1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng,

123 522 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 666 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Triều Nguyễn (1802 – 1945) – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Nhà Nguyễn tồn tại trong vòng 143 năm và tồn tại trong giai đoạn đất nước có nhiều chuyển biến quan trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam một lãnh thổ trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau được xác lập. Đây là thành quả vô cùng to lớn của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn đã đặt ra cho nhà Nguyễn những thời cơ và thách thức trong việc quản lý đất nước. Chính vì vậy, triều Nguyễn được sự quan tâm của đông đảo các học giả nghiên cứu trong và ngoài nước. Khi nghiên cứu về triều Nguyễn đã có không ít những ý kiến trái ngược nhau, không thống nhất khi đánh giá về công tội của vương triều này. Do đó, khi đánh giá về triều Nguyễn chúng ta cần có một cái nhìn khách quan và đánh giá một cách toàn diện trên tất cả các mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao… Do vậy, tôi chọn đề tài “Thuế ruộng đất triều Nguyễn từ 1802 đến 1840”, với mong muốn góp phần nghiên cứu một khía cạnh trong kinh tế - xã hội của nhà Nguyễn và hy vọng có được cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về vương triều này. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nói đến thuế nói chung và thuế ruộng đất nói riêng có một tầm quan trọng đặc biệt. Bởi cơ sở kinh tế chủ yếu của Việt Nam là kinh tế nông nghiệp. Trong đó, ruộng đất là nguồn tư liệu sản xuất chính của quốc gia. Nguồn lợi thu được từ thuế ruộng đất là một phần quan trọng để nuôi sống và duy trì bộ máy nhà nước. Do đó, ngay từ sớm các nhà nước phong kiến Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề ruộng đất, trong đó vấn đề tô thuế đối với các loại ruộng đất là một phần quan trọng hơn cả. Một số nhà kinh điển đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về thuế nói chung như LờNin định nghĩa: “Thuế là cái mà nhà nước thu của dân mà không bù lại”. Hay C.Mỏc cho rằng: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà 1 nước” [3, 7]. Theo giáo trình “Thuế Nhà nước” của trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội thì “Thuế là một biện pháp động viên bắt buộc của nhà nước đối với các thế nhân và phỏp nhõn….nộp cho ngân sách nhà nước”[3, 10]. Từ những định nghĩa trên ta thấy được tầm quan trọng của thuế đối với Nhà nước. Do đó, bất kỳ một nhà nước nào muốn tồn tại được đều cần có thuế. Thuế được coi là cơ sở kinh tế, là nguồn thu chủ yếu đảm bảo cho sự tồn tại của nhà nước. Vì vậy, thuế nói chung và thuế ruộng đất nói riêng ra đời là một tất yếu khách quan, nó vừa đảm bảo nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, đồng thời thuế cũng tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội. Ở nước ta, thuế ra đời khi hình thái nhà nước sơ khai đầu tiên xuất hiện. Từ đơn giản trải qua thời gian chính sách thuế đã dần được hoàn thiện hơn. Thời kỳ nhà Nguyễn trị vì vẫn duy trì ba sắc thuế cơ bản đó là thuế điền (thuế ruộng đất), thuế đinh và thuế tạp dịch. Trong đó, thuế ruộng đất là một phần quan trọng trong ngân sách nhà nước. Vương triều Nguyễn ra đời trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt, cùng một lúc phải đối phó với rất nhiều khó khăn thử thách cả bên trong lẫn bên ngoài. Đứng trước yêu cầu khó khăn của đất nước về kinh tế, chính trị, xã hội thì vấn đề củng cố, khai hoang ruộng đất để tăng cường quyền sở hữu của nhà nước với ruộng đất, mở rộng diện tích đất canh tác, tăng sản lượng trong sản xuất nông nghiệp từ đó tăng mức thu thuế trên từng loại ruộng được nhà Nguyễn quan tâm và giải quyết. Do đó, đi sâu vào nghiên cứu chế độ ruộng đất của triều Nguyễn nói chung và thuế ruộng đất triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX nói riêng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và hiểu toàn diện hơn về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam thời kỳ này. