Hiệp ước về những cơ sở của quan hệ giữa Cộng hòa liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức năm 1972.

Một phần của tài liệu tiểu luận Những diễn biến chủ yếu của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô – Mĩ, hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau năm 1945 (Trang 28)

Đức và Cộng hòa dân chủ Đức năm 1972.

Những cơ sở pháp lí để giải quyết vấn đề sau chiến tranh đã được ghi rõ trong hiệp định Pụxđam năm 1945. Nhưng do sự phá hoại của Mĩ, các nước đồng minh của Mĩ mà trên nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước theo hai chế độ chính trị đối lập nhau: Cộng hòa liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức. Sau khi được Mĩ đưa vào Nato và được trang bị vũ khí bình đẳng như các thành viờn khỏc của Nato, giới cầm quyền Cộng hòa liên bang Đức công khai tiến hành các hoạt động phục thù Cộng hòa dân chủ Đức và các nước XHCN khác, như trắng trợn đòi khôi phục lại đường biên giới năm 1937 (có nghĩa là thôn tính cả Cộng hòa dân chủ Đức và thủ tiêu đường biên giới Odes

– Netxơ, thôn tính Tiệp Khắc và Tây Beclin thuộc về Cộng hòa liên bang Đức). Ngày 23/6/1966, Quốc hội Cộng hòa liên bang Đức thông qua đạo luật về độc quyền đại diện cho cả nước Đức, công khai cho chính quyền Cộng hòa liên bang Đức được quyền thi hành pháp luật và chủ quyền ở ngoài biên giới nước này trên một vựng rụng 225.000km2 (bao gồm Cộng hòa dân chủ Đức và những phần đất ở Ba lan, Liờn Xụ…). Qua nhiều hội nghị thương lượng giữa Liờn Xụ, Mĩ thì vấn đề Đức vẫn “giẫm chân tại chỗ” và luôn là một trong những mối nguy cơ chủ yếu đe dọa hòa bình và an ninh ở Châu Âu cũng như toàn thế giới.

Đến những năm 70, tình hình so sánh lực lượng trên thế giới đã thay đổi căn bản khác trước. Do sự phát triển nhanh chống về mọi mặt của Cộng hòa dân chủ Đức, Mĩ và các đồng minh thấy không thể nào đảo ngược lại cục diện ở Đông Đức và Châu Âu nữa. Do đó, khi lên cầm quyền, Nichxon buộc phải “xuống thang” trong vấn đề Đức, chấp nhận thương lượng với Liờn Xụ để tìm ra một giải pháp thỏa đáng, phản ánh đúng những thực tế lịch sử đã diễn ra ở Đức từ sau chiến tranh thế giới II.

Trên cơ sở những nguyên tắc đã được thỏa thuận giữa Liờn Xụ và Mĩ, ngày 19/11/1972, giữa Cộng hòa liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức đó kớ kết ở Bon “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Cộng hòa liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức”. Hiệp định gồm phần mở đầu chung và 10 điều khoản, nhấn mạnh rằng trong các hoạt động của mình, hai nước xuất phát từ trách nhiệm duy trì nền hòa bình, từ lòng mong muốn làm giảm bớt sự căng thẳng và bảo đảm nền an ninh ở Châu Âu, “thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện, bình thường với nhau trên cơ sở bình đẳng” (điều 1). Hai nước sẽ “tuõn theo những mục đích và nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc cụ thể là những nguyên tắc chủ quyền bình đẳng của tất cả các nớc, tôn trọng độc lập tự chủ, quyền tự quyết, tôn trọng các quyền con người và cự tuyệt phân biệt đối xử (điều 2). Hai nước sẽ giải quyết các

vấn đề tranh chấp hoàn toàn bình đẳng, bằng các biện pháp hòa bình và sự tự kiềm chế việc đe dọa bằng vũ lực hoặc dùng vũ lực”. HIệp định cũng quy định rõ “không một nước nào trong hai nước có thể đại diện cho nước kia trong phạm vi quốc tế…”. Hai bên cũng quy định sự phát triển, hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, khoa học và kỹ thuật, giao thông vận tải, văn hóa và trong các lĩnh vực khác. Cả hai bên sẽ trao đổi đại diện thường trực đặt ở nơi có chính phủ trung ương.

Như thế, vấn đế Đức sau một thời gian tồn tại kéo dài trong quan hệ quốc tế đã được giải quyết. Các nước Mỹ, Tây Đức và các đồng minh của họ buộc phải thừa nhận trờn pháp lý sự tồn tại của một nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Đức, thừa nhận đường biên giới hiện tại và toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa dân chủ Đức cũng như các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu khác, thừa nhận quyền đại diện cho mình và quyền độc lập tự chủ trong đường lối đối nội, đối ngoại của Cộng hòa dân chủ Đức …Đú là thắng lợi to lớn của cách mạng Đức, thắng lợi to lớn chủ nghĩa xã hội và hòa bình và an ninh châu Âu và toàn thế giới.

Một phần của tài liệu tiểu luận Những diễn biến chủ yếu của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô – Mĩ, hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau năm 1945 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w