dân nghèo cũng như sau mỗi lần vỡ đê, triều Nguyễn đã lệnh cho địa phương khắc phục hậu quả, nhưng khi bọn quan lại địa phương trực tiếp thi hành thỡ đó tham nhũng tiền công thuê dân chúng đắp đê. Do vậy nhân dân phải phiờu tỏn hoàn toàn. Theo thống kê từ năm 1802 đến 1841 đó cú 1814 làng phiờu tỏn.
Như vậy, người nông dân sống dưới triều Nguyễn chịu nhiều khổ cực, chế độ thuế khóa nặng nề đánh vào nguồn tư liệu sản xuất chính của họ là ruộng đất đã kéo theo một loạt những hệ quả. Chính sách thuế ruộng đất khiến người nông dân mất ruộng cày cấy, phải chịu vay lãi nặng nề cùng với sự bóc lột thậm tệ của bọn địa chủ, cương hào ở địa phương. Thêm vào đó, thiên tai, mất mựa…. Khó khăn chồng chất đã đẩy người nông dân tới tình trạng bế tắc, bần cùng hóa phải bỏ làng mạc quê hương phiêu dạt khắp nơi.
3.2.2 Phản ứng của nhân dân với chính sách thuế ruộng đất của nhà nước. nhà nước.
Như phần trước đã tìm hiểu, một trong những nguyên nhân sâu xa và cơ bản dẫn đến sự bùng nổ của phong trào nông dân khởi nghĩa ở nửa đầu thế kỷ XIX là vấn đề ruộng đất. Chính sự suy sụp của chế độ ruộng đất công làng xã và sự phát triển mạnh mẽ của ruộng đất tư hữu đã đẩy một bộ phận nông
dân vào tình trạng không có ruộng đất hoặc ruộng đất không đủ để cày cấy mưu sinh.
Ở nửa đầu thế kỷ XIX, tình trạng bao chiếm ruộng đất, tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ cùng với nạn cường hào hoành tráng ở nông thôn, thiên tai (lũ lụt, vỡ đê, hạn hán), dịch bệnh, đói kém. Đặc biệt là chính sách thuế khóa phức tạp, nặng nề, phiền nhiễu cộng thêm chính sách lao dịch khắt khe của nhà nước đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng. Trong đó, chính sách thuế ruộng đất đã tác động trực tiếp lên nguồn tư liệu ruộng đất của người nông dân, chính sách thuế khóa nặng nề kèm theo hàng loạt những khó khăn khác là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của nhân dân ở đầu thế kỷ XIX. Các tầng lớp nhân dân lao động đã nổi dậy chống lại triều Nguyễn để giành tự do và bảo vệ cuộc sống của mình. Dưới thời Gia Long, trong vòng 18 năm (1802 – 1820 ) có khoảng 73 cuộc khởi nghĩa lớn, nhỏ. Đến thời Minh Mạng trong vòng 20 năm (1820 – 1840 ) có khoảng 230 cuộc khởi nghĩa [38, 457]. Điều đó chứng tỏ rằng chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã bước vào giai đoạn khủng hoảng và phản ứng của nhân dân đã lên cao.
Ngay từ những năm 1803, 1804 đó cú một số cuộc nổi dậy của nhân dân ở Hải Dương và lan rộng ra khắp 7 huyện thuộc phủ Kinh Môn. Năm 1805, một cuộc khởi nghĩa có quy mô đã nổ ra ở Hải Dương, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ mà điển hình là cuộc khởi nghĩa của Vũ Đình Lục và Đặng Trần Sưu.
Ở vùng trung du cũng liên tiếp nổ ra các phản ứng mạnh mẽ của nông dân như cuộc khởi nghĩa của Khoa Nội, Hoàng Hữu Nhõn… vào năm 1807, 1808. Dưới thời Gia Long, ở vùng Bắc Trung Bộ nhân dân bùng lên mạnh mẽ như cuộc khởi nghĩa của thủ lĩnh chấn ở Thanh Hóa (1805); cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trấn ở Nghệ An (1812); khởi nghĩa của Lê Hữu Tạo ở Hương Sơn – Hà Tĩnh (1818)..
