Hành lang saola Bắc Hướng HóaQuảng Trị •Chương trình giám sát quần thể sao la

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TIỂU LUẬN SINH THÁI HỌC-KHÁI NIỆM TUYỆT CHỦNG VÀ CÁC MỨC ĐỘ ĐE DỌA TUYỆT CHỦNG (Trang 40)

• Kế hoạch bảo tồn vĩ mô từ năm 2010 đến 2020

6. Mục tiêu 6: Hợp tác xuyên quốc gia

• Saola được xếp hạng Cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ Việt Nam • Hỗ trợ quốc tế cho tất cả sáu mục tiêu kết quả

• Kế hoạch và hành động bảo tồn xuyên quốc gia • Bảo tồn saola xuyên biên giới tại :

- A Lưới /Tây Giang /Khu BTĐDSH cấp quốc gia Xê Sáp, - Lệ Thủy/ Bắc Hướng Hóa/ Vùng Xê pôn,

- Vườn QG Vũ Quang / Khu BTNakai-Nam Theun - VQG Pù Mát/ vùng Bolikhamxay

• Kế hoạch bảo tồn sao la cho cả hai nước từ 2010 đến 2020

Ngày 28-9-2007 tại Hội An, Quảng Nam, Chương trình Bảo tồn Cảnh quan Trung Trường Sơn tổ chức Hội thảo khoa học về bảo tồn loài Sao la.

Hàng loạt hoạt động về công tác bảo tồn loài động vật quí hiếm này sẽ được thông qua tại hai tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, nhằm bảo đảm cho sự tồn tại của loài động vật này ở Việt Nam sau 20 năm kể từ khi loài này được phát hiện.

Trong chương trình bảo tồn này, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã ký một bản cam kết bảo tồn loài sao la, gồm mười điểm hành động ứng dụng cho mỗi tỉnh. Trong bản cam kết này, hai khu bảo tồn mới, một ở Thừa Thiên Huế và một ở Quảng Nam, đã được công bố.

Mỗi khu bảo tồn có diện tích 121 km². Đây là hai khu bảo tồn sao la mới thành lập nằm gần nhau với một khu mở rộng có diện tích 165km² nối hai khu bảo tồn này với vườn quốc gia Bạch Mã rộng 220km².

Như vậy, một vùng bảo tồn có tổng diện tích 2,920km² đã được hình thành trải dài liên tục từ bờ biển Việt Nam đến Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Xe Sap ở Lào. Đây chính là một hành lang thiên nhiên ít chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển, sự thay đổi khí hậu, và những tác động của con người. Việc thành lập thêm ba khu mở rộng trong mạng lưới các khu bảo tồn ở Việt Nam đã tạo ra một khu vực sinh sống an toàn rất cần thiết cho loài sao la. Ngoài ra, đây cũng là nơi sinh sống của một số loài động vật đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng như mang Trường Sơn, voọc ngũ sắc, vượn má trắng, và nhiều loài khác mới được phát hiện và chưa được công bố.

Chiến dịch bảo tồn thú quý hiếm

Ngày 22/9/2009, tại Hà Nội diễn ra hội thảo khởi động dự án tài trợ bởi Quỹ Sáng kiến Darwin mang tên "Liệu có thể điều hòa săn bắn và bảo tồn các loài thú móng guốc của dãy Trường Sơn?" và lễ trao tặng chữ ký ủng hộ Sao La.

Hội thảo do WWF Việt Nam, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, ĐH Vinh, ĐH Huế, Viện Công nghệ Sinh học và Tài nguyên thiên nhiên Huế, và Rừng Quốc gia Bạch Mã cùng phối hợp tổ chức, với sự tham dự của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý bảo tồn, cán bộ kiểm lâm và quan chức Chính phủ.

Khoảng 26.000 chữ ký đã được thu thập từ hơn 150 quốc gia trên thế giới. Con số này có ý nghĩa rất lớn đối với những nỗ lực không ngừng của các nhà bảo tồn đối với loài Sao La quý hiếm.

Các nỗ lực bảo tồn Sao La đã trải qua rất nhiều khó khăn, không chỉ là việc thiếu những thông tin cơ sở về vai trò của săn bắn đối với các cộng đồng dân cư. Dự án này chú trọng hơn tới công tác nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này nhằm phát triển một kế hoạch hữu hiệu bảo tồn Sao La.

