1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Giúp học sinh nhận biết, phân biệt các hình thức văn nghị luận

18 3,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 458,57 KB

Nội dung

Về văn bản nghị luận, các em sẽ được tìm hiểu sâu hơn về hai hình thức thường gặp nhất là nghị luận xã hội, một hình thức trước đây chưa được chỉ ý đúng mức trong nhà trường và nghị luậ

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÚP HỌC SINH NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT CÁC HÌNH THỨC

VĂN NGHỊ LUẬN

Trang 2

A Đặt vấn đề

I Lời nói đầu

Tích hợp là quan điểm cơ bản của việc đổi mới nội dung chương trình SGK và đổi mới phương pháp dạy học trong bé môn Ngữ văn của nhiều năm nay Trong chương trình SGK Ngữ văn THCS, các tác giả biên soạn đã thể hiện rất rõ quan điểm tích hợp này ở mọi hình thức: tích hợp ngang giữa các phân môn, tích hợp dọc, tích hợp đồng tâm… Sự đổi mới này không chỉ giúp học sinh có được kiến thức tổng hợp mà còn có kỹ năng tốt hơn trong quá trình học và làm văn Một trong những nhiệm vụ cơ bản của môn Ngữ văn ở trường phổ thông nãichung và ở trường THCS nói chung là phải giúp học sinh hình thành bốn kỹ năng cơ bản là: Nghe, nói, đọc, viết; trong đó kỹ năng viết có một vai trò vô cùng quan trọng Nhiệm vụ hình thành kỹ năng viết chính là ở phân môn Tập làm văn, chính vì vậy chỉ riêng ở phần tập làm văn ở lớp 9, bên cạnh việc hướng dẫn các

em viết những văn bản hành chính thông dụng như: Biên bản, Hợp đồng, Thư

(điện) chúc mừng và thăm hỏi, sẽ đi sâu hơn vào ba kiểu văn bản Thuyết minh, Tự

sự, Nghị luận, giúp các em biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố

miêu tả trong văn bản thuyết minh, yếu tố miêu tả và nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, phép phân tích và tổng hợp trong văn bản nghị luận Về văn bản nghị luận, các em sẽ được tìm hiểu sâu hơn về hai

hình thức thường gặp nhất là nghị luận xã hội, một hình thức trước đây chưa

được chỉ ý đúng mức trong nhà trường và nghị luận văn học với hai dạng cơ thể

là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ,

bài thơ Nhưng trong thực tế có thể khẳng định rằng thể loại văn nghị luận là một

thể loại văn khá khó đối với học sinh THCS Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng một bộ phận lớn học sinh chưa thực sự có kỹ năng xác định luận điểm, luận cứ; chưa xác định và phân biệt được các yêu cầu khác nhau của các hình thức văn nghị luận

II.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

1.Thực trạng

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bé môn Ngữ văn ở trường THCS , tôi nhân thấy

khi giảng dạy phân môn Tập làm văn và cụ thể là kiểu bài văn nghị luận đang tồn tại những vấn đề sau:

- Một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn quan niệm phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn nghị luận nói chung là một kiểu bài khó Vì vậy khi giảng dạy chưa thật sự được chú trọng, thời lượng dành cho thực hành của phân môn này chưa thật sự được sử dụng có hiệu quả Mỗi hình thức nghị luận đều có một tiết giành cho luyện nói, nhưng trên thực tế thì giờ luyện nói này chưa thật sự được sô dụng đúng với mục đích của giờ luyện nói

Trang 3

- Trong khi giảng dạy giáo viên chỉ chú ý đến nội dung bài học, miễn sao cung cấp đầy đủ cho học sinh dung lượng kiến thức trong sách giáo khoa mà ít chú trọng đến việc giúp các em hình thành kỹ năng nhận biết, phân biệt các hình thức nghị luận để qua đó các em có thể xác định ngay được nội dung yêu cầu của từng hình thức nghị luận để áp dụng vào bài văn nghị luận của mình

