1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Những diễn biến chủ yếu của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô – Mĩ, hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau năm 1945

42 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 347,5 KB

Nội dung

Việc giải quyết vấn đề này là một trong những vấn đề quan trọng nhấtsau chiến tranh, đồng thời cũng trở thành một “duyờn cớ” để làm bùng nổcuộc chiến tranh lạnh giữa siêu cường Xô – Mĩ,

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Lịch sử loài người đã từng chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chiếntranh với rất nhiều hình thái và diễn biến, cùng với những hệ quả khác nhauđối với sự phát triển của xã hội loài người Cuộc chiến tranh lạnh giữa haisiêu cường Xô và Mĩ, giữa hai khối Đông và Tây (1947 – 1989) là một cuộcchiến tranh khác lạ, không bởi chỡ vỡ cái tên của nó mà còn cả vì hình thái,diễn biến, cách đánh giá và nhận định về tác động của nó đối với cục diện thếgiới Trong đó, một vấn đề quan trọng, trung tâm của cuộc chiến là việc giảiquyết vấn đề Đức trở thành một đề tài thu hút được rất nhiều sự quan tâm,nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới với nhiều quan điểm, nhận địnhkhác nhau

Sau chiến tranh thế giới II, một trong những vấn đề nổi lên hàng đầutrong quan hệ quốc tế là vấn đề nước Đức, thủ phạm chính gây nên chiếntranh Việc giải quyết vấn đề này là một trong những vấn đề quan trọng nhấtsau chiến tranh, đồng thời cũng trở thành một “duyờn cớ” để làm bùng nổcuộc chiến tranh lạnh giữa siêu cường Xô – Mĩ, giữa hai khối Đông và Tây.Mặc dù cùng thống nhất với nhau trong chủ trương “tiờu diệt tận gốc chủnghĩa phát xít Đức” nhưng trong quá trình thực hiện chủ trương này, Xô – Mĩ

đã bộc lộ những mâu thuẫn gay gắt, không thể nào điều hòa nổi Với âm mưubiến Tây Đức thành tiền đồn “ngăn chặn” các nước đi theo chủ nghĩa cộngsản do Liờn Xụ đứng đầu, Mĩ và các nước Tây Âu đã ra sức thực hiện âmmưu chia cắt nước Đức, không ngừng tăng cường bánh trướng ảnh hưởngcủa mình tại đây; Trong khi đó, Liờn Xụ và các nước chủ nghĩa xã hội lạimuốn tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt Đức, trung lập và dân chủ hóanước này, xóa bỏ hoàn toàn nguy cơ bị nước Đức tấn công một lần nữa nhưtrong lịch sử hai cuộc chiến tranh thế giới Vì thế, nước Đức, nơi khởi đầu

Trang 2

của hai cuộc chiến tranh thế giới, sau chiến tranh thế giới thứ hai trở thànhđiểm nóng nhất trong quan hệ quốc tế, của việc tranh chấp giữa Xô và Mĩ, lạitrở thành “duyờn cớ” cho một cuộc chiến tranh mới bùng nổ ngay sau khichiến tranh thế giới II vừa mới kết thúc, chiến tranh lạnh; hay nói như mộtnhà nghiên cứu thì “ trung tâm của chiến tranh lạnh là ở Châu Âu, và trungtâm của Châu Âu là ở nước Đức” Không ở đâu và không ở nơi nào, chiếntranh lạnh giữa hai siêu cường Xô – Mĩ, giữa hai khối Đông và Tây lại căngthẳng và diễn biến phức tạp như ở nước Đức Cho nên, tìm hiểu về chiếntranh lạnh thì không thể không tìm hiểu về vấn đề Đức, hay nói cách khác,thông qua vấn đề Đức, có thể thấy được những nét diễn biến chủ yếu củachiến tranh lạnh.

Chớnh vì những lí do trên, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Những diễn biến chủ yếu của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô – Mĩ, hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau năm 1945” làm đề tài tiểu

luận, kết thúc chuyên đề của mình

2 Lịch sử vấn đề

Do là một trong những vấn đề trọng tâm của cuộc chiến tranh lạnhgiữa hai siêu cường Xô – Mĩ, hai khối Đông – Tõy nờn vấn đề Đức sauchiến tranh thế giới thứ II thu hút được rất nhiều sự quan tâm, nghiên cứu củanhiều học giả trên khắp thế giới với nhiều nhận định, quan điểm đỏnh giá rấtkhác nhau Có thể kể đến một sổ công trình nghiên cứu ở Việt Nam, cũngnhư trên thế giới sau đây:

Tác giả Phạm Giảng với tác phẩm “Lịch sử quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ II đến năm 1954” do Viện sử học xuất bản đã đề cập một

cách khá chi tiết đến những nội dung chủ yếu của việc giải quyết vấn đề Đứcsau chiến tranh thế giới II đến năm 1954, cũng là giai đoạn diễn ra những sựkiện quan trọng nhất, là thời điểm mà cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô

Trang 3

– Mĩ, hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức diễn ra phức tạp

và quyết liệt nhất

Tác giả Nguyễn Anh Thái trong tác phẩm “Cuộc chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới thứ II (1947 – 1989)” in trong cuốn sách “Một số chuyên đề lịch sử thế giới” do nhà xuất bản Đại học Quốc gia ấn hành năm

2003, cũng đã tạo nên một bức tranh sinh động, đầy đủ về vấn đề Đức từ sauchiến tranh thế giới II đến khi kết thúc năm 1990 Từ đó, tác giả đó giỳpngười đọc hiểu được những đặc trưng cơ bản nhất, quan trọng của cuộc chiếntranh lạnh giữa hai cực Xô – Mĩ, hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn

Tác giả J.B Dorusell trong tác phẩm “Lịch sử ngoại giao” do Nhà

xuất bản học viện quan hệ quốc tế xuất bản năm 1995, trong khi đề cập đếnchính sách ngoại giao của Mĩ và Liờn Xụ sau chiến tranh thế giới II đã cungcấp cho người đọc những tư liệu quan trọng để có thể hiểu rõ hơn về nhữngdiễn biến của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô – Mĩ, hai khối Đông –Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau năm 1945

Các công trình nghiên cứu trờn đó trình bày một cách khá toàn diện vềnhững nội dung quan trọng của vấn đề Đức sau chiến tranh thế giới II đếnnay Vì vậy, trong khuôn khổ của một bài tập chuyên đề, tác giả chỉ mongmuốn có thể hệ thống lại những nội dung quan trọng nhất của vấn đề, đồngthời đưa ra một số nhận xét, đánh giá của bản thân về vấn đề này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, tác giả tập trung vào việc tìm hiểunhững vấn đề có liên quan đến việc giải quyết vấn đề Đức sau chiến tranh thếgiới II đến năm 1990 khi nước Đức thống nhất trở lại Trong đó, đặc biệt lànhững chủ trương, chính sách của Mĩ và Liờn Xụ có liên quan đến nước Đức

