1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự biến động của giai cấp công nhân trong doanh nghiệp quốc doanh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1986 - đến nay)

64 359 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Ngoài việc tác động trực tiếp vào sản xuất công nghiệp, giai cấp công nhân còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khoa học kĩ thuật và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào phục vụ t

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam, chứng tỏ rằng giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, giai cấp công nhân Việt Nam, thông qua Đảng tiên phong của mỡnh đó làm tròn sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo quần chúng nhân dân đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, đưa cả nước tiến lên CNXH

Sau năm 1975, trong những chặng đường đầu đầy khó khăn gian khổ của quãng đường quá độ lên CNXH,giai cấp công nhân Việt Nam tiếp tục chứng minh tính ưu việt, chứng minh vai trò của mình trước vận hội mới của đất nước Bằng ý chí tự lực, tự cường, giai cấp công nhân Việt Nam đã vượt qua những thử thách to lớn để đóng góp sức mình vào nhiều lĩnh vực quan trọng như phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị

Trong thời kì đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội tiên phong của giai cấp công nhân đất nước ta có những biến đổi sâu sắc, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, ổn đinh chính trị, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế nước ta trong khu vực và trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao Trong sự chuyển mình mạnh mẽ của đất nước, yêu cầu đối với giai cấp công nhân ngày càng cao.Giai cấp công nhân Việt Nam được coi là lực lượng đi đầu, giữ vai trò nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trang 2

Trong giai đoạn hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam đã và đang đứng trước những vận hội mới và thách thức mới Phát huy truyền thống, tính ưu việt và bản lĩnh của giai cấp công nhân, giai cấp công nhân Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ hoà nhịp với vận hội mới của đất nước bằng cách nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị Với trình độ học vấn ngày cao, đội ngũ công nhân đang là lực lượng sản xuất tiên tiến có mặt ở mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế Ngoài việc tác động trực tiếp vào sản xuất công nghiệp, giai cấp công nhân còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khoa học kĩ thuật và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế quốc dõn.Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một quá trình phát triển biện chứng, nó có tác dụng quyết định tới sự phát triển của dân tộc.

Chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của giai cấp công nhân đặc biệt trong giai đoạn xây dựng đất nước, phát triển kinh tế hiện nay Tuy nhiên trong thời gian gần đây người ta nhắc đến vai trò của đội ngũ doanh nhân nhiều hơn là đội ngũ công nhân Các công trình nghiên cứu

về giai cấp công nhân Việt Nam trở nên ít ỏi và mờ nhạt khiến người ta

có cảm giác vị trí vai trò của giai cấp công nhân không còn được đề cao như trước nữa Rất nhiều người không thể hình dung được một cách đầy

đủ về giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay Vấn đề phải dựng lên cho được toàn bộ chân dung của giai cấp công nhân trong thời kỳ mới, không phải không được đặt ra đối với các nhà nghiên cứu

Muốn xây dựng được chân dung giai cấp công nhân Việt Nam một cách đầy đủ, xác thực sinh động thì phải có quá trình tìm hiểu và khắc hoạ cho được chõn dung của đội ngũ công nhân trong những thành phần kinh tế cụ thể

Trang 3

Việc đi sâu khảo sát, tìm hiểu sự phát triển cả về lượng và chất, trình độ nhận thức chính trị, tư tưởng, chuyên môn kĩ thuật, tay nghề của công nhân là góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của giai cấp công nhân hiện đại Để góp một phần nhỏ, bổ xung vào chỗ khuyết thiếu lớn trong công tác nghiên cứu giai cấp công nhân hiện nay, tác giả chọn hướng đi sâu tìm hiểu công nhân trong trong một thành phần kinh tế cụ thể Chớnh vỡ lớ do đó trong khuôn khổ bài viết này tác giả sẽ tìm hiểu về: “ Sự biến động của giai cấp công nhân trong doanh nghiệp quốc doanh”

2 Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu về giai cấp công nhân trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ 1986 đến nay là một vấn đề tương đối hay và đã được rất nhiều người nghiên cứu Tuy nhiên giai cấp công nhân hiện nay có rất nhiều những biến động cả về chất lượng và số lượng Trong từng thành phần kinh tế thì sự biến động đó không giống nhau và điều đó được thể hiện rất rõ trong thành phần kinh tế quốc doanh Chính vì vậy mà việc nghiên cứu sự biến động của giai cấp công nhân trong thành phần kinh tế này chưa có nhiều, chỉ có một số ít những tác giả đề cập đến như:

Trong cuốn “Xu hướng biến động giai cấp công nhân trong những năm đầu thế kỉ XIX” của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam viện công nhân và công đoàn,Nxb Lao Động,HN, 2001.Đã nờu được sự biến đổi

cơ cấu của đội ngũ công nhân trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ Đõy cũng chính là một phần trong sự biến đổi của giai cấp công nhân trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong thành phần doanh nghiệp nhà nước nói riêng

Hay trong cuốn “ Một số vấn đề về giai cấp công nhân hiện nay” của Bựi Đỡnh Bụn” đó nờu được một phần về thực trạng và xu hướng

Trang 4

biến động về cơ cấu của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, mặc dù không toàn diện nhưng qua đó chúng ta cũng góp phần nào hiểu được sự biến động của giai cấp công nhân trong doanh nghiệp quốc doanh ở một

số khía cạnh nhất định

Đặc biệt trong cuốn “ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển của giai cấp cụng nhõn” của PGS Cao Văn Lượng, Nxb chính trị quốc gia,HN,2001, đã nêu lên được một phần về thực trạng và xu hướng biến động của giai cấp công nhân trong doanh nghiệp quốc doanh trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tuy nhiên nó chưa thật sụ rõ ràng

về các vấn đề mà chỉ nêu một cách khái quát chung chung

Ngoài ra còn có rất nhiều các cuốn sách khác nhau có đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên chưa thật sự rõ ràng và cụ thể Trên cơ sỏ những nguồn tài liệu khác nhau này tác giả sẽ tìm hiểu rõ hơn, cụ thể hơn về xu thế biến động của giai cấp công nhân nói chung và trong doanh nghiệp quốc doanh nói riêng

3 Nội dung nghiến cứu và đóng góp của đề tài

3.1 Nội dung nghiên cứu

Trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

+ Lý luận về giai cấp công nhân nói chung và giai cấp công nhân trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng

+ Xu thế biến động của giai cấp công nhân trong doanh nghiệp nhà nước

+ Dự báo xu hướng biến đổi và phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá

3.2 Đóng góp của đề tài

Trong việc nghiến cứu và học tập lịch sử nói chung thì nghiên cứu

sự phát triển nền kinh tế là một công việc đặc biệt quan trọng Trong đó

Trang 5

giai cấp công nhân là một lực lượng chủ đạo trong nền kinh tế Giai cấp công nhân nước ta ra đời từ rất sớm và cho đến ngày nay nó đóng vai trò

là lực lượng nòng cốt Chính vì vậy nghiên cứu sự biến động của giai cấp công nhân là điều rất cần thiết đặc biệt qua đề tài này sẽ giúp chúng

ta có được cách nhìn nhận rõ nét hơn sự phát triển của giai cấp công nhân trong nền kinh tế Đồng thời nó cũng là đóng góp bước đầu tư liệu trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử đặc biệt lịch sử kinh tế thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1986 - đến nay)

4 Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài này tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử kết hợp chặt chẽ với phương pháp logic trong quá trình nghiờn cứu Trong

