1. Tên đề tài. “Một số biện pháp của Hiệu trưởng góp phần nâng cao hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang”. 2. Lý do chọn đề tài. Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin. Để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, trong đó chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
Trang 1MỤC LỤC
I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tên đề tài ……… 1
2 Lý do chọn đề tài……… 1
3 Mục đích nghiên cứu……… 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu……….3
5 Phương pháp nghiên cứu………… ……….3-4 6 Phạm vi nghiên cứu ………… ……….4
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài………5-8 2 Thực trạng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên ở trường THCS Nguyễn Hiền………8-13 3 Đề xuất các biện pháp nâng cao hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên trường THCS Nguyễn Hiền……… 13-21 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm……….21-22 III KẾT LUẬN 1 Đánh giá chung……….23
2 Bài học kinh nghiệm……….23-24 3 Đề xuất, kiến nghị……….24
Trang 2I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tên đề tài.
“Một số biện pháp của Hiệu trưởng góp phần nâng cao hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang”.
2 Lý do chọn đề tài.
Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức với
sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin Đểđáp ứng được yêu cầu của thời đại mới và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đấtnước, Đảng ta đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của sự nghiệp Giáodục và Đào tạo, trong đó chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển độingũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường
Với phương châm xem phát triển Giáo dục là quốc sách hàng đầu, làmột trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hoá đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người, Đảng ta xácđịnh mục tiêu cơ bản của giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài, đào tạo con người Việt Nam có tri thức, có kỹ năng, có thái
độ ứng xử đáp ứng được công cuộc đổi mới hiện nay Muốn thực hiện đượcđiều đó, đội ngũ cán bộ, giáo viên đóng vai trò quan trọng quyết định chấtlượng giáo dục Điều này đã được khẳng định tại văn kiện hội nghị lần thứ 2
Ban chấp hành TW khóa 8: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục”.
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có vai trò quyết địnhđến chất lượng giáo dục của nhà trường Việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũcán bộ quản lý giáo dục và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đápứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt
Nhà trường xã hội chủ nghĩa có nhiệm vụ thực hiện mục tiêu giáo dục,
đó là: “Đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,sức khoẻ, thẩm mỹ nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lựccông dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Muốn đạt mục tiêu quan trọng đó thì trước hết đội ngũ cán bộ quản lýgiáo dục và giáo viên phải không ngừng tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng,nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các kiến thức về khoa học giáo dục,tâm lý học và lý luận dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ lên lớp và cáchoạt động ngoài giờ Việc tăng cường bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyênmôn nghiệp vụ góp phần quan trọng bồi dưỡng nhân cách người thầy giáo
Có thể nói đội ngũ giáo viên là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáodục thành hiện thực, đội ngũ này giữ vai trò quan trọng quyết định chất lượng
và hiệu quả giáo dục trong nhà trường Bởi vậy việc xây dựng, phát triển vàbồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có
Trang 3phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư phạm mẫu mực, là điều kiện tiênquyết, là khâu đột phá, cần làm ngay để chuẩn bị cho việc thực hiện đổi mớicăn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà
Là Hiệu trưởng trường trung học cơ sở có nhiều thành tích nổi bật trongphong trào dạy và học của thành phố Nha Trang nói riêng và tỉnh khánh hòanới chung, bản thân tôi rất tâm huyết với công tác nâng cao hoạt động bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên Với mong muốnxây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường ngày càng tiến bộ, có đủ phẩmchất chính trị và trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm vững vàng, có lòngnhân ái, có tình yêu thương con người và tâm huyết với sự nghiệp “Trồngngười”, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, đáp ứng tốt yêucầu của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của tỉnh nhà trong thời kỳ côngnghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
Xuất phát từ những lý do trên, cùng với quá trình làm công tác quản lýtại trường Trung học cơ sở Nguyễn Hiền, tôi nhận thấy việc tìm ra một sốbiện pháp nâng cao hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũcán bộ, giáo viên là vấn đề rất cần thiết và tất yếu, góp phần quan trọng vào
sự nghiệp Giáo dục và đào tạo của nhà trường
Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp của Hiệu trưởng góp phần nâng cao hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang”.
Tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để
đề tài đạt hiệu quả cao hơn, được ứng dụng rộng rãi trong các trường phổthông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường
3 Mục đích nghiên cứu.
Thông qua nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất một sốbiện pháp nâng cao hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ,giáo viên góp phần nâng cao chất lượng dạy học tại Trường trung học cơ sởNguyễn Hiền, thành phố Nha Trang
4 Nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1 Cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận của đề tài
4.2 Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chocán bộ, giáo viên trường Trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền
4.3 Đề xuất một số biện pháp cải tiến hoạt động bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên trường Trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền
5 Phương pháp nghiên cứu.
* Các phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp tra cứu văn bản, sách báo, tài liệu
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Trang 4* Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Không gian: Tại trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang
Trang 5II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
1 Cơ sở lý luận.
Đề tài” “Một số biện pháp của Hiệu trưởng góp phần nâng cao hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên trường THCS Nguyễn Hiền” được thực hiện dựa trên những cơ sở sau:
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI(Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Nghị quyết đã chỉ
rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu
tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Pháttriển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài” Mục tiêu tổng quát về Giáo dục đào tạo là “Tạo chuyển biến cănbản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càngtốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhândân”
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã thành công tốt đẹp, để lại dấu ấnđậm nét về một Đại hội "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới" Trongvăn kiện Đại hội XII lần này, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước,Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, pháttriển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêuđiểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triểnnguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI Cần đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục, đào tạo; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Luật giáo dục năm 2005 ghi rõ:
+ Điều 15 chương I: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảochất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêugương tốt cho người học Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cóchính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhàgiáo thực hiện nhiệm vụ của mình…” Do đó việc xây dựng và phát triển độingũ thực sự là công việc quan trọng hàng đầu trong công tác của nhà quản lý
+ Điều 70 Luật Giáo dục ghi rõ: Về nhiệm vụ nhà giáo, luật giáo dụcyêu cầu nhà giáo phải có nhiều tiêu chuẩn, trong đó có các tiêu chuẩn “Cóphẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyênmôn nghiệp vụ”
Theo Điều lệ trường THCS, trường trung học phổ thông và trường phổthông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐTngày 28/3/2011 quy định:
Trang 6+ Điều 32, khoản 1, điểm đ quy định về quyền của giáo viên: “Giáo
viên được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ”
+ Điều 32, khoản 2, điểm c quy định: “Được dự các lớp bồi dưỡng,hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm”
+ Điều 31, khoản 1, điểm c quy định nhiệm vụ giáo viên: “Rèn luyệnđạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chấtlượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy họctheo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phươngpháp tự học của học sinh”
+ Điều 16, khoản 2, điểm b quy định: “Tổ chuyên môn có nhiệm vụ tổchức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại cácthành viên của tổ theo các quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trunghọc và các quy định khác hiện hành”
Ngoài ra, còn có các vản bản của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáodục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa, phòng Giáo dục và Đào tạo nha Trang chỉđạo về công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng nội dungchương trình thay đổi sách giáo khoa mới cho giáo viên; đổi mới phươngpháp dạy học…đây là những cơ sở để tạo điều kiện cho nhà trường trong việctriển khai thực hiện các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáoviên
* Một số khái niệm.
- Tổ chức: là sự sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện
một nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng chung Tổ chức là tập hợp ngườiđược tổ chức theo cơ cấu nhất định để cùng hành động vì mục đích chung
- Hoạt động: là tiến hành những việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau
nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội
- Bồi dưỡng: là các hoạt động bồi bổ, làm tăng thêm trình độ hiện có
về kiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm giúp cho cán bộ, giáo viên, công nhânviên thực hiện công việc đạt kết quả tốt hơn
- Bồi dưỡng giáo viên: là các hoạt động chuyên môn nhằm giúp cho
giáo viên học tập, rút kinh nghiệm để nâng cao năng lực và chất lượng giảngdạy
- Mục đích hoạt động bồi dưỡng giáo viên:
+ Đối với nhà trường, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng đội ngũ giáoviên, thì công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phải được cán bộ, giáoviên trong nhà trường nhận thức sâu sắc
+ Tham gia hoạt động bồi dưỡng giáo viên sẽ giúp cho giáo viên thuậnlợi khi làm việc với chương trình mới, có thái độ tích cực và thích ứng vớinhững thay đổi nhanh và thách thức của thời đại
Trang 7+ Hoạt động bồi dưỡng giáo viên được thực hiện bằng nhiều hình thứcphong phú, đặc biệt là hình thức bồi dưỡng tại cơ sở, tại trường góp phần xâydựng tinh thần cộng tác, làm việc theo tổ, nhóm trong nhà trường.
