1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO TIỂU LUẬN SINH THÁI HỌC-KHÁI NIỆM TUYỆT CHỦNG VÀ CÁC MỨC ĐỘ ĐE DỌA TUYỆT CHỦNG

45 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 3,18 MB

Nội dung

Thời điểm chính thức tuyệtchủng thường của một loài hoặc một nhóm dưới loài được xác định khi cáthể cuối cùng của loài đó chết mặc dù có thể từ trước đó, những cá thể cònlại của loài đó

Trang 1

A- KHÁI NIỆM TUYỆT CHỦNG VÀ CÁC MỨC ĐỘ

ĐE DỌA TUYỆT CHỦNG I-Tuyệt chủng:

Trong lĩnh vực sinh vật học và sinh thái học, tuyệt chủng là trạng thái kếtthúc của một loài hoặc một nhóm dưới loài Thời điểm chính thức tuyệtchủng thường của một loài hoặc một nhóm dưới loài được xác định khi cáthể cuối cùng của loài đó chết mặc dù có thể từ trước đó, những cá thể cònlại của loài đó đã mất khả năng sinh sản do tình trạng sức khỏe, tuổi tác, sựphân bố thưa thớt, sự thiếu hụt của các cá thể thuộc một trong hai giới tínhhoặc một lý do nào đó

Việc khảo sát đầy đủ một loài trong tự nhiên là rất khó khăn, nên dẫn tớiviệc xác định thời điểm tuyệt chủng chính xác cũng chỉ là tương đối vàthường được xác định một khoảng thời gian sau khi loài đó đã tuyệt chủng.Khó khăn này cũng dẫn tới hiện tượng Lazarus taxa

Hiện tượng Lazarus taxa: là hiện tượng một loài xuất hiện trở lại sau mộtthời gian được coi là đã tuyệt chủng

Loài chim không bay được Takahe từng bị coi là đã tuyệt chủng năm 1898 nay lại được được tìm thấy tại quần đảo phía Nam New Zealand vào 20/11/1948

Loài gặm nhấm Laonastes aenigmamus hay còn được gọi là “chuột sóc” từng được cho là đã tuyệt chủng 11 triệu năm trước, được phát hiện lần đầu tiên ở tỉnh

Khammouan,Lào vào năm 1996

Trang 2

Loài Gracilidris, 1 phân nhánh của loài kiến Dolichoderinae hoạt động về đêm, bị coi

là đã tuyệt chủng cách đây 15-20 triệu năm, nay được phát hiện tại Paraguay, Brazil,

Argentina và được mô tả vào năm 2006

Loài Dromiciops gliroides là một loài thú có túi rất nhỏ,được cho là đã tuyệt chủng 11

triệu năm trước, nay được tìm thấy ở Chi lê và Argentina

Qua quá trình tiến hóa, có những loài mới xuất hiện khi một nhóm cá thể củaloài đó gặp được điểu kiện sinh thái thuận lợi và khai thác điều kiện đó đểphát triển, nhưng cũng có những loài không thê tiếp tục tồn tại vì sự thay đổiđiều kiện sống hoặc do không chống lại được sự cạnh tranh từ các loài khác.Tuy rằng có một vài loài, được gọi là hóa thạch sống, tồn tại qua hàng trămtriệu năm mà không có sự thay đổi nào đáng kể, nhưng thường thì một loài

sẽ tuyệt chủng trong khoảng trung bình 10 triệu năm kể từ khi loài đó xuấthiện Vì vậy có thể nói, tuyệt chủng là một quá trình tự nhiên và khoảng97% các loài từng xuất hiện trên Trái Đất thì nay đã tuyệt chủng

Sự tuyệt chủng hàng loạt thì thường gắn với một sự kiện đặc biệt nào đó, do

đó cũng rất ít khi xảy ra so với sự tuyệt chủng riêng rẽ của từng loài, và tốc

độ tuyệt chủng đó hiện đang gia tăng một cách đáng kể, theo cảnh báo củacác nhà khoa học Thậm chí tốc độ này thực tế có thể lớn hơn rất nhiều vì sựtuyệt chủng của các loài chỉ mới được nghiên cứu trong khoảng thời gianchưa lâu, dẫn tới việc chỉ có những loài tuyệt chủng gần đây được ghi chép

