Thuế ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước.

Một phần của tài liệu luận văn vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng, (Trang 78 - 85)

Đối với bộ phận ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý như đồn điền, quan điền quan trại trong thời kỳ Minh Mạng nhìn chung có số lượng ít hơn so với các loại ruộng đất khác trong toàn quốc.

* Thuế ruộng đất đồn điền: Trên cơ sở từ thời Gia Long đối với bộ phận ruộng đất này, sau khi Minh Mạng lên ngôi ông đã cho đẩy mạnh khai hoang, phục hóa để tăng diện tích ruộng đất đồn điền. Minh Mạng chủ trương quân sự hóa loại dân đồn điền, tất cả dân đồn điền đều biến thành quân đồn điền. Tháng 9 năm 1822, Minh Mạng cho chuyển toàn bộ 9.703 dân đồn điền vào ngạch lớnh. Riờng đối với quân đồn điền, Minh Mạng chủ trương phát triển mạnh ở các tỉnh biên giới, hải đảo như Hà Tiên, trấn Tây Thành, Khỏnh

Hòa, đảo Cụn Lụn và hầu khắp các tỉnh ở Nam Kỳ. Trong thời kỳ Gia Long trị vì hình thức đồn điền phát triển mạnh ở Nam Kỳ, kết quả lập được 21 cơ với 124 ấp trong 6 tỉnh Nam Kỳ. Chính sách lập đồn điền của nhà nước đã đem lại ích lợi trong việc tăng thêm diện tích ruộng đất cày cấy cho nông dân và đem lại nguồn thu nhập cho nhà nước, đồng thời giải quyết một phần quân lương và lương thực cho tù phạm, dân lưu tán tham gia vào đồn điền.

Trên cơ sở khai hoang, phục hóa mở rộng diện tích ruộng đất đồn điền Minh Mạng tiến hành đánh thuế với loại ruộng đất này cụ thể là:

- Đồn điền ở 4 doanh trực lệ và các doanh trấn: Quảng Nghĩa, Bình Định, Phỳ Yờn, Nghệ An giảm bớt 3/4 từ năm 1821. Từ năm 1821 theo quyết định của Minh Mạng cho giảm thuế đồn điền trong toàn quốc [19, 44] .

- Đồn điền ở huyện Hải Lăng trong hạt Quảng Trị, theo lệ thuế công điền [19, 55].

- Đồn điền ở phường Kỳ Lân, huyện Minh Linh, Quảng Trị theo lệ thuế tam đẳng ruộng tư.

- Đồn điền ở xã Minh Lương huyện Minh Linh, Quảng trị theo lệ thuế ruộng công: “Xó Minh Lương, huyện Minh Linh, tỉnh Quảng Trị, trước có ruộng đất đồn điền của công là 4 mẫu 2 sào 7 thước, hằng năm đấu giá lĩnh canh; từ năm Bính Tý trở đi, không có người nhận lĩnh, nên giao cho xã ấy nhận lĩnh biên vào làm hạng ruộng đất công, thu nộp theo lệ” [19, 56].

Thuế đồn điền thời Minh Mạng đã phân chia rõ ràng theo từng khu vực địa phương. So với thời Gia Long thì thuế ruộng đất đồn điền thời Minh Mạng đã giảm bớt hơn và có thay đổi khi thu theo mức thuế ruộng công.

* Thuế ruộng đất quan điền quan trại: Sau khi lên ngôi, Minh Mạng ra lệnh đem tất cả những quan trại hay đồn điền bị bỏ hoang cấp trả cho địa phương, nhập vào công điền, chia cho dân và chịu thuế như hạng ruộng công. Bộ phận ruộng đất quan điền quan trại trong thời kỳ này có phần giảm đi. Năm 1821 các loại quan điền quan trại nếu phải nộp thuế từ 52 thăng hợp trở lên thì được giảm 2/10, từ 100 thăng trở lên thì được giảm 3/10 [34, 217].

Căn cứ vào quyết định này của nhà nước, các năm sau này Minh Mạng cũng đưa ra quyết định tương tự và mức thuế cụ thể như sau:

- Quan điền toàn quốc: có nhiều hạng và mỗi mẫu phải nộp thuế từ 10 thăng đến 205 thăng (205 thăng bằng hơn 7 hộc).

- Quan trại ở Phù Ly, Bình Định mỗi mẫu nộp 10 hộc 15 thăng [19, 55].

