất đạo đức tốt, trách nhiệm, tậntụy với công việc, tâm huyết với nghề, sáng tạo trong công tác quản lý vàtrong công tác giảng dạy, đào tạo học sinh Tuy nhiên, trình độ chính trị, tinhọc và quản lý nhà nước của giáo viên cũng còn hạn chế, tỷ lệ giáo viên cóbằng B tin học mới chỉ có 4.63%, trình độ lý luận chính trị trung cấp chỉ có9.01% trong tổng số giáo viên trung học phổ thông và trình độ về quản lý nhànước mới chỉ 0.22% giáo viên đạt yêu cầu này

2.1.2 Tình hình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở Thành Phố Hồ Chí Minh

* Sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc bồi

dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 75.000 cán bộ, công chức, viên chứctrong ngành giáo dục Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã đượcđào tạo, bồi dưỡng không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt Những nămqua, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố và các trường trung học phổ thôngtiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thiđua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiệntừng địa phương; gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rènluyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên,nhân viên và học sinh tại mỗi cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trung học

Tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện tinh giảm nội dung dạy học; xây dựng

và triển khai dạy học các chủ đề tích hợp; tăng cường các hoạt động nhằmgiúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thựctiễn Tiếp tục tập trung chỉ đạo đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và giáo

Trang 34

dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh; tạo

ra sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáodục trung học Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáodục trung học về năng lực chuyên môn, kỹ năng phát triển chương trình giáodục nhà trường phổ thông; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm đánhgiá, công tác chủ nhiệm lớp; quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyênmôn, giáo viên cốt cán; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụnhằm nâng cao vai trò và phát huy hiệu quả hoạt động của tổ/nhóm chuyênmôn trong trường trung học; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớptrong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh Tiếp tục đổimới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối với các cơ sở giáodục trung học theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ độngcủa nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nângcao năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý

Để thực hiện quan điểm chỉ đạo trên, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợpvới các Sở Nội vụ, Sở Tài chính, các trường sư phạm trong và ngoài nước đãxây dựng và tiếp tục triển khai đề án tu nghiệp giáo viên; đào tạo và bồidưỡng để đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị, đạođức, lối sống, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đàotạo Thành phố đã bố trí đúng, đủ cán bộ quản lý giáo dục; đã thực hiện kếhoạch sắp xếp, bố trí, chuyển công tác khác đối với những giáo viên không đủchuẩn hoặc không đạt yêu cầu giảng dạy; tiến hành triển khai thực hiện phâncấp xét tuyển giáo viên, nhân viên theo biên chế cho phép thực hiện từ nămhọc 2009 - 2010

Để giúp giáo viên trung học phổ thông cập nhật, bổ sung kiến thức mới,nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đổi mớihiện nay, đòi hỏi giáo viên không chỉ tham gia các lớp bồi dưỡng nâng chuẩn,

Trang 35

mà còn tham gia các lớp bồi dưỡng tại chỗ với các hình thức đa dạng như bồidưỡng thường xuyên theo chu kỳ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định theochuyên đề trong các dịp hè; bồi dưỡng qua các hội thi; qua các đợt tham quan,học tập, trao đổi kinh nghiệm…

Thực hiện chương trình tập huấn của dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáodục (SREM), Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức bồi dưỡng cho 700 hiệutrưởng các trường mầm non, phổ thông, phối hợp với trường cán bộ quản lýgiáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức lớp đào tạo cán bộ quản lý cho 72cán bộ đương chức và kế cận Năm học 2012 - 2013 Sở Giáo dục và Đào tạo

đã cử 80 cán bộ, giáo viên đi học sau đại học; 15 cán bộ, giáo viên theo họcthạc sĩ diện chương trình 500 thạc sĩ, tiến sĩ của Thành ủy Thành phố Hồ ChíMinh; 95 cán bộ, giáo viên học lớp đào tạo văn bằng 2 chuyên ngành giáo dụcQuốc phòng - An ninh; 117 cán bộ, giáo viên học lớp tập huấn các văn bảnquy phạm pháp luật Ngoài ra còn cử cán bộ, giáo viên theo học các lớp nhưbồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nướcngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính và chuyên viên

* Thực trạng nhận thức về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Trang 36

Hình 1 Biểu đồ ý kiến về tính cần thiết bồi dưỡng

Thông qua điều tra, phỏng vấn, trao đổi trực tiến với cán bộ quản lýgiáo dục và đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông cho thấy84.3% cán bộ quản lý đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụcho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông là rất cần thiết, 15.7% cho là cầnthiết Đánh giá về vấn đề này có 65.7% giáo viên đánh giá hoạt động bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông làrất cần thiết, 32% đánh giá ở mức độ cần thiết; chỉ có 2.3% đánh giá ở mức

độ không cần thiết Như vậy, có thể đánh giá nhận thức về tính cần thiết hoạtđộng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổthông trong giai đoạn hiện nay của cán bộ quản lý là tương đối cao, đánh giánhận thức về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáoviên trung học phổ thông thì chưa phản ánh được sự kỳ vọng của nhà quản lýgiáo dục trong việc tổ chức, tiến hành các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ cho giáo viên