Trang 3

lại, còn hầu hết các loài đã tuyệt chủng thì không Theo ước tính, đến năm

2100, khoảng 50% số loài hiện đang sinh sống trên Trái Đất sẽ không còntồn tại nữa

Thiên thạch va chạm cuối kỷ Creta đã tiêu diệt loài khủng long cách đây 65 triệu năm

trước

Một loài được gọi là tuyệt chủng trong hoang dã khi mà các cá thể của loài

đó không còn tồn tại trong môi trường sống tự nhiên và gần như không thể

tự phục hồi được, chỉ còn một số cá thể của loài này sống sót nhờ sự chămsóc nuôi dưỡng của con người Ngành động vật học hiện nay đang cố gắngduy trì số lượng cá thể của các loài này để trong tương lai có thể khôi phụctrong tự nhiên nhờ các chương trình nuôi dưỡng và phát triển đặc biệt

Sự tuyệt chủng của một loài trong tự nhiên có thể gây hiệu ứng dây chuyền,dẫn đến sự tuyệt chủng của một hay nhiều loài khác Chuỗi tuyệt chủng nàyđặc biệt phổ biến khi loài bị tuyệt chủng là một loài chủ chốt, có vai trò đặcbiệt quan trọng đối với môi trường và hệ sinh thái

II- Các mức độ đe dọa tuyệt chủng của loài

1- Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng loài đưa vào Sách đỏ Việt Nam

(Các tiêu chuẩn do tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên

thiên nhiên IUCN đề xuất)

Trang 4

Các cấp đánh giá chính:

ENDANGERED (E)- Đang nguy cấp (đang bị đe doạ tuyệt chủng) Là

những loài đang bị đe doạ tuyệt chủng và không chắc còn có thể tồn tại nếucác nhân tố đe doạ cứ tiếp diễn Gồm những loài có số lượng giảm đến mứcbáo động ở trong điều kiện sống bị suy thoái mạnh mẽ đến mức có thể bịtuyệt chủng

VULNERABLE (V)- Sẽ nguy cấp (có thể bị đe doạ tuyệt chủng) Là những

loài sắp bị đe doạ tuyệt chủng (trong tương lai gần) nếu các nhân tố đe dọa

cứ tiếp diễn Gồm những loài mà phần lớn hoặc tất cả các quần thể của nó đã

bị giảm vì khai thác quá mức, vì nơi sống bị phá hoại mạnh mẽ hoặc do cácbiến động khác cuả môi trường sống Cũng gồm những loài tuy số lượng cònkhá nhưng vì chúng có giá trị kinh tế lớn nên việc tìm bắt, khai thác đượctiến hành thường xuyên ờ mọi nơi, dễ đưa tới bị đe dọa

RARE (R)- Hiếm (có thể có nguy cấp) Gồm những loài có phân bố hẹp

(nhất là những chi đơn loài) có số lượng ít, tuy hiện tại chưa phải là đốitượng đang hoặc sẽ bị đe doạ, nhưng sự tồn tại lâu dài của chúng rất mỏngmanh

Các cấp đánh giá khác:

Ngoài ba cấp chính trên đây, khi soạn thảo - Sách đỏ Việt Nam cón sử dụngmột trong các cấp sau:

THREATENED (T) - Bị đe doạ Là những loài thuộc một trong những cấp

trên, nhưng chưa đủ tư liệu để xếp chúng vào cấp cụ thể nào

INSUFFICIENTLY KNOWN (K) - Biết không chính xác Là những loài

nghi ngờ và không biết chắc chắn chúng thuộc loại nào trong các cấp trên vìthiếu thông tin Các loài nêu trong cấp này đang được hy vọng là các nhàkhoa học có thể xác định mức cụ thể của chúng

2- Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài đưa vào sách đỏ (The IUCN Red List of Threatened Animals)

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (International Union of Conservation ofNature and Natural resources - IUCN) và trung tâm giám sát bảo tồn quốc tế(World Conservation Monitoring Center- WCMC) đã xây dựng những quyđịnh vế tình trạng các loài có nguy cơ tuyệt chủng và các danh mục xếp mục

Trang 5

đe doạ của các loài Sự xếp bậc này căn cứ vào các dữ liệu về phân loại học(Taxonomy), tình trạng quần thể (Population status), xu hướng quần thể(Population trends), sự phân bố (Distribution), tình trạng sinh cảnh (Habitatavailability), xu hướng địa lý (Geographic trends) và các mối đe doạ(Threats) và tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân loại học, các chuyêngia về các họ động vật riêng biệt của IUCN và của các nhà khoa học cácnước Sự xếp bậc này cũng xem xét tình hình pháp luật liên quan của cácnước có loài trên phân bố.

