CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMLớp : Kinh tế Đầu tư 50B Khoa : Đầu tư Trường : Đại học Kinh tế Quốc dân Sau giai đoạn thực tập tốt nghiệp tại Công ty em đã hoàn thành đề tài “Hoàn thi
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Lớp : Kinh tế Đầu tư 50B
Khoa : Đầu tư
Trường : Đại học Kinh tế Quốc dân
Sau giai đoạn thực tập tốt nghiệp tại Công ty em đã hoàn thành đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long( TIG)” Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn hoạt
động của cơ sở thực tập
Em xin cam đoan rằng chuyên đề này:
- Không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào mà không có trích dẫn
- Mọi số liệu trong chuyên đề đưa ra đều được sự cho phép của cơ sở thực tập
- Nếu có nội dung sai phạm trong chuyên đề em xin chịu hoàn toàn tráchnhiệm trước khoa và nhà trường
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2012.
Chữ ký sinh viên
Hồ Quý Anh
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1 Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long (TIG), dưới sự hướng dẫn của Ths.Nguyễn Thị Thu Hà hướng dẫn và với
sự giúp đỡ của tập thể phòng dự án, tôi đã trực tiếp tìm hiểu tình hình thực tế công tác lập dự án đầu tư tại Công ty và đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại
Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long( TIG)” 1
CHƯƠNG I 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THĂNG LONG( TIG) 2
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức tập đoàn Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng
Long 4 CHƯƠNG II 72 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC 72 LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ 72
THĂNG LONG ( TIG) 72
LỜI KẾT 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 3- NAV : Giá trị gia tăng thuần túy do đầu tư đem lại hay
- B/C : Chỉ số lợi ích – chi phí kinh tế
- Id : Số lao động có việc làm tính trên 1 đơn vị vốn đầu tư trực tiếp thuần
- IRR : Tỷ suất hoàn vốn nội bộ
- TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
- TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
- BGTVT : Bộ Giao thông vận tải
- BXD : Bộ Xây dựng
- GXD : Chi phí xây dựng
- GTB : Chi phí thiết bị sau thuế
- GGPMB : Chi phí giải phóng mặt bằng
- GQLDA : Chi phí quản lý dự án
- GTV : Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
- GK : Chi phí khác
- GDP : Chi phí dự phòng
- VĐT : Vốn đầu tư
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU 1 Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long (TIG), dưới sự hướng dẫn của Ths.Nguyễn Thị Thu Hà hướng dẫn và với
sự giúp đỡ của tập thể phòng dự án, tôi đã trực tiếp tìm hiểu tình hình thực tế công tác lập dự án đầu tư tại Công ty và đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long( TIG)” 1 Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long (TIG), dưới sự hướng dẫn của Ths.Nguyễn Thị Thu Hà hướng dẫn và với
sự giúp đỡ của tập thể phòng dự án, tôi đã trực tiếp tìm hiểu tình hình thực tế công tác lập dự án đầu tư tại Công ty và đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long( TIG)” 1 CHƯƠNG I 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THĂNG LONG( TIG) 2
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức tập đoàn Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long 4 CHƯƠNG II 72 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC 72 LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ 72 THĂNG LONG ( TIG) 72
Trang 5LỜI KẾT 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đấtnước, tăng năng lực sản xuất quốc gia Đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư đang là mốiquan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau thúc đẩynền kinh tế ngày một phát triển đa dạng Hoạt động đầu tư ngày càng trở thành hoạtđộng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của bất kỳ công ty nào Ra quyếtđịnh đầu tư là một trong những quyết định mang tính chiến lược của công ty, do vậycần có những dự án được nghiên cứu và soạn thảo kỹ lưỡng làm căn cứ vững chắccho việc quyết định thực hiện đầu tư Trong những năm qua, với xu thế hội nhập,phát triển, cùng với sự chú trọng đầu tư của chính phủ và sự năng động của lãnhđạo, tập thể cán bộ Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long( TIG) Để cóđược những kết quả kinh doanh như ngày nay một phần lớn là nhờ vào công tác lập
dự án của công ty Do vậy, công tác lập dự án tại công ty đã, đang và sẽ là công tácquan trọng hàng đầu của Công ty Cược nhữtập đoàn Đầu tư Thăng Long( TIG).Công tác lập dự án của Công ty trong thời gian qua đã đạt được những thành tíchđáng kể, các dự án được lập ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và quy môđầu tư
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long
(TIG), dưới sự hướng dẫn của Ths.Nguyễn Thị Thu Hà hướng dẫn và với sự giúp
đỡ của tập thể phòng dự án, tôi đã trực tiếp tìm hiểu tình hình thực tế công tác lập
dự án đầu tư tại Công ty và đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài:
“ Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long( TIG)”.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 2 chương chính:
Chương 1: Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long 2009-2012
Chương 2: Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long
Trang 7CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN ĐẦU TƯ THĂNG LONG( TIG)
1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long( TIG)
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THĂNG LONGTên giao dịch quốc tế: THANGLONG INVEST GROUP
Tên viết tắt: TIG
Địa chỉ: F 507 - 509, Tầng 5, Charm Vit Tower, 117 Trần Duy Hưng, CầuGiấy, Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 62588555 Fax: (84.4) 62566966
Website: http://thanglonginvestgroup.vn/
Vốn điều lệ: 500.000.000.000 đ
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (ThangLong Invest Group TIG) được thành lập ngày 8/8/2001 theo giấy chứng nhận ĐKKD số 0103000446,tiền thân là Công ty CP Văn hóa Thông tin Thăng Long Năm 2011, Công ty CPTập đoàn Đầu tư Thăng Long chính thức hoạt động theo mô hình Tập đoàn sau khiđầu tư, thành lập, sát nhập và hợp nhất các pháp nhân: Công ty Cổ phần Đầu tưThăng Long, Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ và Du lịch Cửa Tùng, Công ty
-Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Quản lý Bất động sản Thăng Long, Công ty -Cổ phầnĐầu tư Thăng Long Phú Thọ, Công ty Cổ phần Truyền thông Tài chính Chứngkhoán Việt Nam, Công ty CP Tòa nhà Công nghệ Thông tin - Truyền thông Hà Nội,Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Sinh thái Vân Trì cùng công ty liên kếtcủa ThangLong Invest là Công ty Cổ phần Chứng khoán Thương mại và Côngnghiệp Việt Nam
Hiện Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long đã trở thành một Công
ty Đại chúng và đang tiến hành thủ tục đăng ký niêm yết 15 triệu cổ phiếu tại SởGiao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã chứng khoán TIG
Với mô hình quản lý gọn nhẹ và khoa học, kết hợp sức mạnh liên kết hỗ trợhiệu quả giữa các mảng kinh doanh “Bất Động Sản - Đầu tư tài chính và Chứng
Trang 8khoán - Truyền thông” tạo thành hệ thống kinh doanh khép kín theo mô hình “Pháttriển dự án - Thực hiện dự án - Kinh doanh dự án” hài hòa và năng động, giúp Tậpđoàn và các thành viên gia tăng mạnh mẽ hiệu quả hoạt động đầu tư và sản xuấtkinh doanh, hướng tới trở thành một tập đoàn bất động sản và đầu tư tài chính mạnhtại Việt Nam và khu vực.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 8/8/2001, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (tiền thân làCông ty Cổ phần Văn hóa Thông tin Thăng Long) được thành lập với số vốn điều lệban đầu chỉ là 700 triệu đồng
Năm 2005, các sáng lập viên công ty đã thành lập Công ty Cổ phần Đầu tưThăng Long (ThangLong Invest) hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bấtđộng sản và đầu tư tài chính
Năm 2009, ThangLong Invest chủ trì và hợp tác với nhiều tập đoàn, tổngcông ty lớn như VINACHEM, VINAPACO, VINAFOOD1, LILAMA, CIENCO4,SCB, PVFC thành lập Công ty Cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệpViệt Nam (VICS) theo giấy phép số 88/GP-UBCK của Ủy ban Chứng khoán Nhànước cấp ngày 11/1/2009 Dưới sự điều hành của trực tiếp của lãnh đạo tập đoàn,VICS nhanh chóng gặt hái thành công trên TTCK và chính thức niêm yết cổ phiếutại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã chứng khoán VIG vào ngày1/12/2010 - trở thành Công ty Chứng khoán thứ 8 của Việt Nam niêm yết cổ phiếutrên TTCK tập trung
Năm 2011, ThangLong Invest Group chính thức hoạt động theo mô hình tậpđoàn bằng việc đầu tư thành lập, sát nhập và hợp nhất các pháp nhân: Công ty Cổphần Đầu tư Thăng Long; Công ty Cổ phần Văn hóa Thông tin Thăng Long; Công
ty Cổ phần Đầu tư Thăng Long Phú Thọ; Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng vàQuản lý Bất động sản Thăng Long; Công ty Cổ phần Tòa nhà Công nghệ Thông tin
Hà Nội; Công ty CP Truyền thông Tài chính Chứng khoán Việt Nam; Công ty Cổphần Dịch vụ Du lịch và Thương mại Cửa Tùng; Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển
Đô thị Sinh thái Vân Trì cùng thành viên liên kết của ThangLong Invest là Công ty
Cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Trong năm 2011chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vàchuẩn bị nâng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lên khoảng 450 - 600 tỷ đồng, triển
Trang 9khai đầu tư khai thác các dự án bất động sản lớn với quỹ đất hiện có, hướng tới mụctiêu trở thành một trong những tập đoàn bất động sản và đầu tư tài chính mạnh tạiViệt Nam và khu vực.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long( TIG).