Phong trào nông dân tiếp tục bùng nổ và lan rộng dưới thời Minh Mạng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân ngày càng có quy mô hơn như khởi
nghĩa của Phan Bá Vành ở Nam Định (1827); cuộc khởi nghĩa Ninh Tạo ở Nghệ An mở rộng đến Thanh Hóa (1826); khởi nghĩa Nông Văn Vân nổ ra ở Tuyên Quang (1833) kéo dài đến năm 1835 và mở rộng địa bàn ở nhiều tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thỏi Nguyờn, Phỳ Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang. Trong đó, dưới thời Gia Long và Minh Mạng có một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu như khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827 ), ban đầu hoạt động ở Nam Định nhưng sau đó đã lan rộng ra nhiều địa phương khắp vùng Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, An Quảng, Kiến An, Hải Phũng… phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc miền núi cũng diễn ra sôi nổi điển hình là cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân ở Cao Bằng (1833 – 1835 ). Cuộc khởi nghĩa của các dân tộc miền núi nhằm đấu tranh chống lại chính sách dân tộc của nhà Nguyễn đòi bãi bỏ chế độ thế tập của các tù trưởng miền núi thay bằng chế độ cử các quan lại miền xuôi liên tiếp cai quản vùng biên giới.
Như vậy, phản ứng của nhân dân lao động dưới triều Nguyễn ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt chống lại chính sách cai trị hà khắc, chế độ thuế khóa nặng nề của nhà nước đòi quyền lợi cho mình. Trong lịch sử Việt Nam, chưa khi nào lại có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân, lan rộng từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược như ở nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là cuộc khởi nghĩa của những người nông dân bị cướp đoạt hết ruộng đất hoặc vì chế độ tô thuế quá nặng nề nên nhân dân phải bỏ quê hương làng mạc đi tha hương. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân tuy bị thất bại nhưng nó góp phần buộc triều đình nhà Nguyễn phải có những điều chỉnh trong chính sách cai trị như đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, đặc biệt thay đổi chế độ thuế khóa, xá thuế, phát chuẩn cứu đói cho dân.
* * *
Chính sách thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840 ) là một trong những chính sách cai trị chính của nhà nước nhằm quản lý đất đai và dân đinh. Thuế ruộng đất thời kỳ từ 1802 – 1840 được các vua nhà Nguyễn điểu chỉnh một cách có hệ thống và khá hoàn chỉnh, thuế ruộng đất đã đem lại nguồn thu chính cho nhà nước để chi tiêu mọi việc của quốc gia.
Chính sách thuế ruộng đất dưới triều Gia Long, Minh Mạng đã có tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế - xã hội trong nửa đầu thế kỷ XIX. Đối với kinh tế, thuế ruộng đất là nguồn thu chính của nhà nước, nhu cầu chi tiêu của nhà Nguyễn cũng như việc trả lương bổng cho bộ máy quan lại đều từ nguồn thuế ruộng đất mà ra. Bờn cạnh những mặt tích cực cho nền kinh tế đó là đảm bảo cho công khố nhà nước hàng năm, thì chính sách thuế ruộng đất của nhà Nguyễn vẫn còn tiêu cực. Chớnh sách thuế ruộng đất của nhà Nguyễn đã là điều kiện thuận lợi cho giai cấp địa chủ, cường hào lũng đoạn, tham ô gây phiền nhiễu cho nhân dân. Bên cạnh đó, sự chi tiêu không hợp lý của các vua Gia Long và Minh Mạng đã dẫn đến sự hao hụt tài chính và nền kinh tế đất nước vẫn không phát triển, đời sống nhân dân vẫn cực khổ.
Chính sách thuế ruộng đất đã tác động trực tiếp trực tiếp lên nguồn tư liệu sản xuất chính của người nông dân, làm cho một bộ phận nông dân không có ruộng đất cày cấy, không đủ thóc để đóng thuế cho nhà nước phải đi vay nặng lãi. Thêm vào đó là tình trạng kiờm tớnh ruộng đất của giai cấp địa chủ, sự nhũng nhiễu của cường hào địa phương và thiên tai, hạn hán, mất mùa là nguyên nhân chính đẩy người nông dân vào con đường bế tắc.
Phong trào khởi nghĩa nông dân bùng nổ mạnh mẽ và rộng khắp trong nửa đầu thế kỷ XIX là tiếng pháo báo hiệu sự bựng phỏt của người nông dân trước chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Nguyễn. Phản ứng của nông dân ngày càng mạnh mẽ đã buộc triều Nguyễn phải có những thay đổi trong chế độ thuế khóa cũng như những chính sách đãi ngộ khác cho người nông dân.