Trong khi điều tra xác định tình trạng các loài, IUCN luôn xem xét lại cácthông tin cũ, cập nhật 2 năm một lần và phổ biến rộng rãi IUCN còn nghiêncứu để sửa nội dung và nguyên tắc xác định tình trạng các loài để đáp ứngnhững đòi hỏi mới Năm 1994, IUCN đã sử dụng một số nguyên tắc mới đểxác định tình trạng các loài bị đe dọa Năm 1996, danh mục mới được bổxung những chi tiết cụ thể về tình trạng các loài và phân chia theo các cấp độsau:

EX - Tuyệt chủng – Extinct

Trang 6

Một loài được coi là tuyệt chủng khi không còn nghi ngờ là cá thể cuối cùng

của loài đó đã chết

EW - Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên - Extinct in the wild

Một loài được coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên khi chỉ còn thấy trong

điều kiện gây trồng, nuôi nhốt hoặc chỉ là một (hoặc nhiều) quần thể đã tựnhiên hóa trở lại bên ngoài vùng phân bố cũ

CR - Rất nguy cấp - Critically Endangered

Một loài được coi là rất nguy cấp khi đang đứng trước một nguy cơ cực kỳ

lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai trước mắt

EN - Nguy cấp – Endangered

Một loài được coi là nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp nhưng đang

đứng trước một nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai tương đối gần

VU - Sẽ nguy cấp – Vulnerable

Một loài được coi là sẽ nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp hoặc nguy

cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên

nhiên trong một tương lai tương đối gần

LR - Ít nguy cấp - Lower risk

Một loài được coi là ít nguy cấp khi không đáp ứng một tiêu chuẩn nào của các thứ hạng rất nguy cấp, nguy cấp hoặc sẽ nguy cấp Thứ hạng này có thể

phân thành 3 thứ hạng phụ:

Trang 7

Phụ thuộc bảo tồn (CD) - Conservation dependent

Bao gồm các loài hiện là đối tượng của một chương trình bảo tồn liên tục,riêng biệt cho loài đó hoặc nơi ở của nó; nếu chương trình này ngừng lại, sẽdẫn tới loài này bị chuyển sang một trong các thứ hạng trên trong khoảngthời gian 5 năm

Sắp bị đe doạ (NT) - Near threatened

Bao gồm các loài không được coi là phụ thuộc bảo tồn nhưng lại rất gần với

sẽ nguy cấp.

Ít lo ngại (LC) - Least concern

Bao gồm các taxon không được coi là phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa.

DD – Thiếu dữ liệu - Data deficient

Một loài được coi là thiếu dữ liệu khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá

trực tiếp hoặc gián tiếp về nguy cơ tuyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố vàtình trạng quần thể Một loài trong thứ hạng này có thể đã được nghiên cứu

kỹ, đã được biết nhiều về sinh học, song vẫn thiếu các dẫn liệu thích hợp về

sự phân bố và độ phong phú Như vậy, loài loại này không thuộc một thứhạng bị đe dọa nào, cũng không tương ứng với thứ hạng LR (ít nguy cấp)

NE - Không đánh giá - Not evaluated

Một loài được coi là không đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu

chuẩn phân hạng

Trang 8

B- THỰC TRẠNG CHUNG : ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM NGÀY CÀNG HIẾM

I - Thực trạng động vật quý hiếm trên thế giới

Hiệp hội Thế giới vì thiên nhiên (UICN) là một tổ chức quốc tế quy tụ10.000 chuyên gia và nhà nghiên cứu khoa học của 147 nước Hàng năm,UICN đều công bố một “danh sách đỏ” liệt kê những loài động vật, thực vật

có nguy cơ bị tuyệt chủng Theo báo cáo mới nhất của UICN đưa ra ngày12-9 vừa qua, có 16.306 loài bị đe doạ biến khỏi bề mặt trái đất, nhiều hơncon số 16.118 loài công bố năm ngoái Dưới đây là 1 số loài tiêu biểu đang

