Triều Nguyễn ra đời và tồn tại không những trong bối cảnh đặc biệt của đất nước mà còn trong tình hình thế giới có nhiều chuyển biến lớn. Nhà Nguyễn được thiết lập khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, nhõn công của chủ nghĩa đế quốc rất lớn. Do đó, các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam trở thành đối tượng dòm ngó của các nước phương Tây là điều không thể tránh.
Lúc này các nước phương Đông đang ở trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến. Một số chính quyền phong kiến đang tìm lối thoát cho mình bằng các chính sách bế quan tỏa cảng, đóng kín cửa không giao lưu với bên ngoài. Bối cảnh quốc tế đầy biến động như vậy đã ít nhiều ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế - xã hội sau này của nhà Nguyễn.
Nhà Nguyễn ra đời sau một cuộc chiến tranh lâu dài giữa hai giai cấp đối lập hay nói đúng hơn là giữa hai lực lượng đại diện cho hai giai cấp đối lập và sau này là hai thế lực phong kiến. Sau nhiều thế kỷ phân ly, đến đây nền thống nhất đất nước được khôi phục. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, có một không gian lãnh thổ rộng lớn trải dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn, là thành quả của sự nỗ lực của cả
dân tộc Việt Nam. Đất nước thống nhất, lãnh thổ rộng lớn đã đặt ra cho triều Nguyễn nhiều thách thức cho việc quản lý,ổn định và phát triển đất nước.
Mặt khác, nhà Nguyễn ra đời dưới sự hợp nhất của hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài, cho nên có sự khác biệt khá lớn giữa hai miền về thể chế chính trị, tâm lý xã hội, kinh tế, văn húa… Nhiệm vụ đặt ra cho nhà Nguyễn là phải thống nhất và duy trì sự ổn định trong xã hội, bảo vệ nền độc lập quốc gia.
Thêm vào đó, thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, đối lập giữa giai cấp địa chủ và nông dân phát triển lên tới đỉnh cao, phong trào nông dân bùng nổ rộng khắp. Khi nhà Nguyễn thành lập những mâu thuẫn này chưa được giải quyết một cách triệt để. Do vậy, thêm một khó khăn nữa đặt ra cho vương triều Nguyễn.
Như vậy, nhà Nguyễn lên nắm quyền sau hơn một nửa thế kỷ đất nước đầy biến động. Sau khi Lờ Thỏnh Tụng mất (1497), nhà Lê sơ suy yếu rồi sụp đổ (1527). Đây là thời điểm đánh dấu sự tan rã của chính thể tập quyền thống nhất sau 300 năm. Thế kỷ XVI – XVII, kinh tế - xã hội Đại Việt vẫn theo đà phát triển, nhưng sang đến thế kỷ XVIII cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu diễn ra cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ… Đứng trước một loạt những khó khăn, thách thức trong khi phải quản lí một đất nước rộng lớn, nhà Nguyễn sẽ có những chính sách cai trị như thế nào để nhanh chóng ổn định đất nước? Đây là những thách thức cho những vị vua khởi nghiệp triều Nguyễn.
2.1.2 Chính trị.
Sau khi đánh bại những cố gắng cuối cùng của vua tôi Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Ánh chiếm được kinh thành Thăng Long và giành được vương quyền, khôi phục lại nền chính trị của họ Nguyễn đã bị phong trào Tây Sơn lập đổ năm 1777. Các vị vua đầu triều Nguyễn đã bắt tay xây dựng chính quyền mới với sự kế thừa những thành quả trong gần 900 năm của chế độ
phong kiến Việt Nam từ Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đến Hậu Lê để lại. Mặc dù được cai quản một lãnh thổ rộng lớn nhất từ trước tới nay, song đó là sản phẩm của lịch sử để lại, ngay những ngày đầu xây dựng vương triều mới, các vị vua đầu triều Nguyễn đã phải đối diện với những hệ quả của sự chia cắt, phân liệt từ các thế kỷ trước.
Gia Long – vị vua sáng lập vương triều Nguyễn đã phải đối mặt với những khó khăn của quá khứ để lại. Vua Gia Long được đánh giá là một con người tài ba, kiên trì, rất biết dùng người, một nhà cai trị lỗi lạc. Ngay sau khi lên ngôi (1802), nhiệm vụ của Gia Long là xây dựng bộ máy chính quyền mới, nhanh chóng ổn định tình hình kinh tế, xã hội.
Dưới triều Gia Long, nhà Nguyễn đó cú những cố gắng nhất định trong việc xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Bộ máy hành chính thời Nguyễn có sự kế thừa kinh nghiệm của nhà Lê sơ, tham khảo học tập bộ máy nhà Minh, Thanh (Trung Quốc) và có ít nhiều cải biến. Với mục đích xây dựng bộ máy hành chính trong đó quyền lực tập trung chủ yếu trong tay vua. Vua là người đứng đầu đất nước, có mọi quyền lực, là người lãnh đạo và quyết định mọi chủ trương, chính sách của nhà nước trong phạm vi cả nước. Nhà Nguyễn đã từng bước củng cố và xây dựng bộ máy hành chính chặt chẽ và hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương.