+ Tham gia bồi dưỡng thường xuyên sẽ góp phần nâng cao ý thức,phương pháp, kỹ năng, thói quen tự học của giáo viên Trên cơ sở đó hìnhthành phương pháp tự học cho học sinh Đó là một trong những mục tiêu quantrọng cần đạt được trong đổi mới phương pháp dạy học
- Công tác bồi dưỡng còn giúp cho giáo viên có cảm nhận, tự đánh giátốt hơn khi họ hoàn thành công việc và có sự tiến bộ trong công tác
- Nội dung bồi dưỡng giáo viên:
Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ Bồi dưỡng theo chu kỳ thườngxuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa, trên chuẩn, bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡngchuyên đề nâng cao, đổi mới phương pháp dạy học, những kiến thức tâm lýhọc, giáo dục học
- Phương pháp bồi dưỡng giáo viên:
* Bồi dưỡng giáo viên thông qua hoạt động dự giờ.
Dự giờ là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định chất lượng giảngdạy của giáo viên Qua hoạt động dự giờ phản ánh những gì giáo viên đã tíchlũy được, đã nghiền ngẫm, đã công phu luyện tập đồng thời cũng là lúc thểhiện tinh thần trách nhiệm của họ đối với nhiệm vụ được giao Tổ chức dự giờtrên lớp là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý chuyên môn củaHiệu trưởng ở trường phổ thông
* Bồi dưỡng giáo viên thông qua hoạt động thao giảng.
Đây cũng là hoạt động hết sức quan trọng, thông qua hoạt động thaogiảng để giáo viên cùng nghiên cứu, học tập, thống nhất việc thực hiệnchương trình, nội dung, phương pháp dạy cụ thể của một bài, một chương haymột vấn đề sư phạm nào đó Thao giảng là hình thức bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ có báo trước, có sự chuẩn bị của cá nhân và tổ chuyên môn nhằmthống nhất nội dung, phương pháp nhằm nâng cao kỹ năng leên lớp và kiểmtra đánh giá học sinh
* Bồi dưỡng giáo viên thông qua hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm
chuyên môn.
Tổ chuyên môn là một cấp quản lý trong nhà trường, là nơi giáo viêntrong tổ trực tiếp tham gia thảo luận cho công tác giảng dạy cũng như sinhhoạt chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng nề nếp dạy học, giáo dục nhân cáchhọc sinh Qua sinh hoạt tổ chuyên môn, Người quản lí đã tổ chức chỉ đạo độingũ cốt cán, phương thức làm việc của tổ, đánh giá sự cố gắng tiến bộ củagiáo viên, cũng như những hạn chế để có kế hoạch bổ sung chiến lược bồidưỡng lâu dài
* Bồi dưỡng giáo viên thông qua phương pháp tự học.
Trang 8Xu thế chung của thời đại và kinh nghiệm công tác đào tạo, bồi dưỡngnhững năm qua ở Việt Nam đã khẳng định bồi dưỡng nâng cao trình độ giáoviên phải lấy tự học làm chủ Điều này cho thấy bất kể người giáo viên nàocũng đều có khả năng tự học nếu như hiểu thấu đáo nhiệm vụ và nội dung bồidưỡng, có đầy đủ điều kiện tối thiểu để học tập Tự học là hình thức rất thú vị
để khích lệ việc học tập độc lập và học suốt đời Đối với giáo viên, nhữngngười đã được đào tạo sư phạm có trình độ học vấn nhất định thì hình thức tựhọc mà do tự mình điều khiển thường sâu sắc hơn và lâu dài hơn là hành vihọc tập do người khác điều khiển Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phảinhận thức đúng đắn về vấn đề tự bồi dưỡng, phải tự giác rèn mình và có tinhthần trách nhiệm cao đưa mình vào nề nếp khuôn khổ mới đạt kết quả tốt
2 Cơ sở thực tiễn.
Trong những năm qua Trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền luôn đượccác cấp đảng ủy, lãnh đạo chính quyền địa phương và phụ huynh học sinhquan tâm và giúp đỡ về mọi mặt, đặc biệt về tình hình đội ngũ cán bộ, giáoviên của nhà trường tuy đảm bảo về số lượng, cơ cấu nhưng chất lượng độingũ cán bộ, giáo viên chưa đồng đều, chưa đáp ứng với yêu cầu ngày càngcao của xã hội hiện nay
Chính vì vậy việc nâng cao bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyênmôn, vững vàng về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sưphạm mẫu mực, là điều kiện tiên quyết, là khâu đột phá, cần làm ngay đểchuẩn bị cho việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạonước nhà Đồng thời việc nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viêncũng đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân cán bộ, giáo viên, đáp ứngnhu cầu của học sinh và phụ huynh
II Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở trường THCS Nguyễn Hiền năm học 2015 – 2016.