có nguy cơ tuyệt chủng cao

Loài khỉ orang-outan đảo Sumatra, Indonesia, hiện chỉ còn 7.300 con Trongvòng 75 năm qua, số lượng orang-outan ở đây đã giảm đi hơn 80% Nguyênnhân chủ yếu là do nạn phá rừng, nhưng cũng còn do các con vật bị săn bắn,

bị bắt để bán hoặc để ăn thịt…

Khỉ orang-outan vùng Borneo, Đông Nam châu Á Năm 2003, người ta

thống kê số lượng loài khỉ này vào khoảng 45.000 tới 69.000 con Nguyênnhân đưa đến sự tuyệt chủng: không nơi trú ngụ do bị tàn phá

Khỉ orang-outan

Trang 9

Cá cardinal đảo Banggai, Indonesia, còn có tên gọi là Kaudern, là loài rất

được những người yêu thích nuôi cá kiểng săn lùng Đây là một trong số 200loài động vật có tên được đưa vào danh sách đỏ lần đầu tiên Mỗi năm cókhoảng 900.000 con cá cardinal bị đánh bắt

Cá cardinal đảo Banggai, Indonesia

San hô Galapagos vùng biển Ecuado Đây là lần đầu tiên tên một loài san

hô được đưa vào danh sách đỏ Cả thảy có 10 giống san hô Galapagos bị xếpvào hạng “có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng” Mối đe doạ hàng đầu củacác loài san hô này là hiện tượng khí hậu El Nino, làm cho nhiệt độ nướcbiển tăng lên một cách bất thường

San hô Galapagos vùng biển Ecuado

Cá sấu Gavial là một trong những loài cá sấu châu Á hiếm nhất trên thế

giới Người ta có thể tìm thấy chúng trong sông Hằng, thuộc Ấn Độ và

Trang 10

Nepal Giờ đây cá sấu Gavial ngày càng hiếm vì bị người dân đánh bắt quámức

Cá sấu Gavial

Giống chim vẹt đảo Maurice chỉ có thể tìm thấy duy nhất ở vùng

Đông-Nam đảo Maurice, trong khu vườn quốc gia Parc National Black RiverGorges Tại đây, một chương trình bảo tồn giống vẹt quý này đã được tiếnhành ráo riết Nạn tàn phá rừng là nguyên chính gây nên sự hiếm hoi củaloài chim này

Chim vẹt đảo Maurice

Kền kền Gyps có nguy cơ tuyệt chủng do việc sử dụng loại hoá chất có tên

gọi diclofenac, được dùng làm thuốc cho gia súc nhưng lại có hại đối với cácloài chim ăn thịt Các đường dây điện cao thế hay tình trạng khan hiếm thức

ăn cũng là nguyên nhân khiến cho số lượng loài chim này bị giảm dần…

Trang 11

Kền kền Gyps

Đười ươi Tây Phi thường thấy ở Angola, Cameroun, Cộng hoà Trung Phi,

Congo, Guinée xích đạo hay Gabon Nhưng số đười ươi này đã giảm đi 60%trong vòng 25 năm qua Nguyên nhân là do khuẩn bệnh Ebola và nạn săn bắtthương mại Dịch Ebola đã làm biến mất 95% số đười ươi ở miền Bắc nướcGabon

Cá heo nước ngọt sông Dương Tử, Trung Quốc, cũng bị xếp vào nhóm “có

nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng”, nghĩa là chúng có khả năng bị biến mấthoàn toàn Việc đánh bắt, giao thông trên sông, tình trạng ô nhiễm, là nhữngnguyên nhân chính gây ra tình hình này

Cá heo nước ngọt sông Dương Tử

Hổ Siberia: Trên thế giới chỉ còn chừng 200 con hổ Siberia, đa số sống trong

các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc các vườn bách thú Đây là loài vật đứngtrước nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, do mất nơi cư trú và bị sănlùng

Trang 12

Hổ Siberia

Đồi mồi khổng lồ: Sống ở Địa Trung hải và Hắc hải cũng như Đại Tây

dương, đồi mồi khổng lồ là mục tiêu săn bắt để bán cho các khách sạn lớnxây dựng ngay trên nơi cư trú của chúng với giá cực đắt để lấy thịt và trứngchế biến thành những món đặc sản Khả năng sống sót của loài bò sát to lớnnày cực kỳ thấp