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu chính sách thuế ruộng đất triều Nguyễn (1802 – 1840) sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước phong kiến nói chung và chế độ ruộng đất dưới triều 2 Nguyễn nói riêng. Từ đó, chúng ta sẽ rút ra được những nhận xét, đánh giá về chính sách thuế của nhà nước với nhân dân lao động trong xã hội. Xuất phát từ những lý do trờn, tụi chọn đề tài: “Thuế ruộng đất triều Nguyễn từ 1802 đến 1840” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Triều Nguyễn – triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, một triều đại đã để lại cho lịch sử Việt Nam nhiều công trạng nhưng cũng nhiều sai lầm. Đây là vương triều đã tốn khá nhiều giấy mực của giới sử học trong và ngoài nước. Chính vì vậy, nhắc đến triều Nguyễn thì đó là một đề tài hay hấp dẫn và thu hút được sự quan tâm của đông đảo học giả nghiên cứu gần xa. Nghiên cứu về nhà Nguyễn đã có rất nhiều công trình được công bố, trong đó nghiên cứu về tình hình ruộng đất hay chính sách khai hoang dưới triều Nguyễn cũng thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề thuế ruộng đất dưới triều Nguyễn lại chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện. Qua quá trình sưu tầm tư liệu, tôi thấy có một số nguồn tư liệu đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề mà tác giả nghiên cứu như sau: Dưới thời phong kiến, trong số các nguồn sử liệu đề cập đến vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng, trước tiên phải kể đến các nguồn tài liệu gốc (tài liệu chính thống) do Quốc sử Quán triều Nguyễn biên soạn như: Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Minh Mệnh chính yếu (3 tập), Đại Nam nhất thống trí, Quốc triều chớnh biờn toỏt yếu, Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại chí… “Đại Nam thực lục”, xuất bản năm 2007 – là bộ biên niên sử do Quốc sử Quán triều Nguyễn biên soạn. Bộ sử gồm hai phần Tiền biên và Chớnh biờn, biên soạn dưới thời Tự Đức và các đời vua sau tiếp tục bổ sung cho đến triều vua Khải Định. Bộ sử ghi chép những sự kiện quan trọng xảy ra trên khắp cả nước trong thời gian một năm, một tháng, một ngày. Tác phẩm cung 3 cấp cho người đọc những tư liệu lịch sử quan trọng xảy ra trong cả nước trên tất cả các mặt. Bên cạnh đó, tác phẩm còn cung cấp những tư liệu lịch sử quan trọng và khá toàn diện giúp người đọc hiểu được chủ trương, mục đích khai hoang của nhà nước. Đồng thời, tác phẩm cũng đề cập đến chế độ tô thuế nói chung và thuế ruộng đất nói riêng. Trong đó, có liệt kê những năm vua miễn giảm thuế cho các địa phương, cách đánh thuế, mức thu tô thuế đối với các loại ruộng đất. Đây là nguồn tư liệu gốc chính mà tác giả sử dụng chủ yếu trong quá trình làm khóa luận. Tuy nhiên, do cách viết theo lối biên niên cho nên những vấn đề nghiên cứu nằm rải rác ở nhiều tập sách khác nhau nờn khú theo dõi. Bộ “Khõm định Đại Nam hội điển sự lệ” do Nội Các triều Nguyễn biên soạn dưới thời Thiệu Trị (1843) và hoàn thành dưới triều Tự Đức (1851). Bộ sách này cho chúng ta cái nhìn toàn diện về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Trong tập III, quyển 36 - 68 của NXB Thuận Hóa, Huế, năm 2005 có quyển 37, quyển 40, quyển 41 giúp chúng ta hiểu hơn về thuế chính ngạch I, thuế chính ngạch V, trong đó có chế độ ruộng đất, chế độ tô thuế, chính sách thuế