- Theo quyết định năm 1831 và 1837 quan điền quan trại ở Đàn Duệ, Mỹ Tá huyện Minh Linh, Quảng trị thu theo lệ tam đẳng ruộng tư là 20 thăng [19, 58].

- Theo quyết định năm 1828, quan trại ở làng Tư Cung, Điền Nguyên, huyện Tuy Viễn, Bình Định mỗi mẫu nộp 147 thăng tính ra bằng gần 4 hộc thóc [19, 57].

- Theo các quy định các năm 1830, 1832, quan điền xó Tiờn Chạo, huyện Minh Linh, Quảng Trị thu theo thuế ruộng tư tức là từ 20 đến 40 thăng [19, 57- 58].

- Cũng theo quyết định năm 1832, 1830 quan điền xã Hà Trung huyện Phú Vinh, phủ Thừa Thiên thu theo lệ tam đẳng ruộng công với mức 30 thăng [19, 57].

Như vậy, thông qua mức thuế ruộng đất quan điền quan trại thời kỳ này có thể thấy Minh Mạng đã chia ra thành những địa phương và đánh thuế ở mỗi nơi một mức khác nhau. Nhưng nhìn chung thuế quan điền quan trại thời kỳ này có phần hạ thấp, ở Quảng Trị, Thừa Thiên mức thuế nhẹ hơn ở Bình Định. Nếu so sánh thuế quan điền quan trại thời Minh Mạng với thời Gia Long thì thuế quan điền quan trại thời Minh Mạng thấp hơn.

Trên đây là những nét khái quát về chế độ tô thuế đối với bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước dưới thời Minh Mạng. Nhìn chung, thuế ruộng đất với bộ phận ruộng đất này ở thời kỳ Minh Mạng đó cú sự phân chia cụ thể theo địa phương và mức thuế có giảm hơn so với thời Gia Long. Nhà nước thu thuế chủ yếu dưới hình thức hiện vật (thóc) là phần lớn.

2.3.2 Thuế ruộng đất công làng xã.

Bộ phận ruộng đất công làng xã trong nửa đầu thế kỷ XIX có xu hướng bị thu hẹp lại do sự phát triển mạnh mẽ của ruộng đất tư hữu. Ngay từ đầu mới thành lập nhà Nguyễn đã đưa ra những chính sách nhằm mở rộng và bảo vệ ruộng đất công làng xã. Nối tiếp những chính sách Gia Long đã thực hiện đối với bộ phận ruộng đất công làng xã, sau khi Minh mạng lên ngôi cũng đưa ra những quyết sách kiên quyết nhằm duy trì ruộng đất ở các làng xã.

Một trong những biện pháp mở rộng diện tích ruộng đất công xã mà Minh Mạng cho thực thi đó là khuyến khích nhân dân khai hoang, phục hóa. Năm 1828, Minh Mạng ra một đạo dụ quy định những đất công mới khai phá được thành ruộng thì một nửa thuộc về người khai phỏ, cũn một nửa thì nộp vào công điền. Sở dĩ, nhà nước có quy định để một nửa lại làm tư điền nhằm khuyến khích nhân dân khai hoang. Những ruộng đất mà do nhân dân khai hoang tập thể có sự trông coi của nhà nước thì khai khẩn được đều trở thành ruộng công. Như việc khai hoang thành huyện Tiền Hải do Nguyễn Công Trứ thực hiện ở Nam Định năm 1829 đã khai khẩn được 18.970 mẫu công điền. Bên cạnh đó, nhà Nguyễn còn cho lính đi khai hoang rồi trao lại ruộng đó cho dân sở tại làm công điền.

Năm 1832, Nguyễn Công Trứ đó tõu với vua Minh Mạng rằng “Tại hạt Quảng Yên đất bỏ hoang còn nhiều… nay xin cấp tiền cho binh lính cày khẩn và xây đắp đê điều ở các nơi. Hễ lúa thu được bao nhiêu thì chia làm ba phần, lấy 2 hai phần bỏ kho, còn một phần thì cấp cho lính. Lúc nào thành điền sẽ mộ dân canh quản theo lệ công điền mà trưng thu” [32, 383]. Minh Mạng đã cho thực hiện và khai khẩn được 3500 mẫu ở ba xã Lưu Khê, Vỹ Dương, Yên Phong. Sau đó, Minh Mạng cho thực hiện trong toàn bộ các tỉnh từ Khánh Hòa vào Nam kể từ năm 1840.