1.1.2.1 Sơ đồ tổ chức tập đoàn
TIG hoạt động theo mô hình tập đoàn trong đó công ty cổ phần tập đoàn đầu
tư Thăng Long là công ty mẹ
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức tập đoàn Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long
(Nguồn: Phòng kế hoạch- Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu
tư Thăng Long)
Chú thích:
%: chính là
tỷ lệ nắmgiữ vốn củaTIG trongcác công tycon
Cáccông ty concủa TIGđều là cáccông ty cổ phần hoạt đông trong các lĩnh vực khác nhau như dịch vụ du lịch, xâydựng, đầu tư, kinh doanh bất động sản, tài chính - chứng khoán, thông tin báo chí
Cụ thể hoạt động của từng công ty trong tập đoàn TIG như sau:
Trang 10Công ty cổ phần dịch vụ du lịch và thương mại Cửa Tùng.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch và Thương mại Cửa Tùng là chủ đầu tư
Dự án Khu Du lịch - Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Cửa Tùng (Cua Tung BeachResort) tại Tỉnh Quảng Trị
Công ty cổ phần đầu tư Thăng Long Phú Thọ.
Công ty Cổ phần Đầu tư Thăng Long Phú Thọ là đơn vị đầu tư Dự án Khu
Du lịch sinh thái - Biệt thự nghỉ dưỡng Vườn Vua (King's Garden Resort & Villas)tại Huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (là dự án hợp tác chuyển giao đầu tư từ Công
ty Cổ phần Hòa Thanh
Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đô thị sinh thái Vân Trì.
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Sinh thái Vân Trì là CTCP đượcthành lập bởi cam kết hợp tác đầu tư giữa Thanglong Invest Group và Công tyTNHH Nhà nước MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội (HADICO), vớichức năng làm đơn vị thực hiện đầu tư, quản lý, kinh doanh khai thác dự án KhuBiệt thự sinh thái Vân Trì
Công ty Cổ phần tòa nhà Công nghệ thông tin- Truyền thông Hà Nội.
Công ty Cổ phần Tòa nhà CNTT - TT Hà Nội (Hanoi ICT Plaza JSC) là chủđầu tư dự án tòa nhà Cao ốc đa năng Hanoi ICT Tower
Công ty Cổ phần chứng khoán thương mại Việt Nam- VICS.
VICS được Thanglong Invest gây dựng và sáng lập ngày 11/1/2009 cùng với
sự tham gia của nhiều pháp nhân là các Tổng Công ty Nhà nước, các Tập đoàn kinh
tế, tài chính, ngân hàng và đầu tư lớn như: Tập đoàn Hoá chất Việt Nam(VINACHEM); Tổng Công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO); PVFC Group; SCB;Thanglong Invest Group,; FINDEX; X.VALUE Vietnam Trong đó Thành viêncủa tập đoàn là Công ty CP Đầu tư Thăng Long (Thanglong Invest) là cổ đông sánglập nắm giữ tỷ lệ vốn góp cao nhất tại VICS (15%), cùng các cổ đông và thành viêncủa Tập đoàn sở hữu gần 30% vốn điều lệ VICS
Công ty Cổ phần Truyền thông tài chính- Chứng khoán Việt Nam.
VNSF media là một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực truyền thôngtài chính - chứng khoán
Công ty Cổ phần tài nguyên khoáng sản và BĐS Thăng Long.
Trang 11Công ty Cổ phần Tài nguyên Khoáng sản và BĐS Thăng Long (ThangLongInvest Land - Mã chứng khoán: TIL) tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư ThăngLong (ThangLong Invest) - là thành viên chủ đạo của Thanglong Invest Group(TIG).
Công ty cổ phần đầu tư Thời báo chứng khoán Việt Nam- Viet Nam Securities Time Invest JSC.
Công ty CP Đầu tư TBCK là thành viên liên kết do TIG và các thành viênđối tác đầu tư thành lập để đầu tư cùng hợp tác với Hiệp hội Kinh doanh Chứngkhoán Việt Nam để thành lập Thời báo Chứng khoán Việt Nam, tính chất thực hiện
và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Thời báo Chứng khoán Việt Nam
1.1.2.2 Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Cơ cấu tổ chức bộ máy của tập đoàn TIG cũng như những công ty khác đều
có những bộ phận, phòng ban chính như Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc, ankiểm soát, Ban thư ký, Khối tài chính kế toán, khối văn phòng khối kế hoạch kỹthuật, khối tư vấn thiết kế, khối xây lắp, ngoài ra còn có các bộ phận khác phù hợpvới đặc trưng hoạt động kinh doanh của tập đoàn như: Ban quản lý các dự án, Khốikinh doanh BĐS, Khối đầu tư tài chính và kinh doanh chứng khoán, Khối phát triểnthị trường, marketing, khối truyền thông và công nghệ thông tin
Cụ thể sơ đồ tổ chức bộ máy của TIG như sau:
Trang 12Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần tập đoàn
Đầu tư Thăng Long
(Nguồn: Phòng kế hoạch- Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long)
Trang 13+ Đại Hội đồng Cổ Đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty Đại hộiđồng cổ đông có ác nhiệm vụ chính sau:
- Thông qua báo cáo tổng kết năm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, BanKiểm soát và Kiểm toán
- Quyết định phương hướng nhiệm vụ phát triển của Công ty và kế hoạchđầu tư phát triển sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty
- Bầu Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát khi hết nhiệm kỳ
- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ Công ty
- Và các nhiệm vụ khác theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty
+ Hội Đồng Quản trị
Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty
để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi Công ty, trừ những vấn
đề thuộc về thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông Số thành viên Hội đồng quản trị củaCông ty hiện gồm 5 thành viên
+ Ban Kiểm soát
Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, gồm 3 thành viên và cùng nhiệm kỳ vớiHội đồng quản trị Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháptrong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty Ban Kiểmsoát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý,điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty
+ Các phòng ban chức năng của Công ty
Các phòng ban của Công ty là các đơn vị làm chức năng tham mưuchuyên môn, giúp Tổng Giám đốc điều hành trong việc tổ chức quản lý, thi hànhcác chế độ chính sách, các chỉ thị của cấp trên nhằm phục vụ cho quá trình sản xuấtkinh doanh của Công ty đạt hiệu quả, đồng thời đảm bảo cho đời sống vật chất -tinh thần của Cán bộ Công nhân viên toàn Công ty được đảm bảo
- Phòng Tổ chức - Hành chính: quản lý, hoạch định các chính sách đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các công tác về tổ chức - lao động - tiềnlương - bảo hiểm, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đảm bảo tốt môi trường
Trang 14làm việc và đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên Xâydựng hệ thống nội quy, quy chế quản lý nội bộ của Công ty, thực hiện lưu giữ cácvăn bản của Công ty
- Phòng Tài chính- Kế toán: thực hiện công tác lập kế hoạch đầu tư, quản
lý các dự án đầu tư, hoàn tất thủ tục quyết toán đối với các dự án đầu tư hoàn thành
Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểmtoán nội bộ đối với mọi hoạt động kinh tế của Công ty theo đúng quy định về kếtoán - tài chính của Nhà nước