khóa đối với ruộng đồn điền dưới triều Nguyễn. Tác phẩm “Quốc triều chớnh biờn toỏt yếu” do Quốc sử Quán triều Nguyễn biên soạn được NXB Thuận Hóa, Huế xuất bản in năm 1998. Tác phẩm ghi lại những điều chủ yếu và cơ bản trong các triều Vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức…Chớnh vì vậy chỉ cung cấp cho chúng ta những nét khái quát về tình hình ruộng đất triều Nguyễn. Sử học thời Pháp thuộc, chúng ta phải nhắc đến tác giả Trần Trọng Kim với tác phẩm “Việt Nam sử lược”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005 (in lần thứ năm). Tác phẩm nghiên cứu lịch sử Việt Nam từ thời thượng cổ đến khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách cai trị trên nước ta (1902). Tác giả biên soạn lịch sử theo thứ tự thời gian các triều đại, trong từng triều đại tác giả không ghi chép sự kiện theo trình tự thời gian mà ghi 4 chép theo từng nội dung lớn. Trong mỗi triều vua, tác giả có nhắc đến vấn đề thuế điền, hình thức thu thuế của nhà nước. Với cách viết này của tác giả đó giỳp người đọc dễ nhận biết nội dung liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Tác phẩm “Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn” của tác giả Nguyễn Thế Anh, NXB Lửa Thiêng, xuất bản năm 1971 có trình bày khá tổng quát về các vấn đề kinh tế, xã hội dưới triều Nguyễn. Tác giả ít nhiều đề cập đến thể lệ thuế, chính sách ruộng đất công làng xó… Từ sau Cách mạng tháng Tám, trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề ruộng đất triều Nguyễn nói riêng, trong đó vấn đề thuế ruộng đất cũng được các nhà sử học quan tâm và nghiên cứu, có nhiều công trình được công bố như: Cuốn “Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước 1858”, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1958. Tác phẩm nghiên cứu khá toàn diện mọi mặt của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước năm 1858 về chính trị, kinh tế, xã hội…Trong đó, tác phẩm có đề cập sơ lược đến vấn đề tô thuế thời nhà Nguyễn trị vì về thời gian thu thuế và mức đánh thuế. Bên cạnh đó, chúng ta phải kể đến các cuốn giáo trình như: Cuốn “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 3, từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX” của tác giả Phan Huy Lê, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1965. Tác phẩm gồm ba phần đó là từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX. Trong đó, ở phần III, tác giả có đề cập đến vấn đề địa tô và quy định đơn vị đo lường tô thuế thời Nguyễn. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập được chi tiết về chính sách thuế ruộng đất dưới thời Nguyễn. Sau năm 1975, có nhiều công trình nghiên cứu được công bố về vấn đề nhà Nguyễn nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng như: Năm 1979, cuốn “Tỡm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX” của tác giả Vũ Huy Phúc, NXB Khoa học xã hội Hà Nội. Tác giả vạch ra bản chất chính sách ruộng đất của nhà nước triều Nguyễn, thiết chế và kết cấu ruộng đất hình thành từ chính sách đó. Trong đó, tác phẩm cũng đề 5 cập đến vấn đề tô thuế ruộng đất qua từng loại hình ruộng đất cụ thể. Tác phẩm cũng đề cập đến tác động những chính sách của nhà nước đối với đời sống của người nông dân Việt Nam. Đây thực sự là một tác phẩm có giá trị giúp người đọc có nhiều định hướng khi nghiên cứu đời sống kinh tế - xã hội nông nghiệp trong thời kỳ này. Năm 1980, tác phẩm “Lịch sử Việt Nam, tập 2 (1427 – 1858)” của tác giả Nguyễn Phan Quang, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh, NXB Giáo Dục. Tác phẩm có giành một số ít trang đề cập tới vấn đề tô thuế dưới triều Nguyễn. Trong đó, có đề cập đến hình thức thu thuế. Trong loạt bài của