1 Đặc điểm nhà trường.
1.1 Vài nét về nhà trường.
Trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền được thành lập từ năm 1975 trên
cơ sở sát nhập của 2 trường: Trường cấp I - II Phước Hải số 1 và Trường cấp
I - II Phước Hải số 2, lúc đó trường có tên là Trường cấp II Phước Hải
Từ năm 1995 trường được đổi tên là Trường trung học cơ sở NguyễnHiền Đến nay trải qua gần 40 năm thành lập và phát triển nhà trường đã dầndần khẳng định được uy tín và chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bànthành phố Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung
Trang 9- Các phòng phục vụ học tập của học sinh gồm có 1 phòng thực hànhVật Lý, 1 phòng thực hành Hóa - Sinh - Hoá, 2 phòng học bộ môn Âm nhạc,
1 phòng máy vi tính được trang bị đầy đủ các thiết bị yêu cầu và hoạt độngtốt
- Khu làm việc của Ban giám hiệu và giáo viên gồm có phòng Hiệutrưởng, Phó hiệu trưởng, phòng hội đồng, phòng thư viện, kế toán, văn thư, y
tế, thiết bị ….được trang bị đầy đủ máy vi tính, máy in, hệ thống internet
1.3 Đội ngũ giáo viên
1.3.1 Số lượng
+ Về cán bộ, giáo viên
Năm học 2015 – 2016 trường THCS Nguyễn Hiền có tổng số cán bộ giáo viên – nhân viên: 99; trong đó Ban giám hiệu: 02 gồm 1 Hiệu trưởng và
-1 phó hiệu trưởng, giáo viên: 85, nhân viên: -12
- Chi bộ nhà trường gồm có 16 đảng viên, 7 nam và 9 nữ, cấp ủy có 03đồng chí, 15 đảng viên chính thức và 01 đảng viên dự bị ( thuộc Đảng bộphường Phước Hải )
- Trường có 6 tổ chuyên môn gồm:
Tổ Toán 1: 11 người
Tổ Toán – Lý 2: 17 người
Tổ Ngữ văn: 17 người
Tổ Hóa – Sinh – Thể dục: 16 người
Tổ Tiếng Anh: 12 người
Tổ Sử – Địa – Âm nhạc – Mỹ thuật: 12 người
Trang 10- Giáo viên: 85 người, trình độ trên chuẩn: 73/85 giáo viên, đạt tỉ lệ85,9% và đạt chuẩn 100%.
- Nhân viên: 12 người; trong đó: có 4 nhân viên đạt trình độ Đại học, 2nhân viên trình độ Cao đẳng, 1 nhân viên trình độ trung cấp; có 5 nhân viên
có trình độ THPT
- Nhà trường có đủ số giáo viên giảng dạy ở các bộ môn, số tiết bìnhquân/ giáo viên: 19 tiết/ tuần, đủ các loại hình và cơ cấu theoTTLT35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV
1.3.3 Những thuận lợi, khó khăn.
và có uy tín trong công tác quản lý
- Công tác chỉ đạo từ Ban Giám hiệu đến tổ - nhóm chuyên môn, đoànthể luôn có sự thống nhất chung về nội dung kế hoạch, biện pháp tổ chức thựchiện, được triển khai đồng bộ, có kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thờitrong từng hoạt động, theo từng giai đoạn
- 100% cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn về trình độđào tạo; được phân công giảng dạy đúng chuyên môn; có lực lượng giáo viênlàm nồng cốt chỉ đạo hoạt động chuyên môn ở cấp tổ - nhóm nghiệp vụ trongnhà trường
- Đa số giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ, có lòng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm cao đối với công tác giảng dạy
- Trong giảng dạy, đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn có ý thức học hỏi,trao đổi kinh nghiệm và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn với số lượng giáoviên giỏi thành phố đến nay là 42 và cấp tỉnh là 36
Khó khăn:
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên không đồng đều Một số giáo
viên lớn tuổi chậm đổi mới phương pháp, còn giáo viên trẻ chưa chủ động,tích cực trong công việc được giao dẫn đến việc thực hiện đổi mới phươngpháp dạy học theo hướng tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy họctheo đặc trưng bộ môn còn chưa đồng đều
- Chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn chưa đồng đều, nội dung sinhhoạt nhóm chưa sâu sắc, còn mang tính hình thức, đối phó
- Một số giáo viên lớn tuổi còn e ngại việc học bồi dưỡng nâng caotrình độ chuyên môn; giáo viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chồngthường xuyên đi công tác xa, con còn nhỏ nên chưa tích cực tự học để nângcao chuyên môn nghiệp vụ
Trang 11- Chất lượng học sinh đầu vào chưa cao Một số học sinh chưa có ýthức phấn đấu, vươn lên trong học tập.