Triều đình trung ương do Hoàng đế đứng đầu chỉ đạo mọi việc quan trọng của đất nước, tiếp đến là sáu bộ: Binh, Hình, Lại, Lễ, Hộ, Công đứng đầu là Thượng Thư có hàm nhị phẩm đứng đầu, giúp việc cho Thượng Thư cú cỏc quan chức Tả Hữu Tham Tri, Tả Hữu Thị Lang. Bên cạnh đú cũn cú một số quan chức năng như: Quốc Tử Giám, Hàn Lâm Viện, Thái Y Viện, Khâm Thiên Giám, Quốc Sử Viện (thời Minh Mạng đổi là Quốc Sử Quỏn), sỏu khoa, bốn tự, các ty Tào Chính, Vũ Khố, Thương Trường…, giúp việc cho vua có Thị Thư Viện (sau đổi là Văn thư phũng cú bốn tào) chuyên giữ sổ sách giấy tờ của vua và các địa phương. Nhưng trên thực tế, chính quyền
trung ương chỉ trực tiếp quản lý bảy trấn, dinh ở miền Trung. Phần lãnh thổ còn lại, nhà nước trung ương quản lý gián tiếp qua viên Tổng Trấn – một cấp trung gian lớn giữa nhà nước trung ương với các Trấn, lộ, dinh. Mười một trấn Bắc Thành (từ thanh Hóa ra Bắc) do Tổng Trấn cai quản cùng ba tào (binh, hộ, hỡnh kiờm việc của các chính quyền thuộc lại, lễ, công). Từ Bình Định trở vào Nam trực thuộc Gia Định (năm 1808 đổi là Gia Định thành) do tổng trấn ở 3 Tào như Bắc Thành phụ trách. Như vậy, đây là hai đơn vị hành chính trung gian lớn nhất trực thuộc trung ương, có đầy đủ bộ máy cai quản chỉ liên hệ với trung ương khi có công việc quan trọng.
Sang thời kỳ Minh Mạng trị vì chính quyền trung ương đã ít nhiều thay đổi và hoàn chỉnh hơn nhiều nhằm thành lập bộ máy nhà nước chặt chẽ quản lý mọi việc của đất nước. Đứng đầu triều đình là vua có mọi quyền hành, giúp việc cho vua có cơ quan chuyên trách như: Nội các, Viện cơ mật, Đô sát viện. Cơ quan quản lý trực tiếp đất nước ở cấp trung ương là sáu bộ Lại, Lễ, Binh, Hỡnh, Cụng, Hộ, chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc chung của nhà nước.
Trong đó, bộ Hộ có nhiệm vụ phụ trách về vấn đề ruộng đất, nhà cửa, dân đinh, thăng bằng thu chi thuế khóa. Bên cạnh đú, cỏc bộ phận như Hàn Lâm viện phụ trách sắc dụ, công văn, 5 tự phụ trách một số công tác sự vụ, phủ Nội vụ phụ trách kho tàng… cũng là bộ phần quan trọng giúp việc cho nhà nước trong các vấn đề ruộng đất, thuế khóa của quốc gia.
Dưới chính quyền địa phương, nhà Nguyễn củng cố bộ máy chính quyền chặt chẽ hơn với các bộ phận chuyên trách nhằm giúp việc quản lý làng xã cho nhà nước một cách hiệu quả nhất. Thời Gia Long ở cấp chính quyền trấn, dinh cú cỏc chức Trấn thủ và Hiệp trấn cai quản. Dưới cấp trấn, dinh, lộ là các cấp phủ, huyện, châu, tổng, xã. Ở mỗi trấn, dinh có hai ty, mỗi ty có ba phòng, tất cả cú sỏu phũng (Binh, Hình, Lại, Lễ, Công, Hộ). Đứng đầu phủ là viên Tri phủ, đứng đầu huyện là Tri huyện, đầu tổng là Chánh tổng, xã có Lý trưởng. Ở vùng núi Gia Long cho các thổ tù cai quản. Với hệ thống chính quyền địa phương chặt chẽ như vậy là điều kiện thuận lợi giúp
nhà nước quản lý quốc gia dễ dàng hơn, đồng thời cũng bóc lột nhân dân được nhiều hơn với chế độ thuế khóa. Tuy nhiên, tác dụng của việc xây dựng bộ máy chính quyền địa phương chặt chẽ có đem lại nguồn lợi tối cao cho ngân sách nhà nước nhà nước hay không thì chưa dám khẳng định.
Sau cải cách của Minh Mệnh hệ thống hành chính địa phương có thay đổi chút ít. Minh mạng đổi trấn, dinh hành tỉnh (bấy giờ cả nước có 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên), chức quan đứng đầu là Tổng Đốc (phụ trách 2 – 3 tỉnh), Tuần Phủ (phụ trách một tỉnh, dưới quyền tổng đốc). Giúp việc có 2 ty là Bố Chính sứ ty và Án Sát sứ ty. Trong đó các chức quan cũng được quy định rõ ràng về chức năng:
- Tổng đốc phụ trách chung cả việc quân dân, trông coi các văn võ, khảo hạch quan lại, coi việc biên cương.
