Bức tường Bộclin biểu hiện cao nhất của sự đối đầu giữa Mĩ và Liờn Xụ, giữa hai khối Đông và Tây ở Đức.

Một phần của tài liệu tiểu luận Những diễn biến chủ yếu của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô – Mĩ, hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau năm 1945 (Trang 26)

và Liờn Xụ, giữa hai khối Đông và Tây ở Đức.

Tinh đến năm 1959, chế độ chiếm đóng ở Tõy Bộclin giữa lòng Cộng hòa dân chủ Đức đã kéo dài hơn 14 năm trời. Các nước đế quốc phương Tây lợi dụng Tõy Bộclin làm cơ sở hoạt động để chống lại Cộng hòa dân chủ Đức và hệ thống XHCN. Chế độ chiếm đóng ở Tõy Bộclin đó tạo cho Cộng hòa dân chủ Đức thành một cái “nhọt ung thư”, một nguồn gốc gây ra sự xung đột giữa phương Đông và phương Tây, uy hiếp hòa bình ở châu Âu và gây tình hình căng thẳng trên thế giới.

Năm 1960, đế quốc Mỹ tiếp tục mọi cách củng cố khối Nato, tăng cường vũ trang lại Tây Đức, nâng đỡ cho bọn quân phiệt Tây Đức tiến hành những hoạt động phục thù đối với nước Cộng hòa dân chủ Đức và hệ thống XHCN. Dưới sự xúi dục và bao che của đế quốc Mỹ, bọn quân phiệt Tây Đức trắng trợn đòi khôi phục đường biên giới năm 1937, hiệp ước Muynớch và cho rằng Tõy Bộclin thuộc về Tây Đức. Sau khi chiến tranh thế giới thứ II

chấm dứt, vấn đề thủ đô Bộclin vẫn chưa được giải quyết. Bộclin nằm gọn trong lòng nước Cộng hòa dân chủ Đức bị chia cắt làm 4 phần lãnh thổ. Đông Bộclin là thủ đô của Cộng hòa dân chủ Đức, và Tõy Bộclin dưới sự che chở của chế độ chiếm đóng đế quốc được xây dựng thành trung tâm gián điệp lớn. Bộclin chớnh là “Bức màn sắt có lỗ hổng” và qua lỗ hổng ấy có thể làm thâm nhập vào các nước Đông Âu và cả Liờn Xụ. Ngoài ra, hàng dòng người Cộng hòa dân chủ Đức đã bỏ đất nước sang Tõy Bộclin sinh sống, đe dọa nghiêm trọng mọi mặt của nước này.

Trước việc “dũng người” Cộng hòa dân chủ Đức ra đi ngày một đông tới mức báo động, Quốc hội Đông Đức đã thông qua một nghị quyết về các biện pháp nhằm ngăn chặn chiến dịch “săn người” do Cộng hòa liên bang Đức và Tõy Bộclin tổ chức. Sau đấy, bức tường Đông - Tây Béclin đã xuất hiện vào đêm ngày 12 dạng sáng ngày 13/8/1961, làm cho nhân dân hai bên Đông và Tây bức tường phải sửng sốt.

Lúc đầu bức tường có vẻ tạm bợ, nhưng sau này nó được củng cố bằng hệ thống bờ ngăn bằng bờ rụng cốt thép và các trạm kiểm soát do quân đội kiểm soát. Bức tường Bộclin dài 46 km, len lỏi trong các con phố ngăn cách hai bên Đông và Tây của Bộclin, cộng thêm 114 km ngoằn nghèo đường biên giới tách bạch Tõy Bộclin với các địa phương khác thuộc Cộng hòa dân chủ Đức. Bức tường Berlin được hoàn thiện bằng nhiều công trình rộng khắp ở cạnh biên giới với Tây Đức. Cũng như phần biên giới Đức còn lại, “Bức tường Berlin” được củng cố với nhiều hệ thống rộng lớn bao gồm hàng rào kẽm gai, hào, vật cản xe tăng, đường tuần tra và tháp canh. Chỉ riêng chó đặc nhiệm có khoảng 1.000 con đã được sử dụng cho đến đầu thập niên 1980. Các hệ thống kiểm soát được liên tục mở rộng qua nhiều thập niên. Các ngôi nhà gần bức tường đều bị giật sập, dân cư trong các ngôi nhà đú đó bị bắt buộc di chuyển sang nơi khác trước đấy. Theo thông tin của Bộ An ninh Quốc gia Cộng hòa dân chủ Đức trong mùa xuân 1989, hệ thống chung

quanh Bức tường Berlin bao gồm các công trình chủ yếu sau đây: 41,91 km tường có chiều cao 3.60 m; 58,95 km tường có chiều cao 3,40 m; 68,42 km hàng rào bằng kim loại có chiều cao 2,90 m làm "vật cản trước"; 161 km đường đi có hệ thống chiếu sáng; 113,85 km hàng rào có hệ thống báo động; 186 tháp canh; 31 cơ sở chỉ huy …

Chỉ trong một đờm, đờm 13/8/1961, bức tường Bộclin được xây dựng là một trong những biểu hiện của sự đối đầu căng thẳng Đông - Tõy và là một trong những biểu tượng của chiến tranh lạnh. Giới sử gia tư sản phương Tây cho rằng đây là “bức tường của sự sỉ nhục”, trong khi Cộng hòa dân chủ Đức và Liờn Xụ cho rằng đây là “bức tường chống lại nguy cơ chủ nghĩa phỏt xớt”. Vì đây là biểu tượng cho sự thất bại của Liờn Xụ ở Đức, bởi Liên Xô xây dựng bức tường này nhằm ngăn cản làn sóng di cư của người dân từ Đông Đức sang Tây Đức. Hiện tượng này là do việc quản lí kinh tế của chính phủ Đông Đức đối với toàn bộ nền kinh tế. Dự cú chấp nhận lập luận này hay không thì bức tường Bộclin cũng là một biểu hiện của sự đối đầu Xô - Mỹ, hai khối Đông và Tây xung quanh vấn đề Đức lên đến đỉnh cao.

Một phần của tài liệu tiểu luận Những diễn biến chủ yếu của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô – Mĩ, hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau năm 1945 (Trang 26)