- Thực tế thì hiện nay ở trong nhà trường nói chung và riêng ở cấp THCS nói riêng vẫn còn một bộ phận lớn học sinh có thói quen thụ động, quen nghe, chép lại những gì giáo viên nói Khi làm bài thì phụ thuộc hoàn toàn vào các tài liệu học tốt, bài văn mẫu lúc nào cũng có sẵn trên thị trường mà hàn toàn không có thói quen suy nghĩ khám phá và tự bộc lộ bản thân

2.Kết quả của thực trạng trên

Từ những thực trạng như trên sẽ dẫn đến kết quả tất yếu là các em dần phụ thuộc hoàn toàn vào những tài liệu có sẵn, không chú trọng hoặc không còn hứng thú với môn học Các em không còn khả năng nhận biết, phân biệt các hình thức nghị luận Chính vì vậy mà các em sẽ không nắm được yêu cầu riêng, cụ thể của từng hình thức nghị luận, bài nghị luận của các em sẽ không có lập luận chặt chẽ,

lô gích, thiếu tính thuyết phục

Qua khảo sát chất lượng ở hai lớp 9C, 9D tôi trực tiếp giảng dạy thông qua các bài viết, kết quả thu được là:

Lớp Sĩ

số

Kết quả đạt được

Từ kết quả nh­ trên, bằng kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân tôi đưa

ra một vài biện pháp nho nhỏ để nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học các hình thức văn nghị luận ở trường THCS

B.Giải quyết vấn đề

I Các giải pháp thực hiện

1.Nghị luận là gì?

Nghị luận nghĩa bàn và nhận định, đánh giá về một tình hình, một vấn đề nào đó(Từ điển Tiếng Việt)

2 Phân loại:

Có hai loại Nghị Luận:

+ Nghị luận chính tri, xã hội

+ Nghị luận văn chương

Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là nghị luận chính trị, xã hội

Trang 4

Ví dụ: Bàn luận về " Không có gì quý hơn độc lập tự do" là nghị luận chính

trị Nghị luận về thói đố kị, lòng khoan dung, lòng nhân ái, tƯ tham nhũng là

nghị luận xã hội Nghị luận tục ngữ là nghị luận xã hội, nh­ :"Uống nước nhớ

nguồn"; "Tốt danh hơn lành áo", " Có công mài sắt có ngày nên kim", v.v

3.Thế nào gọi là văn nghị luận?

Nghị luận là kiểu bài, là phương pháp nghị luận sử dụng thao tác bàn bac, phân tích giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu sâu, hiểu rộng một vấn đề, chỉ rõ vấn đề ấy là đúng hay là sai, tốt hay xấu, cũ hay mới đồng thời giúp người nghe, người đọc có thái độ đúng, hành động đúng đối với vấn đề đang nghị luận Chính vì vậy, một bài nghị luận phải đạt được ba mục tiêu cụ thể nh­ sau:

- Một là, Phân biệt rõ đúng, sai, tốt, xấu, cũ mới của vấn đề

- Hai là, mở rộng, khơi sâu tầm nhận thức, sự hiểu biết về vấn đề đó

- Ba là, xác định rõ thái độ, tình cảm, hành động đúng đắn khi đối diện với vấn đề ấy

4 Các thao tác nghị luận

Một bài nghị luận phải nâng vấn đề có ý nghĩa khái quát, có giá trị lý luận và thực tiễn trên cơ sở một quan điểm, một lập trường nhất định

Để đạt được ba mục tiêu của bài nghị luận, người viết phải sử dụng thao tác nghị luận kết hợp với thao tác giải thích và thao tác chứng minh

Muốn phân biệt vấn đề đúng hay sai, tốt hay xấu, cũ hay mới, ta phải giải thích, phải trả lời thoả đáng các câu hỏi: Nghĩa là gì? nh­ thế nào? tại sao? Vì sao?