tác giả Vũ Huy Phúc như: “Chế độ công điền công thổ của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 62, năm 1964. Trong đó, tác giả có đề cập đến chế độ công điền công thổ của nhà Nguyễn và những biện pháp cụ thể của nhà nước với loại đất này, trong đó có biện pháp đánh thuế ruộng đất công điền công thổ của nhà Nguyễn. Hay trong bài: “Về ruộng đất công làng xã thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” cũng của tác giả Vũ Huy Phúc đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 4 năm 1981. Tác giả có đề cập đến vấn đề sở hữu của nhà nước với ruộng đất công làng xã và hình thức thu thuế với loại ruộng đất này. Bài của tác giả Nguyễn Đức Nghinh với nhan đề: “Về quyền sở hữu ruộng đất khẩn hoang dưới thời Nguyễn” đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 5/6/1987 đã đề cập đến vấn đề sở hữu ruộng đất trực tiếp của nhà nước, trong đó có vấn đề sở hữu ruộng đất đồn điền và tô thuế đối với ruộng đất này. Năm 1990, cuốn “Nụng dõn và nông thôn Việt Nam thời cận đại, tập 1” của Viện sử học, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, có đề cập một cách khái quát vấn đề thuế, địa tô và nợ lãi đối với nông dân Việt Nam, trong đó có đề cập qua cách thức đánh thuế ruộng đất dưới triều Nguyễn. 6 Năm 1997, hai tác giả Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang đã xuất bản tác phẩm: “Tỡnh hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn”, NXB Thuận Hóa. Tác giả vẽ lại bức tranh cụ thể về tình hình nông nghiệp và đời sống nông dân dưới các vua triều Nguyễn, về chính sách khai hoang ruộng đất trong đó vấn đề tô thế cũng được nhắc đến và minh chứng bằng các con số sinh động. Những năm sau đó, những bộ giáo trình thông sử như tác phẩm: “Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1 từ nguyên thủy đến năm 1858” của tác giả Trương Hữu Quýnh (chủ biên), NXB Giáo Dục, Hà Nội 2007. Sau đó là tác phẩm “Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2” của tác giả Đinh Xuõn Lõm (chủ biên), NXB Giáo Dục, Hà Nội 2007. Năm 2008, tập thể tác giả Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên), Đào Tố Uyờn, Vừ Xuõn Đàn cho ra đời cuốn giáo trình “Lịch sử Việt Nam, tập 3”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội…Đõy là những cuốn giáo trình cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản và khái quát nhất về các đời vua triều Nguyễn trờn cỏc lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội…Song liên quan đến đề tài chưa được đề cập nhiều và cụ thể. Năm 2001, Bộ tài chính - Tổng cục thuế cho ra đời cuốn “Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. Tác phẩm đề cập khái quát về hình thức tô thuế ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đến thời kỳ nhà Nguyễn. Năm 2005, cuốn “Lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Đây là công trình tập hợp nhiều bài nghiên cứu của các nhà sử học và nhiều nhà giáo giảng dạy lịch sử Việt Nam thời đại nhà Nguyễn (1802 – 1945). Sự tồn tại của nhà Nguyễn suốt 143 năm trong dòng chảy lịch sử dân tộc đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới sử học nói riêng và trong giới khoa học xã hội Việt Nam nói chung. Từ những cách tiếp cận khác nhau đã tạo ra cái nhìn và đánh giá vai trò của triều Nguyễn cũng khác nhau. Tác phẩm giúp người đọc có cái nhìn khách quan về lịch sử triều Nguyễn, tuy nội dung của chính sách thuế ruộng đất không được đề cập nhiều song cũng 7 giúp người viết có những quan điểm và nhận định đúng đắn, khách quan hơn về triều Nguyễn. Năm 2008, Kỷ yếu hội thảo khoa học về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, tại Thanh Hóa, thỏng 10 năm 2008, NXB Thế giới cũng giành một số ít trang