Tháng 12 năm Canh Thìn, Minh Mệnh thứ nhất (1820) theo thống kê của bộ Hộ toàn quốc có: [23,381]
- 3.176.300 mẫu và hơn 26.750 khoảnh ruộng đất công tư
Tổng số ruộng đất toàn quốc năm Canh Tý, Minh Mệnh thứ 21 (1840) là: 4.063.892 mẫu ruộng đất công tư.
Tổng số ruộng đất của 6 tỉnh Nam Kỳ năm Bớnh thõn, Minh Mệnh thứ 17 (1836) là: 630.075 mẫu
3. Cứu chẩn
Năm (1834) Bố chính tỉnh Thanh Hóa là Nguyễn Đăng Giai cú núi trong tập thỉnh an rằng: “…trong tỉnh hạt, năm ngoái mất mùa, nhiều lần được miễn, hoãn thuế khóa, bán rẻ thóc và cho vay, cũng thư được sự cấp bách trước mắt. Nhưng nghĩ: những nạn hạn, lụt là lẽ thường của số trời. Nay đem cái số thóc có hạn mà hàng năm thi hành chính sách cứu đói, thì tài chính có thể đảm bảo thường đủ được không? Vậy xin phỏng theo cỏi phộp xó thương của Chu Tử đời Tống, châm chước mà làm. Nếu vụ chiêm lúa tốt thì ra lệnh cho cỏc viờn phủ huyện hiệu triệu dõn cỏc xã thôn, tùy theo số ruộng nhiều ít, bất cứ ruộng công, ruộng tư, ngoài số thuế nhà nước ra, cứ
mỗi mẫu nộp 10 thưng thóc, dựng kho để chứa, rồi chọn những người có vật lực trong làng trông coi, cho vay lãi. Đến mùa đông thu lại, cứ tớnh lói 3 phần 10. Rồi lại thu số thóc vụ mùa này mỗi mẫu 5 thưng, hợp với số thóc vụ chiêm, chứa vào kho, rồi lại cho vay như lệ cũ. Năm sau và năm sau nữa cũng thế. Đủ 5 năm rồi, cỏc viờn phủ huyện tính số thóc chứa ở các thôn xã, nếu có thể đủ cung cấp cho dân nghèo trong một năm đói kém thì thôi không cho vay lãi nữa. Nhưng hàng năm, cứ đến tháng hai, ba, tám, chín là giáp hạt, phát ra cho dõn xó vay. Đến lúc trả vào kho thì cứ 10 thưng phải nộp 1 thưng thóc hao. Năm nào cũng làm như thế, thỡ dự cú gặp năm mất mùa, về phần nhà nước đã đỡ được nhu phí về việc điều hòa cứu tế, mà về phần dân cũng tránh được cái lo đúi kộm”. Vua không thuận, cho rằng khoản thuế chính cung, mỗi mẫu lại thu 10 thưng, chưa chắc dõn đó vui lòng đóng góp.
Theo Nguyễn Thế Anh trong “Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các
vua triều Nguyễn”,NXB Lửa Thiêng, năm 1971, trang 165.