Muốn mở rộng, khơi sâu tầm nhận thức, sự hiểu biết về vấn đề đó ta phải bàn luận, so sánh, đối chiếu lý luận với thực tế, nghĩa là ta phải bb×nh, phải luận kết hợp với chứng minh

Việc kết hợp thao tác, thao tác chứng minh với thao tác bình và luận trong một bài văn nghị luận mang tính tất yếu Vì thế, một bài nghị luận nếu viết nông cạn chẳng khác gì một bài văn giải thích được thêm thắt một vài dẫn chứng

5.Ba bước của một bài văn nghị luận

Trong thân bài của bài nghị luận , cần lần lượt phát triển theo ba bước nh­ sau:

- Bước một, phải giải thích rõ vấn đề Một từ ngữ khó, một khái niệm mới cần được giải thích rõ Nghĩa đen, nghĩa bóng, ý nghĩa của vấn đề phải được giải thích cụ thể Bước một giải thích này được coi nh­ soi sáng vấn đề là bước rất cần thiết

- Bước hai, phải bình để chỉ rõ đúng sai, tốt xấu, cũ mới, của vấn đề Tại sao đúng(sai)? Đúng sai nh­ thế nào? Phải có lý lÊ trên một quan điểm lập trường nhất định Phần bình thể hiện rõ cái yêu, cái ghét, sự tiến bộ hay lạc hậu, hạn chế

về mặt nhận thức, về tư tưởng, tình cảm của người bình luận Phần bình cần sự sắc sảo

Trang 5

- Bước ba, phải luận, nghĩa là phải bàn bạc, bàn luận, so sánh, đối chiếu khơi sâu, mở rộng vấn đề; đặt vấn đề trong nhiều mối tương quan về gia đình, xã hội, lịch sử, về lý luận, về thực tiễn để bàn luận cho thoả đáng Bước ba của một bài văn nghị luận chính là nơi để phân biệt mức độ, chất lượng của trình độ của bài văn, của người viết

*Chú ý: Ba bước của một bài nghị luận cần rạch ròi trong nhận thức

Những bài nghị luận một câu tục ngữ, mét câu ca dao, một ý kiến ngắn thường thường ở thân bài nên tiến hành theo trình tự ba bước

Đối với những vấn đề bình luận về một vấn được trích dẫn trong một câu dài

có nhiều vỊ, ta phải:

- Có lúc gộp bước 2 và 3, kết hợp nghị luận trong từng vỊ

- Có lúc phải gộp cả ba bước trong từng vỊ cụ thể

- Đọc các bài văn minh hoạ sẽ thấy rõ sự sáng tạo trong văn nghị luận phản ánh trí tuệ và độ thông minh, nhạy cảm của người học sinh

6.Dàn ý một bài văn nghị luận

a,Mở bài:

Cần có hai nhân tố sau, gắn liền với nhau, hô ứng nhau: dẫn, nhập

- Dẫn: là dẫn dắt hướng về luận đề Cần đúng hướng chưa vội nêu bật ý nghĩa của vấn đề Có nhiều cách dẫn dắt nh­ nêu xuất xứ của vấn đề, hoặc nêu hoàn cảnh( xã hội, lịch sử, nghệ thuật, học thuật ) của vấn đề xuất, hiện, nảy sinh Cũng có thể nêu mục đích của vấn đề phải nghị luận Cũng có trường hợp sử dụng cách so sánh, nghi vấn hoặc tương phản, .nói chung là cần biến hoá linh hoạt

- Nhập: là nhập đề Dẫn với gắn liền với nhập nh­ hình với bóng Nhập tức là nêu vấn đề phải bình luận Nếu danh ngôn, câu văn, câu thơ, ca dao, tục ngữ được chỉ định trong đề bài, thì ta phải giới thiệu trích dẫn và đặt trong dấu ngoặc kép

- Mở bài bài văn nghị luận cần thể hiện một phong độ và sư sâu sắc

b,Thân bài: Có ba bước sau

- Bước 1: Phải giải thích vấn đề Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, rót ra ý nghĩa của vấn đề Tục ngữ, ca dao thì phải giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng Câu văn, câu danh ngôn, câu thơ (Đặc biệt là thơ cổ) thì ta phải giải thích từ khó, khái niệm, để từ đó tìm ra hàm nghĩa, nội dung ý nghĩa Không thể đơn giản bước 1, nỊu là nghị luận ca dao, tục ngữ, thơ văn cổ