đó, tác giả đặc biệt chú ý sử dụng phương pháp lịch sử để phù hợp với yêu cầu bộ môn Ngoài ra, do yêu cầu của đề tài cần phải sưu tầm, chọn lọc và sử dụng rất nhiều các loại tư liệu khác nhau, nờn tụi kết hợp sử dụng hai phương pháp trên với các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, dự bỏo…

5 Đối tượng của đề tài

Đề tài tập trung đi tìm hiểu sự biến động của giai cấp công nhân trong doanh nghiệp nhà nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ 1986 đến nay.Cũng do điều kiện thời gian và khả năng có hạn, tôi chỉ tập trung tìm hiểu những vấn đề chính thể hiện được sự biến động của giai cấp công nhân như sự biến động về số lượng và chất lượng, cơ cấu… Chứ không thể nghiên cứu toàn diện tất cả các mặt

6 Nguồn tư liệu

Để thực hiện được đề tài này tác giả dựa vào những nguồn tư liệu sau: cỏc sỏch chuyên khảo về giai cấp công nhân, các công trình nghiên cứu, báo cáo của các nhà khoa học

Trang 6

Các tạp chí nghiên cứu: tạp chí cộng sản, tạp chí nghiên cứu lịch sử, các loại sách bỏo khỏc, cỏc báo cáo tổng kết Văn kiện Đại hội Đảng…

7 Bố cục

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung bài gồm có 3 chương:

Chương 1: Lý luận về giai cấp công nhân

Chương 2: Sự biến động của giai cấp công nhân trong doanh

nghiệp quốc doanh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1986 - đến nay)

Chương 3: Dự báo xu hướng biến đổi và phương xây dựng giai

cấp công nhân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trang 7

B NỘI DUNG

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN

1 Một số luận điểm của các nhà nghiên cứu nước ngoài về giai cấp công nhân và cơ cấu giai cấp công nhân hiện nay

Giai cấp công nhân là sản phẩm của lịch sử nó ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện và phát triển của nền sản xuất hiện đại, tiêu biểu cho con đường đi lên của lịch sử Nó đại diện cho nền sản xuất tiên tiến

có tính tổ chức và kỉ luật cao, có ý thức tập thể và lợi ích giai cấp thống nhất do nền sản xuất tập trung dựa trên công nghệ hiện đại tạo ra Tuy mang những đặc tính chung, nhưng sự phát triển đó ở các nước khác nhau bị chi phối bởi nhiều yếu tố, như sự phát triển không đồng đều của các nền kinh tế, tính chất khác nhau về chế độ chính trị xã hội, những đặc điểm lịch sử, văn hóa của các dân tộc Do đó, mô hình phát triển khác nhau của giai cấp công nhân ở các nước phát triển và đang phát triển là điều tất yếu

Thuật ngữ giai cấp công nhân xuất hiện lần đầu vào khoảng thế kỷ XVI, khi chủ nghĩa tư bản bắt đầu phát triển Trước đó người ta dùng thuật ngữ thợ thủ công Giữa thuật ngữ “ cụng nhõn” và “vụ sản” tuy thống nhất, nhưng không đồng nhất Dưới chế độ tư bản công nhân được hiểu như người lao động làm thuê, người làm công ăn lương, không có tài sản riêng Khi C.Mỏc và Ph.Ăngghen viết “ Tuyên ngôn Đảng cộng sản” vào cuối năm 1857, đầu năm 1858, các ông đã bắt đầu nâng vị trí người công nhân từ làm thuê trở thành người làm chủ, cũng từ đây, giai cấp công nhân bắt đầu xuất hiện ý thức hệ tư tưởng của mình với tư cách

là một giai cấp cách mạng

Trang 8

Kể cả dưới chế độ tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, công nhân đều là một trong những giai cấp cơ bản, lực lượng chủ yếu trong việc sản xuất của cải vật chất Chỗ khác nhau là, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa công nhân có cơ hội cải tạo các quan hệ xã hội, còn dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, thì giai cấp công nhân không có cơ hội làm việc đó một điểm khác nhau nữa về mặt lý thuyết, dưới chủ nghĩa xã hội giai cấp công nhân cầm quyền trong xã hội, còn dưới chủ nghĩa tư bản thỡ khụng.

Công nhân làm thuê xuất hiện vào thế kỷ XVI, trong suốt một thời gian dài công nhân chưa phải là một giai cấp đã hình thành một cách một hoàn chỉnh với tư cách một giai cấp Sự phát sinh, phát triển của giai cấp

vô sản công nghiệp, sự chuyển biến của nó thành giai cấp độc lập gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp

Trong những thập kỉ gần đây, nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội trên thế giới đã đưa ra những khái niệm mới về giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay Xem đó là một trong những vấn đề quan trọng hàng đấu liờn quan đến sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác – Lờnin

về giai cấp nói chung và về giai cấp công nhân nói riêng

Ở phương Tây đã xuất hiện khái niệm công nhân lao động cổ xanh,

cổ trắng Khái niệm giai cấp công nhân “ đa cổ húa” ngày nay đã được nhiều nước đang phát triển, kể cả Trung Quốc chấp nhận Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và sự phát triển nhanh chóng của “ khu vực 3” (kinh tế dịch vụ) tất yếu sẽ làm cho giai cấp công nhân truyền thống phõn hoỏ thành hai giai tầng là công nhân cổ xanh và công nhân cổ trắng

Những nhà nghiên cứu khoa học xã hội Pháp, trong đó có MichelVerret cho rằng: cần phải nhận thức lại quá trình phát triển lịch sử của giai cấp công nhân một cách biện chứng Cách nhận thức sự phát

Trang 9

triển của giai cấp công nhân theo một con đường thẳng với thành tựu tổng hợp luôn luôn to lớn về các mặt lực lượng, quyền lợi, lòng tin và ý thức cho đến thắng lợi cuối cùng là nắm vai trò bá quyền là tỏ ra không thực tế.

Khái quát những quan điểm của các nhà nghiên cứu Macxit về giai cấp công nhân, nhà triết học Pháp Lucienseve nhấn mạnh: “ Trong điều kiện nền kinh tế đang toàn cầu hoá và chúng ta đang sống với cuộc cách mạng thông tin mà kết quả của nó cả hai mặt tích cực và tiêu cực đều chưa thể lường hết được, cần phải nêu cao vấn đề đạo đức con người và đồng tiền đang chiếm ngôi vua trong xã hội hiện đại”

Cũng cần phải xác nhận lại định nghĩa cấu trúc của Mác về chức năng của giai cấp công nhân trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa như là một giai cấp, làm công ăn lương, sản xuất trực tiếp ra của cải vật chất tinh thần, có nhiệm vụ lịch sử là xây dựng chế độ xã hội mới trong đó “ sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triền tự do của tất cả mọi người”

2 Khái niệm giai cấp công nhân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt ra nhiều vấn

đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong đó có vấn đề khái niệm về giai cấp công nhân hiện nay Nghiên cứu làm rõ khái niệm về giai cấp công nhân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước sẽ góp phần quan trọng vào việc khẳng định vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nước ta trong thời kỳ mới của cách mạng, góp phần vào việc xây dựng và thực hiện chủ trương chính sách, giải pháp xây dựng và phát triển giai cấp công nhân, củng cố và tăng cường vị trí của