KẾT LUẬN
Triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Khi nghiên cứu về thuế ruộng đất triều Nguyễn từ 1802 đến 1840, tác giả muốn dựng lại một cách có hệ thống tình hình nông nghiệp, chế độ ruộng đất cũng như khôi phục lại chính sách thuế ruộng đất của nhà nước Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX. Sau khi tìm hiểu chính sách thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng có thể rút ra một số kết luận sau:
Nhà Nguyễn ra đời và thống trị khi chế độ phong kiến bước vào giai đoạn suy tàn, chủ nghĩa thực dân phương Tây đang bành trướng mạnh mẽ. Nhà Nguyễn phải đương đầu với hàng loạt khó khăn trong nội bộ cũng như ngoại lai. Đó vừa là hậu quả của thế kỷ trước để lại vừa là hậu quả của thời kỳ triều Nguyễn cầm quyền. Một trong những yêu cầu đặt ra đối với nhà Nguyễn là khôi phục ruộng đất bỏ hoang, bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với ruộng đất. Vua Gia Long và Minh Mạng đều cho thi hành những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ ruộng đất công làng xã, đảm bảo nguồn thu thuế của nhà nước.
Thuế ruộng đất triều Nguyễn, đặc biệt dưới thời Gia Long và Minh Mạng là sự kế thừa chính sách thuế ruộng đất từ các giai đoạn trước đó. Chính sách thuế ruộng đất dưới triều Gia Long và Minh Mạng có những điểm khác so với chính sách thuế ruộng đất ở giai đoạn trước và giữa hai thời kỳ cũng có sự khác nhau về mức độ thu thuế, khu vực đánh thuế cũng như các loại ruộng đất nhưng đều giống nhau ở mục đích của việc thu thuế đó là bóc lột nhân dân lao động, đảm bảo nguồn thu cho quốc gia.
Đặc trưng của nền tài chính quốc gia Việt Nam dưới triều Nguyễn đã thể hiện rõ bản chất thu chi của nhà nước phong kiến. Mục đích tối thượng của nhà nước phong kiến Nguyễn đó là nhằm phục vụ tối đa quyền lợi của vua quan, bộ máy quan lại trong triều đình. Hay nói cách khác bản chất của
thuế khóa dưới thời phong kiến gắn chặt với bản chất của nhà nước quân chủ chuyên chế, luụn vỡ quyền lợi của giai cấp thống trị đất nước.
Thuế ruộng đất thời Gia Long và Minh Mạng đã được hoàn thiện, cụ thể hơn trong từng khu vực và trong từng loại ruộng đất. Nhìn chung thuế ruộng công vẫn cao hơn thuế ruộng tư, nhà nước thu thuế bằng hiện vật là chủ yếu. Thuế ruộng đất triều Nguyễn mang tính chất hai mặt, một mặt ưu đãi và vì quyền lợi trước hết của giai cấp địa chủ lớn, mặt khác ra sức bóc lột nông dân tự canh bằng chế độ công điền công thổ. Với chính sách thuế ruộng đất các vị vua đầu nhà Nguyễn đã đảm bảo chi tiêu cho quốc gia, khôi phục và phát triển đất nước.
Tuy nhiên chính sách thuế ruộng đất nặng nề kèm theo những loại thuế khác và những khó khăn về thiên tai, mất mùa, quan tham lại hoạt nhũng nhiễu…đó tác động mạnh mẽ đến đời sống của người nông dân dưới triều Nguyễn. Nửa đầu thế kỷ XIX, phong trào nông dân nổ ra rộng khắp trên cả nước đã đánh dấu sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn.
Chính sách thuế ruộng đất thời Gia Long và Minh Mạng đã đặt cơ sở cho các vị vua sau này của nhà Nguyễn hoàn thiện hệ thống thuế khóa hoàn chỉnh trong cả nước. Đó cũng là nền tảng cho nhà nước Việt Nam sau này hoàn thiện hệ thống thuế khóa. Chính sách thuế nói chung và thuế ruộng đất nói riêng là một trong những chính sách quan trọng của nhà nước để đảm bảo nguồn tài chính quốc gia, vì vậy thuế ruộng đất luôn giữ một vai trò quan trọng của mỗi quốc gia.
Tìm hiểu thuế ruộng đất dưới triều Nguyễn với những thay đổi trong từng thời kỳ đã cho ta thấy được những biến đổi của tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX. Từ đó, chúng ta sẽ có được sự nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan hơn về công lao và những thiếu sót của nhà Nguyễn với lịch sử dân tộc. Đồng thời góp phần giỳp chỳng ta đánh giá một cách công bằng nhất những gì nhà Nguyễn đã làm được và chưa làm được với đất nước. Thông qua đó, chúng ta rút ra được những bài học cho
việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuế khóa hoàn chỉnh trên cả nước trong thời kỳ mới.