- Bước 2: là bình

Nghĩa là phải khẳng định vấn đề đúng hay sai Dùng lý lẽ để phân tích đúng sai của vấn dÒ Chỉ ra được nguyên nhân: Tai sao đúng? Vì sao sai? Đúng sai nh­ thế nào? NÕu thiếu lý lÊ hoặc lý lÊ nông cạn, nếu thiếu kiến thức hoặc hiểu biết

lờ mờ, thì làm sao mà bình, mà khen mà chê được Có lúc người viết phải sử dụng một vài dẫn chứng để minh hoạ cho cái sai, cái đúng của vấn đề Quan điểm, lập trường nhận thức về tư tưởng, đạo đức, về hoạ thuật của người nghị

Trang 6

luận thể hiện rõ ở phần này Cần một cách viết sắc và gọn, linh hoạt ít sử dụng câu dài Tính chất tranh luận, tự biện được bộc lộ

- Bước 3: Luận

Luận là bàn bạc, bàn luận, mở rộng lật đi lật lại vấn đề, đối chiếu vấn đề ( Về các mặt lịch sử, xã hội, học thuật, về lý luận và thực tiễn, trong không gian, thời gian và các lĩnh vực ) Có lúc so sánh với các vấn đề tương quan, liên quan Cũng có lúc đánh giá vấn đề, nêu bật tác dụng và tác hại, mặt tích cực hoặc hạn chế của vấn đề

Dây là phần hay nhất và cũng là phần khó nhất Nó thể hiện độ sâu, rộng của bài nghị luận Nếu bài nghị luận chỉ dừng lại ở bước 2 thì chẳng khác gì bài giải thích

Chú ý:

Ba bước của một bài văn nghị luận là những bước đi cơ bản, cần có và phải

có Học sinh cần định hình ba bước ấy Làm văn nói chung, nghị luận nói riêng, cần phải căn cứ vào đề bài cụ thể, phân tích cụ thể để vận dụng sáng tạo Từ khuôn mẫu mà sáng tạo, ấy mới là làm văn

- Nghị luận ca dao, tục ngữ, thơ cổ thì nên có ba bước

- Có vấn đề bình luận là câu văn, câu danh ngôn có nhiều vỊ, mỗi vỊ là một khía cạnh của vấn đề thì sau bước 1, ta kết hợp bình và luận từng vỊ một, đi sâu vào vỊ chính, vào trọng điểm

Ví dụ:

a, Bình luận câu tục ngữ:

" Đời người có một gang tay,

Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang"

Nên tiến hành theo ba bước

b, Bình luận ý kiến sau đây của Chủ Tịch Hồ Chí Minh:

" Học để hành Học với hành phải đi đôi Học mà không hành thì học cũng vô

ích Hành mà không học thì hành không trôi chảy"

- Sau bước 1 giải thích thế nào là học và hành; tại sao học với hành phải đi đôi?

Ta phải kết hợp bình luận:

- Học để hành Học với hành phải đi đôi

- Học mà không hành thì cũng vô ích

- Hành mà không học thì hành không trôi chảy

c, Kết bài:

- Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đang nghị luận

- Rót ra bài học (tư tưởng, tình cảm, nhận thức ) nêu phương hướng hành động

- Mở ra một vấn đề liên quan với vấn đề đang nghị luận ( vấn đề nghị luận đã khép lại, một vấn đề mới lại được nêu ra, xuất phát từ vấn đề trước- rất hay, rất khó)

Trang 7

II.Các biện pháp tổ chức thực hiện

A Các hình thức nghị luận

1 Nghị luận xã hội

1.1.Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

a, Nhận diện

Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống là bài nghị luận xã hội, trong

đó người viết phải bàn luận, bình phẩm, khen, chê về các biểu hiện trong cộng đồng đã và đang diễn ra

Ví dụ: Lòng hiếu thảo, tính khoe khoang, sự đua đòi, tinh thần tự học, đạo lý uống nước nhớ nguồn, hiện tượng vứt rác bừa bãi