Trang 10

giai cấp công nhân trong xã hội, nhất là trong thời kỳ đổi mới kinh tế -

xã hội của đất nước

2.1 Một số quan điểm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước

ta về khái niệm giai cấp công nhân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng, của giai cấp công nhân, của cả dân tộc đã viết nhiều bài quan trọng về giai cấp công nhân Khẳng định vị trí, vai trò to lớn của giai cấp công nhân Thông qua các tác phẩm của người, chúng ta hiểu được nội hàm khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam như sau:

+ Trong xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến, công nhân là những người lao động làm thuê cho chủ nghĩa tư bản đế quốc, bị bóc lột nặng nề

+ Công nhân là những người đấu tranh dũng cảm nhất, cách mạng nhất.+ Nhờ có lý luận cách mạng soi đường công nhân đã trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng

+ Giai cấp công nhân có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nhờ có Đảng tiên phong, có liờn minh công nông vững chắc, có công đoàn làm trường học cách mạng của giai cấp công nhân

+ Sau khi cách mạng giành được chính quyền nhà nước, công nhân không còn là người làm thuê nữa mà đã cùng với các tầng lớp nhân dân lao động khác trở thành người làm chủ nhà nước về mọi mặt, làm chủ cả trong sản xuất và phân phối

+ Vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong CNXH

là phải nâng cao năng suất lao động và tham gia quản lý xã hội, quản lý

xã hội đi tiên phong trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN

Trong Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khoá VII), đồng chí Đỗ Mười đã đề cập đến một số vấn đề về giai cấp công nhân Việt Nam,

Trang 11

trong thời kỳ đổi mới đất nước, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gợi ra những nội hàm về khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ mới: “phải coi vấn đề xây dựng giai cấp công nhân và công tác công đoàn là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng trong thời kỳ phái triển mới, bởi vì chỉ với một giai cấp công nhân trưởng thành về chính trị, có trình độ tổ chức, kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp cao mới có thể là nòng cốt để liên minh với nông dân, trí thức, tập hợp và đoàn kết các thành phần khác, phấn đấu cho thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ”.

Về cơ cấu thành phần giai cấp, đồng chí Đỗ Mười đã chỉ rõ: “ Ngày nay, đội ngũ công nhân không chỉ là những người lao động sản xuất và dịch vụ Công nhân thuộc các doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã mà còn bao gồm những công nhân lao động thuộc khu vực tư nhân, cá thể, hợp tác liên doanh với nước ngoài…đó, đang và sẽ xuất hiện những ngành nghề, lĩnh vực mới do tiến bộ khoa học – công nghệ

và đòi hỏi khách quan của xã hội, của việc quốc tế sản xuất và đời sống

Xu hướng tri thức hoá công nhân, giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc, tăng cường yếu tố trí tuệ và lao động trí óc ngay trong dây chuyền công nghệ đang lờn”

Ngoài ra còn rất nhiều ý kiến nữa như của đồng chí Lê Khả Phiờu,

Trang 12

bộ công trình lại thể hiện đầy đủ nội hàm cần thiết của khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam khi mới hình thành như sau:

+ Sự xuất hiện những người vô sản Việt Nam từ chỗ là những người nông dân lao động bị bần cùng hoá, bị tước hết tư liệu sản xuất, chỉ còn sức lao động phải bán cho đế quốc thực dân

+ Họ là những người lao động làm công ăn lương, nhưng bị tư bản

đế quốc áp bức, bóc lột, phải đứng lên đấu tranh

+ Qua đấu tranh và được giác ngộ ý thức giai cấp nên cả về số lượng và chất lượng về giai cấp của họ đều phát triển, dẫn tới một thời

kỳ có đủ điều kiện để hình thành một giai cấp “ cho mỡnh”

+ Giai cấp này đó cú sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam.Định nghĩa của trung tâm nghiên cứu thông tin lý luận, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam trong chương trình “ Đổi mới chính sách xã hội đối với công nhân và thợ thủ cụng”,Nxb Lao Động,HN,1995: “giai cấp công nhân Việt Nam là một tập đoàn xã hội những người lao động ở Việt Nam có thu nhập chủ yếu bằng lao động làm công ăn lương, sống

và làm việc gắn liền với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp Do nắm giữ những cơ sở vật chất then chốt và đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến trong xã hội nên giai cấp công nhân tất yếu có vai trò đi tiên phong trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại”

Định nghĩa của TS Bựi Đỡnh Bụn trong “Một số vấn đề về giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,HN,1997”

“Giai cấp công nhân hiện đại là một cộng đồng người lao động hình thành và phát triển cùng với cách mạng công nghiệp, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại có tính chất xã hội hoá ngày càng cao, là lực lượng sản xuất cơ bản, tiên tiến trong các hoạt động công nghiệp, trực tiếp sản xuất của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã

Trang 13

hội, là động lực chính của tiến trình lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội".

Định nghĩa của Đan Tâm trong bài “ Vai trò của giai cấp công nhân hiện đại - một cách tiếp cận, Tạp chí cộng sản số 5,1997”

“Giai cấp công nhân Việt Nam là cộng đồng xã hội, những người làm công ăn lương, người thu nhập chủ yếu bằng tiền công, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất công nghiệp, nắm giũ những cơ sở vật chất – kĩ thuật then chốt của xã hội và tiêu biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến của xã hội"

Định nghĩa của Gs Văn Tạo trong “ Một số vấn đề về giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam,Nxb Chính trị quốc gia,Hn,1997”

Theo Gs Văn Tạo, định nghĩa giai cấp công nhân lúc này cần làm

rõ hai vấn đề:

+ Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay là gì và bao gồm những ai+ Vị trí và vai trò của giai cấp công nhân trong cộng đồng xã hội, cộng đồng dân tộc như thế nào

Trên cơ sở đó tác giả đi đến một định nghĩa:

“Giai cấp công nhân Việt Nam là một tập đoàn những người lao động có thu nhập chủ yếu bằng lao động làm công ăn lương, sống và làm việc gắn liền với sản xuất kinh doanh, dịch vụ công nghiệp Do lao động

và quản lý một nền công nghiệp hiện đại, then chốt của nền kinh tế quốc dân và đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến trong xã hội nên giai cấp công nhân có vai trò đi tiên phong trong tiến trình phát triển của lịch sử

xã hội Việt Nam”

Như vậy có thể thấy xét về giai cấp công nhân nói chung và giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng có rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu trong nước và thế giới Chúng ta không thể sao chép một

Trang 14

cách máy móc những luận điểm đó, nhưng cần nghiên cứu tham khảo chúng để làm phong phú nhận thức lý luận của mình về giai cấp công nhân và trong chừng mực nhất định có thể vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh của nước ta.