Đồi mồi khổng lồ

Trang 13

" Chim cánh cụt "đần độn" (jackass penguin) là loài chim chậm chạp một

cách lạ lùng ở bờ biển Nam Phi Hai mối đe dọa đối với chúng là ô nhiễmdầu trên biển và bọn hải cẩu phàm ăn, dồn chúng vào chỗ “tuyệt đường sinhlộ”

Chim cánh cụt

Tê giác đen Sống ở Tây Phi: tê giác đen đang biến mất từng con một trong

tổng “số dân” không quá 2.500 con cuối cùng sống hoang dã Nguyên nhândẫn chúng đến diệt vong chính là cặp sừng của chúng, với giá đắt hơn vàng

cả chục lần

Tê giác đen ở Tây Phi

Trang 14

Dơi yên ngựa: Số dơi yên ngựa sống trong thiên nhiên hiện nay theo ước

đoán chỉ còn từ 4.000 đến 6.500 con Loài vật này chẳng có gì đặc biệt đểngười ta săn lùng mà chỉ là nạn nhân tình cờ của các loại thuốc trừ sâu màchúng quá mẫn cảm khi nếm vào một con côn trùng nào đó bị nhiễm thuốc

Dơi yên ngựa

Linh trưởng lớn: Họ linh trưởng lớn bao gồm khỉ đột, hắc tinh tinh, khỉbonobo, ở châu Phi và đười ươi (dã nhân) ở châu Á Nguyên nhân làmchúng giảm “dân số” khá nhiều: chiến tranh (những cuộc nội chiến và đánhnhau triền miên giữa các nước láng giềng ở lục địa đen), nạn săn bắt, bệnhtật và mất nơi cư trú (do phá rừng và cháy rừng)

Đười ươi châu Á

Trang 15

Thỏ ven sông: Sống ở sa mạc Karoo của Nam Phi, thỏ ven sông (riverinerabbit) đang mất dần lãnh thổ sinh sống vì sự phát triển trang trại Người ta

dự tính số lượng loài thỏ này chỉ còn không quá 250 con, nên chúng đượcliệt vào danh sách 10 loài vật hàng đầu trong số đang bị tuyệt chủng Thỏven sông dễ nhận ra bởi một vạch sẫm kéo dài từ khoé miệng qua má, đếndái tai Với số lượng ít ỏi như thế, chắc chắn chúng không thể phục hồi

Thỏ ven sông có vạch sẫm kéo dài từ khoé miệng qua má, đến dái tai

Lạc đà hai bướu: Các điều tra cho thấy trên hành tinh của chúng ta còn lạichưa đầy 1.000 con lạc đà hai bướu ở những vùng khô cằn trên sa mạc Gobi

Dù chúng sống một cách kham khổ, thường xuyên đói ăn mà vẫn bị sănđuổi, đẩy tới bờ vực của sự diệt vong

Trang 16

Lạc đà 2 bướu

Sơn dương Đông Phi : Loài sơn dương có nguy cơ tuyệt chủng của châu

Phi (hirona) đã có thời rất phổ biến ở Đông Phi Vậy mà số lượng chúnggiảm một cách khủng khiếp đến mức ước tính chỉ còn 600 con Mất nguồnlương thực và nơi cư trú, lại không có kế hoạch bảo tồn, chúng đang đối mặtvới sự diệt vong

Sơn dương Đông Phi

Trang 17

Có rất nhiều nguyên dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của hàng loạt động vậtquý hiếm, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu chính là sự phát triển của loàingười, chính những hoạt động khai thác, cải tạo thiên nhiên để phục cho nhucầu sống của con người đã hủy diệt môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

Từ hàng nghìn năm trước, con người đã gây những biến đổi sinh cảnh quantrọng, làm ảnh hưởng rất lớn đến các loài động, thực vật

Từ ít nhất 50.000 năm trước, những vụ cháy có chủ ý đã xảy ra ở các thảonguyên châu Phi Cách đây 5.000 năm ở châu Âu và khoảng 4.000 năm ởBắc Mỹ, việc phá rừng và biến đổi các vùng đất tự nhiên thành bãi chăn giasúc đã xuất hiện phổ biến, tạo điều kiện cho các loài cỏ dại và động vật ăn cỏ

mở rộng phạm vi cư trú, gây ra sự tuyệt chủng của hàng loạt các loài bảnđịa

Lần đầu tiên con người góp phần tạo ra một đợt tuyệt chủng có tính chấttoàn cầu là vào khoảng 15.000 - 25.000 năm trước Qua săn bắn, con người