- Phòng Kế hoạch: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối thammưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý vật tư, thành phẩm.Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch vật tư, chủ trì
đề xuất phương án mua sắm vật tư, nguyên liệu, phụ tùng đảm bảo tính liên tục củaquá trình sản xuất
- Phòng Kinh doanh: tìm kiếm, khai thác và phát triển thị trường trong nước
và quốc tế Thực hiện công tác tìm kiếm, mua và cung ứng vật tư, nguyên vật liệu,phụ tùng thay thế bảo đảm cho công tác sản xuất được liên tục theo đúng kế hoạch
- Phòng thí nghiệm KCS: hoạch định kế hoạch chất lượng, xây dựng vàđiều phối thực hiện hệ thống quản lý ISO 9001-2000, chịu trách nhiệm nghiên cứu
và phát triển mẫu sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu thị trường, xây dựng quy trình
và công thức sản xuất, chuyển giao cho đến khi sản xuất đại trà đạt tiêu chuẩn
- Phòng Kỹ thuật: quản lý thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Công ty; chịutrách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình và điều phối, thanh kiểm tra, đôn đốcthực hiện chương trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc; hoạch định, xây dựngchiến lược phát triển và tổ chức thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ mới,
kỹ thuật mới trong toàn Công ty; chủ trì chương trình nội địa hoá của Công ty
1.1.2.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư
Thăng Long( TIG)
Lĩnh vực Bất động sản
Đầu tư kinh doanh Bất động sản là lĩnh vực hoạt động mũi nhọn của Tậpđoàn Với kinh nghiệm gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư BĐS và hiệnquản lý, sở hữu một quỹ đất lớn hàng trăm ha, Thanglong Invest Group (TIG) đanghướng tới trở thành một nhà đầu tư và phát triển dự án BĐS hàng đầu
Trang 15Hiện Thanglong Invest Group và các đơn vị thành viên, các đối tác liên danhđang là chủ đầu tư, đối tác đồng chủ đầu tư, quản lý/sở hữu một lượng dự án BĐSlớn với tổng quỹ đất là gần 200 ha, trong đó có gần 50ha dự án tại Hà Nội, một số
Việc tích lũy được một lượng dự án và quỹ đất lớn có giá trị cao trên cùngvới năng lực tài chính mạnh và các công cụ đắc lực hỗ trợ quản lý và phát triển dự
án sẽ giúp TIG tạo dựng được một nền tảng phát triển bền vững, dài hạn và hiệuquả cao trong hàng chục năm tới
Lĩnh vực Đầu tư tài chính
Với nguồn vốn dồi dào, mối quan hệ hợp tác rộng mang lại nguồn cơ hội đầu
tư phong phú, cùng sự trợ giúp đắc lực của định chế tài chính trung gian của TTCK
là VICS Securities, Thanglong Invest Group đã và đang đầu tư tài chính thành công,nắm giữ các dự án hấp dẫn có giá trị thương mại cao cũng như đầu tư M&A cáccông ty tiềm năng với chi phia đầu tư rất thấp Chiến lược của Tập đoàn là tiếp tụcphát huy thế mạnh về nguồn lực tài chính, các mối quan hệ và nguồn cơ hội đầu tư
Trang 16hấp dẫn để đầu tư sở hữu các dự án bất động sản có giá trị cao, các dự án khai tàinguyên khoáng sản có giá trị cao, đầu tư thâu tóm các công ty tiềm năng có giá trịtài sản lớn để tái cơ cấu và đưa lên niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán.
VICS là mổ phần Đầu tư Thăng Long (Thanglong Invest) - một công ty concủa Thanglong Invest Group là cổ đông sáng lập và là cổ đông lớn nhất tại Công ty
Cổ phần Chứng khoán Thương mại Việt Nam (VICS), sở hữu hơn 16% đầu tưchứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, thu xếp vốnđầu tư và các dịch vụ tài chính khác Hiện VICS đang niêm yết cổ phiếu tại Sở Giaodịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã chứng khoán là VIG, là một doanh nghiệphoạt động kinh doanh có hiệu quả và có tên tuổi trên TTCK Việt Nam
HiCS là mổ phần Đầu tư Thăng Long (Thanglong Invest) - một công ty concủa Thanglong Invest Group là cổ đông sáng lập và là cổ đông lớn nhất tại Công ty
Cổ phần Chứng khoán Thương mại Việt Nam (VIC
Lĩnh vực Đầu tư xây dựng
Với đội ngũ Lãnh đạo và cán bộ kỹ sư kinh nghiệm nghiều năm trong lĩnhvực đầu tư xây dựng, TIG và công ty con là Thanglong Invest Land đã và đang thựchiện nhiều hợp đồng tư vấn thiết kế, thi công xây lắp và quản lý dự án lớn.Thanglong Invest Land chính là đơn vị nòng cốt hỗ trợ đảm bảo cho toàn bộ hoạtđộng tư vấn thiết kế, thi công xây lắp giúp cho Tập đoàn chủ động hoàn toàn trongcông tác tổ chức thực hiện các dự án đầu tư, đồng thời đảm nhiệm thực hiện nhiềucông trình xây dựng lớn của các cổ đông, đối tác
Hình ảnh môt số công trình TIG đã đang và sẽ tham gia tư vấn thiết kế và thicông xây lắp:
- Tòa nhà Chung cư CBCNV Sở KH&CN Hà Nội kết hợp kinh doanh;
- Dự án King’s Garden Resort & Villas;
Trang 17- Dự án Cua Tung Beach Resort & Villas;
- Dự án Khu nhà ở Báo KT & ĐT;
Sắp tới, TIC.media và VNSF.media sẽ hợp tác cùng Hiệp hội KDCK ViệtNam (VASB) để xây dựng một ấn phẩm báo chí về lĩnh vực chứng khoán, đồngthời xây dựng website Niên giám Công ty Đại chúng Việt Nam và Giải thưởngThương hiệu Chứng khoán Uy tín thành một diễn đàn thông tin tài chính - chứngkhoán uy tín trên TTCK Việt Nam
1.2 Tình hình đầu tư của Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long( TIG).
1.2.1 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư
Thăng Long( TIG).
Tổng hợp kết quả đầu tư của công ty trong thời gian qua chúng ta có thểnhận thấy rằng kinh phí cho hoạt động đầu tư tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tưThăng Long phát triển luôn được duy trì ở mức phát triển năm sau cao hơn nămtrước khoảng 17% mỗi năm, đặc biệt, trong năm 2010 , do công ty đảm nhận thêmmột khối lưọng công việc rất lớn nên mức đầu tư đã tăng vọt lên so với năm trước là19,73% Đây chính là giai đoạn đầu cho sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian tớicủa công ty, vì vậy để đáp ứng nhu cầu chung của công việc công ty cần có kếhoạch đầu tư một cách phù hợp sát với tình hình thực tế để nâng cao hơn nữa hiệuquả của công tác đầu tư
Trang 18Bảng 1: Quy mô và tốc độ tăng tổng vốn đầu tư của Công ty Cổ phần tập đoàn
Đầu tư Thăng Long.
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua phân tích quy mô và tốc độ tăng tổng vốn đầu tư của công ty giai đoạn(2008 – 2012) ta nhận thấy lượng vốn đầu tư của công ty luôn tăng ở mức 11%-17%/năm Với năm gốc là 2008, đến năm 2012 tổng vốn đầu tư đã tăng 168,1%
Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư của Công ty Cổ phần tập đoàn
Đầu tư Thăng Long.
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng ta có thể nhận thấy lượng vốn tự có của công ty luôn đảm bảo ởmức trên 50% so với tổng vốn đầu tư Cơ cấu vốn đầu tư của công ty luôn ở là vốn
tự có nhiều hơn vốn vay, điều này đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho công ty
Trang 19Giá trị (tr.đ)
Tỷ trọng
%
Giá trị (tr.đ)
Tỷ trọng
%
Giá trị (tr.đ)
Tỷ trọng
%
Giá trị (tr.đ)
Tỷ trọng
Bảng 3: Tổng hợp kinh phí đầu tư giai đoạn (2008 – 2012).