- Cơ sở vật chất nhà trường tuy đã được nhà trường quan tâm và đầu tư nhưng trường thiếu phòng đa năng (theo tiêu chuẩn trường Chuẩn quốc gia) cho nên khi tổ chức các Hội giảng, thao giảng đôi khi phải bị động Một số thiết bị dạy học đã cũ, chất lượng chưa bảo đảm để tiến hành thí nghiệm, thựchành
- Chính sách tiền lương, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với cán bộ,giáo viên tuy đã được Nhà nước quan tâm nhưng chưa tương xứng với nhiệm
vụ, với cống hiến của giáo viên, để khuyến khích, động viên giáo viên học tậpnâng cao trình độ, hoặc chuyên tâm với công việc ở vị trí công tác của mình
2 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên tại trường THCS Nguyễn Hiền năm học
2015 - 2016.
2.1 Bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên thông qua phương pháp dự giờ.
- Thông qua giờ dạy, có thể đánh giá được tay nghề chuyên môn lẫn
năng lực sư phạm của giáo viên trong các hoàn cảnh khác nhau, cả người dạylẫn người dự giờ đều được học hỏi lẫn nhau Người dạy vừa có cơ hội trìnhbày, thử nghiệm những phương pháp dạy học khác nhau, vừa được các đồngnghiệp góp ý trực tiếp với tinh thần xây dựng để tự rút ra những kinh nghiệmcho bản thân Còn người dự giờ vừa học hỏi được những kinh nghiệm hay từđồng nghiệp (như phương pháp lên lớp, quản lý lớp học, nghệ thuật xử lý tìnhhuống…), vừa thấy được những hạn chế của người dạy để tự rút ra kinhnghiệm cho bản thân
- Tuy nhiên, hiện nay việc dự giờ còn mang tính hình thức, chạy theothành tích, còn nể nang, thiếu nhiệt tình, chú trọng đến số lượng hơn chấtlượng
- Một số tiết dự giờ có báo trước nên chưa thật sự khách quan, chưađánh giá chưa đúng với thực tế vì giáo viên đã chuẩn bị trước cho học sinh,đôi khi còn chọn giờ, chọn lớp
- Một số thành viên dự giờ đặt nặng công tác dự giờ kiểm tra đánh giá
mà quên đây là nhiệm vụ hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ nên thiếu phần
- Thao giảng có thể xem là tiết dạy mẫu, do đó đòi hỏi giáo viên phải
có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo Với quan điểm chỉ đạo đổi mới phương phápdạy học như hiện nay khâu soạn giảng trước khi lên lớp rất được chú trọng.Đây cũng được xem là một hình thức đẩy mạnh hoạt động nâng cao chuyên
Trang 12môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường, giúp nhân rộng đượcgương điển hình tốt trong đội ngũ giáo viên ngày càng mạnh dạn tự tin hơntrong chuyên môn khi đăng ký thao giảng.
- Tuy nhiên, một vài giáo viên chưa hiểu hết ý nghĩa của việc thaogiảng, còn trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
- Do kinh phí hạn hẹp nên việc khen thưởng cho hoạt động thao giảngchưa kịp thời, chưa có tác dụng động viên đội ngũ giáo viên trong hoạt độngthao giảng
2.3 Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên thông qua sinh sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.