3 Giai cấp công nhân Việt Nam trong lịch sử và hiện tại.

Năm 1858, quân viễn chinh Pháp bắt đầu đổ bộ nổ súng xâm lược Việt Nam Từ đấy, Pháp bắt đầu lôi kéo tầng lớp tư sản mại bản vào Việt Nam Khi tầng lớp tư sản mại bản vào Việt Nam, thì những nhóm công nhân Việt Nam riêng lẻ cũng xuất hiện và từng bước trưởng thành với tư cách là một giai cấp

Có hai đặc điểm chung nhất của giai cấp công nhân Việt Nam là hầu hết xuất thân từ nông dân mà ra và giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam “ Cha chạy ra Hòn Gai cuốc

mỏ, Anh chạy vào đất đỏ làm phu” Thời Việt Nam thuộc Pháp, chủ nhà máy, xí nghiệp chia công nhân ra làm hai loại: “ công nhân áo xanh” và

“cụng nhõn ỏo nõu” Công nhân áo xanh là công nhân đứng máy, công nhân ỏo nõu là công nhân tạp vụ

Khi Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập vào đầu năm 1930, đánh dấu cái mốc về sự chuyển biến về chất trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát lên tự giác

Trong lịch sử của mình, giai cấp công nhân Việt Nam đã theo đội tiên phong của mình là Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên cách mạng XHCN Những ngày chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản, giai cấp công nhân Việt Nam đó cú những cuộc đấu tranh quyết liệt chống thực dân và tư bản nước ngoài, giành quyền lợi chính trị và kinh tế cho giai cấp mình và dân tộc mình Rất nhiều công nhân chân chính đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh này

Trang 15

để cho giai cấp và dân tộc mình hồi sinh Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cứu nước rất nhiều công nhân đã xung phong tình nguyện vào bộ đội chiến đấu Từ công nhân trở thành quân nhân Nhiều công binh xưởng do công nhân bộ đội đảm nhiệm đã sản xuất ra rất nhiều vũ khí cung cấp cho các chiến trường Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giai cấp công nhân Việt Nam ở miền Bắc và miền Nam đó cú những cống hiến đặc biệt xuất sắc

Từ năm 1955 đến năm 1960, miền Bắc bước vào khôi phục và cải tạo kinh tế Từ năm 1960 đến năm 1975, miền Bắc xây dựng CNXH ở thời kỳ quá độ Các nhà máy xí nghiệp ở miền Bắc ở thời kỳ này phần lớn là quốc doanh, tiếp đến là công tư hợp doanh, một số xưởng sản xuất nhỏ của tư nhân Giai cấp công nhân miền Bắc thời kỳ này sôi nổi thi đua phấn đấu theo lời kêu gọi của Bác Hồ: “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt” Công nhân làm việc tại các cơ sở quốc doanh và công tư hợp doanh được Đảng và Chính phủ quan tâm khá chu đáo Họ được ở nhà tập thể, ngày làm việc tối về học bổ túc văn hoá, nâng cao trình độ tay nghề Nhiều công nhân đã có trình độ bậc 7/7

Giai cấp công nhân Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu người, chiếm khoảng 6% dân số Điểm thuận lợi nhất của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay là có Đảng cộng sản Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam lãnh đạo Đảng cầm quyền là điều kiện thuận lợi cho giai cấp công nhân Việt Nam phát triển Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giai cấp công nhân Việt Nam có bước phát triển mới

Trang 16

Chương 2

SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG DOANH NGHIỆP QUỐC DOANH TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC (1986 ĐẾN NAY)

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình phát triển tất yếu của

xã hội loài người, là con đường đưa nước ta thoát khỏi nguy cơ tụt hậu

xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trên thế giới và khu vực Cái thiếu lớn nhất của đất nước ta, kể từ khi bước vào thời kỳ qỳa độ lên CNXH đến nay, vẫn là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển hiện đại

1 Thực trạng và xu hướng biến động của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.

Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới của sự phát triển, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ XIX, thế kỷ của nền văn minh hậu công nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo thờm cụng ăn việc làm,nõng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống nhân dân, thúc đẩy xã hội trên nguyên tắc công bằng và tiến bộ xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá kéo theo và đặt ra những yêu cầu mới về số lượng, cơ cấu và chất lượng của lực lượng lao động xã hội, đặc biệt là công nhân đội quân nòng cốt đi tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Tuy nhiên giai cấp công nhân hiện nay cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ thỡ cú sự biến đổi, phát triển về số lượng và chất lượng, và cả cơ cấu

Như chúng ta đã biết thì trong nền kinh tế nhiều thành phần trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ quy định sự biến động thường

Trang 17

xuyên, ngày càng đa dạng, phức tạp, không thuần nhất về cơ cấu số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân Việt Nam Điều đó được thể hiện trờn cỏc phương diện sau:

Một là, sự phát triển không ổn định và sự giảm sút nhanh chóng

về số lượng công nhân trong khu vực doanh nghiệp nhà nước

Những năm 1976 đến 1980, thực hiện đường lối phát triển kinh

tế của Đại hội Đảng lần thứ IV, công nghiệp được chú trọng đầu tư và có bước phát triển mạnh, nhất là công nghiệp nặng Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, của kinh tế quốc doanh, giai cấp công nhân Việt Nam có sự phát triển nhanh về số lượng Sự phát triển này chậm dần từ 1981 đến 1985 và từ năm 1986 đến nay, có xu hướng giảm dần và đặc biệt giảm mạnh trong 2 năm 1989 – 1991, nhất là bộ phận công nhân khu vực kinh tế nhà nước Bộ phận công nhân khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có sự phát triển nhanh về số lượng trong những năm 1986 –

1988 giảm đi về số lượng tuyệt đối trong 2 năm 1989 – 1990 và đầu năm

1991, từ năm 1993 đến nay lại tăng nhanh

Số lượng công nhân làm việc trong khu vực tập thể tư nhân khu vực ngoài quốc doanh nói chung tăng nhanh từ năm 1993 đến nay

Sự biến động trên của giai cấp công nhân Việt Nam liờn quan và gắn chặt với đường lối phát triển kinh tế, với chính sách sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế trong mỗi giai đoạn của Đảng và Nhà nước ta, với đường lối mở cửa, quan hệ hợp tác về kinh tế, khoa học kĩ thuật và lao động của Việt Nam với nước ngoài Sự biến động của đội ngũ công nhân nói chung, cũng như của từng bộ phận công nhân nói riêng phụ thuộc vào những nguyên nhân khách quan và chủ quan của từng giai đoạn Xét cho cùng là do nguyờn nhõn kinh tế, do sự phát triển của nền kinh tế nước ta quy định Song, chúng ta không thể phủ nhận một thực tế

Trang 18

đã diễn ra là trong những năm qua là, sự tăng lên hay giảm đi của cả đội ngũ công nhân hay từng bộ phận công nhân, trước hết là phụ thuộc vào nguyên nhân chủ quan, đó là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chính sách sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách đối với giai cấp công nhân của Đảng và Nhà nước Đây là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định, trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của đội ngũ công nhân.

Hai là, có sự tăng lên về tuổi đời và nghề nghiệp của bộ phận công nhân khu vực doanh nghiệp nhà nước, sự trẻ hoá công nhân khu vực ngoài doanh nghiệp Nhà nước, tỷ lệ nữ công nhân, công nhân lâu năm và công nhân nhiều đời giảm Song nhìn chung trong toàn bộ giai cấp công nhân, tỷ lệ công nhân có tuổi đời còn trẻ ngày càng tăng

Những năm gần đây, do đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, do tác động của kinh tế thế giới vào nước ta, tình hình sản xuất kinh doanh trong công nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn, vật tư, thị trường tiêu thụ, nhiều xí nghiệp rơi vào cảnh làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả phải thu hẹp sản xuất hoặc chuyển hướng sang kinh tế tập thể, cá thể, thậm chí phải giải thể Do vậy, việc tuyển dụng lực lượng mới vào đội ngũ công nhân rất hạn chế Khu vực kinh tế Nhà nước, thực hiện quyết định 176 của Hội đồng Bộ trưởng, đã và đang giảm một lực lượng lớn công nhân

Lao động trong doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp và bố trí lại theo hướng tinh gọn, phát triển theo chiều sâu Như vậy, hiện nay và trong một vài năm tới, nhu cầu bổ xung lao động trẻ trong công nghiệp quốc doanh rất hạn chế Điều đó đã và sẽ dẫn đến sự tăng lên về tuổi đời

và tuổi nghề của bộ phận công nhân trong khu vực kinh tế doanh nghiệp Nhà nước Trong khi đó, khu vực kinh tế ngoài doanh nghiệp Nhà nước đang và còn phát triển mạnh

