Yếu tố tác động đến chính sách thuế ruộng đất của nhà nước trong thế kỷ XVI – XVIII.

Một phần của tài liệu luận văn vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng, (Trang 33 - 36)

trong thế kỷ XVI – XVIII.

Cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII là những thế kỷ có nhiều biến cố trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Tình trạng Nam – Bắc triều chấm dứt chưa được bao lâu thì xảy ra sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài. Một cuộc chiến tranh mới lại bùng nổ, đất nước liên tiếp có những bất ổn về chính trị.

Năm 1592, sau khi dẹp xong các tàn dư của nhà Mạc, chiếm lại Thăng Long, Trịnh Tùng rước vua Lê về. Đến đầu thế kỷ XVII, một nhà nước mới được thành lập dưới triều Lê – Trịnh. Vùng đất từ Đèo Ngang trở ra Bắc thuộc quyền cai trị của nhà nước Lê – Trịnh, trong sử thường gọi là Đàng Ngoài. Còn nhà Nguyễn làm chủ vùng đất từ nam sông Gianh trở vào gọi là Đàng Trong.

Năm 1599, tiết chế Trịnh Tùng buộc vua Lê phải phong cho mình chức Đô Nguyên soái Tổng quốc chính, tước Thượng phụ Bình An vương. Với chức tước mới, Trịnh Tùng có điều kiện thõu tóm quyền hành trong tay. Tuy nhiên, để thực hiện nắm chắc mọi quyền bính trong tay, cỏc chỳa Trịnh đã thành lập thêm một hệ thống quan lại riêng gọi là Vương Phủ. Chúa Trịnh cũng nắm luôn toàn bộ nền tài chính quốc gia, vua Lê chỉ còn là “bù nhìn”, tồn tại trên danh nghĩa. Tình trạng chính quyền vua Lê – Chúa Trịnh là sản phẩm đặc biệt trong lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XVI – XVII.

Đến đầu thế kỷ XVII, sau khi Nguyễn Hoàng mất (1613), chúa Nguyễn Phỳc Nguyờn lên thay, quan hệ giữa họ Nguyễn với chính quyền Lê – Trịnh bị cắt đứt hoàn toàn. Cỏc chỳa Nguyễn đã trả về Bắc hết các quan mà trước đây vua Lê – Chúa Trịnh đã cử vào làm quan ở Đàng Trong, đồng thời còn đình chỉ mọi việc nộp thuế hàng năm cho vua Lê. Bên cạnh đú, chỳa Nguyễn còn xây dựng quân đội chống lại các cuộc tấn công của chúa Trịnh. Chúa Nguyễn xây dựng chính quyền riêng của mình theo phương thức khác, mở đầu thời kỳ tách biệt Đàng Ngoài và Đàng Trong.

Cỏc chúa Nguyễn vừa chiến đấu chống chúa Trịnh để bảo vệ vùng biên giới phía Bắc (Quảng Bình), vừa mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. Đến giữa thế kỷ XVIII, họ Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn từ Nam

dải Hoành Sơn cho đến mũi Cà Mau. Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu về mọi mặt, cỏc chỳa Nguyễn cũng xây dựng các chính sách thu tô thuế, động viên sức đóng góp của nhân dân và tạo một nền tài chính quốc gia ngày càng lớn mạnh.

Sang đầu thế kỷ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế ở Đàng Ngoài bước vào thời kỳ khủng hoảng. Tình hình chính trị bất ổn, giai cấp thống trị bước vào con đường ăn chơi sa đọa, không chăm lo cho đến việc triều chính, bỏ bễ nhiệm vụ quản lý đất nước và không quan tâm đến đời sống nhân dân. Mâu thuẫn trong tập đoàn vua Lê – chúa Trịnh ngày càng sâu sắc chém giết lẫn nhau: mâu thuẫn giữa Trịnh Lệ - Trịnh Sâm, Trịnh Sâm – Thái tử Lê Duy Vĩ. Trịnh Sâm phế con trưởng là Trịnh Khải đưa con của Đặng Thị Huệ là Trịnh Cán còn ít tuổi lên thay. Năm 1782, khi Trịnh Sâm chết, Trịnh Khải cùng đồng bọn âm mưu giết nhóm Hoàng Đình Bảo trừ Đặng Thị Huệ, phế Trịnh Cán. Nhưng âm mưu không thành, Trịnh Khải bị bắt giam. Trịnh Cán được lập làm chúa nhưng do ít tuổi nên quyền hành rơi vào tay quận công Hoàng Đình Bảo.

Mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Lê – Trịnh kéo dài khoảng hai thỏng thỡ diễn ra cuộc bạo loạn của quân Tam phủ, giết chết Hoàng Đình Bảo, phế truất Trịnh Cán, đưa Trịnh Khải lên ngôi chúa. Tình hình chính trị tiếp tục rối ren, quân Tam phủ thả sức tung hoành, nhân dân gọi đó là “loạn kiêu binh”.

Trước tình hình chính trị rối ren ấy, phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ và giành thắng lợi. Phong trào Tây Sơn đã lần lượt đánh bại cả ba tập đoàn phong kiến thống trị vua Lê – Chúa Trịnh (Đàng Ngoài), chúa Nguyễn (Đàng Trong), tiêu diệt bọn xâm lược Xiêm La và nhà Thanh (Trung Quốc). Phong trào Tây Sơn đã giành lại chủ quyền dân tộc, khôi phục thống nhất đất nước. Triều đại Tây Sơn được thiết lập và đề ra những cải cách tiến bộ khôi phục tình hình đất nước sau nhiều năm chiến tranh. Từ cuối năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thành lập một vương triều riờng trờn

vựng đất từ Thuận Hóa (Bắc đèo Hải Vân) trở ra Bắc. Vua Quang Trung đã nhanh chóng ổn định tình hình xã hội, phục hồi sản xuất, phát triển nông nghiệp mở rộng buôn bán trong và ngoài nước. Cùng với đó, nhà nước cũng xem xét lại chế độ tô thuế để củng cố nguồn tài chính quốc gia.

Cuối thế kỷ XVIII vương triều Tây Sơn bị đánh bại, đầu thế kỷ XIX triều Nguyễn được thành lập. Lịch sử phong kiến Việt Nam bước sang một trang sử mới với nhiều thay đổi.

Như vậy, trong suốt thế kỷ XVI – XVIII tình hình chính trị trong nước xảy ra nhiều bất ổn đã tác động đến mọi mặt đời sống xã hội. Nhà nước phong kiến phải có những chính sách kinh tế - xã hội phù hợp để giải quyết cuộc khủng hoảng xã hội lúc bấy giờ và ổn định đất nước.

Một phần của tài liệu luận văn vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng, (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w