Thời kỳ này, ruộng đất tư hữu phát triển mạnh do vậy Minh Mạng cũng chủ trương sung công một bộ phận ruộng tư của địa chủ. Đặc biệt, tỉnh Bình Định đến cuối thời Minh Mạng là nơi có tỷ lệ ruộng cồng thấp khoảng

10% ruộng tư. Năm 1838, Lãnh tổng đốc Vũ Xuân Cẩn tõu lờn nhà vua về tình hình ruộng đất công, tư ở đây rằng: “Các ruộng tư đều bị bọn hào phá chiếm cả, người dân nghốo khụng nhờ cậy gì”. [37, 45]. Sau đó, ông đề nghị những người có ruộng tư chỉ được để lại 5 mẫu, còn bao nhiêu đều phải sung công. Tuy nhiên đến tháng 7 năm 1839, Minh Mạng đã cho phép thi hành phép chia ruộng ở Bình Định, buộc tất cả các chủ sở hữu phải bỏ ra 50% ruộng đất sung công quỹ quân cấp. Sau 3 – 4 tháng theo Thượng Thư bộ Hà Duy Phiờn thỡ: “Nay lấy 1 nửa tư điền làm công điền thì công điền đáng phải được 4 vạn mẫu”. [17, 111].

Riêng ở vùng đất Nam Bộ, chế độ công điền, công thổ cũng được áp dụng. Năm 1836, Minh Mạng cho tiến hành việc đo đạc ruộng đất ở Nam Bộ và lập sổ địa bạ. Cuối năm 1836, sau khi đo đạc lại ruộng đất các tỉnh ở Nam kỳ người ta tính được có 630.075 mẫu [37, 79]. Sau đó, năm 1837, Minh Mạng cho thi hành phép chia ruộng ở Nam Kỳ: “Ruộng đất các tỉnh từ Bình Thuận trở vào Nam, từ trước đến giờ chưa được khám xét, còn chưa có hạng ruộng đất công, phép chia ruộng chưa được ban cấp. Nay ruộng đất ở các tỉnh ấy khám đạc đã xong. Vậy đem phép chia ruộng tư thành bản, chiểu cấp cho cỏc xó dõn cỏc tỉnh Bình Thuận, Gia Định, Biờn Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên, mỗi xã một bản để đều theo đó mà làm” [19, 53]. Tuy nhiên, tỷ lệ ruộng đất công ở Nam kỳ vẫn thấp, năm 1840, Bố chính Gia Định Lờ Khỏnh Trinh tâu xin trích 50% ruộng tư sung làm quân điền quân cấp. Sau đó, Minh Mạng đã xuống dụ: “Xã thôn nào nhiều ruộng, cày cấy không xuể thỡ trớch lấy một nửa hoặc 3,4 phần 10, giao cho bản xã sung công chia cho mọi người cùng lợi, chớ bao chiếm nhiều lại bỏ hoang”. Tuy nhiên, kết quả đem lại rất hạn chế.

Ngoài ra, trong thời kỳ này Minh Mạng vẫn tiếp tục cho thi hành chính sách quân điền từ thời Gia Long. Đến năm 1840, Minh Mạng cho sửa lại phộp quõn điền. Theo đó, tất cả mọi người đều được hưởng một phần ruộng như

nhau. Đến cuối thời Minh Mạng, chế độ quân điền được thực hiện ở Nam kỳ song kết quả đem lại không đáng kể, Nam kỳ ruộng công còn lại rất ít.

Trước thực trạng ruộng đất công làng xã đang dần bị thu hẹp, nhà Nguyễn đó có những chủ trương nhằm duy trì diện tích ruộng đất công, tuy nhiên kết quả chưa được cao. Trên cơ sở đo đạc ruộng đất ở Nam Kỳ năm 1836, Minh Mạng dựa trên sổ địa bạ chiếu theo số ruộng đất công, tư điền để đặt mức thu thuế đối với bộ phận ruộng đất này trong toàn quốc.

Minh Mạng đã gộp khu vực II và khu vực III thời Gia Long làm một và chia cả nước thành 3 khu vực để đánh thuế ruộng đất công làng xã kể từ sau năm 1836:

Khu vực I: Gồm các tỉnh từ Quảng Trị đến Khỏnh Hòa Khu vực II: Các tỉnh từ Nghệ An trở ra Bắc

Khu vực III: Các tỉnh từ Bình Thuận trở vào Nam

Trên cơ sở phân chia lĩnh vực đánh thuế, Minh Mạng đã đặt mức thuế đối với loại ruộng công như sau: [11, 163 và 19, 41]