Ngoài việc nghiên cứu, dự án cũng sẽ nâng cao năng lực của những trường đại học hàng đầu trong khu vực, cũng như tạo ảnh hướng đối với các cộng đồng dân cư trong vùng và hệ thống quản lý rừng của Chính phủ thông qua hợp tác giữa WWF Việt Nam và Viện Bảo tồn và Sinh thái Durell, Cục Kiểm lâm, ĐH Vinh, và ĐH Huế.

"Sau một thời gian làm việc, chúng tôi cũng đã tìm được nguồn tài trợ để có được những thông tin cần thiết để bảo vệ những loài thú quý hiếm này. WWF đã chứng tỏ rằng mọi người trên thế giới quan tâm đến Sao La và bởi vậy tôi tin rằng chúng tôi sẽ có thể có được ủng hộ để hành động", ông Nicolas Wilkinson, cán bộ dự án nói.

Còn bà Trần Minh Hiền, Giám đốc WWF Việt Nam phát biểu: "Cứu Sao La, bây giờ hoặc không bao giờ. Đó là thông điệp mà WWF muốn truyền tải tới các cơ quan ban ngành của Việt Nam, tới báo chí và đông đảo công chúng. Bảo tồn Sao La cần được sự quan tâm và tham gia của tất cả chúng ta".

Dự án bảo tồn Sao La và các loài thú móng guốc

Ngày 30-12-2009, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có văn bản tiếp nhận Dự án "Bảo tồn Sao La và các loại thú móng guốc đặc hữu" với tổng kinh phí là 72.495 USD, được thực hiện tại khu vực Trung Trường Sơn từ tháng 10/2009-07/2012.

Dự án được thiết kế với các hợp phần nghiên cứu, tham vấn và hỗ trợ các bên liên quan nhằm mục đích bảo tồn Sao La và các loài thú móng guốc đặc hữu tại khu vực bảo tồn Sao La và phần mở rộng của Vườn quốc gia Bạch Mã. Dự án sẽ mang lại cơ hội sống sót và phát triển cho Sao La, loài động vật mới được phát hiện và đang nằm ở mức cực kỳ nguy cấp. Ngoài ra, khu vực dự án triển khai cũng là nơi sinh sống của một số loài động vật đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng như mang Trường Sơn, voọc ngũ

sắc, vượn má trắng, và nhiều loài khác mới được phát hiện và chưa được công bố.

Dự án “Bảo tồn Sao La và các loại thú móng guốc đặc hữu” này do WWF - Chương trình Việt Nam và Đại học Cambridge (Anh) tài trợ.

Việt Nam nhân bản được phôi nang sao la

Trong khi các nhà khoa học tại Viện INRA Jouy-en-Josas, Pháp thông báo nhân bản phôi sao la 6 ngày tuổi, thì tại Việt Nam, nhóm các cộng sự khoa học thuộc Phòng Công nghệ Phôi, Viện Công nghệ sinh học, cũng đang nuôi phôi nhân bản 7-12 ngày tuổi từ các tế bào sao la trữ lạnh. Tuy các phôi nang này dừng phân chia sau 10-12 ngày tuổi vì chưa có tử cung phù hợp để nuôi tiếp, nhưng kết quả đã chứng tỏ thành công bước đầu trong công nghệ nhân bản của nước ta. Tiến sĩ Bùi Xuân Nguyên, Trưởng phòng Công nghệ Phôi, Viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ VN), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Trên thế giới, song song với phương pháp bảo tồn tại chỗ (in situ), còn có kiểu bảo tồn ex situ, nghĩa là bảo tồn tế bào, mô. Theo cách thứ hai này, người ta lấy các tế bào của sinh vật, cất trữ lạnh để phục vụ nhân giống. Tuy tại Đông Nam Á chưa chính thức có hệ thống bảo tồn áp dụng phương pháp thứ 2, nhưng chúng ta đã có ngân hàng đa dạng sinh học mini, đặt tại Phòng công nghệ Phôi. Đến nay ngân hàng đã có được tế bào của nhiều loài vật quý hiếm như sao la, mang lớn, gấu, hổ..."

