1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đổi mới và nâng cao năng lực quản lí

4 174 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 45,5 KB

Nội dung

ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TOÀN DIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, NHẰM NÂNG CAO UY TÍN, VỊ THẾ CỦA NHÀ TRƯỜNG VỚI XÃ HỘI ThS: Dương Đức Hải Trưởng khoa: ĐTTH Đổi mới công tác quản lý là một việc làm hết sức cần thiết nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động trong nhà trường Để tiếp tục khẳng định thương hiệu, nâng cao vị thế và uy tín của nhà trường trong giai đoạn hiện nay, từng bước hội nhập để được công nhận lẫn nhau trong quá trình đào tạo, việc đầu tiên cần quan tâm chính là đổi mới công tác quản lý. Vấn đề đặt ra là việc đổi mới phải bắt đầu từ đâu và đổi mới như thế nào? Việc đổi mới muốn thực sự hiệu quả, mỗi cá nhân trong trường phải thực sự thay đổi cách nghĩ, cách làm theo hướng: Tự chủ, năng động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm có như vậy mới phát huy được nội lực và tạo nên hiệu quả của công tác quản lý. Bản tham luận này tôi xin được đánh giá một cách khái quát những đổi mới trong công tác quản lý của khoa ĐTTH trong những năm vừa qua và những định hướng công tác quản lý trong năm 2011. 1. Những kết quả đạt được a. Chủ động trong biên soạn mới, hiệu chỉnh mục tiêu, chương trình đào tạo Trong năm qua, công tác soạn mới hoặc hiệu chỉnh đề cương, chương trình giảng dạy luôn được khoa đặc biệt quan tâm, chủ động đề xuất hiệu chỉnh mục tiêu, chương trình để bắt kịp thực tế sản xuất. Các giáo viên được phân công biên soạn chương trình, đề cương bài giảng đều có ý thức trách nhiệm, tự giác trong công việc. Trong năm 2010, với nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện phục vụ giảng dạy đại học theo học chế tín chỉ. Các tổ môn trong khoa đã tham gia xây dựng 2 chương trình giáo dục bậc đại học cho 4 chuyên ngành được đánh giá cao. Hoàn thành và nghiệm thu 4 bộ giáo trình, đề cương chi tiết ngành tin phục vụ giảng dạy đại học. Chất lượng giáo trình đảm bảo tính vừa sức SV. Các tổ môn đã thực hiện hiệu chỉnh toàn bộ chương trình môn học cho cao đẳng liên thông; Thực hiện hiệu chỉnh các bộ đề thi nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. b. Chủ động đổi mới kế hoạch mua sắm, xây dựng CSVC phục vụ đào tạo Để HSSV có thể tiếp cận được thực tiễn sản xuất ngay sau khi ra trường, việc đầu tư các thiết bị phục vụ giảng dạy phù hợp công nghệ thực tế cũng là một việc làm hết sức cần thiết. - Khoa đã đề xuất và được Hiệu trưởng trang bị các thiết bị: Các board thí nghiệm về mạch logic, mạch điện tuyến tính số, điều khiển cảm biến bằng bộ vi 1 xử lý…đây là những thiết bị giúp giáo viên và HSSV tiếp cận với các công nghệ đang được sử dụng phổ biến trong thực tế sản xuất. - Thông qua kế hoạch làm đề tài tốt nghiệp của học sinh sinh viên cao đẳng khóa 3, trung cấp khóa 8, khoa đã thiết kế và thuê sản xuất 4 bộ phân loại sản phẩm bằng cánh tay máy, 7 kho hàng thông minh. Đây là những thiết bị mô phỏng quá trình sản xuất thực tế giúp quá trình đào tạo gắn với thực tiễn sản xuất. - Các đề tài nghiên cứu khoa học cũng được định hướng nghiên cứu và thiết kế chế tạo các thiết bị phục vụ lập trình điều khiển tự động. c. Chủ động trong tổ chức và quản lý quá trình đào tạo - Để triển khai các hoạt