viết về thái độ của nhà Nguyễn với vấn đề ruộng đất và vấn đề ruộng đất trong đối nội của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX. Ngoài những công trình chuyên khảo kể trên cũn cú rất nhiều giáo trình khác cũng góp phần đề cập một cách gián tiếp đến vấn đề thuế ruộng đất triều Nguyễn như cuốn: Tiến trình lịch sử Việt Nam (Nguyễn Quang Ngọc chủ biên), cuốn Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến năm 1858 (Trương Hữu Quýnh chủ biên), giáo trình Lịch sử Việt Nam (tập 3) của Nguyễn Cảnh Minh chủ biên…. Như vậy, từ việc điểm lại lịch sử nghiên cứu vấn đề có thể thấy rằng vấn đề thuế ruộng đất triều Nguyễn chưa được đề cập đến một cách có hệ thống và chưa có công trình nào nghiên cứu chuyờn sõu. Những công trình nghiên cứu nói trên đã ít nhiều cung cấp một số nội dung về vấn đề thuế ruộng đất triều Nguyễn, có nêu lên những nhận xét, đánh giá về chính sách thuế của nhà Nguyễn, là nguồn tài liệu quý để tác giả tham khảo. Do vậy, hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này, kế thừa thành quả của người đi trước, tôi mong muốn nghiên cứu vấn đề “Thuế ruộng đất triều Nguyễn từ 1802 đến 1840” một cách đầy đủ, có hệ thống và toàn diện. 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Khóa luận tập trung vào nghiên cứu về một đối tượng cụ thể đó là: “Thuế ruộng đất triều Nguyễn từ 1802 đến 1840”. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 8 * Về thời gian: Đề tài đi sâu vào nghiên cứu chính sách thuế ruộng đất triều Nguyễn trong giai đoạn từ năm 1802 đến hết năm 1840 tức là từ khi Gia Long lên ngôi (1802) đến hết thời gian trị vì của vua Minh Mạng (1840). * Về không gian: Trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp, đề tài tập trung nghiên cứu chính sách thuế ruộng đất được áp dụng trong cả nước thời kỳ từ Gia Long đến Minh Mạng trị vì. 3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung làm rõ một số nội dung sau: Thứ nhất, đề tài nghiên cứu những nét khái quát nhất về thuế ruộng đất ở các giai đoạn trước triều Nguyễn, để qua đó hiểu được cơ sở, nền móng và sự kế thừa của tô thuế triều Nguyễn. Thứ hai, đề tài đi sâu vào nghiên cứu nội dung của thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời trị vì của vua Gia Long và vua Minh Mạng (1802 – 1840). Trên cơ sở đó rút ra một số nhận xét, đánh giá về thuế ruộng đất triều Nguyễn. Thứ ba, thông qua tìm hiểu vấn đề tô thuế ruộng đất triều Nguyễn, tác giả có điều kiện rút ra những đánh giá, ảnh hưởng của chính sách thuế nói chung và thuế ruộng đất nói riêng đến đời sống kinh tế - xã hội triều Nguyễn trong thời kỳ nửa đầu thế kỷ XIX (1802 – 1840). 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tư liệu Để nghiên cứu về vấn đề thuế ruộng đất triều Nguyễn (1802 – 1840), tác giả dựa vào một số nguồn tư liệu chủ yếu sau đây: - Các loại tư liệu gốc: bao gồm các bộ sử của vương triều Nguyễn biên soạn, trong đó quan trọng nhất là bộ “Đại Nam thực lục”, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2007. Bộ “Khõm định Đại Nam hội điển sự lệ” do Viện sử học dịch của NXB Thuận Hóa, Huế, xuất bản năm 2005. Bộ Minh Mệnh chính yếu, bộ Quốc triều chớnh biờn toỏt yếu…. 9 Ngoài ra, cũn cú cỏc công trình sử học khác như “Đại Việt sử ký toàn thư” do Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê biên soạn; bộ “Khõm định Việt sử thông giám cương mục” của Quốc sử Quán triều Nguyễn; “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú; bộ “Đại Nam nhất thống trớ” của Quốc sử quán triều Nguyễn…. - Các giáo trình, sách chuyên khảo về nhà Nguyễn. - Các bài nghiên cứu trờn cỏc tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu lịch sử, Dân tộc học… - Ngoài ra, một số tư liệu và thông tin về lịch sử triều Nguyễn trên mạng Internet. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình thực hiện, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: - Về phương pháp luận, tác giả dựa trên quan điểm của phương pháp luận Macxit và quan điểm của Đảng để nhìn nhận và đánh giá vấn đề. - Về phương pháp cụ thể, khóa luận sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. + Phương pháp lịch sử để dựng lại một cách khái quát về hệ thống thuế ruộng đất triều Nguyễn trên cả nước trong thời gian 42 năm. + Phương pháp logic: Trên cơ sở phân tích có thể rút ra một số nhận xét, đánh giá về chính sách thuế ruộng đất của triều Nguyễn những mặt tích cực và hạn chế, đồng thời chỉ rõ sự kế thừa, phát huy và những điểm khác biệt so với triều đại trước. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp đối chiếu so sánh để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác như: lập bảng thống kê, so sánh đối chiếu… 5. Đóng góp của khóa luận 10 [...]... đất cho nông dân 1.2.2.1 Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước Tất cả những ruộng đất nhà nước tịch thu được của chính quyền đô hộ và bọn ngụy quan, ruộng đất không chủ đều thuộc sở hữu nhà nước Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước chiếm số lượng lớn và có hai loại đó là ruộng quốc khố và ruộng đồn điền * Ruộng quốc khố hay ruộng công do nhà nước trực tiếp quản lý, dưới thời Lê sơ ruộng đất chiếm số lượng lớn Trong... và ruộng đất công của làng xã Bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu trực tiếp của nhà nước tồn tại như tài sản của bản thân nhà vua và hoàng cung, một loại “tư hữu” đặc biệt mà những hoa lợi bóc lột là của riêng hoàng đế Bộ phận ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý có ruộng đất sơn lăng, ruộng đất tịch điền, ruộng đất đồn điền và một bộ phận gọi là ruộng quốc khố 19 a Ruộng đất Sơn Lăng Loại ruộng này... giao, văn húa…Vỡ vậy, việc đi sâu vào nghiên cứu đề tài thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840), tác giả mong muốn góp phần nhỏ vào việc đánh giá chung về nhà Nguyễn Ngoài ra, đề tài cũng là nguồn tài liệu bổ ích phục vụ cho quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử Việt Nam cổ trung đại nói chung và về kinh tế nông nghiệp triều Nguyễn nói riêng 6 Bố cục của đề. .. chúa, phò mã, cung tần Ruộng đất đã khai phá được đều coi là ruộng đất tư Chính vì vậy, điền trang thời Trần là biện pháp quan trọng có ý nghĩa quyết định tính chất loại hình sở hữu ruộng đất phong kiến quý tộc thời đó Mặc dù, vua Trần vẫn nói đất đai trong nước đều là của vua nhưng trên thực tế, chỗ nào đắp đê lấn vào ruộng đất tư của dân đều phải đo đạc, giá trị thành tiền và được đền bù [40, 26] Túm... tô thuế khác nhau Nhà nước phong kiến Việt Nam từng bước nắm lấy ruộng đất và biến nó thành cơ sở, tạo nên nguồn thu tô thuế quan trọng và thường xuyên của nhà nước Trong các thế kỷ X – XIV có hình thức sở hữu ruộng đất như: 1.1.2.1 Ruộng đất thuộc sở hữu trực tiếp của nhà nước Thông thường có hai bộ phận cấu thành ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước đó là ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý và ruộng. .. nông dân vào ruộng đất để bóc lột tô thuế và chịu mọi gánh nặng sưu dịch của nhà nước 1.2.2.4 Ruộng đất tư hữu Đến thế kỷ XV – XVI, ruộng đất tư hữu ngày càng mở rộng, trong bộ phận ruộng đất này có ba loại: ruộng của nông dân tư hữu, ruộng của địa chủ và một số ít điền trang Trong thời kỳ này bộ phận ruộng tư hữu của địa chủ ngày càng phát triển cùng với sự gia tăng của hàng ngũ quan lại Ruộng tư... áp ruộng đất công Như vậy, với các loại sở hữu ruộng đất như trên, nhà nước