để hình thành nên bức tranh về cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô – Mĩ,hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau năm 1945

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chủ yếu về những sự kiện của việc giải quyết vấn đềĐức sau chiến tranh thế giới II đến năm 1990 với những giai đoạn phát triểnthăng trầm khác nhau; những chính sách của Mĩ và Liờn Xụ từ năm 1945 đến

1990 có liên quan đến nước Đức nói riêng và trong toàn bộ giai đoạn này nóichung, cũng như tác động của những chính sách này đến tình hình nước Đứctrong thời điểm đó và các giai đoạn sau này

4 Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp chuyên gia để sưu tầm và phân tích tài liệu:+ Phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu+ Nghiên cứu sơ sở lý luận về quan hệ quốc tế của các tác gia kinh điển

- Sử dụng phương lịch sử, phương pháp lụgớc:

+ Phương pháp lịch sử là phương pháp được sử dụng trong quá trìnhsưu tầm và lựa chọn tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm rừcỏc yếu tố như : Sự kiện, thời gian, nhân vật…

+ Phương pháp lụgớc được sử dụng trong quá trình sắp xếp các tư liệu,các vấn đề theo một trình tự khoa học nhất nhằm thể hiện rõ nội dung của đề tài

5 Bố cục đề tài

Đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bao gồm có hai chương

Cụ thể như sau:

Chương 1: Cuộc đối đầu Xô – Mĩ và việc chia cắt nước Đức từ sau

chiến tranh thế giới II đến năm 1949

Trang 5

Chương 2: Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô và Mĩ, hai khối

Đông và Tây xung quanh vấn đề Đức từ thập niên 50 đến thập niên 90 củathế kỉ XX

NỘI DUNG

Chương 1

CUỘC ĐỐI ĐẦU XÔ – MĨ VÀ VIỆC CHIA CẮT NƯỚC ĐỨC TỪ

SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II ĐẾN NĂM 1949

1 Khái quát về cuộc chiến tranh lạnh

Sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, trong quan hệ quốc tế nảysinh nhiêu mâu thuẫn và bất đồng mới, đặc biệt là hai siêu cường Xô – Mĩ,hai nước đứng đầu hai hệ thống xã hội đối lập nhau là TBCN và XHCN.Chính những bất đồng này, cộng với môi trường quốc tế sau chiến tranh vànhu cầu bảo đảm, mở rộng lợi ích quốc gia mà mối quan hệ đồng minh giữa

Mĩ và Liờn Xụ trong chiến tranh thế giới II bị thay thế bằng quan hệ đối đầucăng thẳng trong một cuộc chiến tranh mới, chiến tranh lạnh

Đến ngày nay, việc định nghĩa và nêu lên những đặc trưng của chiếntranh lạnh vẫn còn là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong các học giả trêntoàn thế giới Trong đó, khái niệm “chiến tranh lạnh” do Baruch, tác giả của

kế hoạch nguyên tử lực của Mỹ ở Liên Hợp Quốc đặt ra, xuất hiện lần đầutiên trờn báo chí Mỹ ngày 26.7.1947 được khá nhiều người đồng ý Theo đúthỡ cuộc chiến tranh lạnh là “chiến tranh không nổ sỳng, khụng đổ mỏu”nhưng “luụn ở tình trạng chiến tranh” nhằm “ngăn chặn” rồi “tiờu diệt” Liờn

Xụ Tuy nhiên, trong định nghĩa về chiến tranh lạnh này cũng còn nhiều vấn

Trang 6

đề gây tranh cãi: Cuộc “chiến tranh lạnh” giữa các nước xã hội chủ nghĩa doLiờn Xô đứng đầu và các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu là hình thứcchiến tranh đặc biệt, trong một thời gian nhất định thể hiện sự đối đầu giữahai siêu cường, hai khối Đông – Tây được khởi phát từ sau chiến tranh thếgiới thứ II, cụ thể là ngay từ 1945 và chính thức bùng nổ vào năm 1947 Đặctrưng của nó là sự liên kết bền chặt giữa các thành viên mỗi khối (Mỹ và cácnước TBCN, Liờn Xụ và các nước XHCN) cũng như sự căng thẳng, tác độngmạnh mẽ đến tất cả các mối quan hệ giữa hai phe, song chưa có chiến tranhnóng, nghĩa là chưa xảy ra đối đầu trực tiếp có vũ trang giữa hai siêu cường

Xô – Mĩ, hai khối Đông – Tây

Cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hơn 4 thập kỉ từ năm 1947 đến 1989.Trong cuộc chiến này, cả hai bên đều ra sức chạy đua để lôi kéo đồng minh

và xây dựng các tổ chức quân sự, kinh tế, chính trị của mình Từ đó hìnhthành trên thế giới hai khối kinh tế, quân sự đối lập nhau là khối kinh tế, quân

sự của các nước xã hội chủ nghĩa do Liờn Xụ đứng đầu và khối kinh tế, quân

sự của các nước tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu Hai khối này mỗi khối lại

có hệ tư tưởng riờng, cú lập trường riêng và cạnh tranh gay gắt vớinhau.Trong hơn 40 năm ấy, chiến tranh lạnh diễn biến hết sức phức tạp, cónhững lúc căng thẳng tới đỉnh điểm, song cú lỳc lại hòa hoãn với sự thươnglượng giữa đôi bên nhằm tránh một cuộc chiến tranh hạt nhân hủy diệt mànếu nổ ra sẽ không có kẻ thắng người thua

Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Xô và Mĩ, hai khối Đông vàTõy đó chi phối hầu hết các mối quan hệ quốc tế trong thời gian này, đã đểlại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với các quốc gia bị lôi vào guồng quaycủa nó Tiêu biểu nhất cho việc này là nước Đức, nơi mà cuộc chiến giữa haisiêu cường Xô và Mĩ, hai khối Đông và Tây luôn luôn ở trong tình trạng căngthẳng nhất, quyết liệt nhất

Trang 7

2 Việc giải quyết vấn đề Đức sau chiến tranh thế giới II

Nước Đức vốn là một nước có truyền thống quân phiệt hiếu chiến.Dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác, truyền thống ấy đã phần nào tạo rađiều kiện biến nước Đức thành nơi phát sinh của hai cuộc chiến tranh thếgiới, gây ra không biết bao nhiêu thảm họa cho loài người

Sau chiến tranh thế giới II, một trong những vấn đề nổi lên hàng đầu làvấn đề nước Đức, thủ phạm chính gây nên chiến tranh Việc giải quyết vấn