động đào tạo hiệu quả, tránh chỉ đạo chồng chéo, khoa đã duy trì và điều hành mô hình quản lý với 5 tổ môn: CNPM, TT&MMT, Lý thuyết cơ sở, Điện tử dân dụng, Điện tử công nghiệp. Với mô hình này, các tổ môn đã phát huy tốt tính tự chủ, sáng tạo trong điều hành và đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình quản lý đào tạo. - Chủ động chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế hành chính giáo vụ thông qua các hoạt động: Duy trì hoạt động ban thanh tra đào tạo của Khoa; tăng số lần dự giờ định kỳ, tăng cường dự giờ đột xuất; thực hiện các biện pháp linh hoạt trong phân công giảng dạy phù hợp thực tế để đáp ứng đào tạo hệ đại học vì vậy đã thực hiện tốt tiến độ đào tạo, và hạn chế tới mức thấp nhất các hiện tượng vi phạm quy chế trong đào tạo. - Các giáo viên trong khoa đã tích cực hơn trong việc khai thác đồ dùng phương tiện dạy học, tự giác tìm tòi, áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy cao độ tính tích cực của HSSV trong học tập. Điều này trước kia thường chỉ làm tốt trong các kỳ hội giảng - Duy trì hình thức báo cáo tình hình giảng dạy của các lớp HSSV hàng tuần bằng hình thức dùng hòm thư. Cách nộp báo cáo này đã giúp HSSV, GVCN, cán bộ giáo vụ tiết kiệm thời gian và đảm bảo đúng tiến độ nộp báo cáo. d. Chủ động trong công tác quản lý HSSV Ngoài các nền nếp quản lý HSSV đã được Hiệu trưởng quy định: sinh hoạt lớp, khoa định kỳ; tạo mối liên hệ thường xuyên với gia đình HSSV… khoa còn chủ động trong việc kiểm tra, giám sát quá trình quản lý lớp của GVCN. Khi HSSV xin nghỉ thứ 6 hoặc thứ 2 hàng tuần, phải được trưởng khoa phê duyệt, với các lớp có công nghỉ vô lý do cao, khoa yêu cầu GVCN phải định kỳ báo cáo tình hình lớp cho P. trưởng khoa phụ trách QLHSSV hàng ngày để cùng tìm biện pháp xử lý. Vì vậy, năm 2010 công nghỉ vô lý do của các lớp đã giảm đáng kể. 2 e. Chủ động trong các hoạt động khác Nhận thức được các hoạt động phong trào là yếu tố quan trọng tác động tích cực đến chất lượng đào tạo Khoa đã tổ chức tốt các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20.11: Giải bóng đá HSSV đạt giải nhì, hội thi báo tường đạt giải 3, hội diễn văn nghệ đạt giải 3. Đặc biệt, khoa đã tổ chức thành công hoạt động thi HSSV tài năng thanh lịch. Hoạt động này đã khẳng định sự năng động, sáng tạo của khoa trong công tác quản lý và đã để lại trong các em học sinh sinh viên những ấn tượng tốt đẹp về tình Thầy trò, về mái trường. Phải khẳng định những vấn đề nêu trên là thành quả của sự đổi mới, chủ động, năng động, sáng tạo trong công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ của tập thể CBGV trong khoa. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện quyền tự chủ. Khoa còn tồn tại một số vấn đề cần nghiêm túc xem xét rút kinh nghiệm: 2. Các tồn tại và nguyên nhân - Có lúc còn lúng túng trong triển khai và áp dụng quản lý theo tiêu chuẩn ISO do chưa tích cực tìm hiểu các thủ tục quy trình, các quy định khi thực hiện ISO. Trong kiểm tra đánh giá nội bộ quý 3/2010, khoa còn 3 NC phụ liên quan đến quản lý lưu trữ tài liệu. - Một số ít giáo viên chưa thực sự chủ động trong thực hiện các kế hoạch công tác đã lập, do ảnh hưởng của lề lối công tác quản lý cũ, còn phải để trưởng đơn vị nhắc nhở, đôn đốc nhiều lần mới hoàn thành kế hoạch. - Trong công tác QLHSSV, cũng còn những tồn tại: việc xử lý HSSV vi phạm