- Tuần phủ có nhiệm vụ tuyên bố ơn đức, chính lệnh của vua, phủ dụ yờn dõn, trông coi hành chính, giáo dục, hưng lợi, trừ hại.
- Bố chính, là chức quan chuyên trông coi việc thuế má, đinh điền, truyền mệnh lệnh của nhà vua cho các chức, viện.
Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu và tổng, xã, đứng đầu mỗi cấp là một chức quan đứng đầu giúp việc cho nhà nước trong việc quản lý công việc trong làng xã. Đứng đầu phủ, huyện cú viờn Tri phủ, Tri huyện giúp việc cho họ là Lại Mục và Thông lại. Trong đó, chính quyền Tổng – xã được tổ chức chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo quyền lực nhà nước và giải quyết các khó khăn một cách hợp thời. Tổng là đơn vị hành chính trung gian giữa huyện và xã, đứng đầu là viên cai tổng phụ trách trông coi mọi việc trong tổng về số đinh và ruộng đất. Dưới hành chính cơ sở là xã, đứng đầu là xã trưởng (năm 1828 Minh Mạng đổi xã trưởng thành Lý trưởng, mỗi xó cú một Lý trưởng). Lý trưởng chuyên trông coi mọi việc trong xã, trong đó phụ trách chủ yếu việc thu thuế cho nhà nước.
Đối với vùng Thượng du (chủ yếu 6 ngoại trấn Bắc Thành), Minh Mạng đã nhất thể hóa về mặt hành chính cùng với miền xuôi. Nhà Nguyễn
phân chia thành châu, huyện lớn nhỏ theo diện tích và đinh số, bãi bỏ chế độ thế tập các thổ ty miền núi. Sau đó, Minh Mạng cho thực hiện chế độ lưu quan ở các tỉnh tuyên Quang, Thỏi Nguyờn, Lạng Sơn, Cao Bằng với mục đích trực tiếp khống chế các thổ quan và tiến hành thu thuế các loại ruộng đất như miền xuôi. Nhưng chế độ lưu quan phải đến năm 1838 mới được thực hiện phổ biến.
Nhìn lại tổ chức bộ máy nhà nước thời Nguyễn có thể thấy bộ máy nhà nước đã được củng cố chặt chẽ và hoàn thiện hơn, đặc biệt dưới triều Minh Mạng sau cải cách hành chính từ trung ương tới địa phương. Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thời Nguyễn thì nguyên tắc bao trùm đó là quyền lực tập trung thống nhất vào tay Hoàng đế, tăng cường sự quản lý của nhà nước với tất cả các địa phương, quan lại các cấp. Bộ máy quan lại thời Nguyễn không quá công kềnh cũng không đông đảo song không vì thế mà bớt tệ tham nhũng. Trên thực tế, bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đã có tác dụng củng cố chế độ trung ương tập quyền nhưng cũng thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động có hiệu quả hơn, đặc biệt là chính quyền địa phương.
Trong thời kỳ nhà Nguyễn, tệ “quan tham lại hoạt” diễn ra phổ biến trong các làng xã, mặc dù các vua đầu triều Nguyễn đó cú những biện pháp ngăn chặn. Năm 1811, Gia Long ra đạo dụ: “Nghiêm cấm lại dịch và kẻ giữ kho không được kiếm cớ làm khó dễ dân để yêu sách, nếu để tai hại cho dõn thỡ giết không tha” [38, 441]. Bên cạnh đó, sự bất chính của quan trên đã tạo điều kiện cho hào lý tổng, xã hoành hành bóc lột nhân dân thậm tệ thông qua chính sách thuế má. Phản ánh tình trạng quan lại tham nhũng trong thời kỳ nhà Nguyễn, danh điền Nguyễn Công Trứ có viết: “Bắc Thành… những bọn gian giảo thấy lợi quân nghĩa… tụ tập đồ đảng, dọa nạt dân làng, tù trốn thì lấy nhà cường hào làm sào huyệt, tổng lý cũng lấy kẻ hung ác làm chân tay” [38, 441].
Như vậy, trong thực trạng khó khăn ban đầu khi mới khởi nghiệp, các vua đầu triều Nguyễn đó cú những cố gắng trong việc ổn định tình hình chính trị. Nhà Nguyễn từng bước xây dựng hệ thống hành chính quốc gia hoàn chỉnh từ trung ương tới địa phương nhằm tăng cường quyền lực cho nhà nước, tạo điều kiện thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội khác. Đồng thời, hệ thống quan lại rải khắp từ kinh đô tới các huyện, tổng xã dày đặc và chặt chẽ, bộ máy hành chính này hoạt động theo ý muốn của Hoàng đế và dựa vào bộ luật Gia Long. Đây là điều kiện thuận lợi giúp nhà nước thực hiện chính sách thuế khóa trên tất cả các lĩnh vực trong đó thuế ruộng đất là bộ phận quan trọng trong nguồn thu ngân sách nhà nước để nhanh chóng ổn định xã hội.
2.1.3 Kinh tế.