Trang 19

Những năm trước đõy, do hoàn cảnh chiến tranh, cơ chế bao cấp nên nữ công nhân chiếm tỷ lệ cao Trong quá trình sắp xếp lại lao động ở khu vực kinh tế doanh nghiệp Nhà nước, số người nghỉ hưu, mất sức, thôi việc hưởng trợ cấp một lần phần đông là nữ Trong số công nhân mới được tuyển dụng do chú ý nhiều đến hiệu quả kinh tế nên lao động nam được tuyển dụng nhiều hơn nữ Vì vậy, tỷ lệ công nhân nam tăng lên và nữ công nhân đã và sẽ còn giảm đi Mặt khác quá trình tinh giảm biên chế, sắp xếp lại lao động, số công nhân lâu năm đã và sẽ nghỉ hưu chiếm một tỷ lệ lớn Số tuyển dụng mới hầu hết là lao động trẻ, vì thế, đã làm cho tỷ lệ công nhân lâu năm và công nhân nhiều đời giảm xuống ở khu vực kinh tế Nhà nước.

Ba là, sự đa dạng không thuần nhất và phõn hoỏ trong nội bộ giai cấp, giữa các bộ phận công nhân trong các ngành, nghề và thành phần kinh tế

Ngoài bộ phận công nhân khu vực kinh tế Nhà nước, công ty hợp doanh và tập thể , hiện nay cũn cú cỏc bộ phận khác: công nhân làm thuê trong các xí nghiệp tư bản tư nhân, công nhân làm thuê ở nước ngoài, công nhân trong cỏc xớ nghiệp……Ngay khu vực kinh tế Nhà nước và tập thể cũng có bộ phận công nhân thuộc các nhà máy xí nghiệp, nhà máy, công ty, cổ phần Và trong những xí nghiệp này có công nhõn cú

cổ phần, có công nhân không có cổ phần

Bốn là, có sự già hoá, đứt đoạn và giảm đi của đội ngũ công nhân lành nghề, thợ bậc cao, thợ giỏi nhất là ở bộ phận công nhân khu vực kinh tế Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp Nhà nước chưa có biện pháp khuyến khích thỏa đáng để thu hút thợ bậc cao, lành nghề, thợ giỏi Bởi vậy, một số không nhỏ trong lực lượng này bỏ nhà máy, xí nghiệp ra làm ở khu vực

Trang 20

kinh tế ngoài quốc doanh, vì ở đó có thu nhập cao hơn, làm cho đội ngũ thợ bậc cao, lành nghề trong khu vực kinh tế doanh nghiệp Nhà nước ngày càng giảm.

Năm là, có sự mất cân đối về cơ cấu đội ngũ công nhân giữa các thành phần, ngành kinh tế, trờn cỏc địa bàn dân cư, giữa số lượng và chất lượng

Hiện đang có sự mất cân đối giữa số lượng và chất lượng của đội ngũ công nhân Việt Nam Điều này thể hiện ở toàn bộ giai cấp công nhân cũng như ở từng bộ phận công nhân trong các thành phần kinh tế, nhất là ở bộ phận công nhân trong khu vực kinh tế Nhà nước Việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công nhân nhìn chung còn thiếu quy hoạch, không theo kịp yêu cầu mở rộng sản xuất và phát triển công nghiệp, dẫn đến số lượng đông nhưng chất lượng không cao

Như vậy, nhìn chung, cơ cấu giai cấp công nhân còn chưa cân đối

và đồng bộ Công nhân trong các ngành công nghiệp nặng chiếm tỷ lệ còn thấp, trong khi đó ngành công nghiệp nhẹ và chế biến chiếm tới 40% Đảng và Nhà nước ta coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nhưng chưa chú trọng phát triển đội ngũ công nhân nông nghiệp Bộ phận công nhân nông nghiệp cũn quỏ ớt Điều này thể hiện sự phát triển chưa cân đối và đồng bộ giữa công nghiệp và nông nghiệp Đó cũng là biểu hiện của một nền nông nghiệp còn ở tình trạng sản xuất nhỏ, lạc hậu

Sáu là, do có sự liên kết, hỗn hợp, đa dạng của các thành phần kinh tế nên cơ cấu giai cấp công nhân cũng có sự đa dạng, phức tạp, đan xen giữa các bộ phận

Các đơn vị sản xuất kinh doanh không tồn tại và hoạt động độc lập, khép kín Trái lại, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, có nhiều loại hình hỗn hợp, đan kết với nhau, xu hướng liên kết liên doanh ngày càng phát triển, chẳng những trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng trong

Trang 21

phạm vi quốc tế.Những đơn vị sản xuất ấy vừa có mặt ở thành phần kinh

tế này, vừa nằm trong thành phần kinh tế khác, khó có sự phân biệt rạch ròi giữa các thành phần kinh tế Bởi thế, người công nhân trong các đơn vị sản xuất này cũng không thuần nhất thuộc một thành phần kinh tế nhất định Người công nhân không chỉ có mặt trong một thành phần kinh tế nhất định nào đó, mà họ có thể hiện diện ở hai, hoặc vài thành phần kinh

tế : họ vừa là công nhân trong khu vực kinh tế Nhà nước, vừa làm việc ở khu vực kinh tế tập thể, cá thể hoặc tư nhân có những trường hợp họ vừa

là công nhân vừa không phải là người công nhân một khi họ sống bằng nghề phụ hoặc bằng thu nhập khác là chủ yếu

Tình hình phát triển về số lượng, cơ cấu đa dạng phức tạp, thường xuyên biến dộng như trên, đã và đang dẫn đến một thực trạng về chất lượng giai cấp công nhân: đang có sự yếu kém về nhiều mặt và sự phõn hoỏ, không thuần khiết giữa các bộ phận của đội ngũ công nhân Việt Nam hiện nay Thực trạng này được phản ánh trờn cỏc bình diện như sau:

Thứ nhất, trình độ văn hoá tay nghề thấp và không đồng đều, mất cân đối giữa các bộ phận công nhân, ý thức học tập nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề, nhìn chung, có xu hướng giảm

So với trước đây, trình độ văn hoá của công nhân có được tăng lên, nhưng so với công nhân ở các nước khác và yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền sản xuất, thì công nhân Việt Nam hiện nay, trình độ văn hoỏ cũn thấp Trình độ kĩ thuật, kiến thức quản lý kinh tế, khả năng nghề nghiệp của công nhõn cũn thấp so với yêu cầu đòi hỏi của cuộc cách mạng về kĩ thuật, công nghệ của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và những yêu cầu của một nền sản xuất hiện đại Trình độ thấp đã ảnh hưởng

Trang 22

không tốt đến việc tiếp thu khoa học, kĩ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, ý thức chính trị của công nhân.