chưa kịp thời. Việc phân tích chất lượng, xếp loại rèn luyện có lớp, có giáo viên chủ nhiệm làm chưa chính xác. Việc tổ chức theo dõi công nghỉ của HSSV chưa đầy đủ… Những tồn tại nêu trên tuy không lớn, nhưng cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Những tồn tại đó do các nguyên nhân chính sau: - Tập thể lãnh đạo và giáo viên trong khoa chưa thực sự đổi mới tư duy với cách làm mới, trong các hoạt động còn bị ảnh hưởng nhiều theo cơ chế quản lý chờ chỉ thị của cấp trên. - Việc phân cấp quản lý giao quyền tự chủ cho các khoa theo QĐ 738 chưa thật sự rõ ràng. Việc phân cấp quản lý mới chỉ dừng lại như một sự chuyển bớt một số công việc từ các phòng về các khoa, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vẫn bị sự chi phối, chỉ đạo của các phòng chức năng. Vì vậy, các khoa chưa mạnh dạn suy nghĩ, tìm tòi cách làm phù hợp để thực hiện nhiệm vụ mà đơn thuần chỉ là thực hiện các hướng dẫn theo cách làm của các phòng. Chính vì vậy chưa phát huy được tính tự chủ của các khoa. 3 - Về phía các phòng chức năng, thiếu kế hoạch tổng thể; thiếu sự phối hợp kế hoạch với nhau dẫn đến giao việc cho các khoa chồng chéo, không khả thi, gây khó khăn cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của khoa. - Còn hiện tượng lạm dụng phiếu yêu cầu: không đảm bảo thời gian, không cân nhắc tính khả thi của yêu cầu dẫn đến gây lỗi cho người thực hiện… 3. Một số định hướng về đổi mới công tác quản lý của khoa trong năm 2010 – 2011 - Tiếp tục tăng cường hiệu quả công tác thanh tra đào tạo của ban thanh tra, thực hiện thanh tra toàn diện: quá trình lên lớp, ghi chép sổ sách, thực hiện tiến độ, công tác QLHSSV… - Hoàn thành kế hoạch biên soạn giáo trình, đề cương chi tiết các môn học học phần hệ đại học. Hoàn thành kế hoạch xây dựng chương trình liên thông TCCN, Cao đẳng lên đại học. - Thực hiện đầy đủ các thủ tục quy trình trong quản lý theo ISO 9001:2008. - Hướng HSSV vào các hoạt động lành mạnh bằng cách tạo ra các sân chơi thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT… 4. Các đề xuất và kiến nghị - Nhằm thực hiện tốt việc quản lý chất lượng đào tạo toàn diện theo tiêu chuẩn ISO cần thực hiện nghiêm túc các quy định, kế hoạch đã lập để tránh tình trạng phải thay đổi kế hoạch đột xuất làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ. - Tuyển cán bộ chuyên trách văn phòng, ISO, TKGV cho các khoa. Trên đây là một số suy nghĩ của cá nhân tôi với mong muốn tập thể CBCC trường ta ngày càng phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo trong mọi hoạt động để trường ta sớm đạt các mục tiêu đề ra. Xin chân thành cảm ơn. 4 . ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TOÀN DIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, NHẰM NÂNG CAO UY TÍN, VỊ THẾ CỦA NHÀ TRƯỜNG VỚI XÃ HỘI ThS: Dương Đức Hải Trưởng khoa: ĐTTH Đổi mới công tác quản lý là. chính là đổi mới công tác quản lý. Vấn đề đặt ra là việc đổi mới phải bắt đầu từ đâu và đổi mới như thế nào? Việc đổi mới muốn thực sự hiệu quả, mỗi cá nhân trong trường phải thực sự thay đổi cách. chủ, năng động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm có như vậy mới phát huy được nội lực và tạo nên hiệu quả của công tác quản lý. Bản tham luận này tôi xin được đánh giá một cách khái quát những đổi

Ngày đăng: 19/04/2015, 22:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w