đề này là một trong những vấn đề quan trọng nhất sau chiến tranh, đồng thờicũng trở thành một “duyờn cớ” để làm bùng nổ cuộc chiến tranh lạnh giữasiêu cường Xô – Mĩ, giữa hai khối Đông và Tây Mặc dù cùng thống nhất vớinhau trong chủ trương “tiờu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức” nhưng trongquá trình thực hiện chủ trương này, Xô – Mĩ đã bộc lộ những mâu thuẫn gaygắt, không thể nào điều hòa nổi Với âm mưu biến Tây Đức thành tiền đồn

“ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản, Mĩ và các nước Tây Âu đã ra sức thực hiện

âm mưu chia cắt nước Đức, không ngừng tăng cường bánh trướng ảnh hưởngcủa mình tại đây; Trong khi đó, Liờn Xụ và các nước chủ nghĩa xã hội lạimuốn tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt Đức, trung lập và dân chủ hóanước này, xóa bỏ hoàn toàn nguy cơ bị nước Đức tấn công một lần nữa nhưtrong lịch sử hai cuộc chiến tranh thế giới Vì thế, nước Đức, nơi khởi đầucủa hai cuộc chiến tranh thế giới, sau chiến tranh thế giới thứ hai trở thànhđiểm nóng nhất trong quan hệ quốc tế, của việc tranh chấp giữa Xô và Mĩ, lạitrở thành “duyờn cớ” cho một cuộc chiến tranh mới bùng nổ ngay sau khichiến tranh thế giới II vừa mới kết thúc - chiến tranh lạnh; hay nói như mộtnhà nghiên cứu thì “ trung tâm của chiến tranh lạnh là ở Châu Âu, và trungtâm của Châu Âu là ở nước Đức” Không ở đâu và không ở nơi nào, chiếntranh lạnh giữa hai siêu cường Xô – Mĩ, giữa hai khối Đông và Tây lại căngthẳng và diễn biến phức tạp như ở nước Đức

Trang 8

Kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, nước Đức bại trận Các hội nghịquốc tế được triệu tập bàn về việc thanh toán chiến tranh và tổ chức lại hòabình ở Đức và thế giới Ba cường quốc Anh, Mỹ, Liờn Xụ thống nhất tiêudiệt chủ nghĩa phát xít Đức, duy trì một nước Đức thống nhất và toàn vẹn cả

về kinh tế lẫn chính trị, tạo điều kiện cho người dân Đức được xây dựng mộtcuộc sống hòa bình Đây là một việc làm quan trọng có tính chất quyết địnhvận mệnh của nhân dân thế giới và nhân dân Đức Các quyết định quan trọngcủa chủ trương này được đề ra chủ yếu trong hai hội nghị Ianta tháng 2.1945

và Hội nghị Pụxđam thỏng 8.1945

2.1 Những thỏa thuận trong Hội nghị Ianta về vấn đề Đức.

Đầu năm 1945, cục diện chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạnchót Nhiều mâu thuẫn, nhiều tranh chấp trong nội bộ phe Đồng minh chốngphát xít nổi lên gay gắt, trong đó nổi bật lên ba vấn đề bức xúc phải giảiquyết: Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á - TháiBình Dương; Việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh; Việc phân chiakhu vực đóng quân theo chế độ quân quản ở các nước phát xít chiến bại vàphân chia phạm vi thế lực giữa các nước tham gia chiến tranh chống phát xít

Trong bối cảnh đó, Hội nghị tam cường Liờn Xụ, Mĩ, Anh đã họp ởIanta (Liờn Xụ) từ ngày 4 đến 12-2-1945 dưới sự đại diện của những ngườiđứng đầu ba nước này (Xtalin – Rudơven - Sớcsin) Hội nghị đã thống nhất ýkiến về việc tiếp tục chiến tranh để đánh bại phát xít Đức trờn cỏc chiếntrường và buộc nước Đức phải đầu hàng vô điều kiện Liờn Xụ, Mĩ, Anhcũng thống nhất về việc tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa quốc xã

ở Đức để đảm bảo sau này Đức sẽ không thể phá hoại hòa bình thế giới nữa.Cũng tại Hội nghị này, ba nước đã thỏa thuận về việc chia khu chiếm đóng ởĐức sau ngày Đức đầu hàng, thành lập Hội đồng đồng minh đóng ở Bộclin(thủ đô của Đức) và đã thỏa thuận về việc Đức phải bồi thường sau chiến

Trang 9

tranh Hội nghị Ianta đã thông qua những nghị quyết quan trọng về chính trị

và quân sự, quét sạch chủ nghĩa quân phiệt Đức và dân chủ hóa nước Đức

Về việc chiếm đóng và kiểm soát nước Đức, các nước Đồng minh đãthống nhất về chủ trương và kế hoạch buộc nước Đức phát xít phải đầu hàng

vô điều kiện sau khi bị đánh bại hoàn toàn Theo kế hoạch đã thỏa thuận, lựclượng của ba cường quốc sẽ chiếm đóng các khu vực đã được phân chia Cóthể sẽ có một Hội đồng trung ương được lập ra nhằm quản lí và kiểm soátphối hợp gồm các tư lệnh của ba nước với trụ sở chính đóng tại Bộclin Bêncạnh đó ba nước thống nhất việc mời Pháp nhận kiểm soát một khu vực và làthành viên thứ tư của Hội đồng, trong đó ranh giới khu vực kiểm soát củaPháp sẽ được bốn chính phủ quyết định thông qua đại diện của mình tại Hộiđồng tư vấn châu Âu

Một trong những mục tiêu không thay đổi của các nước là tiêu diệt chủnghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít Đức, làm cho Đức không bao giờ cóthể xâm hại nền hòa bình thế giới một lần nữa; quyết giải trừ và xóa bỏ toàn

bộ cơ sở quân sự Đức, thủ phạm phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức, tiêu diệttoàn bộ cơ sở quân sự Đức, phá hủy hoặc kiểm soát tất cả các khu côngnghiệp Đức phục vụ chiến tranh; tất cả các tội phạm chiến tranh sẽ bị trừngtrị một cách công minh, nhanh chóng đưa ra yêu cầu bồi thường vật chất cácthiệt hại chiến tranh do Đức gây ra; xóa bỏ các đảng phát xít và chủ nghĩaquân phiệt sẽ được loại bỏ khỏi các cơ sở công cộng và đời sống văn hóa,kinh tế Đức; cùng nhau thực hiện biện pháp cần thiết cho hòa bình và ổn địnhthế giới tương lai Họ tuyên bố không có ý định tiêu diệt dân tộc Đức songchỉ khi chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt bị thủ tiêu tận gốc thìngười Đức mới có hi vọng có được một cuộc sống ổn định và một vị trí xứngđáng trong cộng đồng các dân tộc sau chiến tranh thế giới II