Trong đời sống xã hội thường xảy ra vô vàn những sự việc, hiện tượng Xét về tính chất, có những sự việc, hiện tượng lớn như chiến tranh, tình trạng tai nạn giao thông, tình trạng thiên tai hoả hoạn, sự xu«ng cấp về đạo đức; nhưng cũng có những sự việc, hiện tượng nhỏ, đơn giản như sự thất hứa, thói đua đòi, đi học muộn, tính hiếu thắng Ngay trong từng sự việc, hiện tượng cũng có nhiều tình huống, nhiều cách biểu hiện diễn biến khác nhau Chẳng hạn nh­ cùng là việc đi học, nhưng có người đi học sớm, có người đi học muộn; có người đi học chuyên cần, có người lại hay bỏ học Hay cũng là sự việc giữ gìn vệ sinh công cộng nhưng người này thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm, người kia lại thường xuyên vi phạm qui định chung, lại có người cũng thực hiện nhưng mang tính chất đối phó

Đứng trước những sự việc ấy, con người cần phải bày tỏ thái độ của mình: hoặc khen, hoặc chê; hoặc đồng; hoặc phản đối; hoặc khâm phục tôn trọng, hoặc coi thường chế giễu Điều đó cũng có nghĩa là trong quá trình hoà nhập với đời sống xã hội, người ta phải biết rót ra những vấn đề có ý nghĩa tư tưởng trên cơ sở xem xét, quan sát các sự việc, hiện tượng cụ thể, từ đó điều chỉnh nhận thức hành

vi của mình và mọi người Việc rót ra ý nghĩa tư tưởng ấy và trình bày một cách

có hệ thống bằng ngôn ngữ( nói và viết) nhằm tạo cho con người một năng lực suy nghĩ, một năng lực tư duy gọi là nghị luận xã hội

Dù dưới hình thức nào, ở phạm vi mức độ nào, nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống cũng thường bao gồm các khâu: Bộc lộ nhận thức( thông qua mô

tả, xem xét sự việc, hiện tượng với các biểu hiện khác nhau); đánh giá( thông qua

ý kiến nhận xét về các mặt đúng- sai, phải - trái, lợi - hại của hiện tượng ấy); bày tỏ thái độ( khen - chê, đồng tình - phản đối, tiếp thu - khuyên bảo, khâm phục

- phê phán ); hoặc kèm theo những lời lý giải( nêu nguyên nhân, dự báo hệ quả )

b, Bố cục

Về bố cục, bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống trong đời sống cũng gồm ba phần:

- Mở bài: Trực tiếp hoặc gián tiếp nêu vấn đề cần nghị luận

Trang 8

- Thân bài: Lần lượt bày tỏ nhận thức, đánh giá, thái độ hoặc đưa ra lời lý giải hay dự báo( nếu có) của bản thân đối với vấn đề được nghị luận

- Kết bài: Định hướng nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người hoặc đưa ra ý kiến khái quát để tổng hợp vấn đề đã được bàn bạc thấu đáo

Trong quá trình nghị luận cần chú ý một số điểm sau:

* Muốn có nội dung nghị luận sắc sảo, đủ thuyết phục thì người làm bài nghị luận phải quan sát những sự việc, hiện tượng đã và đang xảy ra xunh quanh; đồng thời phải xuất phát từ một quan điểm đúng đắn, minh bạch có trách nhiệm đối với

xã hội, biết quan tâm đến lợi ích cộng đồng, quan tâm tới việc tu dưỡng đạo đức, phẩm chất cho bản thân và cho mọi người ; có thái độ đúng đắn để nhìn nhận đánh giá sự việc, hiện tượng một cách khách quan, khoa học ; luôn đứng về phía

lẽ phải để suy xét đối tượng Tránh thái độ đánh giá thiếu trung thực, thiếu khách quan, thiếu công bằng

* Trong quá trình nghị luận, người viết cần đưa ra nhiều hiện tượng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, phân tích để chỉ ra hiện tượng nào đúng để khẳng định, hiện tượng nào sai cần phê phán, từ đó định hướng nhận thức để hành động Mặt khác cùng một sự việc, hiện tượng, cần soi xét từ nhiều góc độ, đặt trong nhiều tình huống khác nhau để nội dung nghị luận xác đáng, sâu sắc, thuyết phục

* Trong cách diễn đạt, đã là văn nghị luận thì phải sử dụng lập luận chặt chẽ thể hiện qua ngôn từ, qua các kiểu câu Chẳng hạn như các từ biểu lộ thái độ khẳng định, nghi vấn, phỏng đoán, giả thiết; các kiểu câu nghi vấn, câu cảm