Khu vực Đẳng hạng Mức thuế (đơn vị mẫu) Tiền thập vật

I Nhất Nhì Ba 40 thăng 30 thăng 20 thăng II Nhất Nhì Ba 80 thăng 56 thăng 33 thăng III Thảo điền Sơn điền 26 thăng 23 thăng 3 tiền

Nhìn vào mức thuế ruộng công làng xã thời Minh Mạng ta thấy khu vực II (Nghệ An trở ra Bắc) có mức thuế cao nhất trong cả nước. Điều này lý giải đây là khu vực có diện tích ruộng đất công làng xã thuộc loại nhiều nhất trong cả nước. Sau đó là đến khu vực I (Quảng Trị đến Khỏnh Hòa) mức thuế

ruộng công làng xã ở khu vực I bằng với mức thuế ruộng công thời Gia Long.

Đối với thuế đất thời Minh Mạng nhìn chung vẫn giống như thời Gia Long. Riêng khu vực III (từ Bình Thuận trở vào Nam), thuế đất công từ sau năm 1836 đã định lại như sau: [19, 41 và 23, 173]

Các loại đất 6 tỉnh Nam Kỳ (mẫu) Ở Bình Thuận (mẫu) Đất trồng dâu, mía, trầu không 2 quan 3 quan

Vườn cau 1 quan 4 tiền 1 quan 4 tiền Đất trồng khoai,

đậu và làm nhà 8 tiền 8 tiền

Đất trồng tre, dừa 4 tiền

Vườn hạt tiêu 30 cân hạt tiêu

Ruộng muối 7 phương muối

7 phương muối (nộp tiền thì 10 phương là 2 quan)

Như vậy, mức tô thuế ruộng đất công thời Minh Mạng nếu chỉ nhìn qua chúng ta sẽ thấy giảm hơn ở khu vực III (khu vực IV thời Gia Long) nhưng khi xem xét kỹ thì không phải như vậy. Ở thời kỳ Gia Long, ruộng đất công ở khu vực IV được đánh thuế trên đơn vị khoảnh cho nên có phần không chính xác, nhưng sang thời Minh Mạng ở khu vực III đã được tớnh trờn đơn vị mẫu sau khi đo đạc ruộng đất năm 1836. Nếu thời Gia Long (1802 – 1820) ruộng đất công ở khu vực Nam kỳ có 26.750 khoảnh thì sang thời Minh Mạng, nhất là sau khi đo đạc xong ruộng đất đã tăng là 630.075 mẫu. Như vậy, ruộng công làng xã thời Minh Mạng đã tăng hơn 23 lần, số thuế nhà nước thu được ở khu vực này cũng tăng lên so với thời Gia Long khoảng 16 lần.

Đối với thuế ruộng ở khu vực II (tức khu vực II và III thời Gia Long) thì chịu thuế ruộng công làng xã từ 33 – 80 thăng/mẫu. Theo Trương Quốc Dụng thì 80 thăng tương đương với 120 bát, 33 thăng với 50 bát và 56 thăng với 84 bát. Như vậy, thuế ruộng khu vực III thời Gia Long với mức 60, 42, 25 bát tương đương với 40, 28, 16 thăng đã bị tăng lên gấp 2 lần dưới thời Minh Mạng. Việc sát nhập khu vực II và khu vực III của Minh Mạng không chỉ là việc đơn giản hóa chính sách thuế khóa mà là việc tăng thuế lên cao hơn. Ngoài ra ở khu vực III, Minh Mạng còn thu thêm tiền thập vật (3 tiền mỗi mầu), điều này cũng chứng tỏ thuế ruộng công đất thời Minh Mạng không giảm nhẹ mà còn tăng lên. Chính vì vậy, biểu thuế ruộng đất thời Minh Mạng được duy trì và hầu như không thay đổi suốt từ năm 1836 trở đi. Minh Mạng quy định thuế ruộng đất công làng xã chủ yếu thu bằng hiện vật. Đây là quy định phù hợp với nhà nước phong kiến Nguyễn lúc bấy giờ để thuận tiện cho việc trả lương và cấp bổng lộc cho quan lại. Khi nhận xét về chế độ thuế khóa của nhà Nguyễn với bộ phận ruộng đất công làng xã đã có nhà nghiên cứu cho rằng: “Toàn bộ chính sách thuế khóa về ruộng đất của nhà Nguyễn với ruộng đất công chỉ nhằm một mục đích duy nhất là bóc lột một cách triệt để những nông dân không ruộng đất đặng thu được của cải tối đa” [1, 105].

Một phần của tài liệu luận văn vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng, (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w