Không phải đến bây giờ, mà từ năm 1999, nhóm nghiên cứu đã bắt tay vào việc nhân bản sao la và năm 2000 đã có được phôi nang đầu tiên. Tuy nhiên, công trình chỉ thực sự đẩy nhanh từ năm 2003, khi có

sự hỗ trợ của dự án French Biodiva do Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ.

Tiến sĩ Nguyên, cho biết, công trình nhân bản sao la thuộc dự án French Biodiva có hai mục tiêu:

1- Giữ được nguồn gene và tạo phôi bằng phương pháp nhân bản vô tính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2- Nghiên cứu cơ bản về quá trình lập trình của phôi nhân bản (hoạt động của bộ gene trong quá trình phát triển của phôi) và các cơ chế liên quan đến Phôi sao la 6

ngày tuổi.

Phôi sao la 11 ngày tuổi.

miễn dịch sinh sản trên mô hình phôi này, từ đó tìm cách cấy vào loài gần với nó.

Mục tiêu 1 đã đạt được sau khi các nhà khoa học tại Pháp và Việt Nam cùng nhân bản ra phôi sao la. Mục tiêu 2 đang được triển khai ở Pháp, trong đó có việc lập ngân hàng phôi của sao la, cấy thử vào các loài bò và dê.

Từ lúc tạo phôi nang cho đến khi nhân bản được nguyên vẹn con sao la là cả một chặng đường dài. Tiến sĩ Nguyên cho biết, vì không có trứng sao la, nên nhóm nghiên cứu phải tạo ra phôi hỗn hợp, nghĩa là cấy tế bào sao la vào trứng trâu bò hay trứng dê. Phôi sao la nuôi trong môi trường nhân tạo có tốc độ phát triển như phôi bò (nghĩa là phát triển thành phôi nang ở giai đoạn 7- 8 ngày tuổi). Chúng lớn đến 10-12 ngày tuổi thì bị thoái hóa nếu không có môi trường tử cung phù hợp để nuôi tiếp. Muốn có sao la con, nhóm nghiên cứu cần cấy phôi vào cơ thể sao la cái. Theo cách này, phôi sẽ có khả năng phát triển cao, vì nó mang chủ yếu ADN của sao la. Song hiện nay, việc có được một con sao la để cấy phôi không khả thi lắm. Vì thế, nhóm nghiên cứu đang tìm hiểu cách thức để cấy phôi này vào các loài gần, như bò hoặc dê.

Tiến sĩ Nguyên giải thích, nhân bản sao la phức tạp hơn so với việc nhân bản các loài thú quý hiếm khác như bò gaur hay thậm chí cả bò xám, vì nếu có phôi của chúng người ta có thể cấy lên bò nhà, do chúng có họ hàng gần với nhau. Trong trường hợp sao la, xét về phân loại, đây là loài có vị trí giữa bò và dê, mặt khác, bản thân các đặc điểm sinh học của sao la như thời gian mang thai cũng còn chưa được biết rõ.

Trước mắt, trong khi chờ đợi kết quả cấy thử phôi sao la vào các loài khác tại Pháp, nhóm nghiên cứu tại Việt Nam đã tiến hành quan sát nhiễm sắc thể để kiểm chứng nghiên cứu trên phương diện tế bào học nhằm ổn định hóa quá trình tạo phôi của khỉ, sao la, bò... Các nhà khoa học cũng sẽ tìm cách lấy tế bào gốc của phôi sao la nhân bản. Việc này đã thực hiện được trên chuột và bò.

Tuy vậy, hy vọng có được một con sao la thực sự từ công nghệ nhân bản tại nước ta còn khá xa vời. Tiến sĩ Nguyên thừa nhận nghiên cứu nhân bản sao la là một quá trình lâu dài. Ngoài ra, ông cũng cho biết, cần có những dự án Cá thể sao la cho tế

quốc tế để hỗ trợ hoạt động này, chứ nếu chỉ dựa vào kinh phí và kinh nghiệm từ phía Việt Nam thì sẽ không khả thi.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TIỂU LUẬN SINH THÁI HỌC-KHÁI NIỆM TUYỆT CHỦNG VÀ CÁC MỨC ĐỘ ĐE DỌA TUYỆT CHỦNG (Trang 40)