1.2.Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý

Cũng nh­ nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, nghị luận về một

vấn đề tư tưởng, đạo lý là dạng văn nghị luận chính trị xã hội quen thuộc và khá phổ biến thiết thực Mảng đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống con người, bởi vì dù ở chế độ xã hội nào, thuộc thành phần giai cấp nào, điều kiện sống và làm việc ra sao… mỗi người đều phải xác định cho mình một tư tưởng, một lối sống, một phẩm chất chuẩn mực nào đó để tự điều chỉnh suy nghĩ và hành

vi của mình Mặt khác, khi đặt trong quan hệ xã hội, con người chịu nhiều tác động từ bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức, lối sống cá nhân Sự ảnh hưởng này có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực Đối tượng được nghị luận ở đây có thể là những vấn đề đã được xác định, thậm chí đã được coi là chân

lý nh­ các câu danh ngôn, các câu tục ngữ, lời phát biểu của các danh nhân… Tuy nhiên cũng có thể là những vấn đề bức xúc do cuộc sống hiện đại đặt ra, có tính cập nhật và mới mẻ (như cách giao tiếp; văn hoá ứng sử; văn hoá trong sử dụng điện thoại di động nơi đông người; văn hoá trong lÔ tết, đám cưới, đám tang…)

Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý, ngoài những đặc điểm về ngôn ngữ diễn đạt, về kỹ năng trình bày tương tự như đối với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội, người viết cần lưu ý thêm các điểm sau:

Trang 9

* Phải có quan điểm lập trường rõ ràng khi nhìn nhận, xem xét, đánh giá một vấn đề thuộc phạm trù tư tưởng, đạo lý Để nghị luận đúng hướng, người viết cần dựa vào những chuẩn mực về tư tưởng, đạo lý của xã hội, được đông đảo mọi người chấp nhận

* Trong quá trình nghị luận, người viết bài phải trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ thái độ, quan điểm của mình như khen – chê, khẳng định- phê phán, thậm chí có thể thẳng thắn chỉ trích, phủ nhận một quan điểm, một tư tưởng, một lối sống nào

đó Muốn lời bình có sức thuyết phục thì phải có lý lÊ sắc sảo, đồng thời phải đưa

ra được các dẫn chứng cụ thể về tư tưởng, đạo lý đã và đang diễn ra xung quanh theo nguyên tắc: dẫn chứng được lựa chọn vừa phong phú, vừa tiêu biểu, vừa phổ biến, vừa điển hình; có đúng, có sai, có xấu, có tốt….Dù đối tượng được nghị luận là vấn đề có tính cổ điển hay hiện đại thì người viết cũng phải mạnh dạn đưa

ra được những cách nhìn, cách đánh giá độc lập của riêng mình, phải phát hiện thêm những khía cạnh mới, phải soi xét vấn đề từ nhiều chiều, nhiều góc độ khác nhau để lời bàn thấu đáo, có tình, có lý

* Trong quá trình tiến hành nghị luận, người viết có thể liên hệ, so sánh đối chiếu trên nhiều phương diện: về không gian, về thời gian, về đối tượng Ngoài ra còn cần sử dụng các thao tác chứng minh, giải thích, phân tích để khẳng định thái

độ tư tưởng của người viết cũng nh­ làm sáng tỏ vấn đề

* Mục đích của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý không chỉ xác định đúng sai, phải trái mà điều quan trọng hơn là phải định hướng nhận thức, tư tưởng và hành động cho bản thân, cho mọi người Thậm chí trong quá trình nghị luận, nhất là ở phần Kết bài, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra những lời khuyên (tự khuyÖn mình hoặc khuyên mọi người)

2 Nghị luận văn học

2.1 Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

a, Nhận diện chung về hình thức và phương pháp

Nghị luận văn học hay còn gọi là nghị luận văn chương

Trong nghị luận văn học có một kiểu bài khá quen thuộc: Nghị luận về một tác phẩm truyện, vậy thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện? đối tượng nghị luận trong kiểu bài này là các tác phẩm văn học tự sự