(Nguồn: Tổng hợp kinh phí đầu tư trong giai đoạn 2008 – 2012)
Từ tình hình đầu tư thực tế trên đây chúng ta có thể thấy rõ được rằng lượngvốn mà công ty đầu tư cho máy móc thiết bị trong những năm qua luôn chiếm tỷ
Trang 20trọng lớn, thường chiếm tỷ trọng từ 65-70% trong tổng mức đầu tư của toàn công tytrong các năm qua Về đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, trong những năm qua,
tỷ trọng của chỉ tiêu đầu tư này tại công ty cũng luôn rất ổn định, biến thiên trongkhoảng hẹp từ 11% đến 13%, đặc biệt khi tỷ trọng này luôn biến thiên theo vốn đầu
tư cho máy móc thiết bị cho nên chúng ta có thể kết luận rằng cơ cấu nguồn nhân
lực và máy móc thiết bị tại công ty luôn được duy trì theo một tỷ lệ nhất định Về
đầu tư cơ sở vật chất, trong những năm qua, tỷ trọng này luôn có xu hướng tăng lên,
từ 11,1% năm 2009, tăng dần đến quá 32% trong 2 năm 2010 và năm 2011 lên.Điêù này cũng là điều rất hợp lí khi công ty đang trong giai đoạn mở rộng quy môsản xuất, cùng với sự tăng lên của đơn giá xây dựng sẽ làm cho giá trị xây dựng mới
và cải tạo cơ sở vật chất ngày càng tăng
1.2.2 Tình hình đầu tư theo nội dung đầu tư tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu
tư Thăng Long( TIG)
1.2.2.1 Tình hình đầu tư cơ sở vật chất tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng
Long( TIG)
Với vai trò làm nền tảng mọi hoạt động phát triển nên việc đầu tư cơ sở hạtầng là rất quan trọng trong chiến lược phát triển của công ty, đầu tư vào cơ sở hạtầng thể hiện sự lớn mạnh từng ngày của công ty, lượng vốn đầu tư của công tydành cho đầu tư cơ sở vật chất trong giai đoạn (2008 – 2012) đạt trung bình 25
Bảng 4: Vốn đầu tư cho cơ sở vật chất của công ty giai đoạn (2008 – 2012)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng trên ta nhận thấy trong 2 năm 2011 và 2012 lượng vốn đầu tư cho cơ sở vật chất của công đạt tốc độ tăng cao trên 30%, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của công ty trong 2 năm này
Trang 21Cơ sở hạ tầng đầu tư cho các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sốngbao gồm: các công trình thiết bị truyền tải, giao thông cung cấp năng lượng, thôngtin liên lạc… Đầu tư cơ sở hạ tầng không chỉ gồm đầu tư tạo tài sản mới mà cònduy trì những tài sản hiện có của công ty.
1.2.2.2 Tình hình đầu tư trang thiết bị máy móc tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu
tư Thăng Long( TIG)
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, tin học được coi là mộttrong những công cụ có vai trò đặc biệt quan trọng trong tất cả các ngành kinh tếnói chung và ngành tư vấn xây dựng nói riêng Với thiết bị tin học hiện đại, chấtlượng sản phẩm tư vấn sẽ tăng, thời gian tính toán và làm việc bằng tay sẽ giảm làmtăng hiệu suất công việc, đáp ứng được tiến độ công việc đề ra Ý thức được điều
đó, công ty đã đầu tư trang bị thêm các máy móc thiết kế hiện đại, chủ yếu là cácmáy tính đời mới có tốc độ cao và đi kèm với các phần mềm chuyên dụng, đảm bảomỗi cán bộ làm công tác thiết kế đều được trang bị một máy tính cá nhân Theo sốliệu tổng kết cho thấy, tính đến cuối năm 2012, toàn công ty hiện có 60 máy in khổnhỏ, 12 máy in khổ lớn (A3-A0), 6 máy photocopy các loại, 150 bộ máy vi tính cácloại cùng các phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác quản lí và công tác khảo sátthiết kế
Bảng 5: Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, xây dựng… giai đoạn (2008 – 2012)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Bên cạnh đó, để đồng bộ với các thiết bị vi tính hiện đại, có tốc độ cao thìphần mềm tính toán chuyên dụng cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc đảm bảochất lượng và tiến độ công việc Hiện nay, các phần mềm ứng dụng mà công ty
Trang 22đang sử dụng chủ yếu là của các trung tâm, công ty phần mềm có uy tín trong nướcnhư công ty tin học Hài Hoà, trung tâm tin học trường đại học Bách Khoa, trungtâm tin học trường đại học Xây Dựng…tất cả các phần mềm này đều được chuyểngiao bản quyền sử dụng và hướng dẫn sử dụng Để có thể theo kịp với sự phát triểnnhanh chóng của công nghệ, hàng năm công ty luôn dành ra một khoản kinh phíkhông nhỏ để đầu tư cho việc mua sắm bản quyền các phần mềm chuyên dụng đó.
Bảng 6: Bảng tổng hợp các phần mềm công nghệ cao được đầu tư
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Về công tác quản lí, trong những năm qua, công ty đã liên tục đầu tư mới cácphương tiện quản lí Cùng với việc thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng các phươngtiện giao thông, các máy móc liên lạc mà công ty quản lí, trong những năm vừa qua,công ty cũng đã trang bị thêm máy móc liên lạc cho các văn phòng đại diện, các chinhánh của công ty ở các khu vực Cùng với đợt trang bị máy móc thiết bị thínghiệm tháng 6 năm 2010, công ty đã trang bị thêm 3 ôtô 2 cầu trị giá 158,3 triệu
Trang 23đồng, 4 ôtô 4-7 chỗ ngồi trị giá 1.360 triệu đồng, 2 ôtô tải 5-7 tấn trị giá 550 triệuđồng cùng với trang thiết bị máy móc phục vụ công tác xây dựng, khảo sát, giám sátthi công.
1.2.2.3 Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Bảng 7: Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Xây dựng
và Đầu tư phát triển giai đoạn (2008 – 2012) Năm
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng ta nhận thấy chính sách phát triển nguồn nhân lực của công ty rấtđược quan tâm, tốc độ tăng vốn đầu tư trung bình đạt 10%/năm Trong năm2011,2012 tốc độ tăng giảm xuống cho thấy nguồn nhân lực của công ty đã tươngđối ổn định về chất và lượng
Tổng số CBCNV công ty đến 30/11/2012 : 566 người
Trong đó: - Cán bộ quản lí, kĩ sư tư vấn thiết kế : 255 người
- Kĩ sư xây dựng : 91 người
- Cử nhân kinh tế, quản lý kinh tế : 220 người
Trình độ cán bộ công nhân viên , trình độ thợ bậc cao trên 50% người có trình
độ đại học và trên đại học trong đó là thạc sỹ kỹ thuật chuyên ngành công trình, là kỹ
sư xây dựng,kiến trúc sư , kỹ sư kinh tế xây dựng , kỹ sư cầu đường , kỹ sư thủy lợi ,
kỹ sư kinh tế thủy lợi … Có hàng trăm công nhân kỹ thuật có tay nghề bậc cao là thợxây dựng gồm: Thợ nề , mộc, điện , nước , cơ khí và trang trí nội thất giỏi
Trang 24Là một công ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực khảo sát tư vấn giám sátcác công trình xây dựng, các sản phẩm tư vấn thiết kế, thí nghiệm của công ty cóhàm lượng chất xám rất lớn, độ chính xác cao, được hình thành phần lớn dựa vàotrình độ, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên làm công tác thí nghiệm khảo sát,thiết kế Vì vậy, Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long đã ý thức được rằngcon người chính là yếu tố tiên quyết quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bất
kì một doanh nghiệp nào Trong thời gian qua và định hướng phát triển trong thờigian tới, công ty đã đề ra các chiến lược đầu tư về con người, coi yếu tố con người
là yếu tố chủ đạo trong chiến lược phát triển của mình Đặc biệt trong thời đại ngàynay, khi trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì đầu tư nâng cao nănglực trình độ, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên công ty càng trở thành nhiệm
vụ trọng yếu của công ty
Hiện nay, trong thành phần cán bộ công nhân viên của công ty, bên cạnh một
số cán bộ đã làm việc lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong công việc, công ty cũng
có một số lượng rất lớn các kĩ sư, công nhân có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ cótinh thần học hỏi và khả năng thích ứng với công nghệ hiện đại cao Do đó, bêncạnh việc đào tạo lại, đào tạo mới cán bộ công nhân viên thông qua việc cử đi họctập nâng cao trình độ ở bên ngoài, công ty còn có thể tiến hành đào tạo thông quahình thức kèm cặp, truyền đạt kinh nghiệm của cán bộ lâu năm cho các cán bộ còntrẻ, góp phần nâng cao trình độ, năng lực tư vấn thiết kế của công ty
Hàng năm, công ty luôn dành cho công tác đào tạo một khối lượng kinh phínhất định nhằm nâng cao năng lực trình độ của cán bộ công nhân viên, đồng thờivới việc tiến hành đào tạo tại chỗ thông qua hình thức kèm cặp, chỉ dẫn kinhnghiệm của các cán bộ lâu năm có kinh nghiệm cho cán bộ trẻ thì công ty cũng tiếnhành gửi cán bộ, công nhân tham gia các lớp tập huấn trung và ngắn hạn để cán bộcông nhân viên có thể kịp thời tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất Theo thống kê
từ năm 2008 đến năm 2012, kinh phí đào tạo của công ty đã đạt 2250,56 triệu đồng,đào tạo cho công ty thêm 5 thạc sỹ và hàng trăm cán bộ kĩ sư, công nhân kĩ thuậtcủa công ty Nhìn chung, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công ty thì nhucầu đào tạo cũng tăng liên tục trong các năm vơi tốc độ đồng đều trong khoảng từ15-20% mỗi năm Trong những năm tới, nhận thấy sự cần thiết và quan trọng của
Trang 25chất lượng nguồn nhân lực của công ty nên công ty sẽ tiếp tục nâng cao mức kinhphí đào tạo, cử thêm các cán bộ kĩ sư còn trẻ đi đào tạo ở nước ngoài để sau này làmnền tảng, trụ cột trong chiến lược phát triển lâu dài của công ty.
