Quy định đơn vị đo lường

Một phần của tài liệu luận văn vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng, (Trang 63 - 64)

Nửa đầu thế kỷ XIX, tình hình ruộng đất có nhiều thay đổi và do đòi hỏi của sự lưu thông hàng hóa, do nhu cầu tô thuế của nhà nước nên ngay buổi đầu Gia Long đã quy định, thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước để thuận tiện và dễ dàng cho việc thu thuế.

Đối với thúc, ngụ, nhà nước định ra đơn vị “hộc” để thu thuế. 1 hộc = 26 thăng = 76 lít 226 [6, 58].

“Thăng”, mỗi thăng 2lít 922 = 10 cấp. Có nơi còn gọi là “thưng”.

Đối với gạo, nhà Nguyễn đặt ra đơn vị bát, mỗi bát bằng 2lít 54 =2/3 thăng. Đơn vị phương tức là bằng nửa hộc hay là 13 thăng.

Đơn vị đo đất: Mẫu = mỗi bề 30 ngũ tức 150 thước Sào = 1/10 mẫu = 150th x 10th

Quan = 10 tức 600 đồng kẽm

Từ năm Gia Long thứ 3 (1804), triều đình có chỉ dụ sai Bắc Thành chế tạo đồ đong, buộc phải khắc chữ “Tớn” ở trên phương, thăng, hộc để đỡ sự gian lận trong thu thuế, tránh hiện tượng thu già bán non. Đến năm Gia Long thứ 5 (1806), triều đình đã ban cho các tỉnh cây thước đạt điền gọi là “kinh xớch” để đo đạc ruộng đất. So với thước cũ thời Lờ thỡ thước thời Gia Long dài hơn một ít. Năm Gia Long thứ 9 (1810), triều đình trở lại đạt điền theo thước nhà Lê, đo thước này chiều dài 0m40 thành mẫu là 3600 m2.

Như vậy, định ra đơn vị đo lường nhà Nguyễn muốn thuận lợi và dễ dàng trong việc đo đạc đất đai và thu thuế. Nhìn chung, đơn vị đo lường để thu thuế ruộng đất được giữ nguyên và tương đối thống nhất trong nửa đầu thế kỷ XIX.

Một phần của tài liệu luận văn vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng, (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w