Thuế ruộng đất quan điền, quan trại.

Một phần của tài liệu luận văn vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng, (Trang 66 - 68)

Ruộng đất quan điền quan trại tập trung phần lớn ở các tỉnh miền Trung từ Nghệ An trở vào và có số lượng ít. Ruộng quan điền quan trại thời kỳ này thường được đem phát canh thu tô cho dân sở tại. Mức tô thuế chung với loại ruộng đất này theo tác giả Trương Hữu Quýnh là 100 bát/ mẫu [37, 135].

Tuy nhiên, mức tô thuế ruộng quan điền quan trại ở mỗi địa phương có sự khác nhau cụ thể là:

Phân loại Mức tô thuế

Đơn vị Số lượng

Ruộng tế lập

làm quan trại 1 mẫu 100 bát

Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam thượng hạ và phủ Phụng Tiên.

Ruộng trại Lạp Cầu

1 mẫu 120 bát Nghệ An

1 mẫu 60 thăng - Chương Nghĩa, Quảng Nghĩa. - Trại An Hoa, Quảng Nam.

Ruộng trại 1 mẫu 1 mẫu 1 mẫu 3 hộc 6 hộc 1/2 thu hoạch - Ấp Lộc Thuận, Bình Định. - Trại Long Hoa, Phú Yên.

Thông qua biểu thuế trong bảng có thể thấy mức thu thuế ruộng đất quan điền quan trại bằng 1/2 thu hoạch. Đây là một trong những mức thuế cao và nặng, bởi vì người nông dân lĩnh canh dù được mùa hay mất mùa đều phải nộp cho nhà nước một nửa thu hoạch. Hình thức thu thuế này điển hình cho quan hệ địa chủ - tá điền ở nước ta. Hình thức bóc lột này của họ Nguyễn đó cú từ những thế kỷ trước ở Thuận Hóa. Theo tác giả Lê Quý Đôn cho biết cỏc chỳa Nguyễn lấy quan điền trang và quan đồn điền làm của tư hoặc cho dân cày cấy hoặc thuê người cày cấy. Sau đó, tới vụ thu hoạch thì sai người coi gặt và chở về xung vào nhà bếp trong cung.

Ngoài ra, ở Nam kỳ nhà nước còn đặt một mức thuế đánh vào hai loại ruộng riêng biệt đó là ruộng đại nạp và ruộng ba tri (ruộng ba tú). Theo các nguồn tài liệu thì không rõ đây là ruộng gì, nhưng có mức thuế chung là: [19, 42].

- Ruộng đại nạp Nam kỳ:

Hạng nhất: mỗi thửa thóc nộp 6 hộc Hạng nhì: mỗi thửa thóc nộp 4 hộc Hạng ba: mỗi thửa thóc nộp 3 hộc - Ruộng ba tri (ba tú) Nam kỳ: Hạng nhất: mỗi thửa thóc nộp 8 hộc Hạng nhì: mỗi thửa thóc nộp 6 hộc Hạng ba: mỗi thửa thóc nộp 4 hộc

Nhìn vào mức thuế đối với hai loại ruộng đất này có thể thấy đây là một mức thuế cao ở Nam kỳ dưới thời Gia Long. Nhưng từ sau thời Gia Long không thấy nhắc lại mức thuế đối với hai loại ruộng đất này nữa.

Như vậy, ruộng đất quan điền quan trại thời kỳ Gia Long với số lượng ớt nờn nguồn thu từ thuế với hai loại ruộng đất này không phải là nguồn thu thuế chính của nhà nước phong kiến.

Một phần của tài liệu luận văn vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng, (Trang 66 - 68)