1.3 Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long( TIG)
1.3.1 Tổng quan lập dự án tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long
(TIG)
Trong những năm trước đây, hoạt động tài chính là hoạt động kinh doanhchủ đạo mang lại nguồn thu lớn cho công ty và là cơ sở cho TIG thiết lập quỹ đấtlớn gần 200 ha Tuy nhiên trong giai đoạn này công ty chưa có bất cứ dự án bấtđộng sản nào Kể từ năm 2011 trở đi, TIG tập trung phát triển và đặt mục tiêu biếnkinh doanh bất động sản trở thành hoạt động mũi nhọn, kỳ vọng mang lại lợi nhuậnđột biến cho công ty TIG chủ yếu tập trung vào các dự án bất động sản có vị trí đắcđịa tại Hà nội cũng như các dự án có điều kiện tự nhiên và sinh thái để phát triển dulịch Các dự án này nói chung có tính thanh khoản tương đối cao và nhiều khả năngbán được giá hấp dẫn Cụ thể, TIG đang tập trung phát triển những dự án sau:
Các dự án trên đều do TIG làm chủ đầu tư và do Ban quản lý các dự án củaTIG lập báo cáo nghiên cứu khả thi cũng như quản lý hoạt động của các dự án Vềnhân sự của Ban quản lý dự án của TIG gồm có 44 người, trong đó có 15 kỹ sư kinhnghiệm ít nhất 3 năm trong lĩnh vực xây dựng, giám sát công trình, tư vấn giám sátcông trình, 6 kiến trúc sư kinh nghiệm tối thiểu 4 năm trong lĩnh vực thiết kế côngtrình, tư vấn thiết kế công trình, 10 cử nhân kinh tế có kinh nghiệm tối thiểu 2 nămtrong lĩnh vực bất động sản, môi giới, kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch, giảitrí, 7 cán bộ có kinh nghiệm tối thiểu 3 năm về lập dự án, 6 cán bộ có kinh nghiệmtối thiểu 5 năm về quản lý dự án
Bảng 8: Danh mục một số dự án do TIG làm chủ đầu tư và lập dự án Các dự án
Tỷ lệ góp vốn của
Tổng vốn đầu tư (Tỷ đồng)
Lợi nhuận dự kiến (Tỷ đồng)
Thời gian thực hiện
Tổng diện tích (m 2 )
Trang 26(nằm gần đường Lê Văn
Lương kéo dài)
75% 164 33,65 Cuối 2011-Đầu 2012 6.878
Dự án King’s Garden
Resort & Villas
(nằm gần ranh giới Hà Nội
Resort & Villas
(huyện Gio Linh, tỉnh
Dự án Vân Trì Ecoland với tổng vốn đầu tư 1.806 tỷ đồng, đây là dự án lớn
nhất của TIG, được kỳ vọng mang lại nguồn thu đột biến cho công ty trong nhữngnăm tới Dự án bao gồm một tổ hợp khu biệt thự, nhà vườn sinh thái, nhà hàng,khách sạn, căn hộ cao cấp, nằm tại phía Nam đầm Vân Trì, huyện Đông Anh, Hànội với tổng diện tích là 387.062 m2, trong đó TIG góp 65% tổng vốn đẩu tư Hiệncông ty đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý đầu tư để đưa dự án vào thực hiện vào
Trang 27đầu năm 2012 và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2014 Sau khi hạch toán, dự kiến
dự án này sẽ mang lại 2.456,74 tỷ đồng doanh thu và 317,24 tỷ đồng LNST chocông ty
Dự án Khi nhà Lô 8.1 Mỹ Đình Khu nhà nằm tại vị trí rất thuận lợi ở khu vực
Mỹ Đình, có tổng diện tích 3.704 m2, trong đó diện tích xây dựng tòa nhà chung cư
là 18.760m2 (21 tầng), khu nhà vườn là 1.998 m2 (9 lô nhà vườn) Với tổng vốn đầu
tư 268,63 tỷ đồng, ước tính dự án này sẽ mang lại 547,41 tỷ đồng doanh thu và104,56 tỷ đồng lợi nhuận cho TIG Cùng với đó là các dự án khu nhà ở Đại Mỗ, TừLiêm, Hà nội Dự án nằm ngay mặt đường lớn thuộc quy hoạch trục đường giao cắtđường Lê Văn Lương kéo dài, có diện tích 6.877,9 m2, tổng vốn đầu tư 163,74 tỷđồng trong đó TIG góp vốn 75%, thời gian thực hiện dự án từ 2011-2012
Dự án Cao ốc đa năng Hà Nội ICT Tower :Vị trí dự án nằm trên đường
Phạm Hùng, khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà nội Tổng diện tích khu đất là 3.871 m2,trong đó diện tích sàn xây dựng là 85.000m2
Dự án khu du lịch – biệt thự sinh thái nghỉ dưỡng Vườn Vua: Khu du lịch
có tổng diện tích 886.991 m2, nằm tại Vườn Vua, tỉnh Phú Thọ TIG góp 60% trongtổng số vốn 790,50 tỷ đồng
Dự án khu du lịch – biệt thự nghỉ dưỡng biển Cửa Tùng (Cua Tung Beach
resort & villas): Đây cũng là một trong những dự án quan trọng của TIG, khu đất cótổng diện tích là 265.000m2, nằm tại Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị
1.3.2 Các căn cứ lập dự án của TIG:
* Căn cứ pháp lý:
- Luật khuyến khích đầu tư trong nước
- Hệ thống các văn bản phát triển kinh tế tại địa phương thực hiện dự án
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương nơi thực hiện dự án
- Chiến lược phát triển ngành xây dựng, bất động sản
- Hệ thống các chính sách ưu đãi của ngành hoặc của địa phương nơi thựchiện dự án
- Các quy hoạch và kế hoạch phát triển dự án đầu tư
* Tình hình kinh tế xã hội:
Trang 28- Tình hình kinh tế xã hội của đất nước có ảnh hưởng đến dự án.