phong kiến Việt Nam vẫn tiếp tục căn cứ vào số ruộng đất này để thu tô thuế của nhân dân, đảm bảo nguồn tài chính nuôi sống bộ máy nhà nước 1.2.3 Thuế ruộng đất của nhà nước thời Lê Sơ và Nam – Bắc triều Trong các thế kỷ XV – cuối thế kỷ XVI, nhà nước phong kiến Việt Nam vẫn tiến hành thu thuế đối với từng loại ruộng đất và. .. nói chung và tình hình ruộng đất nói riêng Vậy nhà nước phong kiến đó cú những giải pháp gì để nhanh chóng ổn định tình hình trong nước và duy trì sự tồn tại trong bộ máy nhà nước 1.2.2 Các loại sở hữu ruộng đất Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng để đảm bảo an toàn cho sản xuất, các vua đầu triều Lê sơ đã ban lệnh cho các làng làm sổ ruộng đất và trên cơ sở đó nhà nước chủ động phân phối ruộng đất. .. 1.1.2.2 Ruộng đất công làng xã Ruộng đất cụng cỏc làng xã trong những thế kỷ X – XIX còn được gọi là “quan điền” hay “quan điền bản xã” Loại ruộng đất này chiếm phần lớn trong các loại ruộng đất thời kỳ này Đối với loại ruộng đất này, nhà nước thường giao cho các làng xã quản lý và chia cho nông dân cày cấy Trong trường hợp này, nông dân là người lĩnh canh ruộng đất của nhà vua và có nghĩa vụ nộp tô thuế. .. hữu ruộng đất đã được hình thành và phân chia khá rõ ràng Các loại hình sở hữu ruộng đất này đều là nguồn thu chính trong ngân sách của nhà nước phong kiến Việt Nam, chính vì vậy nhà nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề tô thuế từ ruộng đất 1.1.3 Thuế ruộng đất của các nhà nước phong kiến Việt Nam (X – XIV) Theo Từ điển Thuật ngữ Lịch sử phổ thông, do Phan Ngọc Liên chủ biên, các tác giả định nghĩa thuế . độ phong kiến Việt Nam, vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề ruộng đất triều Nguyễn nói riêng, trong đó vấn đề thuế ruộng đất cũng được các nhà sử học quan tâm và nghiên cứu, có nhiều công. cứu như sau: Dưới thời phong kiến, trong số các nguồn sử liệu đề cập đến vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng, trước tiên phải kể đến các nguồn tài liệu gốc (tài liệu. số 5/6/1987 đã đề cập đến vấn đề sở hữu ruộng đất trực tiếp của nhà nước, trong đó có vấn đề sở hữu ruộng đất đồn điền và tô thuế đối với ruộng đất này. Năm 1990, cuốn “Nụng dõn và nông thôn

Ngày đăng: 19/04/2015, 17:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thế Anh (2008). Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn. NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn
Tác giả: Nguyễn Thế Anh
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2008
2. Phan Huy Chú (2007). Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 2. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
3. Hồ Tuấn Dung (2002). Chính sách thuế của thực dân Pháp ở Bắc kỳ từ 1897-1945. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách thuế của thực dân Pháp ở Bắc kỳ từ 1897-1945
Tác giả: Hồ Tuấn Dung
Năm: 2002
4. Nguyễn Khắc Đạm (1977). Thêm một số ý kiến về chế độ ruộng đất và tô thuế thời Lý – Trần. Nghiên cứu lịch sử, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thêm một số ý kiến về chế độ ruộng đất và tô thuế thời Lý – Trần
Tác giả: Nguyễn Khắc Đạm
Năm: 1977
5. Nguyễn Khắc Đạm (1981). Về vấn đề ruộng công và ruộng tư trong lịch sử Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề ruộng công và ruộng tư trong lịch sử Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Khắc Đạm
Năm: 1981
6. Trần Văn Giàu (1958). Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước 1858 (Sơ khảo). NXB Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước 1858 (Sơ khảo)
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: NXB Văn hóa
Năm: 1958