Trang 10

Về sự bồi thường thiệt hại chiến tranh, các nước đã xác định mức độthiệt hại do Đức gây ra với các nước Đồng minh và thống nhất cho rằng Đức

có nhiệm vụ bồi thường vật chất trong phạm vi có thể Những nước đượcnhận bồi thường đầu tiên là những nước phải gánh chịu hậu quả nặng nề củacuộc chiến tranh, đồng thời có công lớn trong việc đánh bại phát xít Đức.Việc bồi thường có thể tiến hành bằng ba hình thức: thanh toán một lần từ tàisản quốc gia của Đức, cung cấp hàng hóa hàng năm trong thời hạn nhất địnhhoặc sử dụng nhân công Đức Một Hội đồng chuyên giải quyết việc bồithường thiệt hại chiến tranh sẽ được thành lập Hội đồng này sẽ bàn bạc vềphạm vi và biện pháp bồi thường thiệt hại do Đức gây ra đối với các nướcĐồng Minh Hội đồng bao gồm đại diện của các nước Liờn Xụ, Mĩ và Anh sẽđược thành lập tại Matxcơva trong thời gian thích hợp

Chớnh phía Mĩ, dưới sức ép mạnh mẽ của nhân dân thế giới, trong lúcchiến tranh thế giới sắp kết thúc thắng lợi, đã phải thông qua những nghịquyết của Hội nghị Ianta Trong thực tế, chính phủ Mĩ, Anh không muốn thihành nghị quyết này, chỉ có chính phủ Liờn Xụ là đã thi hành đúng đắn

Sau Hội nghị Ianta, quân đội phát xít Đức dần dần bị hai mặt trậnĐông - Tõy xiết chặt lại ngay trên lãnh thổ Đức Đến đầu tháng 5/1945, quânđội Liờn Xụ đó gải phóng BộcLin Quân đội Đức cũng trong lúc đú đó đầuhàng ở Bắc nước Ý và Tây Bắc nước Đức Đêm ngày 8, rạng sáng 9/5/1045,Đức buộc phải kí văn kiện đầu hàng các nước Đồng minh Chiến tranh chốngphát xít Đức và các nước chư hầu ở châu Âu đã chấm dứt với những thắng lợi

vĩ đại thuộc về nhân dân Liờn Xụ và nhân dân các nước Đồng minh

Cùng bắt tay nhau trong mặt trận đồng minh chống phát xít nhưng banước Liờn Xụ, Mĩ, Anh lại theo đuổi những mục tiêu khác nhau trong chiếntranh cũng như trong các hội nghị hòa bình sau chiến tranh, tiêu biểu là Hộinghị Pụxđam

Trang 11

2.2 Những thỏa thuận ở Hội nghị Pụtxđam về vấn đề Đức

Sau chiến tranh kết thúc ở châu Âu, nhiều mâu thuẫn mới và nhiều vấn

đề quốc tế mới lại nổi lên, trong đó quan trọng nhất là vấn đề Đức và vấn đềkết thúc chiến tranh ở Viễn Đụng Đỏnh chiếm được nước Đức, các nướcĐồng minh đã đạt được mục tiêu quan trọng nhất của họ Việc tiếp theo làphải tìm được một giải pháp lâu dài cho tương lai của nước Đức Vì vậy, thủlĩnh của ba cường quốc Mĩ, Anh và Liờn Xụ đó gặp nhau từ ngày 17/7 đến2/8/1945 ở Pụtxđam (Đức) trong bối cảnh vô cùng thuận lợi cho họ Đây là

sự kiện quan trọng liên quan trực tiếp đến vận mệnh nước Đức

Trong Hội nghị cấp cao Pụtxđam đó diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt,phức tạp giữa Liờn Xụ, Mĩ và Anh trên tất cả các vấn đề quốc tế đã được nêulên Cuối cùng, Hội nghị đã thỏa thuận thông qua những nghị quyết quantrọng có lợi cho hòa bình và cách mạng thế giới

Trong các cuộc gặp gỡ, các nước Đồng minh không phải lúc nào cũng

có ý kiến thống nhất Mĩ và Anh tỏ ra khó chịu về những gì Liờn Xụ đó tự ýtiến hành trên khu vực họ chiếm đóng Có thể nói rằng, sau khi kẻ thù chungcủa khối Đồng minh là phát xít Đức đã bị tiêu diệt, những mâu thuẫn vốn cógiữa các nước có quyền lợi khác nhau, giữa các trật tự kinh tế khác nhau,giữa các hệ tư tưởng khác nhau có dịp bộc lộ một cách rõ nét

Trọng tâm của Hội nghị Potxđam thực chất là thảo luận để ra quy địnhcuối cùng về việc lập lại trật tự thế mới ở Đức sau chiến tranh Kết quả củacác cuộc hội đàm tại Hội nghị Potxđam được đúc kết trong một thông báochung được gọi là Hiệp ước Potxđam Hiệp ước này bao gồm các quy định cụthể về chính trị, kinh tế nước Đức Tương lai của nước Đức được quy định rất

cụ thể trong Hiệp ước, hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và cũng là cơ

sở pháp lí buộc các nước phát xít khác thực hiện trách nhiệm bồi thườngchiến tranh đối với các dân tộc bị thiệt hại

Trang 12

Mục đích chủ yếu của Hiệp ước Pụtxđam là rút kinh nghiệm từ bài họclịch sử của hai cuộc chiến tranh thế giới, đề ra những biện pháp nhằm ngănchặn không để cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ III có thể bị châm ngòibởi Đức Nhằm mục đích đú, cỏc nước Đông minh quyết định:

- Tiêu diệt hoàn toàn, triệt để, loại trừ tận gốc dễ chủ nghĩa phát xít vàchủ nghĩa quân phiệt Đức;

- Xóa bỏ sự tập trung ở mức độ cao của các thế lực kinh tế độc quyềndưới mọi hình thức và tước bỏ quyền lực của chúng;

- Đập tan Đảng công nhân XHCN dân tộc Đức (Nazi) cùng các cơquan trực thuộc nó, giải tán tất cả các tổ chức phát xít để đảm bảo rằng nó sẽkhông phục hồi bằng bất kì hình thức nào, ngăn cấm mọi hoạt động hoặctuyên truyền mang tính phát xít và quân phiệt

- Hủy bỏ toàn bộ hệ thống luật pháp phát xít, cơ sở của sự tồn tại vàtội ác của nhà nước phát xít Đức;

- Trừng phạt tội phạm Nazi và tội phạm chiến tranh;