- Tình hình kinh tế xã hội tại địa phương nơi thực hiện dự án
* Điều kiện tự nhiên và điểu kiện dân số lao động:
- Những điều kiện về tự nhiên, những tiềm năng tại địa phương có ảnhhưởng đến việc thực hiện dự án
- Điều kiện về dân số cũng như lao động có ảnh hưởng đến dự án
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác lập dự án tại TIG:
Chất lượng công tác lập dự án chính là chất lượng của bản dự án (nghiên cứukhả thi và tiền khả thi (nếu có)), nó được phản ánh thông qua chênh lệch giữa lợiích mang lại và chi phí bỏ ra khi thực hiện công tác lập dự án Sau đây có thể xemxét một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác lập dự án tại công ty cổ phầntập đoàn đầu tư Thăng Long:
- Công tác tổ chức, quản lý lập dự án: thể hiện ở các công vịêc được phân chiahợp lý, khoa học, nâng cao trách nhiệm mỗi bộ phận trong việc lập dự án, quản lý,kiểm tra công việc của từng thành viên trong từng phần công việc, nó có ảnh hưởngrất lớn đến chất lượng công tác lập dự án và chất lượng của bản dự án vì nếu côngtác tổ chức, quản lý không tốt sẽ dẫn đến chất lượng bản dự án không tốt, có thể đưa
ra kết luận không chính xác về cơ hội đầu tư, gây thiệt hại cho chủ đầu tư, hơn nữaviệc quản lý tổ chức không tốt còn gây lãng phí thời gian và chi phí cho công táclập dự án
- Quy trình lập dự án: quy trình lập dự án rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớnđến chất lượng công tác lập dự án Một quy trình hoàn chỉnh, thống nhất sẽ giúpcho công tác lập dự án được nhanh chóng và dễ dàng hơn vì công tác lập dự án đòihỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, đòi hỏi phải có sự phân công,
bố trí công việc hợp lý giữa các bộ phận trong công ty
- Phương pháp lập dự án: sử dụng các phương pháp phù hợp với từng nộidung khi lập dự án sẽ tạo điều kiện cho việc lập dự án tiến hành thuận lợi, đem lạihiệu quả chính xác cao
- Nội dung lập dự án: cũng có ảnh hưởng lớn đến công tác lập dự án vì nó làphần nội dung chính của bản dự án, nó là phần phân tích, nghiên cứu, để đưa ra tínhkhả thi của dự án
Trang 29- Nguồn thông tin và cách xử lý thông tin: Thông tin là nguyên liệu đầu vàocủa công tác lập dự án vì vậy nó là nhân tố quan trọng đảm bảo chất lượng công táclập dự án Nếu sử dụng một nguồn thông tin không đáng tin cậy để đánh giá dự ánthì có thể dẫn tới quyết định đầu tư sai, hoặc làm tăng chi phí trong quá trình xử lýthông tin.
- Các phương tiện hỗ trợ trong lập dự án: để thu thập và xử lý thông tin vàphân tích có hiệu quả cần có hệ thống trang thiết bị đầy đủ, đồng bộ và hiện đạinhư: hệ thống máy tính, các chương trình phần mềm chuyên dụng để phân tíchđược dự án, đặc thù ngành mà dự án hoạt động
- Thời gian và chi phí cho công tác lập dự án: phân bổ thời gian và chi phí hợp
lý thì sẽ giúp công tác lập dự án được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng đạt đượcyêu cầu đề ra Khi có đủ chi phí thì việc thu thập thông tin, đi nghiên cứu thực tế,ứng dụng các phương pháp trong quá trình lập dự án sẽ diễn ra thuận lợi hơn
- Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác lập dự án: số lượng cán bộ lập dự án, trình
Sơ đồ 3: Quy trình lập dự án đầu tư của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư
Thăng Long được thể hiện qua sơ đồ sau :
Trang 30(Nguồn:ban quản lý dự án)
Quy trình này được áp dụng hầu hết với các dự án được lập tại TIG Bất kỳmột dự án nào muốn được phê duyệt cũng phải trải qua các bước:
Bước 1: Tìm kiếm cơ hội đầu tư:
Phê duyệt, giao nhiệm vụ
Ban tổng giám đốc, trưởng các khối, ban chức năng
Hội đồng quản trị, tổng giám
đốc
Thu thập tài liệu Ban quản lý dự án
Phê duyệt đề cương
Ban quản lý dự án
Tổng giám đốc
Lập dự án
Kiểm tra quá trình lập dự án Ban quản lý dự án
Quyết định phê duyệt Hội đồng quản trị
Tìm kiếm cơ hội đầu tư
Trang 31Đây là giai đoạn các ý tưởng được hình thành, thông thường ban tổng giámđốc hoặc tổng giám đốc, trưởng các khối, ban chức năng là người tìm kiếm cơ hộiđầu tư cho công ty Các dự án tại công ty chủ yếu là các dự án thuộc lĩnh vực xâydựng, bất động sản nên các cơ hội đầu tư là rất lớn, thường dựa vào nhu cầu nhà ở,văn phòng cho thuê tại Hà Nội, nhu cầu về các dịch vụ du lịch, giải trí ở các thànhphố, địa điểm du lịch nổi tiếng.
Bước 2: Phê duyệt, giao nhiệm vụ
Sauk hi cơ hội đầu tư được trình lên HĐQT và Ban tổng giám đốc sẽ xemxét và phê duyệt có đầu tư hay không Nếu cơ hội đầu tư được chấp nhận và phêduyệt thì Tổng giám đốc sẽ phân công công tác lập dự án tới Ban quản lý dự án
Bước 3: Thu thập tài liệu
Sau khi nhận nhiệm vụ từ tổng giám đốc, giám đốc ban quản lý dự án sẽ tiếnhành lập nhóm soạn thảo dự án, nhóm soạn thảo dự án tiến hành thu thập tài liệuliên quan đến dự án như: các văn bản pháp lý cần thiết, thị trường đầu ra, giá cả vật
tư vật liệu, chi phí xây lắp, và các tiêu chuẩn, quy định có liên quan Và đây chính
là những tài liệu phục vụ cho công tác lập dự án sau này
Bước 4: lập đề cương, dự trù kinh phí
Các thành viên trong nhóm soạn thảo sẽ dựa vào các tài liệu đã thu thập được
ở bước 3 tiến hành lập đề cương dự án Đề cương này bao gồm các nội dung sau:
- Giới thiệu tổng quan về dự án
- Các căn cứ để xác định đầu tư cho dự án
- Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án
- Tổ chức quản lý và nhân sự cho dự án
- Nghiên cứu khía cạnh tài chính của dự án
- Nghiên cứu khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án
Đồng thời ban quản lý sẽ dự trù thời gian và chi phí cho công tác lập dự án Kinh phí cho công tác này bao gồm:
- Chi phí cho việc thu thập tài liệu, thông tin liên quan đến dự án
- Chi phí cho phương tiện, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình soạn thảo
dự án
- Chi phí trả cho cán bộ làm công tác soạn thảo dự án
Và tùy từng dự án cụ thể thì thời gian và chi phí cho công tác lập dự án là khác nhau
Trang 32Bước 5: phê duyệt đề cương
Sauk hi đề cương do nhóm soạn thảo được trình lên, tổng giám đốc sẽ phê duyệt Việc lập đề cương và tiến hành đánh giá dự án nhằm loại bỏ ngay những dự
án không khả thi tránh tốn kém cho công tác lập dự án sau này
Bước 6: lập dự án
Sau khi đề cương được phê duyệt nhóm soạn thảo của Ban quản lý dự án sẽ tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi (lập dự án) Lập dự án là một công việc phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác vì vậy phải có tinh thần làm việc và sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên
Bước 7: Kiểm tra quá trình lập dự án
Trong thời gian tiến hành lập dự án, ban quản lý dự án sẽ trực tiếp tiến hành kiểm tra quá trình lập dự án để kịp thời điều chỉnh, bổ sung đồng thời nhắc nhở, đônđốc các thành viên làm việc để công tác lập dự án theo đúng kế hoạch tiến độ
Bước 8: quyết định, phê duyệt
Hồ sơ dự án sau khi soạn thảo xong sẽ trình lên tổng giám đốc và HĐQT thẩm định và ra quyết định có thực hiện đầu tư vào dự án hay không Hồ sơ dự án này cũng là cơ sở để công ty xin cấp phép đầu tư của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xin tài trợ vốn của ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng
Bước 9: Lưu trữ hồ sơ:
Hồ sơ dự án sau khi được chấp nhận và phê duyệt, cấp phép đầu tư sẽ tiếp tục được Ban quản lý dự án lưu lại phục vụ cho công tác thực hiện dự án sau này
1.3.5 Phương pháp lập dự án tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng
Long( TIG)