Dựa vào số liệu thống kê và được biểu diễn ở biểu đồ trên, có thể khẳngđịnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung

Trang 37

học phổ thông là vấn đề đáng quan tâm Thông qua hoạt động bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ một cách thường xuyên sẽ giúp đội ngũ giáo viêntrung học phổ thông hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng để nâng cao chất lượnggiáo dục và đào tạo học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất,tinh thần và trình độ kiến thức

* Đánh giá nhận thức về mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Với số liệu ở bảng 2.4, cho thấy 63.6% cán bộ quản lý và 62.6% giáoviên nhận thức đúng mục tiêu “củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức chuyênmôn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên” trong hoạt động bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông, đây là một con sốkhả quan về nhận thức tầm quan trọng của kiến thức đối với người giáo viêntrong giảng dạy Tuy nhiên, cũng có tới 31.2% cán bộ quản lý và 31.9% giáoviên được hỏi chưa nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về mụctiêu “giúp giáo viên đáp ứng chuẩn ngạch giáo viên trung học phổ thông”.Khi được hỏi về mục tiêu “nâng cao trình độ trên chuẩn cho giáo viên trunghọc phổ thông” vẫn còn 23.7% cán bộ quản lý giáo dục và 28.6% giáo viêncho rằng chưa cần thiết

Bảng 2.4 Đánh giá nhận thức về các mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng

cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

TT Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng Tỉ lệ % Tỉ lệ % CBQL GV

1 Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thứ chuyên môn,

kỹ năng sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông 63.8 62.6

2 Giúp giáo viên đáp ứng chuẩn ngạch giáo viên

Trang 38

của giáo viên trung học phổ thông

5 Nâng cao thái độ đúng đắn đối với nghề sư phạm 37.8 33.4Đối với mục tiêu “nâng cao ý thức, khả năng tự học, tự bồi dưỡng củagiáo viên”, có 52.4% cán bộ quản lý nhận thức đúng về mục tiêu này, trongkhi đó chỉ có 31.3% giáo viên nhận thức đúng Có sự khác biệt về nhận thứcgiữa cán bộ quản lý và giáo viên là do cán bộ quản lý nhận thức đúng về mụctiêu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên sẽ có ý nghĩaquan trọng, ảnh hưởng đến việc thiết lập mục tiêu, xây dựng nội dung chươngtrình, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và đưa ra được các giải pháp phùhợp để quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáoviên Đối với giáo viên, khi nhận thức đúng về mục tiêu bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ sẽ có tác động đến việc nâng cao trình độ, năng lực chuyênmôn và ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng giáo dục, đào tạo học sinh ở bậctrung học phổ thông

* Đánh giá tình hình tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh

Công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được tiến hànhmang tính chất truyền thống, chưa thể hiện sự tương ứng giữa cung và cầucủa chủ thể tổ chức và người tiếp nhận Các đợt bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ thường được tiến hành theo kiểu giảng viên thuyết trình, học viênghi chép, người giảng tranh thủ truyền đạt càng nhiều càng tốt, người nghe cốgắng ghi chép càng nhiều càng hay; người học cho rằng sau đợt bồi dưỡng sẽthu xếp thời gian nghiên cứu, nhưng rồi công việc cuốn hút, tài liệu mang về

để đó, khi mở ra xem lại, thấy nhiều vấn đề chưa kỹ càng, muốn vận dụng vàothực tiễn gỉng dạy vẫn còn lúng túng

Những đối tượng được tham gia thực hiện bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ cho giáo viên chính là những cán bộ đang trực tiếp làm công tác

Trang 39

chuyên môn thuần tuý Vì vậy, ý nghĩa của nội dung bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ qua các đợt bồi dưỡng này chỉ giúp họ phần nào hiểu được nhữngđịnh hướng chung về sự phát triển và những nhiệm vụ của bậc họcổtung họcphổ thông đang diễn ra trong năm học Những vướng mắc, khó khăn nảy sinh

từ các đơn vị, nhà trường cần được tháo gỡ, giải đáp không nằm trong kếhoạch bồi dưỡng và không được giải quyết và tình trạng này đã diễn ra trongmột thời gian dài nhưng chưa được khắc phục một cách triệt để

Trong các đợt bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì kế hoạch, tiến độ bồi dưỡng baogiờ cũng đảm bảo thời gian theo quy định, nhưng kết quả bồi dưỡng ở một sốnội dung chuyên môn, nghiệp vụ còn chung chung, chưa cụ thể, chưa đề rađược biện pháp, cách thức thực hiện đạt hiệu quả Nội dung bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ còn chưa có sự vận dụng và cụ thể hoá vào tình hình,đặc điểm của từng trường Nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chođội ngũ giáo viên trung học phổ thông còn có sự chồng chéo, trùng lặp, nhắclại nội dung đã bồi dưỡng của các năm trước, hiệu quả của công tác bồidưỡng không cao

* Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh

Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho độingũ giáo viên trung học phổ thông, cần có các biện pháp kiểm tra, đánh giánghiêm túc, chính xác Khi khảo sát các biện pháp kiểm tra, đánh giá hoạtđộng này, tác giả đã thu được kết quả như

Về các nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông được tiến hành hằngnăm theo kế hoạch năm học Trong quá trình bòi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ thì hình thức thao giảng được cán bộ quản lý và giáo viên chọn là hình

Trang 40

thức kiểm tra, đánh giá được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả nhất Cụthể, qua điều tra bằng phiếu hỏi cho thấy 62.8% cán bộ quản lý và 71.4% giáoviên cho là có thực hiện việc thao giảng trong năm học Thông qua thao giảng

sẽ đánh giá mức độ tiếp nhận kiến thức cũng như sự học hỏi của từng cá nhângiáo viên sau khi được bồi dưỡng Hình thức viết sáng kiến kinh nghiệm cũngđược cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở mức độ thấp hơn Kết quả điềutra về “Viết sáng kiến kinh nghiệm” chỉ có 34.5% cán bộ quản lý và 29.7%giáo viên cho là có thực hiện

Tuy nhiên, khi điều tra về hình thức “làm bài thu hoạch” và “kiểm traviết hoặc trắc nghiệm” đã có sự khác biệt trong cách đánh giá về mức độ phùhợp giữa cán bộ quản lý và giáo viên Cán bộ quản lý cho rằng, đây là hìnhthức ít phù hợp với 26.7% trả lời cho câu hỏi về kiểm tra viết hoặc trắcnghiệm, còn giáo viên, tỷ lệ đánh giá chiếm 32.8% Kết quả điều tra về hìnhthức tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trunghọc phổ thông được biểu hiện ở bảng 2.5

Bảng 2.5 Hình thức kiểm tra, đánh gia sau các đợt bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

TT Hình thức kiểm tra, đánh giá

Có thực hiện

Tỉ lệ % Tỉ lệ %

2 Kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm 26.7 32.8

2.2 Đánh giá tình hình quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 21/06/2018, 17:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục , Trường Cán bộ quản lý GDĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
2. Nguyễn Thanh Bình (2004), Đội ngũ giáo viên yếu tố góp phần tạo nên chất lượng giáo dục, Tạp chí phát triển giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đội ngũ giáo viên yếu tố góp phần tạo nênchất lượng giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2004
9. Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI (2003), Kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm củacác quốc gia
Tác giả: Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
10. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (ban hành kèm theo QĐ số 201/2001/QĐ- TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lượcphát triển giáo dục 2001-2010 (ban hành kèm theo QĐ số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ)
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
11. Nguyễn Bá Dương (1999), Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo
Tác giả: Nguyễn Bá Dương
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1999
12. Lê Bá Dương (2012), Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập Hà Nội trong bối cảnh hiện nay. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở các trườngtrung học phổ thông ngoài công lập Hà Nội trong bối cảnh hiện nay
Tác giả: Lê Bá Dương
Năm: 2012
13. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở của khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 1997
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
15. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thếkỷ XXI
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
16. Harold Koontz, Cyril Odonnel, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốtyếu của quản lý
Tác giả: Harold Koontz, Cyril Odonnel, Heinz Weihrich
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1994
17. Phạm Minh Hạc chủ biên (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH-HĐH, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát triển toàn diện con người thờikỳ CNH-HĐH
Tác giả: Phạm Minh Hạc chủ biên
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
18. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2009), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lýgiáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2009
19. Học viện Hành chính Quốc gia (1997), Quản lý nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nguồn nhân lực
Tác giả: Học viện Hành chính Quốc gia
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1997
20. Trần Bá Hoành (1994), Tổng quan về đội ngũ giáo viên, Viện Khoa học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về đội ngũ giáo viên
Tác giả: Trần Bá Hoành
Năm: 1994
21. Trần Kiểm (2009), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2009
22. P.V.Khu Đô Minx Ky (1982), Về công tác hiệu trưởng, Trường Cán bộ QLGD Trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về công tác hiệu trưởng
Tác giả: P.V.Khu Đô Minx Ky
Năm: 1982
23. M.I.Kon Đa Kôp (1984)- Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục,Trường Cán bộ QLGD Trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáodục
Tác giả: M.I.Kon Đa Kôp
Năm: 1984
24. K Mác - Ăng ghen (1993), Toàn tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: K Mác - Ăng ghen
Tác giả: K Mác - Ăng ghen
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1993
25. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý Nhà nước về giáo dục - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Nhà nước về giáo dục - Lý luận và thựctiễn
Tác giả: Đặng Bá Lãm
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
26. Nguyễn Lân (2002), Từ điển từ và ngữ hán Việt, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển từ và ngữ hán Việt
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: Nxb Từ điển bách khoa
Năm: 2002

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w