- Làm trong sạch đời sống văn hóa, chính trị, tinh thần trên toàn lãnhthổ nước Đức;

- Chuẩn bị cho việc xây dựng cuộc sống chình trị Đức trên cơ sở dânchủ, làm tiền đề cho nền hòa bình vững chắc ở châu Âu và vị thế của nướcĐức trong cộng đồng các dân tộc tự do và hòa bình thế giới

Hiệp ước cũng nêu những biện pháp cụ thể nhằm tổ chức bộ máy hànhchính nhằm quản lí và điều hành nước Đức: Hội đồng kiểm soát Đồng minh(chính thức hoạt động 30.8.1945) là cơ quan cao nhất, chỉ huy toàn bộ cáchoạt động diễn ra tại Đức Trên toàn nước Đức sẽ diễn ra cuộc bầu cử dânchủ để thiết lập các cơ quan hành chính địa phương, các đảng chính trị mangtính dân chủ được phép và được khuyến khích thành lập; trước mắt chưa

Trang 13

thành lập chính phủ trung ương của Đức; việc mở các phiên tòa xét xử tộiphạm chiến tranh…

Về kinh tế, trước hết cần chia nhỏ kinh tế Đức nhằm xóa bỏ những thếlực kinh tế độc quyền Đức; chủ yếu là phát triển nông nghiệp và các ngànhcông nghiệp sản xuất hàng dân dụng nội địa; kinh tế Đức của bốn khu vựcđược coi là một khối thống nhất, chỉ được phát triển hạn chế và chịu sự kiểmtra của Đồng minh…

Về vấn đề bồi thường chiến tranh: Việc bồi thường nhằm mục đích đền

bù những tổn thất chiến tranh mà Đức đã gây ra trờn cỏc nước Đức xâm lược.Đồng thời, chế độ bồi thường cũng là một biện pháp để thực hiện giải phápnước Đức và hướng nền kinh tế Đức phát triển theo đường lối hòa bình Cácnước Đồng minh chiếm đóng ở Đức sẽ tiến hành tịch thu các thiết bị, máymóc của nền kĩ nghệ Đức để dùng vào khoản bồi thường Liờn Xụ sẽ giảiquyết các yêu cầu bồi thường của mình bằng cách lấy những máy móc ởnhững khu vực mình chiếm đóng và các khoản vốn của Đức ở nước ngoài.Còn những yêu cầu của Mĩ, Anh, Pháp phải được giải quyết bằng cách lấy ởcác khu vực họ chiếm đóng các khoản vốn của Đức nằm trong tay họ

Như võy, dự có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng cuối cùng cả bacường quốc Đồng minh đều thống nhất được với nhau về nguyên tắc chínhsách đối với nước Đức sau chiến tranh Mặc dù vậy vẫn có những điểm thểhiện sẽ có khả năng xuất hiện những bất đồng giữa ba nước này

Cùng với Thỏa thuận Ianta, Hiệp ước Pụtxđam là biện pháp chống lạicác đế quốc hiếu chiến trong chiến tranh thế giới thứ II và bộ phận cấu thànhquan trọng của những nguyên tắc chung của công pháp quốc tế dân chủ ngàynay Những thỏa thuận này đã đặt cơ sở cho việc kết thúc chiến tranh thế giớithứ II và các vấn đề trong quan hệ quốc tế thời hậu chiến; là cơ sở cho mộtchính sách đảm bảo nền hòa bình thế giới vững chắc; thiết lập một trật tự thế

Trang 14

giới mới sau chiến tranh thế giới II; đồng thời mở ra một cơ hội cho nướcĐức làm lại từ đầu sau khi chế độ phát xít đã hoàn toàn bị tiêu diệt

3 Cuộc đối đầu Xô – Mĩ và việc chia cắt nước Đức từ sau chiến tranh thế giới II đến năm 1949.

3.1 Âm mưu của Mĩ và chủ trương của Liờn Xụ về vấn đề Đức sau Hiệp ước Pụxđam.

Sau chiến tranh, liên minh chống phát xít nhanh chóng tan rã, thay thếbằng sự cạnh tranh, mâu thuẫn với nhau giữa các nước thắng trận Chiếntranh thế giới thứ II đã làm thay đổi hoàn toàn tương quan lực lượng ở châu

Âu và trên thế giới Nước Đức quốc xã, trung tâm và cũng là một cường quốc

ở châu Âu đã bị đánh tan Các nước khác, kể cả Anh và Pháp đã quá mệt mỏi

và bị tàn phá nghiêm trọng vì chiến tranh Hai cường quốc vượt lên và mạnhhơn tất cả các quốc gia khác là Liờn Xụ và Mĩ, trở thành hai siêu cường duynhất Chính điều này, cùng với môi trường quốc tế sau chiến tranh thế giới IIvới sự xuất hiện của những khoảng trống quyền lực ở Đông Âu và nhiều nơikhác; sự đối đầu về ý thức hệ giữa hình thái xã hội TBCN và XHCN mà hainước là những lực lượng đứng đầu hai hệ thống, cùng với tham vọng có thể

mở rộng hơn quyền lợi và lợi ích quốc gia… mà từ quan hệ đồng minh trongchiến tranh, hai nước chuyển sang quan hệ đối đầu căng thẳng, tranh chấp vớinhau trong các vấn đề quốc tế Trong đó, bên nào cũng coi cái được của đốiphương là cái mất của mình, coi hành vi uy hiếp của đối phương đối với đồngminh của mình là hành động uy hiếp đến an ninh của bản thân mình Điềunày được thể hiện rất rõ trong thái độ và hành động của cả hai nước sau Hiệpước Pụxđam

3.1.1 Âm mưu của Mĩ

Sau hội nghị Pụxđam, lo ngại trước uy tín chính trị và ảnh hưởng củaLiờn Xụ trờn trường quốc tế ngày càng mở rộng sau chiến thắng vĩ đại của

Trang 15

Liờn Xụ trước chủ nghĩa phát xít Đức và Nhật, Mĩ toan tính đề ra các kếhoạch nhằm “ngăn chặn” ảnh hưởng của Liờn Xụ, nhằm lôi kéo các nước dânchủ mới được thành lập vào vòng ảnh hưởng của Mĩ và nhằm sử dụng lựclượng chớnh trị chống lại chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu, trong đó có Đức đểchống lại Liờn Xụ Mĩ coi Liờn Xụ là vật cản chủ yếu đối với chính sách toàncầu của Mĩ Từ giữa năm 1945, Mĩ đẩy mạnh tham vọng muốn chỉ duy nhất