Khi nghị luận về tác phẩm truyện, người viết thường trình bày những suy nghĩ, nhận xét đánh giá của bản thân về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm cụ thể đó Chính vì vậy, hình thức nghị luận về tác phẩm truyện khá phong phú, có thể bao gồm: Phân tích tác phẩm truyện (phân tích giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật; phân tích một phần trích của truyện; phân tích một nhân vật của truyện; phân tích một nội dung chủ đề của truyện; phân tích một nét đặc sắc của truyện…) Tất nhiên, việc phân định, tách bạch ranh giới giữa các hình thức nghị luận trên chỉ ở mức độ tương đối Đồng thời trong quá trình nghị luận, có thể đan xen giữa các hình thức nói trên Tuỳ vào từng yêu cầu cụ thể của đề bài mà xác

Trang 10

định mức độ, phạm vi, hình thức nghị luận chính cũng như sự kết hợp các hình thức nghị luận khác

Ví dụ: Phân tích hình ảnh nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim

Lân

Đây là dạng đề phân tích một nhân vật trong một tác phẩm truyện Đề bài yêu cầu tập trung phân tích đặc điểm và đánh giá nhân vật ông Hai trên cơ sở trình bày những hiểu biết, cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về nhân vật Cần giải đáp được các vấn đề: Nhân vật có những đặc điểm nào? Đặc điểm ấy được tác giả thể hiện trong tác phẩm ra sao? Cách thể hiện tính cách nhân vật có gì sáng tạo? Qua nhân vật, ta liên hệ tới những phẩm chất gì của con người Viªt Nam trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp?

b, Những yêu cầu của mét bài nghị luận về tác phẩm truyện

Ngoài những yêu cầu chung về bố cục, về ngôn ngữ diễn đạt nh­ với các loại văn bản nghị luận khác, cần chú ý những yêu cầu sau:

+ Nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải xuất phát từ giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát trong quá trình tiếp cận tác phẩm đó (ví dụ như: tính cách, số phận nhân vật; ý nghĩa cốt truyện; các tình huống nghệ thuật; kết cấu của tác phẩm…) Những nhận xét, đánh giá này có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: từ chính những rung động, xúc cảm của mình khi tiếp cận và khám phá tác phẩm; từ những nhận xét, đánh giá của của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học về tác phẩm đó… Việc phối hợp, dung hoà các điểm nhìn, các ý kiến trên sẽ góp phần làm cho nội dung nhận xét, bình luận về tác phẩm thêm xác đáng, sâu sắc, toàn diện, tránh được sự suy diễn theo ý chủ quan của người viết

+ Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện được hình thành trong quá trình nghị luận đòi hỏi phải rõ ràng, chính xác, có lập luận thuyết phục Thông thường, các nhận xét, đánh giá ấy được thể hiện thành những luận điểm Các luận điểm được sắp xếp theo một trình tự chặt chẽ, lô-gÝc Trong từng luận điểm, hệ thống các luận cứ phải bảo đảm phong phú, đa dạng, tiểu biểu

+ Trong quá trình nghị luận về tác phẩm truyện cần có thói quên liên hệ, so sánh, đối chiếu (liên hệ với cuộc đời và phong cách sáng tác của tác giả; liên hệ với hoàn cảnh sáng tác; liên hệ, so sánh đối chiếu với các tác phẩm khác cùng đề tài, cùng chủ đề, cùng tác giả…) NÕu nghị luận về đoạn trích của tác phẩm truyện thì phải đặt đoạn trích ấy trong mối quan hệ chặt chẽ với cÂu trúc tác phẩm( về cả kết cấu nghệ thuật cũng nh­ nội dung chủ đề) Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá, khẳng định vị trí, vai trò của đoạn trích trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm

c, Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện

* Xác định yêu cầu của đề: Đề văn nghị luận về tác phẩm truyện có cách biểu

đạt rất đa dạng với nhiều mức độ yêu cầu khác nhau Ví dụ: nghị luận theo hướng bày tỏ suy nghĩ, tình cảm; nghị luận theo hướng đánh giá nhận xét, bình luận;

Ngày đăng: 19/04/2015, 21:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w