7. Đỗ Đức Hùng (1999). Tác động của thiên tai lũ lụt đối với các cuộc bạo động ở nông thôn Bắc Bộ dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX.Nghiên cứu lịch sử, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của thiên tai lũ lụt đối với các cuộc bạo động ở nông thôn Bắc Bộ dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX
Tác giả: Đỗ Đức Hùng
Năm: 1999
8. Hội khoa học Việt Nam (2008). Kỷ yếu hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Tác giả: Hội khoa học Việt Nam
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2008
9. Trần Trọng Kim (2005). Việt Nam sử lược. NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam sử lược
Tác giả: Trần Trọng Kim
Nhà XB: NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2005
10. Phan Huy Lê (1959). Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Lê sơ (thế kỷ XV). NXB Văn Sử Địa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Lê sơ (thế kỷ XV)
Tác giả: Phan Huy Lê
Nhà XB: NXB Văn Sử Địa
Năm: 1959
11. Phan Huy Lê (1965). Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Tập 3 (thời kỳ khủng hoảng và suy vong). NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam
Tác giả: Phan Huy Lê
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1965
12. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (2004). Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2. NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký toàn thư
Tác giả: Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2004
13. Phan Ngọc Liên (Cb) (2009). Từ điển Thuật ngữ Lịch sử phổ thông. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Thuật ngữ Lịch sử phổ thông
Tác giả: Phan Ngọc Liên (Cb)
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
14. Phan Ngọc Liên (Cb) (2005). Lịch sử nhà Nguyễn – Một cách tiếp cận mới. NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử nhà Nguyễn – Một cách tiếp cận mới
Tác giả: Phan Ngọc Liên (Cb)
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm
Năm: 2005
15. Bùi Quý Lộ (1998). Vấn đề ruộng đất trong phong trào đấu tranh của nông dân đồng bằng ven biển Bắc Bộ dưới triều Nguyễn . Nghiên cứu lịch sử số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề ruộng đất trong phong trào đấu tranh của nông dân đồng bằng ven biển Bắc Bộ dưới triều Nguyễn
Tác giả: Bùi Quý Lộ
Năm: 1998
16. Nguyễn Cảnh Minh, Đào Tố Uyờn, Vừ Xuõn Đàn (2008). Giáo trình lịch sử Việt Nam, tập 3 (từ đầu thế kỷ XVI đến 1858). NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử Việt Nam, tập 3 (từ đầu thế kỷ XVI đến 1858)
Tác giả: Nguyễn Cảnh Minh, Đào Tố Uyờn, Vừ Xuõn Đàn
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2008
17. Nguyễn Cảnh Minh, Đào Tố Uyên (2009). Một số chuyên đề lịch sử cổ trung đại Việt Nam. NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chuyên đề lịch sử cổ trung đại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Cảnh Minh, Đào Tố Uyên
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2009
18. Nguyễn Đức Nghinh (1981). Về vấn đề ruộng đất và phong trào nông dân ở thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Nghiên cứu lịch sử, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề ruộng đất và phong trào nông dân ở thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX
Tác giả: Nguyễn Đức Nghinh
Năm: 1981
19. Nội các triều Nguyễn (2005). Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập III. NXB Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ
Tác giả: Nội các triều Nguyễn
Nhà XB: NXB Thuận Hóa
Năm: 2005
20. Nhiều tác giả (2007). Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn. NXB Văn hóa Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Văn hóa Sài Gòn
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w