Mĩ có được những độc quyền kinh tế trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt là ởChâu Âu nói chung và nước Đức nói riêng là nơi có cơ sở kinh tế - kĩ thuật tolớn Mĩ đã tiến hành chính sách mở cửa (Open door), trên danh nghĩa là tự dothương mại, thực chất là phục vụ cho chiến lược toàn cầu của đế quốc Mĩ Mĩkhông muốn phân chia phạm vi quyền lợi với Liờn Xụ và cũng chẳng hề lưutâm đến kế hoạch tái thiết đất nước và vấn đề an ninh sau chiến tranh củaLiờn Xô: Mĩ từ chối yêu cầu 10 tỉ đụla tiền bồi thường chiến tranh của Đứcphải trả cho Liờn Xô từ khu vực do Mĩ kiểm soát; cậy thế độc quyền vũ khíhạt nhân để ép buộc Liờn Xụ làm theo ý muốn của Mĩ trong các vấn đề ởChâu Âu Khi không khuất phục được Liên Xô, Mĩ tìm cách củng cố địa vịcủa Mĩ ở đây, lấy Đức làm trung tâm: Mĩ muốn trước hết là chiếm giữ các thịtrường, sau đó củng cố vị thế của tư bản tư nhân trong phạm vi ảnh hưởngcủa mình Mọi hình thức sở hữu xã hội hóa bị bóp chết, như đã xảy ra trongkhu vực chiếm đóng của Mĩ ở Đức Ngoài ra, chớnh sách đảm bảo an ninhcủa Liờn Xụ ở Đông Âu, bao gồm cả phần lãnh thổ nước Đức do Liờn Xụ caiquản làm cho Mĩ cảm thấy bất ổn và càng tập trung hơn vào các khu vực Mĩquan tâm ở Tây Âu và nước Đức, nhằm hạn chế đến mức tối đa việc “mởrộng ảnh hưởng” của Liờn Xụ ở những khu vực này, cụ thể: Ngay sau khichiến tranh kết thúc, họ ngừng không cung cấp vật tư cho Liờn Xụ và phảnđối việc tháo dỡ cỏc xớ nghiệp của Đức ở khu vực của họ, ngăn cản việc vậnchuyển các máy móc này về Liờn Xụ từ tháng 5/1946, trong khi việc tháo dỡcác xí nghiệp của Đức được Hiệp ước Pụtxđam quy định vừa là để trả bồi

Trang 16

thường chiến tranh, vừa là nhằm xóa bỏ nền công nghiệp chiến tranh của Đức

và giảm sản xuất công nghiệp Đức xuống còn 50% so với thời kì 1935 Bêncạnh đó, Mĩ còn sợ rằng một khi không còn quân đội của họ đóng ở châu Âuthỡ chõu Âu sẽ bị Liờn Xụ, tức chính quyền cộng sản kiểm soát và điều đóchắc chắn sẽ là một trở ngại cho việc thực hiện chiến lược toàn cầu của Mĩ.Như vậy, dường như các nước phương Tây, đặc biệt là Mĩ vừa sợ một nướcĐức hiếu chiến quá mạnh, vừa sợ sự lớn mạnh của phong trào cộng sản quốc

tế do Liờn Xụ đứng đầu nên sau Hội nghị Pụtxđam họ vừa muốn làm tan rãnước Đức vừa muốn tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của Liờn Xụ trước hết là

ở khu vực châu Âu, từng bước xây dựng vị trí và ảnh hưởng của Mĩ ở khuvực này Vì thế, vấn đề Đức trở thành trung tâm, trọng điểm trong chiến lượccủa nước Mĩ vào thời điểm này

3.1.2 Chủ trương của Liờn Xụ trong vấn đề Đức.

Do những yếu tố như vị trí địa lý, chính trị, hoàn cảnh lịch sử, địa vịquốc tế và nhiệm vụ xây dựng lại đất nước bị tàn phá nặng nề sau chiếntranh, nên chủ trương của Liờn Xụ trong vấn đề Đức sau hội nghị Pụxđam làbảo đảm an ninh, đặc biệt là an ninh phía Tây đất nước, tránh nguy cơ mộtlần nữa phải đối đầu với chiến tranh từ hướng này Vì vậy, mục tiêu lớn nhấtcủa Liờn Xụ trong giai đoạn này là “tiờu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít,dân chủ hóa nước Đức”, bảo đảm Đức sẽ không bao giờ có thể xâm lượcLiờn Xụ một lần nữa Từ đó, Liờn Xụ chủ trương thực hiện nghiêm chỉnhnhững thỏa thuận đã đạt được trong hai hội nghị Ianta và Pụxđam về vấn đềĐức: Chia nước Đức thành các khu vực khác nhau do quân đồng minh chiếmđóng, đòi bồi thường chiến tranh ở mức cao, nghiêm trị tội phạm chiến tranhphát xít, thực hiện dân chủ hóa chính trị và các hoạt động trong đời sống xãhội… Bên cạnh đó, cũng cần phải tính đến “tham vọng” của Liờn Xụ trongviệc mở rộng ảnh hưởng của mình ở Đông Đức – biến nước này thành mộtnước đi theo chủ nghĩa xã hội như Liờn Xụ, như Stalin đã nói: “Chiến tranh

Trang 17

lần này khác với trước kia bởi bất luận ai chiếm lĩnh đất đai thì đều áp đặt chế

độ của mình ở đó Không thể khác được” Chính những chủ trương này đãlàm cho nước Mĩ cảm thấy lo ngại về việc “thỳc đẩy chính sách bành trướngNga Sa hoàng” ở Đức nói riêng và các Đông Âu nói chung

Như vậy, có thể khẳng định lại rằng, sau Hội nghị Pụxđam, mặc dù đãđạt được một số thỏa thuận chung trong việc giải quyết vấn đề Đức, nhưng cả

Mĩ và Liờn Xụ đều theo đuổi những tính toán của riêng mình Trong đó, chỉ

có Liờn Xụ là thực hiện tương đối đầy đủ những thỏa thuận đó, góp phần tiêudiệt hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt Đức, trung lập và dân chủ hóa nước này;trong khi Mĩ tìm mọi cách trì hoãn, không thực hiện những biện pháp đó kớ

để xây dựng và thiết lập địa vị của mình tại đây, âm mưu chia cắt lâu dàinước Đức, biến nước này trở thành tiền đồn “ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản

ở Châu Âu Chính sự khác biệt này đã làm cho nước Đức vốn chỉ tạm thời bịchia làm cỏc vựng khác nhau do quân đồng minh kiểm soát, bỗng nhiên bịchia cắt thành hai nước Đức riêng biệt với hai chế độ chính trị xã hội hoàntoàn đối lập nhau sau chiến tranh thế giới II