Hệ thống các trường đào tạo công nhân vốn đã thiếu, lạc hậu, lại xuống cấp nghiêm trọng nhất là những năm gần đây Vì thế, chưa đủ khả năng cung cấp đội ngũ công nhân được đào tạo tay nghề tốt cho các ngành kinh tế Số được đào tạo ít, lại thiếu cân đối, số được đào tạo nhưng sử dụng không đúng ngành nghề khá nhiều

Cơ cấu công nhân giữa bậc thấp và bậc cao, giữa công nhân kĩ thuật với các bộ phõn khỏc chưa cân đối: công nhân thợ bậc 7, thợ lành nghề ít hơn phó tiến sĩ, công nhân thợ bậc 6 ít hơn công nhân có trình độ

kỹ sư Hiện nay đang có tình trạng là số công nhân có trình độ học vấn cao thì phổ biến là có tay nghề thấp, vì còn trẻ mới vào nghề; trái lại, thợ bậc cao lành nghề, thường có trình độ học vấn thấp

Tình hỡnh trờn đõy do nhiều nguyên nhân : do điều kiện lịch sử - kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi giai đoạn,mỗi vùng, khu vực có sự khác nhau; do tính chất và đòi hỏi của ngành, nghề không giống nhau… nhưng nguyên nhân sâu xa và xét đến cùng là do trình độ phát triển còn thấp của nền kinh tế, do chúng ta chậm có chiến lược kinh tế - xã hội đúng đắn, nhất quán ngay từ đầu, do chưa có sự quan tâm đầy đủ đến việc xây dựng giai cấp công nhân …Do đó, chưa có một hệ thống chính sách kinh tế - xã hội cụ thể, đồng bộ, phù hợp đối với giai cấp công nhân Tình hình đú đó kìm hãm sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân Tuy vậy ở một số ngành nghề nhất là trong các ngành nghề mới như dầu khớ,điện tử, tin học, bưu chính viễn thông đã và đang xuất hiện ngày càng đông đảo đội ngũ công nhân trẻ,

có trình độ văn hoá, tay nghề cao

Trang 23

Thứ hai Trong một chừng mực nhất định, những nguyên nhân nêu trên đã dẫn đến một tỡnh hình đáng tiếc là trong nhiều năm qua giai cấp công nhân nước ta chưa thực sự làm chủ mọi mặt của đời sống xã hội , nhất là trong sản xuất, kinh doanh, phân phối Một phần, vì công nhân chưa có thói quen và năng lực làm chủ; mặt khác do nhiều cơ quan lãnh đạo, quản lý các cấp trong xí nghiệp và ngoài xã hội không tôn trọng quyền làm chủ của họ có nơi còn vi phạm nghiêm trọng Đây là mặt yếu rất đặc trưng của giai cấp công nhân ở những nước chưa có công nghiệp lớn Hơn nữa, mấy năm gần đây tình hình việc làm ngày một căng thẳng, lương không đủ sống, người công nhân phải xoay sở bằng mọi cách để tồn tại, phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày người công nhân chưa làm chủ được bản thân mình thì khó có thể làm chủ được nhà máy, xí nghiệp và xã hội.

Thứ ba, ở một bộ phận không nhỏ đội ngũ công nhân, trình độ chính trị, phẩm chất giai cấp giảm, kỷ luật lao động tác phong công nghiệp

Nguồn bổ sung vào đội ngũ công nhân Việt Nam hiện nay chủ yếu

là học sinh, phần lớn xuất thõn từ nông dân, dân nghèo thành thị, đa số tuổi đời còn trẻ Nguồn sống chính của công nhân hiện nay không phải

từ lương, từ thu nhập do nhà máy xí nghiệp cấp, mà từ thu nhập phụ Thêm vào đó là tình trạng thất nghiệp, không đủ việc làm, đời sống khó khăn tất cả những vấn đề nêu trên đã làm hạn chế trình độ chính trị, giác ngộ giai cấp, ý thức tổ chức kỉ luật, thái độ và phong cách lao động của đội ngũ công nhân Việt Nam

Thứ tư, tỷ lệ đảng viờn, đoàn viờn thanh niên, đoàn viên trong công đoàn trong công nhân thấp

Một bộ phận công nhân, nhất là thanh niên công nhân không thiết tha vào đảng, lòng tin vào đảng vào chế độ giảm sút Tỷ lệ đảng viờn,

Trang 24

đoàn viên thanh niên, đoàn viên công đoàn giữa khu vực kinh tế Nhà nước với ngoài doanh nghiệp Nhà nước có sự chênh lệch lớn.Vai trò của

tổ chức cơ sở đảng, đoàn thanh niên và công đoàn ở khu vực ngoài doanh nghiệp Nhà nước yếu hơn khu vực doanh nghiệp Nhà nước

Thứ năm, tình trạng sức khoẻ của công nhõn khụng đảm bảo yêu cầu của sản xuất công nghiệp, bệnh nghề nghiệp phát triển, điều kiện lao động, vệ sinh lao động công nghiệp kém

Công tác bảo hộ lao động không tốt, số vụ tai nạn lao động ngày càng nhiều, công tác bảo hộ lao động đang bị thả nổi Các cơ sở sản xuất thì tuỳ tiện thực hiện Các ngành, các cấp quản lý trước đây hầu như không cũn trỏch nhiệm chỉ đạo đôn đốc cơ sở về bảo hộ lao động Tình hình trên đây ở các xí nghiệp, cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh xấu hơn khu vực quốc doanh Theo số liệu điều tra của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: hơn 80% công nhân lao động làm việc trong môi trường có từ hai yếu tố độc hại trở lên, trung bình yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 30 đến 50 lần, có nơi tới 100 lần Trong các cơ sở sản xuất quốc doanh, trung bình hàng năm có khoảng 200 người chết do tai nạn lao động, 90% công nhân được kiểm tra mắc bệnh bụi phổi Silớc

Thực trạng này do nhiều nguyên nhân trong đó trước hết là chưa

có sự quan tâm đầy đủ đến yếu tố con người trong nhiều chính sách kinh

tế - xã hội Mọi công tác sản xuất, kinh doanh, bảo hộ lao động trong từng xí nghiệp chưa “đặt con người vào vị trí trung tõm” Thậm chí, con người còn bị coi là phương tiện để đạt mục tiêu kinh tế đơn thuần hoặc

vì quyền lợi của một cá nhân, một nhóm nhỏ, vì một “ cái chung” vô hình Chúng ta, chưa có một hệ thống chính sách , văn bản pháp luật, pháp quy, chế độ, quy định đồng bộ trong việc chăm lo sức khoẻ, phòng

Trang 25

chống bệnh nghề nghiệp, đảm bảo điều kiện lao động, vệ sinh, an toàn lao động tốt cho công nhân.

Ngoài ra, tình hình trờn cũn do cơ chế quản lý (cả cũ và mới) kìm hãm Cơ chế bao cấp đã làm cho sự chỉ đạo thiếu tầm vĩ mô, sa vào sự

vụ, chắp vá, thiếu đồng bộ, không điều hành, quản lý theo kỷ cương của luật lệ, chế độ mà nặng về sự hô hào quan tâm một cách chung chung

Thứ sáu, một bộ phận công nhân bị thoỏi hoỏ và tha hoá nghiêm trọng về lao động, phẩm chất giai cấp và lối sống

Do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về cơ chế chính sách, về công tác tổ chức và quản lý về ý thức lao động chưa tốt… khiến cho một số người chưa giỏc ngộ,khụng quan tâm đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh đã làm dối, làm ẩu, không coi trọng quy trình kĩ thuật, quy tắc an toàn lao động….nạn cờ bạc, nghiện hút, mê tín dị đoan phát triển,

cả ở trong và ngoài xí nghiệp Chủ nghĩa thực dụng chiếm ưu thế trong

tư tưởng tâm lý của một bộ phận công nhân Tham nhũng ăn hối lộ trong cán bộ lãnh đạo, quản lý hầu như ở xí nghiệp nào cũng cú Đó xuất hiện tâm lý làm liều, bất chấp đạo lý, coi thường pháp luật, kỷ cương, đạo đức nhân phẩm miễn là có lợi cho bản thân Một số cán bộ có chức, có quyền lợi dụng sơ hở trong cơ chế chính sách làm giàu bất chính