đã tuyệt diệt gần 86% giống thú lớn hơn 44kg ở 3 lục địa: Bắc Mỹ, Nam Mỹ

và Australia

Năm 1600, trên toàn thế giới đã ghi nhận sự tuyệt chủng của 700 động vật

có xương sống, không xương sống và thực vật có mạch Từ năm 1600 đếnnay, thêm khoảng 21% các loài động vật và 1,3% các loài chim trên thế giới

đã bị tuyệt chủng

Cần lưu ý rằng những con số ghi nhận được về sự tuyệt chủng nhỏ hơnnhiều so với thực tế và cũng nhỏ hơn rất nhiều so với dự đoán trong nhữngthập kỷ tới

Các nhà nghiên cứu cho rằng hành tinh của chúng ta đang bước vào giaiđoạn tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 Hiện tại các loài đang bị tuyệt chủngvới tốc độ vượt xa nhiều lần tốc độ hình thành loài, nhanh nhất kể từ trướcđến nay và không theo bất kỳ một quy luật nào Cứ 20 phút lại có một loàiđộng vật hay thực vật nào đó bị tuyệt chủng và 50 năm trở lại đây, tốc độtuyệt chủng đã tăng nhanh gấp 40 lần so với thời kỳ cách mạng công nghiệp.Theo một cuộc khảo sát về các loài trên toàn cầu vào năm 2004 được Hộibảo tồn môi trường thiên nhiên thế giới công bố, có khoảng 15.000 loài đangbiến mất, nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử, và có khoảng 1 triệuloài sinh vật mặt đất sẽ biến mất trong nửa thế kỷ tới Sách đỏ 2006 cũng ghirằng 25% các loài bò sát và động vật có vú, 20% các loài lưỡng cư, 12% cácloài chim, 10% các loài thực vật hiện có trên trái đất sẽ phải đối mặt với sự

Trang 18

tuyệt chủng trong vòng 30 năm tới Sự biến mất của các loài động, thực vật

sẽ dẫn tới sự sụp đổ dây chuyền của các loài khác sống phụ thuộc vào chúngtrong đó có loài người

Việc con người khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên như sănbắn vô tội vạ, phá rừng bừa bãi, sử dụng quá mức đất đai canh tác, làm ônhiễm mặt nước, làm khô cạn ao hồ rồi các cuộc chiến tranh tàn khốc đanghủy hoại môi trường Các hoạt động du lịch thiếu bền vững, xây dựng, thăm

dò và khai thác thiếu quy hoạch, các hoạt động công nghiệp đã tạo ra cácnguồn khí thải độc hại làm cho khí hậu nóng lên, tạo ra những lỗ thủng ởtầng ôzôn đe dọa trực tiếp đến sự sống trên trái đất Ngoài ra, tốc độ giatăng dân số như hiện nay cũng có ảnh hưởng lớn tới môi trường

Các nhà khoa học đồng ý rằng quá trình tuyệt chủng các loài hiện nay có thểphá vỡ mối liên hệ giữa các quần thể sinh vật, và chắc chắn sẽ tác động đếnloài người Do đó, con người cần học cách bảo vệ môi trường và chung sốnghài hòa với các loài khác Để đối phó với nguy cơ mất cân bằng sinh tháitrên trái đất và ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài, đòi hỏi sự nỗ lựcrất lớn của mỗi con người, mỗi quốc gia Nhiều quốc gia trên thế giới đã banhành các đạo luật về bảo vệ các loài và môi trường sinh thái Hiện nay, Côngước quốc tế về buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) đãđược ban hành nhằm kiểm soát và quan trắc việc buôn bán các loài động vật

có nguy cơ tuyệt chủng

II- Thực trạng động vật quý hiếm ở Việt Nam

Việt Nam là một nước nhiệt đới nóng ẩm, với điều kiện thiên nhiên thuận lợinên có một hệ động thực vật vô cùng phong phú Việt Nam được quốc tếcông nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thếgiới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô tạo nên môitrường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thếgiới

Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế(Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồnthiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật Việt Nam còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng,vật nuôi, trong đó có hàng chục giống gia súc và gia cầm Đặc biệt các

Trang 19

nguồn lúa và khoai, những loài được coi là có nguồn gốc từ Việt Nam, đang

là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới

Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật,hơn 21.000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rấtnhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền

Trong 30 năm qua, nhiều loài động thực vật được bổ sung vào danh sách cácloài của Việt Nam như 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn,chà vá chân xám và thỏ vằn Trường Sơn, 3 loài chim mới là khướu vằn đầuđen, khướu Ngọc Linh và khướu Kon Ka Kinh, khoảng 420 loài cá biển và 7loài thú biển Nhiều loài mới khác thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư và độngvật không xương sống cũng đã được mô tả

Tuy nhiên, theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007 được Viện Khoa học - côngnghệ VN, Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển, Tổ chức Bảo tồnthiên nhiên quốc tế phối hợp thực hiện và công bố cả nước có 882 loài động

- thực vật (418 loài động vật, 464 loài thực vật) đang bị đe dọa ở các mứckhác nhau Có ít nhất mười loài động - thực vật đã bị tuyệt chủng hoàn toànhoặc tuyệt chủng trong tự nhiên Có bốn loài động vật đã bị tuyệt chủnghoàn toàn trên lãnh thổ VN gồm tê giác hai sừng, heo vòi, cầy rái cá và bòxám Sáu loài động - thực vật đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên gồm hươusao, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà, lan hài VN.Điều đáng chú ý là những loài đã tuyệt chủng tại VN lại vẫn tồn tại trên lãnhthổ một số quốc gia lân cận Như vậy, số loài động - thực vật đang bị đe dọa

đã tăng lên đáng kể so với số liệu thống kê trong Sách đỏ VN 1992-1996(tăng từ 715 loài lên 882 loài)

Tê giác 2 sừng Heo vòi

Trang 20

Cầy rái cá Bò xám

Nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng do mất chỗ ở và do nạn săn bắn tráiphép

Voọc Cát Bà (hay còn gọi là Voọc đầu vàng) Số lượng còn lại: ít hơn 70 cá thể, suýt

nữa bị xóa sổ, loài linh trưởng này được đặt dưới sự bảo vệ từ năm 2000 Nó vẫn đang ở trong vòng nguy hiểm, nhưng từ năm 2003 số lượng cá thể tăng lên lần đầu tiên trong

vài thập niên gần đây.

Trang 21

Tê giác Java: Số lượng còn lại: ít hơn 60 cá thể, đây có lẽ là loài động vật có vú hiếm

nhất hành tinh Sừng của nó bị săn đuổi bởi những kẻ săn bắn trộm, và khu rừng nơi nó sinh sống đang bị thu hẹp bởi sự phát triển của loài người Cả hai lý do trên là nguyên

nhân dẫn tới sự diệt vong của loài tê giác này.

Chà và chân xám( là loài đắc hữu của Việt Nam, chỉ sống ở khu vực Trường

Sơn): đang trong tình trạng cực kỳ nguy cấp, theo xếp loại trong Sách đỏ Việt Nam.

Chúng cũng là một trong 25 loài linh trưởng nguy cấp trên thế giới.

Trang 22

Nước ta là nước nhỏ hẹp mà dân số lại cao, vì thế cho nên việc khai thác tàinguyên thiên nhiên rất mạnh mẽ bởi vì đa số người dân hiện nay còn sốngphụ thuộc vào thiên nhiên Do đó, trong quá trình phát triển, cộng thêm sựtàn phá của chiến tranh cũng đã làm suy thoái các loài động vật và thực vật,dẫn tới sự tuyệt chủng của không ít loài Ngoài ra, nạn săn bắn trái phépđộng vật hoang dã ngày càng gia tăng mạnh mẽ, Việt Nam hiện được coi làmột trong những điểm nóng về săn bắt, buôn bán động thực vật hoang dãtrên thế giới, dù đã ra nhập Công ước quốc tế về buôn bán các loài đang cónguy cơ tuyệt chủng (CITES) từ năm 1994

Nạn săn bắn trái phép động vật quý hiếm đã đẩy nhiều loài đến nguy cơ tuyệt chủng

Nạn săn bò tót ở Tây Nguyên Kỳ đà hoa bị săn bắt để ngâm rượu

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w