- Các tổ chuyên môn thông qua sinh hoạt hàng tháng kiểm tra xétduyệt giáo án của từng thành viên trong tổ, trao đổi thảo luận và đi đến thốngnhất các bài khó, mới trong chương trình, thảo luận đổi mới cách kiểm trađánh giá, hướng dẫn ra đề thi theo hướng khách quan phù hợp với tình hìnhthực tế, tìm giải pháp hữu ích để chế tạo đồ dùng dạy học
- Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn của trường THCS Nguyễn Hiềndược thực hiện khá nghiêm túc, giúp cho việc bồi dưỡng nâng cao chất lượnggiảng dạy của giáo viên đạt được những thành công nhất định Tuy nhiên hoạtđộng này cũng bộc lộ những mặt hạn chế như các buổi họp chuyên môn tuyđược tổ chức thường xuyên nhưng nội dung các buổi họp chưa phong phú,còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mớiphương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ,không sát với tình hình thực tế chuyên môn của tổ Trong các buổi sinh hoạt,không khí thường trầm lắng, những vấn đề mới và khó ít được mang ra bànbạc, thảo luận Mặt khác, một số giáo viên còn thụ động, chưa tích cực thamgia góp ý xây dựng về chuyên môn, dẫn đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ chogiáo viên thông qua hoạt động này chưa thật sự hiệu quả
- Một số tổ không thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian, không đảm bảothời lượng dẫn đến nội dung sinh hoạt không đảm bảo, giáo viên khi gặp khókhăn trong chuyên môn không được giúp đỡ kịp thời; các văn bản chỉ đạokhông được tìm hiểu kĩ càng dẫn đến thực hiện không tốt, ảnh hưởng đến hiệuquả giảng dạy của giáo viên và người phải chịu thiệt thòi chính là học sinh
- Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coimình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp;chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu; đặc biệt chưa chủđộng xây dựng tốt kế hoạch hoặc chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến
để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn
2.4 Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên thông qua hoạt động bồi
dưỡng thường xuyên.
Một trong những nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo trong Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ươngkhóa XI là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý Để thực hiện chủ
Trang 13trương đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nói chung và bồi dưỡng thường xuyêngiáo viên ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Hiền đã được Ban giám hiệuquan tâm thực hiện theo Thông tư 26 ban hành Quy chế bồi dưỡng thườngxuyên GV mầm non, phổ thông và GD thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đàotạo ban hành Ngoài ra còn chú ý đến xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thườngxuyên, thành lập Ban cốt cán bồi dưỡng thường xuyên, thời gian bồi dưỡngcho từng nội dung các nội dung như nghiên cứu khoa học sư phạm, đổi mớisinh hoạt tổ chuyên môn, tập huấn các phương pháp đổi mới dạy và học Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên đến nay,bên cạnh một số kết quả đạt được, vẫn còn mang tính đối phó, chưa có sự đầu
tư nghiên cứu và giáo viên chưa xem đây là cơ hội để nâng cao năng lựcchuyên môn Một số giáo viên chưa biết cách lồng ghép, tích hợp nội dungđược bồi dưỡng với hoạt động chuyên môn của trường một cách hợp lý
2.5 Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên thông qua phương pháp tự học.
Là một trường THCS nằm trong địa bàn thành phố Nha Trang, chấtlượng giảng dạy của giáo viên là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáodục và đào tạo của nhà trường Vì thế Ban giám hiệu rất quan tâm đến côngtác bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên Chỉ đạo và động viên cho độingũ cán bộ, giáo viên nhà trường không ngừng tự học để nâng cao trình độchính trị, chuyên môn và nghiệp vụ của mình Đặc biệt chuyên môn rất chú ýđến trình độ tin học của giáo viên, để có thể ứng dụng CNTT vào trong giảngdạy
Tuy nhiên, việc tự học tự bồi dưỡng chuyên môn của cán bộ, giáo viênvẫn còn hạn chế vì những lý do sau:
- Một số giáo viên lớn tuổi có tính ì nên còn e ngại việc học bồi dưỡngnâng cao trình độ chuyên môn; một số khác giáo viên có hoàn cảnh gia đìnhkhó khăn, chồng thường xuyên đi công tác xa, con còn nhỏ nên chưa tích cực
tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, chỉ dừng ở mức cho phép
- Ý thức của một vài giáo viên về tầm quan trọng của vấn đề tự họcchưa cao nên không tích cực trao đổi học hỏi thêm kinh nghiệm của đồngnghiệp, mặc dù hiểu biết của bản thân họ có giới hạn
- Mặt khác kinh phí đầu tư cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chocán bộ, giáo viên còn hạn hẹp, chưa được nhà trường chú trọng nên chưa cótác động thúc đẩy, động viên giáo viên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn
III Đề xuất một số biện pháp nâng cao hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên trong thời gian tới.
Như đã phân tích ở trên, thực trạng bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ,giáo viên của trường THCS Nguyễn Hiền năm học 2015 - 2016, thông quacác biện pháp dự giờ, thao giảng, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, tự học, tựbồi dưỡng mặc dù có những thành công nhất định, nhưng thực tế vẫn cònnhững hạn chế Vì vậy với vai trò là Hiệu trưởng, tôi xin đề xuất một số biện