Sự tha hoá của một bộ phận cán bộ, công nhân nêu trên, không phải là bản chất của chế độ mới và cũng không phải là giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đã biến chất Đó là những hiện tượng cần khắc phục và giai cấp công nhân cần ý thức rõ trách nhiệm và tăng cường rèn luyện bởi vì từ một giai cấp bị trị trở thành giai cấp lãnh đạo xã hội, làm chủ xã hội, thì cùng với việc tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, giai cấp công nhân Việt Nam cũng đồng thời phải cải tạo và xây dựng chính bản thân mình

Trang 26

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới và sự hình thành, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và đang đặt ra những đòi hỏi mới về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của quy trình khoa học

kỹ thuật và công nghệ hiện đại

Thứ nhất là: cần một đội ngũ cán bộ quản lý vững vàng, có trình

độ chuyên môn cao

.Thứ hai: cần một đội ngũ kỹ sư giỏi, nắm vững quy trình khoa

học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang và sẽ áp dụng

Thứ ba : cần một đội ngũ trí thức về khoa học - kỹ thuật – công

nghệ không những nắm vững quá trình khoa học - kỹ thuật, và công nghệ hiện đại mà còn có khả năng nghiên cứu, cải tiến, hoàn thiện quy trình này

Thứ 4: cần một đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có tác

phong công nghiệp, có tính kỷ luật cao, có khả năng làm việc với hiệu quả cao trong các quy trình khoa học - kỹ thuật – công nghệ tại các khu công nghiệp – công nghệ cao Đây là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chẳng những đòi hỏi phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ giai cấp công nhân,

mà còn tạo cơ sở cho sự phát triển về số lượng và chất lượng của đội ngũ công nhân lao động nước ta Đáng chú ý là sau những năm thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ở nước ta đã xuất hiện tầng lớp “ công nhân cổ trắng”, đó là hàng chục ngàn người đang làm việc trong hàng trăm cơ sở sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử viễn thông ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác

Trang 27

Tuy vậy, nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực từ giai cấp công nhân ở nước ta hiện nay còn thấp so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cả về số lượng và chất lượng So sánh

mô hình tháp lao động giữa nước ta và các nước công nghiệp chúng ta có thể thấy rõ điều này:

Tình trạng nói trên phản ánh sự thiếu trầm trọng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề ở nước ta hiện nay, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đó là công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Sự thiếu trầm trọng công nhân kỹ thuật lành nghề đã và đang hạn chế việc áp dụng khoa học, kỹ thuật chuyển giao công nghệ vào sản xuất

và một lực cản quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và phát triển xã hội Vì vậy, việc nâng cao dân trí, nõng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta trong đó có nguồn nhân lực từ giai cấp công nhân, là một yêu cầu bức bách của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Sự biến động của giai cấp công nhân Việt Nam sẽ còn diễn ra mạnh mẽ với tốc độ nhanh trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần

Sự biến động ấy là tất yếu và có những yếu tố hợp lý Đồng thời, cũng

có biến động theo khuynh hướng tiêu cực, không xã hội chủ nghĩa.Do

đó, Đảng và Nhà nước ta - với vai trò của mình - cần có những chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn để xây dựng giai cấp công nhân, nhằm

Trang 28

công nhân Việt Nam phát triển theo đúng định hướng của giai cấp công nhân xã hội chủ nghĩa.

1.1 Thế mạnh giai cấp công nhân Việt Nam dưới góc độ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong những năm qua, giai cấp công nhân Việt Nam tuy có sự thay đổi đáng kể về số lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu xã hội, song luôn luôn là lực lượng đại diện cho trình độ sản xuất tiên tiến , nắm giữ những cơ sở sản xuất then chốt, nhất là những ngành mũi nhọn, quyết định tăng trưởng kinh tế (trước hết là trong khu vực doanh nghiệp quốc doanh, liên doanh thuộc các ngành điện tử, tin học, dầu khí, đóng tàu…) Đây là thế mạnh về vị thế kinh tế, chính trị và xã hội của giai cấp công nhân, khác hẳn với các loại lao động khác trong xã hội hiện nay

Trình độ học vấn và dân trí của giai cấp công nhân Việt Nam rất cao, hầu hết đã qua trung học cơ sở, trong đó một số lượng đáng kể tốt nghiệp trung học phổ thông Đây là lợi thế rất cơ bản để tiếp thu khoa học kĩ thuật và công nghệ mới để tăng trưởng kinh tế, đồng thời cùng với chi phí lao động trong một đơn vị sản phẩm tương đối thấp sẽ làm tăng sức cạnh tranh của lao động trên thị trường sức lao động trong nước và quốc tế

Hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa đã mở ra khả năng to lớn phát triển nền kinh tế đa thành phần, đa dạng hoỏ cỏc hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, xuất hiện và phát triển một số ngành nghề mới công nghệ cao, nhờ đó thu hút được lao động, sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực, đặc biệt là sử dụng công nhân trình độ cao ở các khu chế xuất, sức lao động được giải phóng, lao động dần được trả về đúng giá trị…Đú là môi trường và điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển giai cấp công nhân: mỗi người công nhân đều có cơ hội học tập và

Trang 29

làm việc phát huy tài năng đặc biệt là tiếp cận với khoa học, kĩ thuật hiện đại để nâng cao trình độ lành nghề, nâng cao năng suất lao động xã hội, tăng sức cạnh tranh của lao động và sản phẩm trên thị trường trong nước

và quốc tế

1.2 Những khó khăn và thách thức

Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đội ngũ giai cấp công nhân đang có sự chuyển dịch và biến đổi nhanh chóng về số lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu xã hội, làm cho giai cấp công nhân không còn là giai cấp đông nhất, trở nên ngày càng đa dạng và phức tạp về quan hệ lao động Trong đó, số lượng công nhân trong doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong tổng số công nhân

Trình độ chuyên môn, nghề nghiệp còn rất thấp so với yêu cầu áp dụng công nghệ mới, yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp, do đó lao động thủ công, nặng nhọc chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất Thiếu nghiêm trọng lao động trình độ kĩ thuật cao, lao động chất xám

Việt Nam có 36.296.942 lao động (tính đến tháng 12 năm 1997).Trong đó:

31.837.305 lao động không được đào tạo cơ bản.

1.850.826 lao động chưa biết chữ

7.352.733 lao động chưa tốt nghiệp tiểu học.

10.212.162 lao động tốt nghiệp tiểu học.

11.749.062 lao động tốt nghiệp trung học cơ sở.

5.132.159 lao động tốt nghiệp trung học phổ thông.

Thực trạng trình độ học vấn nghề nghiệp của lao động Việt Nam (tính đến tháng 12/1997)

546.390 lao động có trình độ sơ cấp.

Trang 30

742.496 lao động là công nhân kỹ thuật có bằng.

847.710 lao động là công nhân kỹ thuật không có bằng.

1.380.110 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp.

910.621 lao động có trình độ đại học.

17.091 lao động có trình độ trên đại học.