3.2 Sự ra đời của hai nước Đức mâu thuẫn và đối lập nhau.

Sau khi phát xít Đức đầu hàng theo quy định của Hội nghị cấp caoIanta và Hội nghị cấp cao Pụtxđam, bốn nước Liờn Xụ, Mĩ, Anh, Pháp tạmthời chiếm đóng nước Đức và toàn bộ chính quyền ở Đức bị tạm thời chuyểnsang tay nhà đương cục 4 nước chiếm đóng Khu vực chiếm đóng của Liờn

Xụ ở miền Đông nước Đức với diện tích là 107.900 km2 và dân số17.603.578 người Khu vực chiếm đóng của Mỹ, Anh, Pháp ở miền Tây nướcĐức với diện tích 248.400 km2 và dân số là 51.469.000 người Thủ đô Bộclinnằm ở Đông Đức, nhưng cũng chia thành khu vực chiếm đóng của 4 nướcLiờn Xụ, Mĩ, Anh, Phỏp Đụng Bộclin do Liờn Xụ chiếm đóng với diện tích

Trang 18

407,9 km2, dân số khoảng 120 vạn người; Tõy Bộclin do Mĩ, Anh, Phápchiếm đóng với diện tích 480 km2, dân số khoảng 220 vạn người.

Ở Đông Đức do Liờn Xụ kiểm soát, các lực lượng dân chủ được sựgiúp đỡ của Liờn Xụ đó cương quyết thi hành đầy đủ những điều đó kớ kếtgiữa các nước Đồng minh ở Ianta và Pụtxđam Cỏc lực lượng quân sự, các tổchức vũ trang và các tổ chức phát xít khác đều bị giải tán, hoặc bị tiêu diệttoàn bộ Bọn phát xít bị truy bắt và đem ra xử, tài sản của chúng cũng bị tịchthu Đến năm 1948 đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt các lực lượngphát xít

Trái lại, ở khu vực chiếm đóng Tây Đức, 3 cường quốc Mĩ, Anh, Phápdung túng, nuôi dưỡng những lực lượng quân phiệt phát xít đã ngóc đầu trởdậy.Ở khu vực Anh chiếm đóng, các tổ chức quân đội phát xít còn tồn tạidưới hình thức “nhúm sản xuất”, những “tổ cụng tỏc” Cỏc nhúm và các tổnày đều do các sĩ quan Đức quốc xã điều khiển Ở khu vực Mĩ kiểm soát, các

tổ chức quân sự phát xít vẫn được duy trì dưới hình thức “cỏc tổ chức thểthao” có huấn luyện viên Mĩ huấn luyện về quân sự Căn cứ hải quân Kielvẫn còn nguyên như cũ (theo báo cáo của ngoại trưởng Liờn Xụ ở Hội nghịngoại trưởng Matxcơva 10/3/1947) Hầu hết những tên phát xít tích cực trướckia và bọn tội phạm chiến tranh đã dần dần được thả ra Hoạt động của cácĐảng và các tổ chức dân chủ bị hạn chế Những cuộc khủng bố công khaichống Đảng Cộng sản đã xảy ra ở Tây Đức Trong khi đó, chính quyền chiếmđóng của Mĩ, Anh, Phỏp đó công khai ủng hộ các Đảng phái tư sản và địachủ của Đức phát xít và các Đảng này dần dần nắm lấy chính quyền ở TâyĐức

Về mặt kinh tế, ở ba khu vực do Mĩ, Anh, Pháp kiểm soát, những máymóc ở các xí nghiệp quân sự không được tháo ra Các xí nghiệp sản xuất vũkhí quân sự vẫn được giữ nguyên Các công ty độc quyền được giải tán một

Trang 19

cách giả tạo bằng cách thành lập nhiều công ty mới, đặt dưới quyền quản trịcủa những tay chủ công nghiệp cũ trước đây đã đứng ra tổ chức nền kinh tếchiến tranh cho Hitle.

Bên cạnh đó, đi ngược lại với văn bản và tinh thần của hiệp ướcPụtxđam quy định về việc cần thiết phối hợp hành động chung giữa tứ cườngchiếm đóng ở Đức, Mĩ và Anh đã tiến hành kí kết hiệp ước riêng rẽ nhằmhợp nhất về kinh tế giữa hai khu vực Mĩ - Anh để rồi tiến tới hợp nhất vềhành chính và chính trị sau này, thực chất là quy định việc chia cắt nước Đức:Trong năm 1947, hai khu vực Mĩ, Anh đã đẩy mạnh việc xúc tiến hợp nhất vềchính trị với một hiệp định mới được kí kết ngày 29/5/1947 để thành lập “Hộiđồng kinh tế” hợp nhất hai khu…

Đứng trước những hành động này, Liờn Xụ tiến hành triệu tập Hộiđồng ngoại trưởng bốn nước Anh, Pháp, Mĩ và Liờn Xụ để xúc tiến giảiquyết vấn đề Đức ở hai cuộc hội nghị Maxcơva (từ 10/3 đến 24/4/1947) vàLuân Đôn (từ 2/11 đến 5/12/1947) Trong hội nghị, Liờn Xụ chủ trươngthành lập ngay các cơ quan hành chính trung ương của Đức để phụ trách cácngành công nghiệp, tài chính, giao thông vận tải, ngoại thương cũng nhưnông nghiệp theo như Hiệp ước Pụtxđam đó quy định Việc thành lập các cơquan này sẽ đảm bảo sự thống nhất cho nền kinh tế Đức và chuẩn bị xâydựng bộ máy nhà nước Đức thống nhất Đối lập với thái độ của Liờn Xụ, lậptrường của các nước phương Tây rất lập lờ hòng đánh lừa dư luận Đoàn đạibiểu Mĩ đã bỏ qua những nhiệm vụ tiêu diệt các công ty độc quyền và kiểmsoát vùng Rua, bỏ qua việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít và tổ chức lạinhà nước Đức trên cơ sở dân chủ và hòa bình Bên cạnh đó, Anh và Mĩ cònđưa ra những điều kiện hết sức vụ lớ, đũi Đụng Đức phải cung cấp thực phẩmcho vùng công nghiệp Rua, cho Anh, Mĩ vào kiểm soát Các nước phươngTây còn đưa ra đề nghị nhằm thủ tiêu hàng rào quan thuế để tư bản Mĩ, Tây

Trang 20

quyền tự do hoạt động ở khu vực này Điều này đã bị Liờn Xụ đó ra sức phảnđối

Sự phá hoại việc giải quyết đúng đắn vấn đề Đức theo các Hiệp ướcquốc tế Ianta và Pụtxđam đó chứng tỏ rằng các chính phủ Mĩ, Anh, Phỏp đócùng nhau âm mưu đi theo con đường chia cắt nước Đức và biến Tây Đứcthành căn cứ chiến lược của tập đoàn đế quốc phương Tây do Mĩ cầm đầu đểchuẩn bị chiến tranh chống Liờn Xụ và các nước Trung - Đông Âu ở trong hệthống xã hội chủ nghĩa