Quá trình lập dự án đầu tư đòi hỏi cán bộ lập dự án cần rất nhiều kỹ năng vàkinh nghiệm, vừa là lĩnh vực chuyên môn vừa đòi hỏi am hiểu nhất định về lĩnh vựchoạt động của dự án Trong quá trình lập dự án mỗi một phần lại phải sử dụng cácphương pháp khác nhau :
* Phương pháp ngoại suy thống kê, Phương pháp định mức và Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: để dự báo cung cầu sản phẩm trong tương lai Khi đi
vào thu thập thông tin cho dự án ngoài việc các tổ chức thuộc Nhóm dự án tự thu
Trang 33thập thông tin ma Nhóm dự án còn kết hợp với các tổ chức tư vấn để đảm bảo cácthông tin chính xác mang lại sự an toàn cho dự án
Ví dụ như với dự án đầu tư xây dựng Dự án King’s Garden Resort & Villas Để xác định thị trường các cán bộ lập dự án đã sử dụng kết hợp nhiềuphương pháp như ngoại suy thống kê định mức và lấy ý kiến chuyên gia Các cán
bộ lập dự án sử dụng phương pháp ngoại suy thống kê để xác định thị trường BĐS
và du lịch nghỉ dưỡng, sau đó Nhóm dự án sử dụng phương pháp định mức để dựbáo lượng cung cầu cho dự án
* Sử dụng kết hợp các phương pháp: để xác định Tổng mức đầu tư như:
phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở Phương pháp tính theo diện tích hoặccông suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xâydựng công trình Phương pháp xác định theo số liệu của các công trình xây dựng cóchỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự đã thực hiện
Trong tính khấu hao tài sản cố định tùy từng loại dự án mà nhóm dự án lựachọn phương pháp tính Thường là sử dụng phương pháp khấu hao đều hay khấuhao tuyến tính Hoặc phương pháp tính khấu hao theo đơn vị sản lượng
Ví dụ ở dự án
Dự án Khu nhà ở Đại Mỗ Dự án sử dụng phương pháp tính khấu hao đềuqua các năm cụ thể được thể hiện qua bảng sau :
Trang 34Bảng 9: Bảng tính khấu hao tài sản dự án xây dựng Dự án Khu nhà ở Đại Mỗ
Đơn vị : VNĐ
Số năm trích khấu hao
Khấu hao 1 năm
1 Tổng khấu hao công trình 6.473.745.022 416.833.449
* Phương pháp phân tích đánh giá :Lập dự án đầu tư trên cơ sở phân tích
độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích rủi ro của dự án:
- Trong phân tích độ nhạy của dự án Ban đầu tư thường sử dụng phươngpháp phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chínhnhằm tìm ra các yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn của chỉ tiêu hiệu quả xem xét vàphân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố (trong các tình huống tốt xấu khácnhau đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an toàn của dự án
- Phân tích theo tình huống và phân tích rủi ro của dự án: Trong trường hợp
có trượt giá và lạm phát để phân tích dự án Ban đầu tư thường sử dụng phươngpháp tiến hành điều chỉnh các khoản thu chi của dự án theo tỷ lệ % trượt giá nhằmphản ánh đúng các khoản thu chi thực tế của dự án
Lạm phát và trượt giá là hai yếu tố luôn luôn tồn tại trên thực tế chính vì vậytrong dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án Vân Trì Ecoland với mức lạm phátgiai đoạn 2010 – 2015 khoảng 7 % cán bộ lập dự án đã điều chỉnh các khoản thu chihàng năm và loại trừ yếu tố giá lạm phát ra khỏi tỷ suất chiết khấu từ đó tìm ra đượcNPV = 312 tỷ đồng
* Phương pháp dự báo : là phương pháp dự đoán mức độ hoặc trạng thái
trong tương lai của dự án Tùy thuộc vào từng dự án sẽ có từng phương pháp được
áp dụng
Trang 35- Phương pháp dự báo bình quân.
- Phương pháp phân tích thời gian
- Phương pháp phân tích có không
Nói chung để dự án đầu tư có hiệu quả Ban đầu tư của công ty luôn
kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau tùy từng đặc điểm của từng
dự án Không cố định phương pháp nào Các dự án do Ban đầu tư công ty lập luônđạt hiệu quả cao và mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty
1.3.6 Nội dung lập dự án tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng
Long( TIG)
1.3.6.1 Sự cần thiết tiến hành lập dự án
Hoạt động đầu tư thường đòi hỏi một lượng vốn lớn, thời gian đầu tư dài vàviệc phát huy kết quả đầu tư trong tương lai khá dài Vì vậy, để đảm bảo cho mọicông cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lạihiệu quả kinh tế xã hội cao thì chúng ta cần phải chuẩn bị một cách khoa học, đầy
đủ và chính xác nhằm tránh những rủi ro khi thực hiện đầu tư Việc chuẩn bị đóđược thực hiện thông qua quá trình lập các dự án đầu tư Có nghĩa là phải xem xét,tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điềukiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý… có liên quan đến quá trình thực hiệnđầu tư, đến sự phát huy tác dụng và kết quả đạt được của công cuộc đầu tư Phải dựđoán được các yếu tố bất định sẽ xảy ra trong quá trình kể từ khi thực hiện đầu tưcho đến khi kết thúc hoạt động của dự án có ảnh hưởng đến sự thành bại của côngcuộc đầu tư Mọi sự xem xét, tính toán và chuẩn bị này được thể hiện trong việcsoạn thảo các dự án đầu tư (hay là lập dự án đầu tư)
Mặt khác dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hànhcác biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạtđộng đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án Và đặc biệt quan trọng trong việcthuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án Do
Trang 36đó, cần phải tiến hành lập dự án, nếu công tác lập dự án tốt thì việc thực hiện dự ánđược tiến hành thuận lợi, có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước
và cho chính chủ đầu tư
Có thể nói, lập dự án đầu tư là kim chỉ nam, là cơ sở vững chắc, là tiền đềcho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế- xã hội mong muốn
Do vậy, để hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực đầu tư dự án thì công ty phải thựchiện công tác lập dự án
1.3.6.2 Nội dung lập dự án tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư Thăng Long
Quá trình lập dự án đầu tư theo quy định phải trải qua ba cấp độ nghiên cứutheo hướng ngày càng chi tiêt hơn, chi phí cao hơn và thời gian cần thiết để hoànthành công việc dài hơn …do đó mức độ chính xác của dự án ngày càng cao hơn.Các cấp độ nghiên cứu đó là:
- Nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư
- Nghiên cứu tiền khả thi
- Nghiên cứu khả thi
Nhưng đa phần các dự án do Ban quản lý dự án của TIG lập là các dự án đầu
tư xây dựng công trình, dự án bất động sản, xây dựng chung cư, khu căn hộ, vănphòng, khu du lịch, giải trí …thuộc các dự án nhóm B,C…Nên giai đoạn nghiêncứu phát hiện cơ hội đầu tư cũng như giai đoạn Nghiên cứu tiền khả thi thường ítđược chú trọng hơn mà chủ yếu đi thẳng vào giai đoạn Nghiên cứu khả thi (giaiđoạn được xem cốt lõi của quá trình chuẩn bị đầu tư)
1.3.6.2.1 Nghiên cứu các căn cứ chủ yếu hình thành dự án đầu tư
a Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án
* Môi trường kinh tế vĩ mô:
Nghiên cứu môi trường vĩ mô nhằm đánh giá khái quát quy mô và tiềm năngcủa dự án trên cơ sở phân tích các tác động của môi trường vĩ mô như: môi trườngchính trị, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường văn hóa, xã hội, cácđiều kiện tự nhiên thiên nhiên và các quy hoạch, kế hoạch Việc nghiên cứu nàynhằm đánh giá khái quát ảnh hưởng của chúng đến quá trình hình thành, thực hiện
dự án sau này theo hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất là những thuận lợi khi triểnkhai thực hiện dự án: chủ đầu tư lưu ý khai thác những thuận lợi đó khi phân tích,lựa chọn dự án; khía cạnh thứ hai là những khó khăn, trở ngại cần khắc phục khi
Trang 37thực hiện hoạt động đầu tư đó Từ đó đưa ra các căn cứ để xác định sự cần thiết đểđầu tư.
Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến ý tưởng đầu tư và chi phối hoạtđộng của dự án Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá môi trường kinh tế vĩ mô có ýnghĩa quan trọng trong quá trình lập dự án đầu tư
Thông thường các dự án của TIG thì môi trường kinh tế vĩ mô được đánh giáqua các nội dung chủ yếu sau:
− Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương, tìnhhình phát triển kinh doanh xây dựng, bất động sản liên quan đến dự án Nhân tố nàythể hiện ở tốc tăng trưởng GDP, GDP bình quân đầu người, liên quan đến chi phí bổsung khi thực hiện dự án, đồng thời tình hình phát triển kinh tế cao liên quan đếnnhu cầu về nhà ở, văn phòng, căn hộ, nhu cầu về du lịch, nghỉ dưỡng sẽ cao, vàcũng liên quan đến đầu vào và đầu ra trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư
− Yếu tố lãi suất: lãi suất sẽ ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của dự án
Dự án của công ty đa phần là các dự án bất động sản nên thời gian thực hiện dự ánthường kéo dài, vốn đầu tư lớn, vì vậy trong điều kiện lập dự án thì phải xem xétmức lãi suất cao hay thấp Nếu lãi suất cao thì hoạt động đầu tư phải được xem là cóhiệu quả rất cao thì mới đạt được hiệu quả Với lãi suất thấp thì chi phí sử dụng vốn
sẽ nhỏ hơn và sẽ khuyến khích chủ đầu tư
− Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát cao hay thấp đều ảnh hưởng đến hiệu quảđầu tư đặc biệt là đối với dự án bất động sản của TIG rất nhạy cảm với lạm phátcũng như là tình hình của nền kinh tế, nếu tỷ lệ lạm phát cao thì chi phí đầu vàonhư giá nguyên vật liệu, chi phí nhân công sẽ tăng nhanh làm tăng chi phí đầu tư
từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư Tỷ lệ lạm phát cao thường kéotheo ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và điều này cũng gây ảnh hưởng lớn đến giábán cũng như nhu cầu về sản phẩm của dự án từ đó ảnh hưởng lớn đến hiệu quảhoạt động đầu tư
Trang 38* Môi trường pháp lý
Khi lập dự án đầu tư phải nghiên cứu môi trường pháp lý, đặc biệt là các dự
án do TIG lập và làm chủ đầu tư là các dự án bất động sản, xây dựng, các dự ánnày chịu sự chi phối mạnh của các chính sách và pháp luật liên quan như luật đầu
tư, luật xây dựng, luật kinh doanh bất động sản, luật đất đai…; Các chính sách cótác động gián tiếp như: sự khuyến khích đầu tư bên ngoài vào địa phương có thểlàm tăng nhu cầu về bất động sản qua đó có thể làm cho giá bất động sản gia tăng + Các chính sách tác động trực tiếp như:
Chính sách cho phép Việt kiều mua BĐS tại Việt Nam
Chính sách cho phép những người không có hộ khẩu thành phố đượcmua nhà tại thành phố Chính sách tín dụng đối với hoạt động đầu tư vào lĩnh vựcBĐS
Chính sách tài chính áp dụng đgi với những ngưgi đư c nhà nư c giao đ t,cho thuê đ,t…
Các chính sách thuế của Nhà nước đối với BĐS
Các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước như: chính sách tài khóa, chínhsách tiền tệ, chính sách tín dụng, đặc biệt là chính sách khuyến khích đầu tư.Ngoài ra còn phải nghiên cứu các căn cứ pháp lý cụ thể liên quan đến hoạt độngcủa dự án như:
- Các văn bản pháp luật của nhà nước: đây là những căn cứ pháp lý của nhànước liên quan đến thực hiện dự án như: Các quyết định của nhà nước, của thànhphố hay địa phương về việc giao đất cho công ty tiến hành thực hiện dự án, nghịđịnh của chính phủ về xác định giá đất và khung giá các loại đất và thông tư hướngdẫn thi hành, nghị định của chính phủ về thu tiền sử dụng đất và thông tư hướngdẫn thi hành, đối với các dự án cần thu hồi đất thì phải tuân theo nghị định củachính phủ về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất…
- Các văn bản pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản như:Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Nghị định 52/1999/NĐ – CPngày 08/07/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng;Nghị định số 209/2004/NĐ – CP ngày 16/12/2004 của chính phủ về quản lý chấtlượng công trình; Nghị định 16/2005/NĐ – CP về quản lý dự án đầu tư xây dựngcông trình; Thông tư số 06/1999/TT-BKH ngày 24/11/1999 của Bộ Kế hoạch và
Trang 39Đầu tư hướng dẫn về nội dung tổng mức đầu tư, hồ sơ thẩm định Dự án đầu tư vàBáo cáo đầu tư; Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/07/2000 của Bộ xây dựnghướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư;Quyết định số 18/2003/QĐ – BXD của Bộ xây dựng về việc ban hành quy địnhquản lý chất lượng công trình xây dựng…
- Hệ thống tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật : Đó là các tiêu chuẩn kỹ thuật vàthiết kế cho các hạng mục như : kiến trúc, điện, cấp thoát nước, phòng cháy chữacháy… Ví dụ: TCVN 4451 – 1987 Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế; TCVN
2622 – 1987 Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình…
Ví dụ: dự án “đầu tư xây dựng tòa nhà HaNoi ICT Tower” thì căn cứ pháp lý là:
+ Căn cứ luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 củaQuốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4
+ Căn cứ nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999, nghị định số12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của chính phủ; nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày30/01/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xâydựng ban hành kèm theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999; nghị định
số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/4/2000 và nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày07/02/2005 của chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình
+ Căn cứ nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của chính phủ vềquản lý chất lượng công trình xây dựng
+ Căn cứ thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của bộ xây dựnghướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng côngtrình và xử lý chuyển tiếp thực hiện nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005của chính phủ
+ Căn cứ vào điều lệ hoạt động của công ty cổ phần tập đoàn đầu tư ThăngLong TIG
b Nghiên cứu quy hoạch, các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, phát triển ngành,
vùng có liên quan đến dự án
Nghiên cứu quy hoạch và kế hoạch không những là một trong những căn cứphát hiện cơ hội đầu tư mà còn có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lượng vàhiệu quả của dự án đầu tư Điều này đặc biệt quan trọng đối với các dự bán xâydựng công trình, dự án bất động sản Nếu các dự án nằm trong quy hoạch, kế hoạch
Trang 40thì dự án mới có thể thực hiện được, các dự án mới có thể được hưởng các chế độ
ưu đãi trong đầu tư và tuân thủ các chính sách dự án mới có hiệu quả, công ty mớibiết được nên tập trung vào địa điểm nào, ở đâu mới đem lại lợi ích cho mình, gópphần thực hiện các mục tiêu mà chiến lược nhà nước đưa ra
Mỗi loại quy hoạch có ảnh hưởng khác nhau đến dự án đầu tư:
− Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội: bao gồm:
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của cả nước: quy hoạch làbước cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế xã hội và là căn cứ xây dựng kế hoạchphát triển của vùng, ngành và cơ sở cho sự ra đời, vận hành của nhiều dự án đầu tư
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng hoặc địa phương:đây cũng là căn cứ quan trọng trong việc xác định chủ trương đầu tư và ảnh hưởngđến hiệu quả các dự án đầu tư trên địa bàn, trong mỗi thời kỳ, từng vùng, mỗi địaphương và vùng lãnh thổ có thể xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xãhội của vùng, địa phương mình Do đó, trong quá trình lập dự án, công ty cần phảiquan tâm thỏa đáng đến những định hướng trong quy hoạch làm cơ sở cho việc xâydựng kế hoach đầu tư và kinh doanh của mình
− Quy hoạch phát triển ngành: đối với các dự án của công ty cổ phần tậpđoàn đầu tư Thăng Long thì quy hoạch phát triển các ngành có liên quan đến dự
án như: quy hoạch phát triển ngành xây dựng cơ bản, quy hoạch phát triển ngành
du lịch…
− Quy hoạch phát triển đô thị: là căn cứ lập các dự án đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng, các khu đô thị… đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tại mỗi địa phươngtrong từng thời kỳ nhất định Quy hoạch phát triển đô thị có vai trò vô cùng quantrọng đối với các dự án do TIG lập và làm chủ đầu tư vì đa phần các dự án này đềuthuộc lĩnh vực xây dựng công trình, bất động sản
− Quy hoạch xây dựng: quy hoạch này càng cụ thể, chi tiết, quản lý mặt bằngcàng đảm bảo, chặt chẽ thì việc thực hiện triển khai dự án càng thuận lợi
c Nghiên cứu thị trường
Thị trường là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá tính khả thicủa dự án Phân tích thị trường cung cấp các thông tin làm cơ sở để xác định sự cầnthiết phải đầu tư và tính toán quy mô đầu tư cho phù hợp Một trong những đặc