Thực trạng trên xuất phát từ nguyên nhân:

- Thiếu và yếu kém những kiến thức về kinh tế, tài chính, quản trị doanh nghiệp, phần lớn công nhân không được chuẩn bị để sống và làm việc trong cơ chế thị trường

- Chưa được chuẩn bị về kỹ năng thích nghi trong cơ chế thị trường nên một bộ phận công nhân được đào tạo tay nghề cơ bản bị nông dân hoá cùng với cơ chế giao ruộng đất canh tác cho các hộ gia đình

- Hiện nay, giai cấp công nhân vẫn chưa được ưu tiên đầu tư tài chính cho sự đào tạo nâng cao tay nghề và đào tạo bổ sung trong quá trình chuyển đổi khi ngành dạy nghề chưa có kế hoạch phát triển cụ thể

Trong qỳa trình chuyển đổi nền kinh tế, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện chủ trương cổ phần hoá, đặc biệt ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ và kinh tế khu vực cũng như trên thế giới, một bộ phận đáng kể công nhân trong các doanh nghiệp Nhà nước không có hoặc thiếu việc làm, dẫn đến thu nhập thấp và đời sống thấp Nếu

tỷ lệ doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ thì sẽ có nguy cơ sa thải hàng loạt lao động Năm 1995, tỷ lệ doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ chỉ chiếm khoảng 10%, đến năm 1996 chiếm 22%, năm 1997 tăng lên là 32%

và năm 1998 là 35% Năm 1997 số lao động dôi dư trong các doanh nghiệp Nhà nước là 8% đến năm 1998 là 9 – 10%

Chính sách Nhà nước còn thiếu đồng bộ và cụ thể, nhất là các chính sách liên quan đến phân phối tiền lương - tiền công, bảo hiểm xã hội

Trang 31

Kinh tế thị trường bên cạnh những mặt tích cực rất cơ bản thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, cũng xuất hiện những mặt trái của

nó đang tác động mạnh vào mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân Đặc biệt một số vấn đề xã hội gay gắt như phân tầng xã hội, phân cực giàu nghèo, tệ nạn xã hội…diễn ra khá phức tạp có xu hướng tăng lên Trong kinh tế thị trường cần đặc biệt chú ý xu hướng lực lượng công nhân kĩ thuật có trình độ tay cao, tay nghề giỏi sẽ tăng nhanh và được trọng dụng, cùng với nó sẽ diễn ra quá trình cạnh tranh gay gắt và thải loại trong nội bộ giai cấp công nhân, dẫn đến sự phõn hoỏ ngày càng sâu sắc, sự chênh lệch ngày càng tăng về thu nhập và mức sống chính trong bản thân giai cấp công nhân Từ đó, việc thực hiện các chính sách

xã hội nói chung, đối với công nhân nói riêng trên nguyên tắc công bằng

và tiến bộ xã hội phải được quan tâm hơn lúc nào hết

2 Sự biến động của giai cấp công nhân trong doanh nghiệp quốc doanh.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là sự nghiệp của toàn dân với sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Chính sách kinh tế nhiều thành phần đã góp phần to lớn giải phóng và phát triển sức sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước “ Nến công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết cho chế độ xã hội mới, thì việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp” Nói cách khác, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhằm phát triển lực lượng sản xuất nhất thiết phải đi đôi với quá trình từng bước đổi mới quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN (đổi mới kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác mà nòng

Trang 32

cốt là các hợp tác xã, phát triển kinh tế tư bản nhà nước, phát triển các thành phần kinh tế khác).

Quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần từng bước xây dựng, đổi mới quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN đã và đang tác động mạnh

mẽ đến sự phát triển, biến động của đội ngũ công nhân trong các thành phần kinh tế

Sự phát triển và sự biến động của đội ngũ công nhân nước ta, trong đó có đội ngũ công nhân khu vực doanh nghiệp nhà nước có liên quan chặt chẽ với đường lối phát triển kinh tế, với chính sách sử dụng các thành phần kinh tế, tiến hành công nghiệp hoá và xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN

Từ năm 1976 – 1986, thực hiện đường lối phát triển của Đại hội Đảng lần thứ IV và lần thứ V, công nghiệp được chú trọng đầu tư và có bước phát triển Cùng với sự phát triển của công nghiệp đội ngũ công nhân trong những năm này cũng tăng lên rõ rệt Về cơ cấu đội ngũ công nhân tuy có nhũng biến động nhất định nhưng nhìn chung không có những biến động lớn Bởi lẽ trong thời kỳ này, nền kinh tế nước ta cơ bản vẫn là nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp với hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu Do đó, về cơ cấu đội ngũ công nhân vẫn là đơn giản thuần nhất Ngoài bộ phận nhỏ công nhân làm việc trong các cơ sở sản xuất tư nhân, đội ngũ công nhân trong các khu vực kinh tế quốc doanh, hợp tác xã, công tư hợp doanh vẫn là lực lượng đông đảo nhất

Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, thực hiện đường lối mới, phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, mở rộng hợp tác liên doanh với nước ngoài, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban cận hiện đại, Viện sử học Việt Nam, Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb Lao Động,1974 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam
Nhà XB: Nxb Lao Động
2. PTS Bựi Đỡnh Bôn, Một số vấn đề về giai cấp công nhân hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giai cấp công nhân hiện nay
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
3. Xuân Cang, Nguyễn Thanh Tuyền, Thực trạng giai cấp công nhân và giải pháp công đoàn, Nxb Lao Động, HN,1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng giai cấp công nhân và giải pháp công đoàn
Nhà XB: Nxb Lao Động
4. Nguyễn Đức Chiến, Công nhân công ty cơ khí Hà Nội (1959 – 1998), Luận án tiến sĩ lịch sử, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nhân công ty cơ khí Hà Nội (1959 – 1998)
5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
6. Trịnh Đức Hồng, Xu hướng biến động cơ cấu giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay, Luận án phó tiến sĩ khoa học Triết học,1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng biến động cơ cấu giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay
7. PGS Cao Văn Lượng (cb), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển giai cấp công nhân, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển giai cấp công nhân
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
8. Mác – Ăngghen, Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Tuyển tập 1, Nxb Sự thật,1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Tuyển tập 1
Nhà XB: Nxb Sự thật
9. Đinh Xuõn Lõm, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục,2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2
Nhà XB: Nxb Giáo dục
10. Đỗ Mười, Xây dựng giai cấp công nhân, trí thức hoá đội ngũ, nắm vững công nghệ hiện đại, Báo nhân dân, 23/8/1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng giai cấp công nhân, trí thức hoá đội ngũ, nắm vững công nghệ hiện đại
11. Dương Văn Ngọc, Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước,Nxb Chính trị Quốc gia, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
12. Văn Tạo, Một số vấn đề về giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia,1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
13. Đan Tâm, Giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, Nxb Lao Động,2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước
Nhà XB: Nxb Lao Động
14. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Viện công nhân và công đoàn, Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Lao Động, HN, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Nhà XB: Nxb Lao Động
15. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Viện công nhân và công đoàn, Xu hướng biến động giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Lao Động, HN, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng biến động giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI
Nhà XB: Nxb Lao Động
16. Phạm Quang Trung, Cao Văn Biền, Về thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
17. Nguyễn Văn Tư, Giai cấp công nhân và công đoàn trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tạp chí cộng sản số 9 tháng 5/1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai cấp công nhân và công đoàn trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
18. Bựi Đình Thanh, Giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nghiên cứu lịch sử số 1,1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
19. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, HN,1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Nhà XB: Nxb Sự thật
21. Tạp chí Lao động và Công đoàn: Số 338, 9/2007 Số 385, 8/2007 Số 386, 8/2007 Số 383, 7/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Lao động và Công đoàn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w