Các quyết định khẩn hoang của vua Gia Long và Minh Mạng

Một phần của tài liệu luận văn vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng, (Trang 119 - 121)

Mạng

Tháng 10 năm Mậu Tý thứ IX (1828)…mới đặt huyện Tiền Hải thuộc về phủ Kiến Xương trấn Nam Định. Nguyên trước ở gần biển có một giải bãi tiền – châu bỏ hoang, giặc thường chốn núp tại đó, khi quan dinh điền sứ Nguyễn Công trứ đến chiêu dụ dạy bảo dân, nhắm đo đất bỏ hoang ở tiền châu và hai bên bờ, chia cấp cho dõn cựng, cả thẩy được 14 lý, 27 ấp, 20 trại, 10 giáp, số đinh 2350 người, ruộng hơn 18.970 mẫu chia làm 7 tổng, tâu xin biệt lập một huyện, đặt tên là huyện Tiền Hải. Lại ở làng Ninh Cường, Hải Cát mở được 4 lý, 4 ấp, 1 trại xin lập một tổng thuộc về huyện Nam Chân. Ở tổng Hoành Nha, mở được 5 ấp, 1 trại, 3 giáp, cũng làm một tổng thuộc về huyện Giao Thủy, còn bao nhiêu tùy gần tổng nào thuộc vào tổng ấy. Đến như nhà cửa và ngưu canh, điền khí, lượng lấy tiền công chi cấp cho. Ngài

ban khen, mới cho chi huyện Quỳnh Lưu là Võ Danh Phương (người trấn Sơn Nam) làm tri huyện Tiền Hải.

Công Trứ lại tâu: “Những dân nghèo muốn xin lãnh ruộng hoang mà khẩn còn đến hơn 1000 người, tụi xột huyện An Khánh, An Mộ thuộc về Ninh Bình, đối ngay với huyện Nam Chân trấn Nam Định, theo một dải bờ biển, còn nhiều nơi bỏ hoang cầy được, cũng chẳng kộm gỡ huyện Tiền Hải: tôi xin qua đó nhắm đo, lập thành ấp lý”. Ngài khiến hội với quan đạo Ninh Bình mà làm…

Năm Kỷ Sửu thứ X (1829)…mới đặt huyện Kim Sơn thuộc về phủ Yờn Khỏnh đạo Ninh Bình, lựa người đặt làm tri huyện để khuyên dạy dân. Nhà cửa, lương tháng, ngưu canh, điền khí thời đều cấp cho dân, y như lệ huyện Tiền Hải; còn ruộng thiệt trưng và ruộng đã thành thục thời lấy thuế từ năm nay, ruộng lưu hoang thời đến năm Minh Mạng thứ XII sẽ đánh thuế; đó là theo lời Nguyễn Công Trứ xin. Công trứ lại dâng sớ xin lập quy ước khiến cho dân khiểm thỳc, lõu cũng nên thói hay được: 1, lập nhà học (đặt ruộng học tha thuế, khiến dân cày ruộng để làm học bổng, học trò 8 tuổi phải vào học); 2, đặt xã thương, chăm dạy bảo dân làm ăn; 3, cẩn việc phòng giữ; 4, nghiêm việc khuyên răn. Ngài khen phải…

Năm Nhõm Thìn thứ XIII (1832), thự tổng đốc Hải An là Nguyễn Công trứ tâu: “Đất Quảng Yên nhiều nơi bỏ hoang, khẩn trị được, đến trừng 100 mẫu, nhưng dân xứ ấy chỉ quen nghề đánh cá, đi buôn, không ưng làm ruộng; xin theo phép đồn điền, lượng phỏi lớnh thỳ, quân cấp cho đồ công nhu, khiến khai khẩn cày cấy, chỗ nào nên đắp bờ đê thời tùy nghi mà đắp, đến khi cắt lúa, coi được bao nhiêu, chia làm ba phần, đem hai phần nạp vào kho, còn một phần cho quân cấp. Khi thành ruộng rồi, mộ dõn lónh quản, mà theo lệ công điền đánh thuế”. Ngài dụ khiến phải tới nơi xem xét. Công Trứ mới hội đồng với tuần phủ Lê Đạo Quảng lựa được ở làng Lưu Khế, làng Vị Dương (thuộc huyện Yên Hưng), làng Yên Phong (thuộc huyện Ba Can), có đất hoang cầy được cả thẩy 3500 mẫu, nghĩ xin đắp đê ngăn nước mặn, dài

hơn 2740 trượng, đem lớnh thỳ Quảng Yên và phỏi thờm lính cơ Hải Dương hiệp nhau mà làm; khi đê xong rồi, lượng để lính lại khẩn trị. Ngài cho.

Trích theo Nguyễn Thế Anh, trong “Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới

các vua triều Nguyễn”, NXB Lửa Thiêng, năm 1971, trang 166 - 167.

Một phần của tài liệu luận văn vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng, (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w