Quá trình này càng được Mĩ mở rộng hơn sau khi Tổng thống Trumanchính thức phát động cuộc chiến tranh lạnh chống lại Liờn Xụ và các nướcXHCN ở Đông Âu, dẫn tới sự ra đời của hai nước Đức riêng biệt, đối lậpnhau năm 1948 - 1949

Ngay sau khi hội nghị Luân Đôn đi đến chỗ bế tắc không giải quyếtđược vấn đề gỡ, cỏc nước phương Tây liền triệu tập một hội nghị riêng rẽ ởLụn Đụn gồm Mỹ, Anh, pháp, Bỉ, Hà Lan, và Lucxambua để bàn việc chia cắtnước Đức, chế độ khai thác vùng Rua, chế độ chiếm đóng mới ở Tây Đức,việc cải cách tiền tệ ở Đức Ngày 2/6/1948, Hội nghị đã đưa ra bản tuyên bốnêu rõ ý định quyết tâm chia cắt nước Đức của các nước phương Tây

Sau Hội nghị, ngày 18/6/1948, tại các khu vực Tây Đức và Tõy Bộclin,

Mỹ, Anh, Phỏp đó tiến hành cải cách tiền riêng rẽ, hi vọng lợi dụng việc này

để lũng loạn nền kinh tế Đông Đức Ngay hôm đầu tiên sau khi bắt đầu dùngtiền mới ở các khu vực miền Tây, hàng loạt tiền vô giá trị ở phía Tây đã trànngập sang Đông Đức Cải cách tiền tệ ở khu vực phía Tây như giọt nước làmtràn đầy cốc, đã xóa đi mọi hi vọng duy trì nhất thể hóa kinh tế nước Đức vàtìm ra một giải pháp nhằm giải quyết những bất đồng giữa các lực lượngĐồng minh

Trang 21

Những hành động riêng rẽ của các nước phương Tây đã đòi hỏi chínhphủ Liên Xô phải thi hành ngay những biện pháp cần thiết nhằm duy trì hòabình và an ninh ở châu Âu, bảo vệ sự thống nhất nước Đức và nền kinh tếĐông Đức Để bảo vệ nền kinh tế khỏi bị tan rã, Ban Quân chính Liờn Xụ ởĐức đã bắt buộc phải thi hành những hạn chế về vận tải trong việc thôngthương giữa các khu vực miền Tây và miền Đông cũng như giữa Đông vàTõy Bộclin Đồng thời, ở Đông Đức cũng tiến hành cải cách tiền tệ dân chủ

để góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế ở vùng này

Các nước phương Tây đã vịn vào việc Liờn Xụ hạn chế vận tải giữacác miền và các khu vực Beclin để thổi bựng lên cái gọi là “cuộc phong tỏaBeclin” Không dừng lại ở đó, ngày 6/7/1948, các chính phủ Mĩ, Anh, Phápgửi công hàm cho Liờn Xụ đũi hủy bỏ những hạn chế đã được quy định trongviệc đi lại với Tây Beclin Đồng thời, các nước phương Tây mà chủ yếu là

Mĩ đã thực hiện cái gọi là “cầu hàng khụng” để “cứu nhân dõn tây Beclinkhỏi thảm họa”, làm cho tình hình thế giới và châu Âu thêm căng thẳng

Mùa hè năm 1948, Đại sứ các nước phương Tây ở Matxcơva đến hộiđàm với ngoại trưởng Liờn Xụ để chấm dứt tình hình căng thẳng xảy ra ởBeclin Sau đó, ngày 5/5/1948, Liờn Xụ tự mình chủ động hủy bỏ những hạnchế giao thông giữa Bộclin và các khu vực miền Tây Đức chỉ với điều kiện làHội đồng ngoại trưởng bốn nước phải họp lại để giải quyết vấn đề Đức.Chính phủ Liờn Xụ cũng không đòi hỏi phải áp dụng một đồng mác thốngnhất giữa Đông và Tõy Bộclin, vỡ vấn đề này sẽ được xét tại kì họp sắp tớicủa Hội đồng ngoại trưởng

Trái lại với các hành động thiện chí của Liờn Xụ, cỏc nước phươngTây do Mĩ đứng đầu gấp rút hoàn thành kế hoạch thành lập quốc gia Tây Đứcriêng rẽ của họ Để thi hành những quyết nghị của Hội nghị Luân Đôn tháng2/1948 về việc thành lập quốc gia Tây Đức, ba tư lệnh quân đội Mĩ, Anh,

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hữu Ngọc và chiến sĩ, Chủ tịch Vinhempich và cách mạng Đức, NXB Sự thật, 1995 Khác
2. Hội nghị Beclin, Tài liệu thời sự, ban tuyên huấn(PCT BTLUV XB) Khác
3. Chu Phúc Khoa, Những sáng kiến cho đấu tranh thống nhất Đữc, NXB Sự thật, 1957 Khác
4. Cộng hoà dân chủ Đức 35 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, 1984 Khác
5. Tình hình gần đây của một số nước XHCN, Vụ quốc tế và tạp chí tuyên truyền ban tư tưởng văn hoá trung ương 1990 Khác
6. Tạp chí quam hệ quốc tế, Viện quan hệ quốc tế 1989-1990 Khác
7. Nguyễn Anh Thỏi,Giỏo trỡnh lịch sử thế giới hiện đại1954-1975, NXB Giáo dục, 1976 Khác
8. Lê Minh Đức, Nguyễn Nghị, Lịch sử nước Mĩ, NXB thông tin Hà Nội, 1994 Khác
9. Trần Bá Khoa, Chiến lược toàn cầu dính líu và mở rộng của Mĩ đang gặp nhiều thử thách, TCCS, tháng 12, 1995 Khác
10. Lí Kiện, Ngọn lửa chiến tranh lạnh (3 tập) Nxb Thanh Niờn,Hà Nội Khác
11. Nguyễn Mạnh Quang, Đệ nhị thế chiến và chiến tranh lạnh, NXB Sáng tạo, 1972 Khác
12. Phạm Giảng, Lịch sử quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến 1954, NXB Sử học, Viện Sử học Khác
13. Trương Tiểu Minh, Chiến tranh lạnh và di sản của nó, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh Tổng bí thư Cộng hòa dân chủ Đức sang thăm Cộng hòa liên bang - tiểu luận Những diễn biến chủ yếu của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô – Mĩ, hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau năm 1945
nh ảnh Tổng bí thư Cộng hòa dân chủ Đức sang thăm Cộng hòa liên bang (Trang 39)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w