Thuế ruộng đất Tam Bảo

Một phần của tài liệu luận văn vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng, (Trang 68 - 69)

Ruộng đất tam bảo (ruộng chùa) trước năm 1805, từ Quảng Bình vào đến Phỳ Yờn chưa định ngạch thuế để trưng thu. Nhưng từ năm 1805, nhà Nguyễn đã quy định rằng: “Từ Quảng Bình trở vào Nam đến Phỳ Yờn phàm dân sở tại có ruộng tam bảo thì nhà nước thu thuế. Thuế xem như ruộng công, tư có ba bậc: nhất, nhì, ba” [32, 252]. Như vậy với quy định này của nhà Nguyễn thì ruộng đất tam bảo cùng chịu một mức thuế như nhau với ruộng đất công tư:

Hạng nhất: 40 thăng thóc/ mẫu Hạng nhì: 30 thăng thóc/ mẫu Hạng ba: 20 thăng thóc/ mẫu

Mức thuế ruộng đất tam bảo ở các nơi khác trong cả nước không có nguồn tư liệu nào đề cập đến một cách cụ thể và chi tiết vì vậy chưa biết rõ. Nhìn chung với mức thuế ruộng tam bảo thuộc sở hữu nhà nước chịu mức thuế như vậy là tương đối nhẹ so với các loại ruộng đất khác thuộc sở hữu nhà nước.

Ngoài ra, trong một số tư liệu có nhắc đến một số loại ruộng phù sa bói sụng cũng thuộc sở hữu nhà nước với mức thuế khá cao từ 50 bát đến 120 bỏt thóc [19, 41].

Như vậy, thuế ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước dưới thời Gia Long có sự khác nhau trong từng loại ruộng đất và trong từng địa phương. Nhìn chung, mức thuế ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước không cao so với các loại ruộng đất khác. Nhưng thông qua chế độ tô thuế ruộng đất nhà nước thời kỳ này ta thấy hiện lên sự thống trị của quan hệ địa chủ - tá điền trong ngạch thu thuế một nửa thu hoạch của nông dân. Đó cũng là biểu hiện của tính chất quan liêu của nhà Nguyễn.

Một phần của tài liệu luận văn vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng, (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w